Phương Pháp Đọc, Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu [34]


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các TCVĐ để phát triển thể lực và KNS cho HS lứa tuổi 6 – 7 tại các trường tiểu học nội thành, TP.HCM

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận án bao gồm:

Khách thể phỏng vấn bao gồm: 83 CBQL,GV, 890 phụ huynh HS (30 Phụ huynh phỏng vấn thử, 590 Phụ huynh đánh giá KNS của HS trước TN, 270 Phụ huynh đánh giá KNS của HS sau TN).

Khách thể kiểm tra sư phạm: kiểm tra ban đầu: 595 HS (298 HS nam và 297 HS nữ).

Khách thể TN, ĐC:

+ Nhóm thực nghiệm: gồm 278 em HS lứa tuổi 6 (trong đó 140 HS nam, 138 HS nữ)) của 3 trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn và trường tiểu học Lương Định Của.

+ Nhóm đối chứng: gồm 276 em HS lứa tuổi 6 (trong đó 138 HS nam, 138 HS nữ)) của 3 trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn và trường tiểu học Lương Định Của.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu [34]

Sử dụng tư liệu sách, báo từ các nguồn trong và ngoài nước, hệ thống hóa kiến thức liên quan đến trò chơi vận động của HS tiểu học. Hình thành cơ sở lý luận, xác định nhiệm vụ nghiên cứu, lựa chọn phương pháp làm cơ sở để đánh


giá kết quả nghiên cứu của luận án.

Trong nghiên cứu tác giả sẽ tiến hành tham khảo tài liệu bao gồm các văn kiện của Đảng và nhà nước về trò chơi vận động, KNS, công tác GDTC cho HS cấp tiểu học, các Chỉ thị, Thông tư, các chế độ chính sách đối với TDTT và công tác GDTC; các hồ sơ lưu trữ về công tác giáo dục KNS, TDTT, một số luận văn cao học và luận án tiến sĩ, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, ...

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu (Anket) [34]

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu đối với HS, các phiếu phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tượng lựa chọn là cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) tiểu học, GV dạy thể dục đang trực tiếp giảng dạy tại các trường tiểu học và quí phụ huynh HS có con, cháu đang học tập tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM

Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng của việc giảng dạy trò chơi vận động, thực trạng KNS, công tác GDTC và dùng lấy ý kiến về việc ứng dụng trò chơi vận động cho HS lứa tuổi 6 – 7 tại các trường tiểu học nội thành, TP.HCM

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này được người thực hiện đề tài, giáo viên sử dụng để ghi nhận toàn bộ quá trình của từng HS trước, trong và sau khi thực hiện chương trình thực nghiệm với các trò chơi vận động mà đề tài đã lựa chọn, đặc biệt là quan sát được các mức độ của các tiêu chí phát triển kỹ năng. Qua đó giúp nghiên cứu đánh giá sự tác động của các trò chơi vận động đã lựa chọn đến sự phát triển thể lực, kỹ năng của HS sau thực nghiệm. [40]


2.2.4. Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để tiến hành nghiên cứu. Trong chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, quần thể nghiên cứu được chia thành các nhóm riêng rẽ được gọi là tầng, mẫu nghiên cứu là các cá thể được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trong các tầng.

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành chọn mẫu HS theo các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách các HS tại 3 trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn và trường tiểu học Lương Định Của.

Bước 2: Phân chia danh sách HS theo các đặc điểm như giới tính, năm sinh, lớp học tại 3 trường phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Bước 3: Quyết định số lượng HS theo từng đặc điểm về giới tính, năm sinh, lớp học.

Bước 4: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên tại 3 trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn và trường tiểu học Lương Định Của. [34]

2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng phương pháp này đề tài tiến hành ứng dụng hệ thống các test đánh giá trình độ thể lực cho SV theo quyết định số 53/2008-QĐ của Bộ GD&ĐT về quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực cho HS, SV [3] bao gồm các test sau:

Bật xa tại chỗ (cm)

- Mục đích: Đánh giá sự bột phát tổng hợp của nhóm cơ chi dưới và cơ lưng.

- Cách tiến hành:

Dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1m x 3m. Đặt một thước đo dài làm bằng thanh nhôm và được đặt trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm, kẻ vạch giới hạn, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

Đối tượng kiểm tra đứng mở rộng 2 chân tự nhiên sao cho vững vàng, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cuối, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau dùng hết sức phối họp toàn thân, bấm mạnh đầu nhón chân xuống đất bật nhảy ra xa đồng


thời 2 tay cũng vung mạnh ra phía trước, khi bật nhảy và tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời tiến hành cùng lúc. Kết quả đo được tính từ vạch xuất phát đến gót chân gần vạch nhất, nhảy 2 lần tính lần xa nhất.

Chạy 30m xuất phát cao (s)

- Mục đích: Đánh giá sự di chuyển của cơ thể với tốc độ nhanh nhất.

- Cách tiến hành:

Đường chạy 30m, ở 2 đầu có kẻ vạch xuất phát và vạch đích.

Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giờ, ván phát lệnh và dụng cụ ghi chép kết quả.

- Yêu cầu thực hiện: Người thực hiện đứng ở vạch xuất phát ở tư thế xuất phát cao, khi nghe hiệu lệnh lập tức chạy hết sức đến vạch đích. Thực hiện một lần duy nhất.

- Kết quả được ghi lại khi người chạy chạm vạch đích và được tính bằng giây và số lẻ từng 1/100 giây.

Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

- Mục đích: Đánh giá sức bền trong di chuyển trong thời gian dài của SV.

- Cách tiến hành: Sân học điền kinh

Đường chạy dài 100m, ở 2 đầu có kẻ vạch giới hạn, cứ 5m đánh 1 dấu để làm mốc đo quãng đường lẻ sau khi hết thời gian chạy. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giờ, ván phát lệnh, số đeo và tích-kê ghi số tương ứng với số đeo, dụng cụ ghi chép kết quả.

Người thực hiện đứng ở vạch xuất phát cao (có đeo số và tay cầm tích- kê), khi nghe hiệu lệnh lập tức chạy. Thực hiện chạy hết đoạn đường 100m, vòng qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết thời gian, có lệnh dừng lập tức thả tích-kê của mình ngay chân để đánh dấu, sau đó chạy từ từ thả lỏng hồi sức đơn vị đo tính bằng (m)

Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)

- Mục đích: dùng để kiểm tra sức mạnh bền các nhóm cơ bụng và cơ lưng.

- Cách tiến hành: Đối tượng kiểm tra ngồi trên mặt phẳng (đệm cao su hoặc sân cỏ) chân co 900 ở khớp gối, bàn chân áp sát sàn, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, các ngón tay đan chéo nhau, khuỷu tay chạm đùi. Người thứ 2 hổ trợ bằng cách


ngồi đối diện và giữ 2 cổ chân đối tượng kiểm tra, nhằm không cho bàn chân dịch chuyển. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” đối tượng kiểm tra ngã người nằm ngửa ra, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, hai khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập thân đến 900. Mỗi lần ngã người, co bụng được tính 1 lần. Cứ thế thực hiện

nhanh liên tục trong 30 giây để tính số lần thực hiện. Tiến hành 3 lần lấy kết quả tốt nhất.

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động đến HS trong quá trình thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm, nghiên cứu sử dụng hình thức thực nghiệm so sánh trình tự (tự đối chiếu). [34, 40]

Thời gian thực nghiệm từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020. Để đánh giá kết quả thực nghiệm nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo và ứng dụng đánh giá thể lực và KNS của HS lứa tuổi 6 – 7 tại các trường tiểu học nội thành, TP.HCM

2.2.7. Phương pháp toán học thống kê [42, 47]

Luận án sử dụng phần mềm Excell và SPSS để phân tích các số liệu thu được nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án. Trong quá trình xử lý số liệu, luận án sử dụng phương pháp phân tích: thống kê mô tả (trung bình, tần số, độ lệch chuẩn, kiểm định độ tin cậy thang đo,…), thống kê suy diễn.

2.3. Tổ chức nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: trường tiểu học Chính Nghĩa, trường tiểu học Kết Đoàn, trường tiểu học Lương Định Của và Trường Đại học TDTT TP.HCM

- Kế hoạch tổ chức thực hiện: luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2021 bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2015 đến 12/2017

- Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến cơ sở khoa học của đề tài.

- Chuẩn bị, thiết kế phiếu phỏng vấn.

- Tiến hành phỏng vấn, tọa đàm các khách thể nghiên cứu

- Tiến hành các test kiểm tra để số liệu thể lực của HS


- Giải quyết mục tiêu 1

Giai đoạn 2: Từ 01/2018 đến 08/2020

- Tiếp tục tham khảo tài liệu, viết từng phần kiến thức tổng quan.

- Giải quyết mục tiêu 2

- Lựa chọn các trò chơi để tiến hành thực nghiệm

- Kiểm tra số liệu sau thực nghiệm

- Giải quyết mục tiêu 3.

Giai đoạn 3: Từ 09/2020 đến 07/2021

- Tiếp tục tham khảo tài liệu, hoàn thiện phần kiến thức tổng quan.

- Viết kết quả nghiên cứu và 2 bài báo.

- Viết và bảo vệ 3 chuyên đề

- Hoàn thiện luận án.

- Bảo vệ ở Hội đồng khoa học của khoa GDTC, Hội đồng khoa học cấp cơ sở và chuẩn bị bảo vệ Hội đồng khoa học cấp trường.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thực trạng thể lực và kỹ năng sống của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Thực trạng thể lực của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1.1. Cơ sở xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thể lực chung của học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực chung của HS, nghiên cứu đã dựa vào các test đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn “Xây dựng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mới cho HS và SV Việt Nam” của Viện khoa học TDTT, kết hợp với Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc đánh giá xếp loại thể lực chung SV gồm 6 chỉ tiêu thể lực sau:

- Lực kế tay thuận (kg) - Chạy 30m XPC (giây)

- Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) - Chạy con thoi 4x10m (giây)

- Bật xa tại chỗ (cm) - Chạy tùy sức 5 phút (m)

Quy định cũng nêu mỗi HS được đánh giá 4 trong 6 nội dung trên, trong đó nội dung Bật xa tại chỗ và Chạy tùy sức 5 phút là bắt buộc. Để thuận tiện và phù hợp với điều kiện tại các Trường tiểu học, nghiên cứu triển khai thực hiện đánh giá thể lực trên 4 test:

- Chạy 30m XPC (giây)

- Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây)

- Bật xa tại chỗ (cm)

- Chạy tùy sức 5 phút (m)

Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu đánh giá thể lực của HS lứa tuổi (6 -7) với số lượng mẫu ngẫu nhiên 595 HS (298 HS nam và 297 HS nữ). Sau khi


kiểm tra thể lực, nghiên cứu so sánh kết quả với Quyết định số 53/2008/QĐ- BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại thể lực HS, SV.

Việc đánh giá xếp loại thể lực HS dựa trên 04 nội dung cụ thể là: Nằm ngửa gập bụng (lần/30s), Bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m XPC (s), Chạy tùy sức 5 phút (m). Học sinh được xếp loại thể lực theo 3 mức: Tốt, Đạt, Chưa đạt.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đánh giá thể lực

HS lứa tuổi 6-7 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT


Độ tuổi


Giới tính


Xếp loại

Nội dung đánh giá


Nằm ngửa gập bụng (lần/30 s)


Bật xa tại chỗ (cm)


Chạy 30m XPC (s)

Chạy tùy sức 5 phút

(m)


6 tuổi


Nam

Tốt

> 9

> 110

< 6,50

> 750

Đạt

≥ 4

≥ 100

≤ 7,50

≥ 650

Chưa đạt

<4

<100

>7.50

<650


Nữ

Tốt

> 6

> 100

< 7,50

> 700

Đạt

≥ 3

≥ 95

≤ 8,50

≥ 600

Chưa đạt

<3

<95

>8.50

<600


7 tuổi


Nam

Tốt

> 10

> 134

< 6,30

> 770

Đạt

≥ 5

≥ 116

≤ 7,30

≥ 670

Chưa đạt

<5

<116

>7.30

<670


Nữ

Tốt

> 7

> 124

< 7,30

> 760

Đạt

≥ 4

≥ 108

≤ 8,30

≥ 640

Chưa đạt

<4

<108

>8.30

<640

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 8

(Nguồn: Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT)

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí