Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2012


Kết luận chương 2


Chương 2 đã xây dựng mô hình, các giả thuyết nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu. Để kiểm định mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mối quan hệ này, luận án sử dụng phương pháp phân tích tình huống và phương pháp hồi quy.

Đối với phân tích tình huống, luận án đánh giá mâu thuẫn lợi ích và vai trò HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn lợi ích tại 2 NHTM Việt Nam dựa trên nguyên tắc quản trị công ty của OECD và Ủy ban Basel.

Đối với phương pháp hồi quy, luận án kiểm định (i) mối quan hệ giữa sự tách biệt quyền sở hữu và quyền điều hành với hiệu quả sử dụng tài sản và chi phí của ngân hàng, (ii) mối quan hệ giữa vai trò kiểm soát của HĐQT với chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Việc kiểm định được thực hiện qua 4 giả thuyết nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2012.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH


Với dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu định tính tại chương 2, luận án phân tích mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành và vai trò HĐQT của 2 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 -2012 và cho kết quả như sau.

3.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012

Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam và hệ thống tài chính, ngân hàng trải qua nhiều biến động: kinh tế suy giảm đà tăng trưởng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc. Hệ thống ngân hàng cũng bộc lộ những yếu kém trong giai đoạn này

Quản trị ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn trước, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập. Điều này cho phép việc huy động vốn và chuyển giao quyền sở hữu ngân hàng của các nhà đầu tư dễ dàng hơn, không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và có thể tiếp tục kế thừa các kết quả kinh doanh trong giai đoạn trước của ngân hàng. Mặt khác, xu hướng cổ phần hóa ngân hàng tạo ra nhiều kênh giám sát, làm minh bạch hơn các thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần tạo lên một nền tài chính lành mạnh hơn. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ những năm trước cùng với những quy định chưa chặt chẽ về tổ chức quản trị đã dẫn đến mạng sở hữu chéo phức tạp, rủi ro hệ thống gia tăng. Cơ cấu tổ chức, sở hữu cổ phần các ngân hàng ở Việt Nam rất phức tạp. Ngoài việc Nhà nước nắm quyền kiểm soát và cử đại diện điều hành các ngân hàng thương mại nhà nước thì hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đều sở hữu ngân hàng. Điển hình là Tập


đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu Ngân hàng TMCP An Bình, Tập đoàn Viễn thông Quân đội sở hữu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Cao su sở hữu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu Ngân hàng TMCP Đại Dương v.v. Các Ngân hàng vốn là Ngân hàng quốc doanh như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank cũng sở hữu các ngân hàng khác.

Ngoài ra, việc sở hữu các NHTMCP còn do chính các NHTMCP khác hoặc doanh nghiệp, thực hiện. Ví dụ, ngân hàng TMCP Hàng Hải đang sở hữu Ngân hàng quân đội và Ngân hàng Phát triển Mê Kông. Phức tạp hơn là trường hợp Ngân hàng ACB đang sở hữu EximBank, nhưng EximBank đồng thời đang sở hữu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín. Ngoài ra, ACB cũng đang sở hữu các ngân hàng khác như Đại Á, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín.

Khi tăng trưởng GDP của nền kinh tế ở mức thấp thì hoạt động ngân hàng vẫn có lãi. Riêng năm 2009 là năm ngân hàng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 4% thì lợi nhuận của ngân hàng tăng đáng kể. Vấn đề cần quan tâm ở đây là: ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro cao để thu lợi nhuận cao, mà rủi ro này nếu xảy ra thì người gửi tiền và các bên liên quan phải gánh chịu. Cán bộ ngân hàng đã được hưởng từ lương căn cứ vào kết quả kinh doanh hàng năm vốn đã cao. Như vậy, ngân hàng thu nhiều lợi ích từ việc chấp nhận rủi ro cao nhưng lại chỉ gánh chịu ít chi phí về việc đó. Tuy nhiên, nếu nhà nước vẫn chủ trương hỗ trợ các ngân hàng không để ngân hàng đổ vỡ, thì các chi phí liên quan tới rủi ro và rủi ro gia tăng sẽ tạo áp lực lên ngân sách.

Trong điều kiện này, quản trị ngân hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì một cơ chế quản trị tốt sẽ giúp ngân hàng giải quyết các xung đột về lợi ích giữa các bên.

Chức năng trung gian tài chính

Chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng chưa tốt thể hiện qua hiệu quả luân chuyển vốn thấp, phân bổ vốn chưa hợp lý. Trong khi đó, ngân hàng


vẫn hưởng lợi nhuận. Nếu rủi ro xảy ra và nếu Chính phủ không có cơ chế xử lý thích hợp, các bên liên quan như cổ đông nhỏ, người gửi tiền v.v đều phải gánh chịu tổn thất. Một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trung gian tài chính của ngân hàng là chênh lệch lãi suất huy động với lãi suất cho vay. Mức chênh lệch này trung bình trên thế giới và trong khu vực là 3% thì ngân hàng có thể bù đắp các khoản chi phí và có lãi (V.T.Tự Anh, 2012). Thực tế, mức chênh lệch này ở Mỹ khoảng 3%, ở Singapore trong khoảng 3 - 4%, còn ở Thái Lan là 5%. Trong khi đó, năm 2012, theo quy định mới nhất của ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động ngắn hạn là 9%/năm, còn lãi suất cho vay đưa về mức 15%/năm thì mức chênh lệch này ở nước ta là 6%. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động có xu hướng giảm xuống, ở mức 3% - 4%. Chênh lệch lãi suất này chưa bao gồm các khoản phụ phí chi cho ngân hàng để khách hàng có thể thuận lợi vay vốn, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mức chênh lệch thực tế có thể cao hơn. Từ năm 2010 đến 2013, hệ thống ngân hàng vẫn công bố lãi. Tuy nhiên, năm 2012, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng giảm 60% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận tăng 40% so với năm 2012, nhưng chưa đạt được mức của năm 2010.

Cơ cấu và chất lượng tài sản

Phân bổ dư nợ vào các ngành chưa hợp lý. Cho vay các ngành trực tiếp sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp còn thấp, trong khi đó ngành xây dựng, thương nghiệp và hoạt động cá nhân phục vụ cộng đồng còn cao.

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngân hàng, tuy nhiên con số này có xu hướng giảm xuống từ năm 2008 là 98% xuống 95% năm 2011, đến 2012 còn 89,10%. Mặt khác, tốc độ tăng dư nợ với tổ chức kinh tế và cá nhân năm 2011 và 2012 cũng giảm, tương ứng chỉ đạt 14% và 11,07% so với trung bình hơn 30% so với các năm trước đó. Điều đó cho thấy, ngân hàng dư thanh khoản có xu hướng ưu tiên cho vay thị trường liên ngân hàng. Về phía các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu về vốn thì việc tiếp cận vay vốn đã tăng chậm hơn trước không chỉ bởi vì kinh tế suy thoái, doanh nghiệp đi vay cầm chừng mà còn vì các ngân hàng cũng thận trọng tăng dư nợ vì e ngại vấn đề nợ xấu.


Bên cạnh đó, cho vay trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh. Năm 2008, cho vay trên thị trường liên ngân hàng là khoảng 19.000 tỷ. Đến năm 2011, con số này khoảng 105.000 tỷ đồng và 2012 là khoảng 325.000 tỷ đồng dẫn đến sự phụ thuộc vốn của các ngân hàng vào thị trường liên Ngân hàng ngày càng tăng lên, và mức độ là tương đối nhanh. Việc hỗ trợ về vốn giữa các ngân hàng là hết sức cần thiết nhưng chúng ta cần duy trì trong mức độ cho phép.

(Đơn vị: Tỷ đồng)


Cho vay trên TT2

120,000

100,000

80,000

60,000

Cho vay trên TT2

40,000

20,000

0

Q4 2007 Q4 2008 Q4 2009 Q4 2010 Q4 2011


Hình 3.1. Cho vay trên TT2

Nguồn: Báo cáo các ngân hàng


Tuy nhiên, từ năm 2012, huy động tiền gửi từ thị trường 2 đã giảm.

Hoạt động cho vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng tăng rõ rệt qua các năm (1,66% năm 2008 lên 4,22% năm 2011 và tăng mạnh lên mức 10,9% năm 2012).

Rủi ro tín dụng và nợ xấu lớn.

Nợ xấu, nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng tăng nhanh từ năm 2011. Theo công bố của NHNN trong năm 2011 và năm 2012, nợ xấu khoảng 3% đến 8% tổng dư nợ. Số liệu nợ xấu do NHNN công bố biến động liên tục, cho thấy tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp. Quy mô và mức độ trầm trọng của nợ xấu chưa được xác


định rõ. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro được NHNN đánh giá là không đủ và thấp hơn nhiều so với mức 70-100% trong hệ thống ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi khác.


Hình 3 2 Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng Từ năm 2010 nợ xấu đối 1

Hình 3.2. Tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng


Từ năm 2010, nợ xấu đối với các TCTD xuất hiện. Như vậy, có thể thấy ngay cả đối tượng vay là các TCTD, chất lượng tín dụng cũng suy giảm. Đây có thể là dấu hiệu đáng cảnh báo đối với hệ thống ngân hàng.

Cơ cấu tài sản nợ

Cơ cấu tài sản nợ có sự dịch chuyển theo hướng kém bền vững với tỷ trọng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế giảm, vốn vay từ tổ chức tín dụng và vốn vay khác tăng.

Trong giai đoạn 2008 – 2011, mặc dù vốn huy động tăng trưởng ở mức cao, đạt trung bình 26,46%/năm trong cả giai đoạn, nhưng tỷ lệ huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn có mức tăng trưởng chậm lại từ 65% năm 2008 đến 58% năm 2011, tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn gia tăng từ 3,11% năm 2008 lên đến 8,19% năm 2011 và huy động từ các tổ chức tín dụng khác trên tổng nguồn vốn tăng từ 14% lên 18% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, từ 2012, tốc độ tăng trưởng vốn huy động đã giảm mạnh chỉ còn 0,8%, tỷ trọng so với tổng


nguồn vốn của vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế và huy động từ các tổ chức tín dụng khác có xu hướng biến động ngược chiều so với giai đoạn 2008 – 2011, tương ứng đạt 66% và 8%, tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn tiếp tục xu hướng tăng, đạt 10% (Bảng 3.1).

Huy động vốn chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn trong khi cơ cấu tín dụng không thay đổi tương ứng dẫn đến sự mất cân đối kéo dài về thời hạn và dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong nhiều năm qua.

Bảng 3.1: Vốn huy động, vốn vay trong tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo các ngân hàng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Vốn huy động

82%

80%

78%

79%

76%

74%

Huy động TT1

66%

65%

64%

62%

58%

66%

Huy động TT2

16%

14%

14%

17%

18%

8%

Vốn vay

3%

3%

8%

7%

8%

10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.


3.2 Quản trị ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Các quy định về quản trị được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung. Điển hình là luật các tổ chức tín dụng năm 20103 đã dành riêng một chương gồm 8 mục và 60 điều về tổ chức, quản trị điều hành của tổ chức tín dụng đưa ra các quy định chung và các quy định cụ thể đối với từng loại hình tổ chức, đặc biệt vấn đề về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, quyền và nghĩa vụ và tiêu chuẩn điều kiện của các

thành viên các bộ phận này. Việc công bố thông tin của các ngân hàng đã có những tiến bộ rõ rệt, tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng. Quản trị công ty cũng thay đổi đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế.

Quy định pháp lý trong hoạt động ngân hàng tác động tới thông lệ quản trị chưa đầy đủ, khả năng cưỡng chế thực thi thấp, chưa đảm bảo tính đồng bộ:



3 Luật TCTD được thông qua vào 16/6/2010 và có hiệu lực vào 1/1/2011.


- Hiện nay, hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật doanh nghiệp (bắt buộc đối với tất cả các loại hình ngân hàng), Luật chứng khoán (đối với các ngân hàng niêm yết hoặc IPO) và các văn bản dưới luật như nghị định về hoạt động của bảo hiểm tiền gửi, nghị định về phá sản v.v. So với doanh nghiệp nói chung, các quy định đối với ngân hàng đặt ra yêu cầu cao hơn và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, xét trên góc độ thực tế triển khai các luật, một số văn bản dưới luật đang được áp dụng chưa phù hợp dẫn đến mục tiêu đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng chưa được thực hiện tốt. Hiện tại, còn thiếu các văn bản áp dụng những thông lệ tốt nhất hay những xu hướng mới trên thị trường. Điều này có thể thấy trong các quy định như quy định về tỷ lệ an toàn vốn có khoảng cách khá lớn so với thông lệ, còn thiếu hướng dẫn đo lường, ghi nhận, quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh, rủi ro hoạt động, chưa có quy định rõ về thâu tóm doanh nghiệp. Quy định về phá sản chưa hiệu quả.

- Một số văn bản mang tính tình thế, hành chính như trần lãi suất, kiểm soát kinh doanh vàng. Điều này thể hiện khả năng định hướng thị trường của các chính sách còn hạn chế. Tuy nhiên, từ năm 2012, chính sách điều hành lãi suất đã mang tính chủ động, định hướng thị trường hơn cho thấy khả năng định hướng thị trường của chính sách đã được cải thiện.

- Khả năng cưỡng chế thực thi thấp dẫn đến hiệu lực thi hành thấp. Theo đánh giá và khảo sát hệ thống ngân hàng năm 2010, có tới 30% số lượng ngân hàng có thông tin về thành viên hội đồng quản trị độc lập và không điều hành không đạt đủ mức ½ theo quy định. Theo Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2011), mặc dù tiêu chuẩn của thành viên độc lập đã được quy định, trên thực tế, trong một số trường hợp thành viên độc lập không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn này.

Sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát, quản lý và cưỡng chế thực hiện gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Cơ quan đăng ký kinh doanh, Tòa án và các cơ quan khác chưa tốt. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả giám sát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022