Tăng Trưởng Về Chiều Dài Và Khối Lượng Của Lươn Đồng Bảng 4.2. Tăng Trưởng Về Khối Lượng Của Lươn Đồng

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Xác định tuổi thành thục của lươn

4.1.1. Các yếu tố môi trường

Lươn đồng là loài động thủy sản nên mọi hoạt động của chúng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố mối trường. Do vậy các yếu tố môi trường đều được quan sát trong thí nghiệm.

Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường



Bể thí nghiệm


Yếu tố

Bể 1

Bể 2

Bể 3


6 tháng tuổi

5 tháng tuổi

5 tháng tuổi

S

Nhiệt độ (0C)

25,85±0,48

25,85±0,48

25,85±0,48

C

27,26±0,46

27,26±0,46

27,26±0,46

S

5,16±0,05

5,06±0,05

5,15±0,08

Oxy (mg/L)




C

5,14±0,07

5,10±0,03

5,12±0,04

S

7,49±0,03

7,47±0,03

7,51±0,03

pH




C

7,50±0,04

7,50±0,03

7,53±0,04

NO2- (mg/L)

0,12±0,01

0,14±0,01

0,13±0,01

NO3- (mg/L)

0,37±0,02

0,41±0,04

0,38±0,02

NH4+ (mg/L)

0,77±0,16

0,92±0,39

0,81±0,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn S: Sáng C: Chiều

Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình trong ngày dao động trong khoảng 25,850C – 27,260C. Nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 240C và cao nhất là 280C. Nhìn chung, nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng thích hợp. Hàm lượng oxy trung bình dao trong khoảng 5,06-5,16 mg/L, hàm lượng oxy cao nhất là 5,64 mg/L. Do lươn đồng là loài sống chui rút và có cơ quan hô hấp khí trời nên hàm lượng oxy trong nước không ảnh hưởng nhiều đến hoạt

động sống và sinh sản bình thường của chúng. Chỉ số pH của môi trường dao động trong khoảng 7,47-7,53 thấp nhất là 7,2 và cao nhất là 7,9. Nhìn chung, pH nằm trong khoảng thích hợp.

Qua thí nghiệm ta thấy hàm lượng NO2- trung bình dao động trong khoảng 0,12-0,14 mg/L. Hàm lượng NO2- thấp nhất là 0,01 và cao nhất là 0,27. Nhìn chung, hàm lượng NO2- nằm trong khoảng thích hợp là từ 0–0,2 mg/L (Boyd, 1998).

Hàm lượng NO3- dao động trong khoảng 0,37-0,41 mg/L, đạt cao nhất ở mức 0,82 mg/L và thấp nhất 0,22. Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng NO3 thích hợp cho các ao nuôi nước ngọt là 0,1–10 mg/L. Như vậy hàm lượng

NO3- nằm trong khoảng tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường

của lươn đồng.

Hàm lượng NH4+ trung bình dao động trong khoảng 0,77-0,92 mg/L, nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động sống và sinh sản bình thường của động vật thủy sản là 0,2–2 mg/L (Boyd, 1998).

Nhìn chung các chỉ số môi trường nằm trong khoảng thích hợp và không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

4.1.2. Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của lươn đồng Bảng 4.2. Tăng trưởng về khối lượng của lươn đồng


Thời gian

Nghiệm thức

(tháng tuổi)

Bể 1

Bể 2

Bể 3

5


16,34±2,60

17,00±5,58

6

27,84±11,18

14,02±4,53

15,42±4,46

7

46,78±12,03

24,69±7,21

37,64±14,69

8

66,85±19,50

21,17±4,91

56,87±19,89

9

75,30±29,12

27,53±6,83

47,21±7,91

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn


Bảng 4.2 cho thấy có sự tăng trưởng về khối lượng của lươn đồng trong thời gian thí nghiệm. Lươn 5 tháng tuổi ở bể 2 và 3 có khối lượng lần lượt là

16,34 và 17 g. Lươn đạt trọng lượng lần lượt là 75,30g, 27,53g và 47,21g ở

giai đoạn 9 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, chiều dài của lươn đồng cũng được ghi nhận trong thời gian thí nghiệm.

Bảng 4.3. Tăng trưởng về chiều dài của lươn đồng


Thời gian

Nghiệm thức

(tháng tuổi)

Bể 1

Bể 2

Bể 3

5


25,03±1,76

25,61±2,27

6

29,45±2,98

23,45±2,18

25,48±2,59

7

33,05±3,12

24,95±1,79

30,20±2,45

8

35,75±3,30

26,20±2,26

34,93±3,59

9

39,58±4,65

27,52±3,79

34,65±1,34

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn


Chiều dài của lươn đồng tăng lên khá nhanh. Lươn 5 tháng tuổi có chiều dài trung bình là 25,03 cm và 25,61 cm ở bể 2 và 3 đạt chiều dài 27,52 cm và 34,65 cm sau 4 tháng thí nghiệm. Ở bể 1, lươn đồng 6 tháng tuổi có chiều dài trung bình 29,45 cm, sau 3 tháng thí nghiệm chiều dài trung bình của lươn đạt 39,58 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với lươn đồng 5 và 7 tháng tuổi. Chiều dài của lươn tăng nhanh là do lươn thí nghiệm là lươn giống, có thân hình trụ nên trong năm đầu sẽ tăng nhanh về chiều dài.

Nhìn chung, lươn đồng tăng trưởng bình thường về chiều dài và khối lượng trong thí nghiệm theo dòi tuổi thành thục.

4.1.3. Giai đoạn thành thục của lươn đồng

Hệ số thành thục là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự thành thục của lươn đồng. Qua bảng 4.4 ta thấy hệ số thành thục của lươn đồng có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi.

Bảng 4.4. Hệ số thành thục của lươn đồng


(tháng nuôi)

Bể 1

Bể 2

Bể 3

5


0,17a±0,06%

0,27a±0,20%

6

0,22a±0,16%

0,42a±0,35%

0,20a±0,12%

7

0,52a±0,27%

0,21a±0,17%

0,39a±0,27%

8

0,39a±0,47%

0,26a±0,23%

0,34a±0,14%

9

0,30a±0,20%

0,32a±0,31%

0,37a±0,17%

10

1,04a±1,36%

0,31a±0,16%

1,03b±0.61%

Thời gian

Nghiệm thức


Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị có chữ cái giống nhau (theo cột) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê

(P>0,05).

Hệ số thành thục trung bình của lươn 5 tháng tuổi ở bể 2 và bể 3 lần lượt là 0,17 và 0,27%. Đạt cao nhất ở tháng thứ 9 đối với bể 2 và tháng thứ 10 đối với bể 3. Bể 1 có hệ số thành thục trung bình là 0,22% khi lươn đồng được 6 tháng tuổi và đạt cao nhất sau 5 tháng thí nghiệm ở mức 1,04% (lươn 10 tháng tuổi). Nhìn chung hệ số thành thục của bể 1 và bể 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Ở bể 3 hệ số thành thục của lươn đồng 10 tháng tuổi đạt 1,03% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các tháng còn lại.

Theo Lý Văn Khánh và ctv (2008), mùa sinh sản của lươn đồng là từ tháng 3–9. Như vậy, đợt thu mẫu lươn giai đoạn 10 tháng tuổi vào ngày 9/3/2010 nằm trong mùa sinh sản của lươn đồng. Nhìn chung, hệ số thành thục của lươn 10 tháng tuổi (1,03%) thấp hơn nhiều so với lươn tự nhiên (6,74%) (Lý Văn Khánh và ctv, 2008) có thể do lươn tự nhiên lúc khảo sát nhiều tuổi hơn so với lươn thí nghiệm nên chúng đã đạt đến giai đoạn sẵn sàng tham gia sinh sản.


Hình 4.1: TSD giai đoạn I (x10) Hình 4.2: TSD giai đoạn II (x10)



Hình 4.3: TSD giai đoạn III (x30) Hình 4.4: TSD giai đoạn IV (x20)

Bên cạnh hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục của lươn có những thay đổi lớn trong quá trình thí nghiệm.

Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của lươn đồng thay đổi nhanh. Tuyến sinh dục giai đoạn I của lươn đồng 5 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (75%). Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến sinh dục giai đoạn II ở mức cao nhất đối với lươn 5 tháng tuổi (25%), như vậy lươn đã bắt đầu thành thục vào tháng tuổi thứ năm. Tuyến sinh dục giai đoạn III xuất hiện lần đầu tiên ở lươn đồng 7 tháng tuổi (16,7%), tăng nhanh và đạt tỷ lệ 50% ở giai đoạn 9 tháng tuổi, sau đó giảm lại còn 36% ở lươn đồng 10 tháng tuổi. Tuyến sinh dục giai đoạn IV chỉ xuất hiện ở lươn đồng 10 tháng tuổi với chiều dài là 29,5-37,9 cm và trọng lượng là 26,7-27,6 g.

Hình 4.5 cho thấy sự chuyển hóa nhanh về giai đoạn tuyến sinh dục của lươn đồng từ tháng tuổi thứ 5 đến thứ 7 tuyến sinh dục chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn II, sau đó chuyển từ giai đoạn II sang giai đoạn III và đến tháng thứ 10 tuyến sinh dục của lươn đồng bắt đầu chuyển sang giai đoạn IV.

50

41,7

36,4

16,7

18,2

80

70 GĐ I

GĐ II

Tỷlệtuyến sinh (%)

60 GĐ III

GĐ IV

50


40


30


20


10


0

5 6 7 8 9 10

Tháng tuổi


Hình 4.5: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của lươn đồng

Như vậy tuổi thành thục của lươn đồng là 10 tháng. Nhìn chung, lươn đồng thành thục sớm hơn so với một số loài cá như cá tai tượng (24-26 tháng), cá trắm cỏ, cá lóc bông (20-22 tháng), cá tra (35-40 tháng). Tuổi thành thục của lươn đồng tương đương với tuổi thành thục của cá lóc đồng (Ophiocephalus maculates), cá bóng tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker) (9-10 tháng) và cao hơn so với cá chép (Cyprinus carpio), cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus Giinther, 1864) (8-9 tháng) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

4.1.4. Hàm lượng vitelline trong huyết tương.

Quá trình tạo noãn hoàng trong sự phát triển của buồng trứng được thực hiện nhờ sự tổng hợp chất noãn hoàng (vitellogenin) trong gan và sự kết hợp chất này với noãn bào với sự tăng nhanh hàm lượng của nó trong huyết. Hàm lượng vitellines trong huyết tương có mối quan hệ chặt chẽ với giai đoạn phát triển của buồng trứng.

b

a

ab

a

a

a

6.0



5.0


Hàm lượng vitellines

(µgALP/mg protein)

4.0


3.0



2.0


1.0



0.0

5 6 7 8 9 10

Tháng tuổi


Hình 4.6: Hàm lượng vitellines trong huyết tương lươn đồng

Qua hình 4.6 ta thấy hàm lượng vitellines trong huyết tương của lươn đồng có khuynh hướng tăng dần theo thời gian nuôi. Ở lươn 5 tháng tuổi lượng vitellines trung bình là 0,52 (µgALP/mg protein), ở đợt thu mẫu thứ 2 (lươn 6 tháng tuổi) hàm lượng vitellines tăng nhẹ (0,53 µgALP/mg protein) sau đó tăng nhanh và đạt đỉnh ở mức 2,72 (µgALP/mg protein) ở lươn đồng 10 tháng tuổi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với ở 9 tháng tuổi (1,67 µgALP/mg protein) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các tháng còn lại.

Ở tháng tuổi thứ 5, 6 có hàm lượng vitellines thấp là do giai đoạn này tuyến sinh dục đang phát triển ở giai đoạn 1 và 2 (hình 4.5) do đó hàm lượng protein noãn hoàng trong máu chưa cao. Lươn 7 tháng tuổi đã bắt đầu xuất hiện tuyến sinh dục ở giai đoạn 3, do đó hàm lượng vitellines trong huyết tương bắt đầu tăng lên. Từ tháng tuổi thứ 8 trở đi, tuyến sinh dục chuyển mạnh sang giai đoạn 3 và xuất hiện tuyến sinh dục giai đoạn 4 ở tháng thứ 10, lúc này hoạt động tổng hợp protein noãn hoàng diễn ra mạnh mẽ nên hàm lượng vitellines trong huyết tương tăng lên nhanh chóng.

c

b

a

a

6

Hàm lượng vitellines (µgALP/mg protein)

5

4

3

2

1

0

I II III IV

Giai đoạn tuyến sinh dục


Hình 4.7: Hàm lượng vitellines ở các giai đoạn thành thục khác nhau

Hàm lượng vitellines gia tăng theo giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Hàm lượng vitellines trung bình trong huyết tương thấp nhất ở tuyến sinh dục giai đoạn 1 (0,50 µgALP/mg protein), tăng nhẹ ở giai đoạn 2 (1,20

µgALP/mg protein), tiếp theo là giai đoạn 3 (2,04 µgALP/mg protein) sau đó tăng nhanh và đạt đỉnh điểm ở giai đoạn 4 (5,14 µgALP/mg protein). Hình 4.7 cho thấy hàm lượng vitellines tương ứng với tuyến sinh dục giai đoạn 4 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các giai đoạn còn lại. Ở giai đoạn 3, hàm lượng vitellines cao hơn giai đoạn 1 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Hàm lượng vitellines của nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hoa (2008) như giai đoạn 1 là 0,13 (µgALP/mg protein), giai đoạn 2, 3 và 4 lần lượt là 0,67, 1,39 và 2,27 (µgALP/mg protein).

4.2 Ảnh hưởng của các kích dục tố đến sự sinh sản của lươn đồng.

Thử nghiệm sinh sản lươn đồng bằng các loại kích dục tố khác nhau với nguồn bố mẹ không được nuôi vỗ thành thục (TN 2) và nguồn lươn bố mẹ được nuôi vỗ thành thục (TN 3).

4.2.1. Các yếu tố môi trường

Nhìn chung, các yếu tố môi trường không có biến động lớn trong suốt quá trình thí nghiệm và được thể hiện qua bảng sau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022