e. Ủy ban kiểm soát và chủ nợ lớn
Một trong những vấn đề quan trọng liên quan tới việc kiểm soát cổ đông lớn là vai trò tích cực của cổ đông tổ chức như quỹ và tổ chức trung gian tài chính. Quỹ, công ty bảo hiểm thường mua cổ phần lớn trong công ty do đó có thể đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát ban điều hành. Tuy nhiên, nhìn chung do thiếu các quy định hoặc các động lực, những tổ chức này có xu hướng bị động. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là những cổ đông tổ chức lớn thường ít khi tham gia các giao dịch vì lợi ích cho riêng mình và do vậy họ là người lý tưởng nhất để kiểm soát ban điều hành. Những vấn đề hạn chế chính là giám đốc các quỹ thường không có lợi ích trực tiếp trong công ty và do vậy không có động lực trực tiếp để giám sát. Tuy nhiên, cách thức này được sử dụng tại các nước phát triển là chủ yếu.
1.3 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng
1.3.1 Đặc trưng của ngân hàng thương mại
Đặc trưng của hoạt động ngân hàng và việc quản lý hoạt động ngân hàng được coi là những yếu tố chính khiến quản trị ngân hàng thương mại khác với quản trị công ty của doanh nghiệp nói chung.
Macey và O’Hara (2003), Becht, Bolton và Roell (2011) và Levine (2004) đưa ra các đặc trưng chính của hoạt động ngân hàng ảnh hưởng tới quản trị ngân hàng. Theo các nghiên cứu này, hoạt động ngân hàng có 4 đặc điểm khiến quản trị ngân hàng phức tạp và khác biệt với quản trị công ty thông thường. Đó là:
- Ngân hàng thương mại có chức năng tạo thanh khoản và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng thường nắm giữ tài sản nợ ngắn hạn hơn và cho vay, đầu tư cho nền kinh tế với kỳ hạn dài, ít thanh khoản hơn, có nghĩa ngân hàng đang tạo ra thanh khoản cho nền kinh tế. Xuất phát từ chức năng này, khác với doanh nghiệp thông thường,ngân hàng thường có mức vốn tự có ít. Thực tế, 90% các tài sản có của ngân hàng được tài trợ bởi các khoản nợ của ngân hàng. Trong khi đó đối với
một doanh nghiệp sản xuất thông thường, vốn tự có lớn hơn các khoản nợ khác.Ngoài ra, tài sản nợ của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, thường dưới 1 năm, nhưng tài sản có chủ yếu là các khoản cho vay có thời hạn dài hơn các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ sẽ tác động lớn và vốn chủ sở hữu thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quản trị ngân hàng thương mại.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Lý Thuyết Người Đại Diện
- Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam - 4
- Nghiên Cứu Về Lý Thuyết Người Đại Diện Trong Ngân Hàng Việt Nam
- Kết Quả Chỉ Số Cgibod 2010 – 2012 (Điểm Số Tối Đa: 34)
- Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2012
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
- Đặc điểm thứ hai khiến quản trị ngân hàng thương mại khác với doanh nghiệp thông thường là có bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù thực tế đã chứng minh chính sách bảo hiểm tiền gửi rất thành công trong việc ngăn ngừa rút tiền hàng loạt và ngăn chặn sự đổ vỡ lan truyền trong hệ thống ngân hàng, chính sách bảo hiểm tiền gửi cũng tạo ra một số chi phí quản lý. Vì có chính sách bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền nhận lãi suất cố định và được bảo hiểm nên không quan tâm tới kỷ luật thị trường. Do vậy, cổ đông và ban điều hành dễ chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động kinh doanh.
- Cấu trúc tài sản của ngân hàng cũng là đặc trưng riêng có của ngân hàng. Các tài sản của ngân hàng là tài sản tài chính, giá trị của các tài sản này phụ thuộc rất lớn yếu tố thị trường và khiến hoạt động ngân hàng rất rủi ro. Do vậy, các chủ nợ khó có thể giám sát rủi ro ngân hàng.
- Bên cạnh sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, còn tồn tại một đặc điểm khác trong hoạt động ngân hàng – đó là ngân hàng là ngành được quản lý khá chặt chẽ. Điều này ảnh hưởng tới quản trị ngân hàng thương mại.
1.3.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại
Bản chất mâu thuẫn lợi ích và các loại rủi ro
Với các đặc trưng của hoạt động ngân hàng nêu trên, bản chất mâu thuẫn lợi ích và các loại rủi ro trong quản trị ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng.
Ngân hàng là tổ chức tài chính lớn chuyên kinh doanh tiền tệ, do vậy dòng tiền tự do rất lớn và di chuyển liên tục. Đây là điều kiện để HĐQT hoặc ban điều hành có thể thực hiện những khoản đầu tư rủi ro hơn nhằm thu lợi nhuận ngắn hạn mà có
thể ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của tổ chức và của các chủ sở hữu khác.
Vì ngân hàng là ngành có mức đòn bẩy rất cao, nên ngân hàng rất dễ chuyển rủi ro sang chủ nợ khác. Khi mức đòn bẩy cao, thông thường cổ đông có thể thu hầu hết các khoản lợi nhuận từ các khoản đầu tư rủi ro. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, nếu ngân hàng đổ vỡ, tổn thất xảy ra, người gửi tiền và tổ chức bảo hiểm tiền gửi gánh chịu tổn thất. Vì quyền mua cổ phiếu dành cho tổng giám đốc sẽ gắn kết lợi ích của cổ đông và người điều hành, nên cổ đông của ngân hàng sẽ có động lực để tăng tỷ lệ sở hữu hoặc quyền mua cổ phiếu của tổng giám đốc để khuyến khích tổng giám đốc mạnh dạn đầu tư hơn. Tuy nhiên, người gửi tiền, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và cơ quan quản lý lại quan tâm tới sự an toàn, ổn định do vậy, các đối tượng này không mong muốn áp dụng quá nhiều chế độ đãi ngộ bằng cổ phiếu.
Theo Smith và Watts (1992), đối với giám đốc của những công ty có nhiều sự lựa chọn trong đầu tư như ngân hàng, thì việc kiểm soát họ sẽ khó hơn. Do đó cần có chế độ đãi ngộ gắn với kết quả kinh doanh của công ty. Trong ngành ngân hàng, do bị quản lý chặt, và không có nhiều lựa chọn trong việc đầu tư, nên tỷ lệ đãi ngộ bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu sẽ thấp hơn các ngành khác. Do vậy tổng giám đốc sẽ có ít động lực chấp nhận rủi ro hơn. Ngoài ra, vì ngân hàng có tỷ lệ nợ rất cao, quy mô tài sản có lớn, việc kiểm soát các hoạt động cho vay, đầu tư rất khó, nên khi lợi ích của người điều hành gắn kết với chủ sở hữu thì sẽ làm tăng việc chuyển rủi ro cho chủ nợ khác như người gửi tiền.
Với mức vốn tự có thấp, cơ cấu tài sản rủi ro cao phụ thuộc vào biến động trên thị trường, rủi ro trong hoạt động ngân hàng là rất lớn. Đặc điểm này khiến hoạt động ngân hàng luôn được quản lý chặt chẽ thông qua các quy định pháp lý hơn các ngành khác. Do vậy, có thể những rủi ro phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Những biện pháp để giải quyết mâu thuẫn lợi ích như có thể sẽ phát huy tác dụng ít hơn so với doanh nghiệp thông thường.
Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên của ngân hàng, một số nghiên cứu về quản trị ngân hàng cho rằng vấn đề mâu thuẫn lợi ích trong hoạt động ngân hàng khác với lý thuyết người đại diện. Ciancanelli và Reyes-Gonzalez (2000) đưa ra những hạn chế trong lý thuyết người đại diện đối với hoạt động ngân hàng trên cơ
sở so sánh những giả định của lý thuyết người đại diện với đặc điểm hoạt động ngân hàng. Lý thuyết người đại diện được xây dựng dựa trên các giả định:
- Thị trường bình thường hoặc cạnh tranh
- Chủ yếu tồn tại mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành
- Cơ cấu vốn tối ưu là giảm phần đi vay
Trong khi ngân hàng hoạt động trong môi trường có đặc điểm khác hẳn các giả định trên, đó là:
- Được quản lý chặt chẽ
- Mối quan hệ phức tạp hơn
- Đi vay, huy động chiếm phần lớn do chức năng trung gian tài chính
Quan điểm trên cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Mehran, Morrison and Shapiro (2011). Theo đó, trong cấu trúc vốn của ngân hàng, hơn 90% là nợ do đó thường có nhiều bên có lợi ích liên quan hơn doanh nghiệp thông thường.Hơn nữa, các bên có lợi ích liên quan không chỉ là cổ đông, mà còn bao gồm chủ nợ là người gửi tiền và người nắm giữ trái phiếu. Mặc dù vậy, HĐQT vẫn đại diện cho quan điểm của cổ đông và phụ thuộc vào những ràng buộc của các quy định. Lợi ích cổ đông có thể khác đáng kể so với lợi ích của các bên liên quan khác, đặc biệt về rủi ro. Chủ nợ và cơ quan quản lý mong muốn rủi ro ít và quan tâm đến lợi ích lâu dài hơn cổ đông. Nghiên cứu cũng cho thấy về HĐQT, không giống với các tổ chức phi tài chính, không phát hiện ra mối quan hệ rõ ràng giữa quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT bên ngoài với kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro. Về quản lý rủi ro, do rủi ro là đặc điểm mang tính bản chất của hoạt động ngân hàng, quản lý rủi ro đã trở thành một hoạt động đặc thù của ngân hàng. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề về quản trị ngân hàng thương mại trở nên yếu kém do xuất phát từ kỷ luật thị trường yếu và khó khăn trong việc thực hiện các quy định do mức độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng.
Cách thức giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu thực nghiệm về “thôn tính” được thực hiện đối với tất cả các vụ thôn tính từ 1980 – 1987 tại Mỹ cho thấy tình hình tài chính của các ngân hàng bị thôn tính đều hoạt động kém, đặc biệt là khả năng sinh lời. Đa số ngân hàng sau khi thôn tính đã hoạt động tốt hơn. Do vậy, có thể thấy rằng trong những trường hợp cần thiết khi ngân hàng hoạt động kém hiệu quả (chủ yếu do quản trị và điều hành kém), mô hình thôn tính có thể phát huy tác dụng. Tuy nhiên, để thực hiện thôn tính hiệu quả, cần có cơ sở pháp lý tốt và việc giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý.
Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu về cơ cấu vốn không nhiều. Allen và Emilia (2006) kiểm định mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và chi phí đại lý trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Giả thuyết về chi phí quản lý trong lý thuyết người đại diện cho rằng tỷ lệ đòn bẩy cao làm giảm chi phí liên quan đến người điều hành và làm tăng giá trị của ngân hàng. Tỷ lệ đòn bẩy cao có thể ảnh hưởng tới người điều hành và làm giảm chi phí đại lý thông qua việc tạo ra áp lực về trả lãi có thể gây thiệt hại tới cá nhân người điều hành như lương thưởng, các quyền lợi, uy tín. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy để xem xét ảnh hưởng của kết quả kinh doanh tới cơ cấu vốn, trong đó biến kết quả kinh doanh phản ánh chi phí đại lý và tỷ lệ đòn bẩy phản ánh cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ đòn bẩy tăng thì kết quả kinh doanh tốt hơn, tức chi phí đại lý thấp hơn.
Về vai trò của HĐQT trong việc giải quyết mâu thuẫn, nghiên cứu của Levine (2004), Macey và O’Hara (2003) ghi nhận rằng quản trị ngân hàng gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp trong hoạt động như vấn đề thông tin không cân xứng, phương pháp phân loại nợ, việc lập báo cáo tài chính và các quy định trong ngành ngân hàng thường chặt chẽ hơn. Tất cả các yếu tố này khiến vấn đề quản trị ngân hàng trở nên phức tạp. Do vậy, hội đồng quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành cần được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực ngân hàng.
Các nghiên cứu về hoạt động của hội đồng quản trị trong ngân hàng cũng xoay
quanh thành phần và tính độc lập của hội đồng quản trị. Nghiên cứu của Pablo de Andres, Eleuterio Vallelado (2008) đối với các ngân hàng quốc tế lớn cho thấy có mối quan hệ giữa thành phần và quy mô hội đồng quản trị với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Hội đồng quản trị có nhiều thành viên hơn thì khả năng giám sát của hội đồng quản trị và kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt hơn. Tuy nhiên, các thành viên độc lập quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị do việc ra quyết định chậm hơn. Số lượng thành viên hội đồng quản trị tối ưu của một ngân hàng quốc tế là 19 người. Với kết quả nghiên cứu này, có thể thấy rằng hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị chỉ phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định. Trong ngân hàng, quyền sở hữu thường tập trung, do vậy thành viên độc lập phải bảo vệ lợi ích cổ đông nhỏ trước những hành động của tổng giám đốc và cổ đông lớn kiểm soát.
Trái ngược với rất nhiều nghiên cứu thực tế về cơ cấu hội đồng quản trị, các phân tích chính thức về hoạt động của hội đồng quản trị không có nhiều.
Đối với các ngân hàng Châu Á, nghiên cứu của Christopher Anderson, Terry L.Campbell, (2004) về quản trị doanh nghiệp của ngân hàng Nhật cho thấy hội đồng quản trị không làm tròn nhiệm vụ kiểm soát, đặc biệt là thời kỳ trước khủng hoảng tài chính năm 1997. Vị trí của tổng giám đốc không có mối quan hệ với nguyên tắc sa thải lãnh đạo hoạt động không hiệu quả. Sau khủng hoảng, tình hình đã thay đổi: số lượng tổng giám đốc bị thay thế và thôi việc tăng thì những ngân hàng này đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. Tại khu vực Đông Nam Á, theo nghiên cứu của J. William và Ng. Nghĩa (2005), việc cổ phần hóa giúp ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Các phát hiện này gợi ý rằng việc tách bạch trách nhiệm giữa người sở hữu (đại diện là hội đồng quản trị) và người điều hành (đại diện là tổng giám đốc), tăng cường hoạt động kiểm soát của hội đồng quản trị và tính chịu trách nhiệm của tổng giám đốc thông qua cổ phần hóa sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy vậy, nghiên cứu này cũng chưa đề cập tới việc khi tách biệt quyền sở hữu và điều hành, cách thức quản trị và vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị ở mức nào thì phù hợp với ngân hàng thương mại của các nước đang phát
triển tại châu Á.
Tại Trung Quốc, các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động như công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế Trung Quốc. Chức năng sở hữu và điều hành không được tách biệt. Các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc không có cơ chế quản lý rủi ro và cũng không có động lực tạo ra lợi nhuận (Hou Aiai, 2002). Đây được đánh giá là nguyên nhân chính hay “lỗi” mang tính cấu trúc trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng và lợi nhuận thấp của ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc.
Bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng mức độ sở hữu nhà nước ở các ngân hàng, hoặc sự tham gia của chính phủ trong việc cấp tín dụng là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng ngân hàng. Do vậy, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã được tái cấu trúc từ năm 1997. Đến năm 2002, mặc dù có thể thấy rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã được cải thiện, nhưng chưa có những thay đổi tích cực lớn, nợ xấu vẫn cao, Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 80% tiền gửi và 70% tiền vay. Kết quả của chương trình khôi phục vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước không bền vững. Theo số liệu ngân hàng trung ương, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại nhà nước một lần nữa giảm xuống dưới 8% ngay sau thời gian đầu thực hiện tái cấu trúc vốn.
Như vậy, tính đến năm 2001, các bằng chứng thực tế cho thấy những biện pháp đã áp dụng chỉ mang lại hiệu quả hạn chế trong việc giải quyết các yếu kém mang tính hệ thống trong lĩnh vực ngân hàng (Li wen Hong, 2001). Điều quan trọng là nguyên nhân hay “lỗi” thuộc về cấu trúc hệ thống chưa được giải quyết – đó là sự yếu kém trong quản trị của ngân hàng thương mại nhà nước xuất phát từ việc phân định không rõ ràng giữa trách nhiệm chủ sở hữu và ban điều hành. Chính vì vậy, thời kỳ cải cách tiếp theo từ 2002 – 2006 tập trung giải quyết vấn đề này.
Nhận thức được “lỗi” cấu trúc trên, từ năm 2003, Trung Quốc tập trung áp dụng các biện pháp để đổi mới quản trị công ty và vai trò giám sát của chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại nhà nước lớn và ngân hàng có sự quản lý của nhà
nước. Các biện pháp chính bao gồm (i) hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005, (ii) thành lập công ty quản lý vốn nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu các khoản vốn nhà nước, (iii) niêm yết một phần vốn của ngân hàng trên thị trường chứng khoán nước ngoài và Trung Quốc, (iv) sử dụng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (Bottelier, 2006), hệ thống pháp luật và các quy định về ngân hàng tài chính của Trung Quốc được điều chỉnh theo các tiêu chuẩn quốc tế và nhu cầu trong nước. Trách nhiệm của chủ sở hữu và trách nhiệm quản lý ngân hàng cũng rõ ràng hơn. Những biện pháp cải cách về quản trị của ngân hàng thương mại nhà nước như vậy hướng tới việc giải quyết những nguyên nhân căn bản dẫn tới yếu kém của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, có một số hạn chế:
Chính phủ Trung Quốc vẫn đóng vai trò “kiểm soát” các ngân hàng thương mại nhà nước, như vậy, chương trình cải cách mang lại ít thay đổi. Tuy nhiên, nỗ lực cải cách đã làm thay đổi đáng kể phương pháp kiểm soát của Chính phủ đối với ngân hàng thương mại nhà nước. Đó là sự dịch chuyển từ hệ thống kiểm soát, tác động trực tiếp và kiểm soát việc điều hành ngân hàng sang hình thức kiểm soát gián tiếp. Hình thức, phương pháp và tốc độ cải cách phụ thuộc vào mức độ năng động của các tổ chức kinh tế, chính trị của quốc gia này (Sun Wei, 2007).
Sau cải cách, các ngân hàng thương mại Trung Quốc thay đổi cơ cấu quản trị với hội đồng quản trị mới và ban kiểm soát hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của các ngân hàng này đều có thành viên độc lập và trong cơ cấu vốn, đều có cổ đông chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn cổ phần vẫn thuộc về nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (từ 60% đến gần 80%, năm 2006). Như vậy, hội đồng quản trị mới nhưng cơ cấu vốn vẫn “cũ” (Zhu Min và cộng sự, 2009).
- Từ năm 1980, sau khi Mỹ áp dụng quy định nới lỏng trong hoạt động ngân hàng, xu hướng trả lương, thưởng bằng cổ tức tăng lên. Xu hướng này có 2 tác động:
- Thứ nhất, đúng như quan điểm của Jensen và Meckling (1976), khi lợi ích