Giáo Dục Pháp Luật Cho Đồng Bào Dân Tộc Khmer Ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Phải Luôn Đặt Dưới Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng Và Sự Chỉ


tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân [xem: 2]. Để Chỉ thị 32-CT/TW thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, Ban Bí thư đã đôn đốc, nhắc nhở và tổ chức Hội nghị sơ kết, đưa ra kết luận về tình hình thực hiện Chỉ thị. Cụ thể, ngày 08/4/2007, Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 19/4/2011, Ban Bí thư đã đưa ra Kết luận số 04-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Riêng đối với ĐBDT Khmer, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 68-CT/TW ngày 18/4/1991 về công tác ở vùng ĐBDT Khmer [1]. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 68 đã giúp cho tình hình mọi mặt của ĐBDT Khmer có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều tiến bộ rõ nét: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; nhu cầu sản xuất và đời sống của ĐBDT Khmer ngày càng được đáp ứng tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của đa số đồng bào được cải thiện và nâng lên. Đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công tác PBGDPL cho ĐBDT Khmer. Việc quán triệt sâu sắc các tư tưởng, quan điểm của Đảng trên đây chính là cơ sở để đề ra các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer.

Về phía Nhà nước, nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của công tác này và quán triệt đường lối của Đảng về công tác PBGDPL, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng, ban hành các văn bản QPPL về công tác PBGDPL cho đội ngũ CBCC và các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào DTTS nói chung và ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL nói riêng. Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg Về việc tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg Về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập HĐPH công tác PBGDPL. Hai văn bản QPPL này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương, các cấp, các ngành triển khai công tác PBGDPL một cách mạnh mẽ hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 (gọi tắt là Chương trình 37) với mục tiêu:


Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện PBGDPL và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác PBGDPL trên toàn quốc... [81, khoản 1, mục I].

Chương trình 37 đưa ra 04 Đề án trọng tâm, trong đó, Đề án thứ nhất hướng tới tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về PBGDPL là một trong những quan điểm có tính chất chỉ đạo quan trọng để các cơ quan chức năng của các tỉnh ở vùng ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh GDPL cho ĐBDT Khmer.

4.1.2. Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phương

Trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PBGDPL cho các đối tượng nói chung, cho đồng bào DTTS nói riêng, các cấp ủy Đảng các tỉnh ở vùng ĐBSCL đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy Đảng, tổ chức cơ sở đảng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Đối với công tác PBGDPL cho ĐBDT Khmer, sau khi có Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Tỉnh ủy các tỉnh ở vùng ĐBSCL đã tổ chức quán triệt sâu sắc tới từng cấp ủy và lãnh đạo triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung của Chỉ thị 32-CT/TW; đặc biệt chú ý tới việc triển khai Đề án 01 hướng tới PBGDPL cho ĐBDT Khmer. GDPL cho ĐBDT Khmer phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng tại các tỉnh ở ĐBSCL là nhằm bảo đảm cho hoạt động này đi đúng hướng, phù hợp với đường lối của Đảng về GDPL cho cán bộ và nhân dân cũng như phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương.

Trên cơ sở sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp chính quyền các tỉnh ở vùng ĐBSCL đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt GDPL trên địa bàn, trong đó có GDPL cho ĐBDT Khmer. Theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - 15


Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập HĐPH công tác PBGDPL, chính quyền các tỉnh ở vùng ĐBSCL đã thành lập HĐPH công tác PBGDPL các cấp với lực lượng nòng cốt là các sở, ban, ngành, MTTQ... tương ứng ở từng cấp, như Công an, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo... Sau khi có Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 [79], chính quyền các tỉnh ở vùng ĐBSCL đã chủ động ban hành chương trình, thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về PBGDPL nhằm thực hiện Quyết định nói trên.

Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 (Chương trình 37) cũng được các tỉnh ở vùng ĐBSCL triển khai thực hiện. Chẳng hạn, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012. Trong Chương trình này có đề cập đến một số đề án trọng tâm; trong đó, Đề án thứ nhất là “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc Khmer” [98, tr.42]. UBND tỉnh Bạc Liêu đã giao Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về PBGDPL kiêm nhiệm việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Chương trình 37. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch, đôn đốc các cơ quan, ban, ngành là đơn vị chủ trì hoặc thành viên các Đề án thuộc Chương trình, tổ chức thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ những mục tiêu, yêu cầu và nội dung mà Chương trình đề ra.

4.1.3. Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer phải thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể hữu quan ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trước hết, cần nhận thức sâu sắc rằng, GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL không chỉ là nhiệm vụ của riêng cơ quan chức năng, cấp chính quyền, đoàn thể hay cá nhân nào, mà nó phải được coi là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, đội ngũ CBCC các cấp cũng như của ĐBDT Khmer trong vùng ĐBSCL. Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu và


sự chủ động, tích cực của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện các đề án trọng tâm, các chủ thể GDPL và của bản thân mỗi người dân Khmer. Cùng với vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò điều hành và thực hiện của các cấp chính quyền, vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL thuộc về các chủ thể GDPL (cơ quan chức năng, tổ chức, đoàn thể và đội ngũ BCV, TTV pháp luật) và đối tượng GDPL (ĐBDT Khmer).

Cả chủ thể GDPL và đối tượng GDPL phải cùng có chung nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của GDPL cho ĐBDT Khmer; cùng có ý thức trách nhiệm trong việc xác định đúng đắn mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer. Các chủ thể với tư cách cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện GDPL cần chú trọng nhiều hơn việc tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ GDPL cho đội ngũ BCV, TTV pháp luật; củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ GDPL. Đội ngũ BCV, TTV pháp luật cần có ý thức chủ động học tập nâng cao trình độ học vấn về pháp luật, tích cực, nhiệt tình, tâm huyết với GDPL cho ĐBDT Khmer, gắn các QPPL thực định với các sự kiện, tình huống pháp luật thực tiễn... ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, với là tư cách đối tượng tiếp nhận GDPL, phải nâng cao hơn nữa tinh thần, ý thức trách nhiệm, chủ động, tích cực khi tham gia vào các hoạt động GDPL; phải coi việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, hiểu biết pháp luật là nhu cầu tự thân, là động lực thực sự của mỗi người xuất phát từ mong muốn tiếp nhận, nâng cao kiến thức pháp luật.

Quán triệt quan điểm này cũng có nghĩa là quán triệt yêu cầu được nêu trong Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định 37/2008/QĐ-TT ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ): “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật... là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” [81, khoản 1 mục II].

4.1.4. Phải đổi mới đồng bộ cả về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Nội dung GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL phải đảm bảo tính khoa học, cập nhật các văn bản QPPL mới, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, lao động của ĐBDT Khmer; cần chú trọng trang bị cho họ không chỉ những


kiến thức pháp luật chung, mà còn phải cung cấp cả những kiến thức pháp luật gần gũi, liên quan thiết thực, trực tiếp tới cuộc sống, lao động, sinh hoạt của đồng bào, như pháp luật về các quyền tự do dân chủ, về tôn giáo, tín ngưỡng, về an sinh xã hội... Trong nội dung GDPL cũng phải tăng cường giáo dục về quyền con người, quyền công dân đề đồng bào dân tộc Khmer ý thức được và chủ động thực hiện các quyền của mình. Ngoài ra, còn phải trang bị cho ĐBDT Khmer các kỹ năng giao tiếp, ứng xử khi gặp các sự kiện pháp luật, biết vận dụng kiến thức pháp luật để giải quyết các tình huống pháp luật mà thực tiễn cuộc sống đang đặt ra, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của dân tộc Khmer cùng với các dân tộc khác ở vùng ĐBSCL.

Phương pháp GDPL cho ĐBDT Khmer phải khoa học, hiện đại, gắn với sử dụng công nghệ thông tin, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người nghe, khắc phục lối rao giảng, truyền thụ một chiều. Đội ngũ BCV, TTV pháp luật phải đổi mới phương pháp GDPL theo hướng kết hợp hài hòa giữa thuyết trình với phương pháp nêu tình huống, đặt vấn đề; kết hợp trình bày các QPPL với các tình huống thực tiễn hoặc giả định nhằm kích thích năng lực tư duy pháp luật của đối tượng; tăng cường đối thoại, thảo luận theo các chủ đề pháp luật... để lôi cuốn người nghe vào cuộc tranh luận, trao đổi nhằm tìm ra cách thức giải quyết tình huống hợp pháp, hợp lý nhất.

Về hình thức GDPL, phải sử dụng phối kết hợp nhiều hình thức giáo dục pháp luật một cách linh hoạt, năng động, sáng tạo, phù hợp với từng nhóm đối tượng người dân tộc Khmer. Chẳng hạn, đối với đa số ĐBDT Khmer đang sinh sống tại các phum, sóc, có thể sử dụng nhiều hình thức GDPL khác nhau: GDPL thông qua các cuộc họp dân, các hội nghị nhân dân, các buổi sinh hoạt tôn giáo; biên soạn sách pháp luật phổ thông, vận động đồng bào đọc sách pháp luật tại Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.... Do đặc thù về văn hóa, tôn giáo, tập quán sản xuất, sinh hoạt của ĐBDT Khmer nên hình thức GDPL cũng phải phù hợp với những nét đặc thù đó.

4.1.5. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đồng bào dân tộc Khmer

“Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng” [81, khoản 1 mục II] luôn là một nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo


được nêu trong các văn bản QPPL của Nhà nước ta về công tác PBGDPL. Trong tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng ĐBDT Khmer tại ĐBSCL, ĐBDT Khmer không chỉ cần có trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật; mà còn phải có nền tảng tư tưởng ổn định, lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, tiến bộ, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Cùng với GDPL, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống sẽ đáp ứng yêu cầu này. Như vậy, GDPL cho ĐBDT Khmer phải gắn kết chặt chẽ với đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho đồng bào. Đây cũng là một quan điểm chỉ đạo đối với GDPL cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL.

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là hướng tới trang bị cho họ quan điểm, đường lối của Đảng về sự trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phổ biến các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng ĐBDT...; từ đó, giúp ĐBDT Khmer ổn định về tư tưởng, vững tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, có lập trường chính trị vững vàng. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh:

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer tuy ổn định, song vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các tổ chức phản động vẫn chưa từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá chế độ, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kính động tư tưởng, gây chia rẽ dân tộc, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta [86, tr.8].

Giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL không chỉ là việc cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật đơn thuần, mà còn phải kết hợp cả với việc giáo dục đạo đức, lối sống tiến bộ, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của ĐBDT Khmer, giúp họ tránh xa những thói hư, tật xấu, có ý thức đề cao cảnh giác, không để kẻ xấu và các thế lực phản động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc. Mục tiêu của giáo dục đạo đức và pháp luật là làm hình thành ở mỗi cá nhân con người hành vi hợp pháp và hợp đạo đức xã hội. Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là xã hội mà ở đó mọi người đều có đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, tuân thủ, chấp hành pháp luật. Mục tiêu chung của nền pháp luật và đạo đức xã hội là phục vụ con người, vì các giá trị nhân văn của con người. Chất lượng,


hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer, do đó, chỉ có thể được nâng cao khi được thực hiện trong sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho ĐBDT Khmer.

4.1.6. Gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trong vùng

Giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL với mục tiêu nâng cao trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật cho người dân Khmer phải thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình phát triển các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng ĐBDT Khmer. Để có thể khai thác, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, nguồn nhân lực và vật lực của ĐBDT Khmer phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng ĐBSCL thì phải làm cho người dân thấu hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản pháp quy của các cấp chính quyền địa phương; phải tổ chức cho ĐBDT Khmer tham gia ý kiến về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quy hoạch sản xuất và phương án phát triển ngành nghề. Người dân Khmer phải được tham gia thảo luận, bàn bạc để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế; tập trung chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, địa lý của địa phương; áp dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân. Kết quả GDPL về thực hiện dân chủ ở cấp xã đã giúp cho kinh tế - xã hội ở vùng ĐBDT Khmer có nhiều khởi sắc: số hộ nghèo ngày càng giảm, nhân dân tự giác đóng góp đất đai, tiền của, công sức lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn... Kinh tế - xã hội phát triển lại là điều kiện thuận lợi để tăng cường GDPL vì ĐBDT Khmer thấy được những lợi ích thiết thực của hoạt động này.

Giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL cũng phải gắn với việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội ở vùng ĐBDT Khmer. Nhờ được GDPL nói chung, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng, người dân Khmer đã có sự hiểu biết pháp luật cao hơn, chủ động, tích cực phát huy quyền làm chủ của mình trong xây dựng đời sống văn hóa - xã hội tại các phum, sóc. ĐBDT Khmer là chủ thể tham gia xây dựng các nội quy, quy ước về xây dựng phum, sóc văn hóa với những nội dung mới theo hướng văn minh, tiến bộ; tác động một cách hiệu quả


tới việc loại bỏ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các thuần phong, mỹ tục, các tập quán, lễ hội tốt đẹp tại cộng đồng dân cư; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển sẽ là nhân tố đảm bảo việc giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội ở vùng ĐBDT Khmer.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, đối tượng trong giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Trong GDPL, giữa chủ thể và đối tượng GDPL có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng chi phối hiệu quả GDPL. Nếu cả chủ thể và đối tượng cùng hợp tác tích cực, chủ động, cùng xác định rõ ràng mục tiêu GDPL, cùng có ý thức trách nhiệm cao trong triển khai cũng như tham gia GDPL thì chất lượng, hiệu quả GDPL sẽ được nâng lên. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ thể và đối tượng trong GDPL cho ĐBDT Khmer là một giải pháp hết sức quan trọng. Theo kết quả điều tra XHH, giải pháp này nhận được sự đồng tình của 63.51% BCV, TTV pháp luật và 67.81% người dân Khmer. Đối với giải pháp này cần triển khai thực hiện các nội dung sau:

4.2.1.1. Xác định rõ mục tiêu giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Chủ thể GDPL và đối tượng tiếp nhận GDPL phải cùng nhau xác định rõ ràng mục tiêu GDPL cho ĐBDT Khmer. Việc làm này đòi hỏi phải xuất phát từ cả hai phía vì giữa họ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chủ thể GDPL xác định rõ ràng, đúng đắn mục tiêu GDPL nhưng không nhận được sự tương đồng về mục tiêu và sự hợp tác từ phía đối tượng GDPL thì khó có thể hiện thực hóa mục tiêu đó trong thực tiễn. Ngược lại, cho dù đối tượng có xác định được mục tiêu cần phải đạt khi tham dự hoạt động GDPL, song chủ thể GDPL lại không quan tâm, chú ý tới mục tiêu đó thì đối tượng dẫu có nỗ lực hết sức cũng khó đạt được kết quả mong muốn. Việc chủ thể và đối tượng cùng xác định rõ ràng mục tiêu GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL cũng là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. Chủ thể và đối tượng cần tập trung thực hiện tốt các yêu cầu sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023