Kết Quả Phỏng Vấn Về Phân Phối Các Tcvđ Phù Hợp Cho Hs Lứa Tuổi (6 -7) Tại Một Số Trường Tiểu Học Nội Thành, Tp.hcm


Bảng 3.15: Kết quả phỏng vấn về phân phối các TCVĐ phù hợp cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM


Lứa tuổi


Tên TCVĐ

Kết quả phỏng vấn


Lựa chọn

Phần trăm trên trên tổng số lựa chọn

Phần tram trên tổng GV tham

gia phỏng vấn


6 tuổi

Diệt các con vật có hại

17

6,6%

85,0%

Chuyền bóng tiếp sức

20

7,8%

100,0%

Kéo cưa lừa xẻ

20

7,8%

100,0%

Nhảy ô tiếp sức

18

7,0%

90,0%

Nhảy đúng nhảy nhanh

20

7,8%

100,0%

Tâng cầu

18

7,0%

90,0%

Chạy tiếp sức

19

7,4%

95,0%

Bịt mắt bắt dê

18

7,0%

90,0%

Cái lược (Indonesia)

17

6,6%

85,0%

Chó sói và bầy cù

19

7,4%

95,0%

Cướp cờ

18

7,0%

90,0%

Kéo cưa, lừa xẻ

17

6,6%

85,0%

Ném bóng vào rổ

17

6,6%

85,0%

Người mù và bầy ruồi

18

7,0%

90,0%

Tổng

256

100,0%

1280,0%


7 tuổi

Chuyền bóng tiếp sức

18

8,2%

90,0%

Nhảy ô tiếp sức

17

7,8%

85,0%

Nhảy đúng nhảy nhanh

18

8,2%

90,0%

Tâng cầu

18

8,2%

90,0%

Chạy tiếp sức

20

9,1%

100,0%

Nhóm ba, nhóm bảy

17

7,8%

85,0%

Tung bóng vào đích

17

7,8%

85,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động để phát triển thể lực và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi (6-7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh - 12



Lứa tuổi


Tên TCVĐ

Kết quả phỏng vấn


Lựa chọn

Phần trăm trên trên tổng số lựa chọn

Phần tram trên tổng GV tham gia phỏng

vấn

Lò có tiếp sức

18

8,2%

90,0%

Ai kéo khỏe

20

9,1%

100,0%

Lăn bóng

19

8,7%

95,0%

Trồng nụ, trồng hoa

17

7,8%

85,0%

Đuổi bắt

20

9,1%

100,0%

Tổng

219

100,0%

1095,0%


(Nguồn: Kết quả khảo sát)

3.2.3. Biện pháp ứng dụng trò chơi vận động trong giờ học thể dục cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.3.1. Mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện ứng dụng trò chơi vận động cho học sinh lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu:

Giúp giáo viên tiểu học nhận thức được mối quan hệ giữa TCVĐ và nội dung GDTC cho HS, nhận thức đúng những ưu thế của TCVĐ đối với GDTC cho HS, thiết lập được mối quan hệ giữa sử dụng TCVĐ và nội dung GDTC cho HS trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

Nội dung:

Thiết lập mối quan hệ giữa mục tiêu sử dụng TCVĐ và mục tiêu GDTC cho HS. Mục tiêu GDTC cho HS nhằm tác động đến sự phát triển hình thái, chức năng và các tố chất thể lực ở các em. Còn mục tiêu sử dụng TCVĐ là để GDTC cho HS đồng thời phát huy loại hình trò chơi này đối với thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay.


Nghiên cứu chương trình GDTC cho HS tiểu học để xác định được nội dung GDTC ưu thế qua sử dụng TCVĐ. Không phải tất cả nội dung GDTC cho HS tiểu học đều có thể truyền tải thông qua TCVĐ, ngược lại không phải mòi TCVĐ đều có ưu thế để GDTC cho HS đặc biệt là phát triển các tố chất thể lực cho HS. Vì vậy giáo viên cần phải xác định được nội dung phát triển tố chất thể lực nào cần phát triển ở HS và mức độ phát triển các tố chất thể lực. Trên cơ sở đã các định nội dung giáo dục các tố chất thể lực cho các em, giáo viên tiến hành lựa chọn các TCVĐ để thiết kế bài tập phù hợp. Cùng một nội dung giáo dục tố chất thể lực có thể thực hiện thông qua nhiều TCVĐ và ngược lại một TCVĐ cũng có thể được thiết kế dưới nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau nhằm nhiều nội dung phát triển tố chất thể lực.

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc sử dụng TCVĐ, nghiên cứu gợi ý nội dung một số trò chơi vận động với nội dung GDTC cho HS tiểu học được trình bày ở bảng 3.16 như sau:


Bảng 3.16: Nội dung một số TCVĐ ứng dụng cho HS lứa tuổi (6 -7) tại một số trường tiểu học nội thành, TP.HCM

TT

NỘI DUNG TRÒ CHƠI


1

BỊT MẮT BẮT DÊ

*Mục đích: góp phần giáo dục:

- Kỹ năng di chuyển, phán đoán (dùng thính giac là chính) và bắt trúng mục tiêu khi thị giác bị hạn chế (bị bịt mắt)

- Sự nhanh nhẹn, khéo léo

- Tính chủ động và mạnh dạn

*Nội dung và cách chơi:

- Chọn khoảng sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát. Lấy chiếc khăn nhỏ, không nhìn qua được. Người chơi đứng xung quanh thành hàng rào (rộng khoảng chừng 5-7m) cùng vỗ tay cho các bạn chơi.

- Chọn 2 người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai đều bịt mắt.

- Giáo viên hướng dẫn đưa hai bạn vào giữa vòng, đứng quay lưng vào nhau, cách một cánh tay. Quy định ai là người làm dê, ai là người đi tìm. Dê phải vừa đi vừa kêu, người đi tìm dê phải chú ý tiếng kêu để , mà đuổi bắt.

- Giáo viên hướng dẫn hô bắt đầu nhảy và đẩy hai bạn sang hai bên. Cuộc chơi bắt đầu, dê kêu và người đi bắt, các bạn xung quanh hò reo. Nếu bắt được dê thì thắng cuộc, chọn hai bạn khác vào chơi lại từ đầu.

Những điều cần lưu ý: Bịt mắt kín, không được ti hí; Dừng lại de sẽ kêu “be, be”; Các bạn xung quanh không được mách cho bạn dê hoặc người đi tìm; Không được chui khỏi hàng rào.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động, hoặc bài tập hồi phục cho HS phù hợp nguyên tắc giảng dạy GDTC.

- Giúp các em hình thành các kỹ năng sống: kỹ năng vận động, kỹ năng giao



tiếp, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phối hợp nhóm.


2

TRÒ CHƠI CÁI LƯỢC (Indonesia)

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh và sự phối hợp, tính tập thể

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

- Trò chơi của các em trên 5 tuổi, từ 3-8 em có thể tổ chức chơi được.

- Cái lược hoặc một vật khác tương tự. Chơi trong nhà hoặc chơi ngoài trời.

- các em chọn một “ người bắt”. Các em còn lại xếp thành một hàng dọc. “Người bắt” cầm chiếc lược đứng trước hàng, đối diện với người thứ nhất.

- Trò chơi bắt đầu, “người bắt” đưa chiếc lược cho em thứ nhất. Sau đó em thứ 1 chuyển chức lược cho em thứ 2 bằng cách đưa qua đầu hoặc đưa sang phía bên hông, các em tiếp theo cũng chuyền như vậy cho đến khi chiếc lược đến tay người cuối cùng của hàng.

- “Người bắt” yêu cầu em đầu hàng đưa lại cái lược. Lúc này em đầu hàng nói là đã đưa người khác rồi. Nghe trả lời thế, “người bắt” cố gắng lấy lại cái lược bằng cách đuổi bắt em ở cuối hàng. “Người bắt” chạy sang trái, sang phải, lúc này cả hàng ôm lấy lưng nhau chạy đi chạy lại để che chở cho em đứng cuối hàng. Trò chơi tiếp tục cho đến khi “người bắt” túm được em đứng cuối hàng và lấy lại được chiếc lược. Em dứng đầu hàng sẽ chọn 1 người khác và trò chơi bắt đầu lại.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập rèn luyện kỹ năng vận động, phát triển sức nhanh và sự phối hợp trong sinh hoạt tập thể.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện các kỹ

năng phối hợp nhóm, kỹ năng kiên định.



3

TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh và sự phối hợp, tính tập thể

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6-8m. Tập hợp HS trong lớp thành 2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các hàng có số người bằng nhau

- Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh vòng qua vạch đích rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay hoặc trao cho bạn số 2 một vật …, số 2 nhận xuất phát và thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy thì thắng cuộc.

* Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước

- Không chạy vòng qua cờ.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập rèn luyện kỹ năng vận động, phát triển sức nhanh và sự phối hợp trong sinh hoạt tập thể.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), hoạt động ngoại khóa, trong sinh hoạt đội sao làm phong phú nội dung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể, giúp đỡ, động viên bạn trong quá trình vui chơi, học

tập.


4

TRÒ CHƠI CHÓ SÓI VÀ BẦY CỪU (Iran)

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;



- Rèn luyện phản xạ, sự tập trung chú ý và phát triển trí thông minh;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

- Trò chơi dành cho bé từ 6 tuổi trở lên. Từ 5-10 em chơi. Chơi ở trong nhà hoặc ngoài trời, không cần học cụ.

- Một bé chọn làm chó sói, bé khác làm người chăn cừu.

- Những em khác làm cứu và xếp thành hàng dài sau người chăn cừu, em này nắm vạt áo em kia. Con cừu đầu tiên nắm vạt áo người chăn cừu. Chó sói đứng trước mặt người chăn cừu và đôi bên nói chuyện với nhau.

+ Chó sói: Ta là chó sói đây, ta sắp sửa ăn hết cừu của ngươi rồi.

+ Người chăn cừu: Còn ta là người chăn cừu đây, ta sẽ không để cho mi bắt được cừu đâu.

+ Chó sói: Aha, ahha...dao ta nhọ hơn dao của mi.

+ Người chăn cứu: Không, ta sẽ không cho mi bất kỳ con cừu nào cả Nhanh lên, nhà ta ở đường này !

Nhanh lên, nhà ta ở đường kia !

-Khi người chăn cừu nói: “Nhà ta ở đằng này” và dang tay che chở cho đàn cừu, cả bầy cừu chạy về bên phải để tránh sói.

-Khi người chăn cừu nói: “Nhà ta ở đằng kia” cả bầy cừu lại chạy về bên trái.

-Bầy cứu tiếp tục chạy sang phải, sang trái và ngược lại, tránh không để cho sói bắt. Con cừu nào bị tuột ra khỏi hàng, hàng bị vỡ, thì chó sói bắt con cừu đó. Con nào bị sói bắt sẽ bị loại ra khỏi trò chơi. Cứ như vậy cho đến khi cả đàn cừu bị sói bắt hết.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động, hoặc bài tập hồi phục cho HS phù hợp nguyên tắc giảng dạy GDTC.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng vận động,

phát triển sức nhanh và sự phối hợp trong sinh hoạt tập thể, rèn luyện ý thức tổ



chức kỷ luật trong quá trình vui chơi, học tập.


5

TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ

* Mục đích

- Học sinh biết tên trò chơi và cách chơi trò chơi;

- Rèn luyện phản xạ, hô hấp, sự tập trung chú ý và phát triển trí thông minh;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình chơi.

* Nội dung và cách chơi

- Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội có số lượng bằng nhau mỗi đội, khoảng 5-6 bạn, đứng thành hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình.

- Đếm số thứ tự 1,2,3,4,5,...các bạn phải nhớ số của mình.

- Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn và cướp cờ đặt trong vòng tròn.

- Quản trò có thể gọi một lúc 2,3,4...số. Lưu ý:

- Khi đang cầm cờ nếu bị bạn chạm vào người thi thua cuộc.

- Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị bạn chạm vào người thì thắng cuộc.

- Số nào chạm vào số đó, không được chạm vào số khác. Nếu bị số khác chạm vào, thì vẫn không thua.

- Số nào thua rồi, quản trò không gọi số đó nữa.

- Người chơi không được ôm, giữ nhau khi bạn cướp cờ.

* Khai thác và sử dụng:

- Căn cứ vào mục đích của trò chơi và nội dung tiết học để sử dụng như một bài tập khởi động, hoặc bài tập hồi phục cho HS phù hợp nguyên tắc giảng dạy GDTC.

- Trò chơi được sử dụng trong các hoạt động nội, ngoại khóa, nâng cao hiệu quả của các hoạt động, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình vui chơi, học tập, kỹ năng phối hợp nhóm, kỹ năng ra quyết định...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022