Những Nghiên Cứu Về Sản Xuất Giống Lươn Đồng

30 cm có khoảng 300-400 trứng và 400-800 trứng đối với lươn có chiều dài 40 cm (Đức Hiệp, 1999). Sức sinh sản của lươn đồng từ 200-1000 trứng/con cái (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005; Ngô Trọng Lư, 2002), số lượng trứng dao động trong khoảng 143-6.813 trứng/con cái với chiều dài cơ thể từ 25-66 cm (Phan Thị Thanh Vân, 2006). Đường kính trứng giai đoạn III là 0,37 mm, giai đoạn IV là 0,5 mm, giai đoạn V là 1,84 mm (Phan Thị Thanh Vân, 2008). Đường trứng kính lươn mới đẻ dao động trong khoảng 3,17-3,18 mm, sau thời gian 48-72 giờ trứng bắt đầu xuất hiện tim phôi, nở sau 5 ngày, đến 1- 2 ngày sau thì trứng nở hết hoàn toàn với tỷ lệ có thể đạt 97% (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007).

2.3.3 Sự chuyển đổi giới tính

Theo Sadovy and Shapiro (1987), trong tự nhiên việc chuyển giới tính của lươn đồng được hoàn tất trong 8-30 tuần. Lươn đồng có thể được chuyển giới tính nhân tạo từ cái sang đực bằng cách sử dụng sGnRH-A liều đơn hay liều kết hợp với DOM trong khoảng 9 tuần (Tao và ctv, 1993). Bên cạnh đó, lươn đồng cũng có thể được chuyển giới tính bởi LH và LHRH (Yeung và ctv, 1993).

Đối với lươn đồng (Monopterus albus) khi chuyển giới tính từ con cái thành con đực thì lượng hormon testosterone trong huyết thanh và 17- estradiol giảm xuống, trong tuyến sinh dục chứa các tinh bào thứ cấp, tinh tử, một vài noãn bào sơ cấp nhưng không có noãn bào thứ cấp (Tao và al, 1993). Khi lươn ở phase lưỡng tính tuyến sinh dục chứa tinh và trứng ở giai đoạn III, không tìm thấy tuyến sinh dục lưỡng tính có chứa ở những giai đoạn IV và V, hàm lượng testosteron trong huyết thanh cao nhất là 3,09 ng/ml, ở lươn cái hàm lượng 17-estradiol cao nhất là 0,95 ng/ml, hàm lượng 17-estradiol có xu hướng giảm ở lươn lưỡng tính (Phan Thị Thanh Vân, 2006). Điều này cho thấy androgen và một số hormon steroid có vai trò quan trọng trong sự chuyển giới tính của lươn. Bên cạnh đó, melatonin cũng có vai trò quan trọng trong sự chuyển giới tính của lươn đồng, vào mùa sinh sản lượng melatonin tăng sau khi đẻ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giới tính (Sadovy và Shapiro, 1987).

3.3.4 Sự phát triển của noãn sào

Theo Nguyễn Văn Kiểm (2008), sự phát triển của noãn bào thường chia thành 6 giai đoạn trong đó giai đoạn I chỉ gặp ở những cá thể mới thành thục lần đầu.

Giai đoạn I: Buồng trứng rất nhỏ, tế bào sinh dục là những noãn nguyên

bào.

Giai đoạn II: Buồng trứng lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn I do mô liên kết đang phát triển. Đa số tế bào ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất.

Giai đoạn III: Thể tích buồng trứng tăng lên rất nhanh, có thể phân biệt tế bào trứng bằng mắt thường nhưng khó tách tế bào trứng ra khỏi tấm trứng. Ở giai đoạn này, quá trình tích lũy noãn hoàng diễn ra mạnh mẻ, trong noãn bào xuất hiện không bào, bên ngoài xuất hiện vỏ tế bào và lớp vân phóng xạ. Nếu cá đẻ trứng dính thì màng dính cũng được hình thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giai đoạn IV: thể tích buồng trứng có thể chiếm 2/3 thể tích xoang bụng. Hạt trứng tròn căng dễ tách khỏi tấm trứng. Đây là giai đoạn hoàn thành tích lũy noãn hoàng, nhân di chuyển về lỗ thụ tinh (noãn khổng).

Giai đoạn V: Buồng trứng đang trong tình trạng sinh sản, đại đa số tế bào trứng đã chín và rụng.

Nghiên cứu tuổi thành thục và thử nghiệm sinh sản lươn đồng (monopterus albus zuiew, 1793) - 3

Giai đoạn VI: Buồng trứng đã đẻ xong trở nên mềm nhão và teo nhỏ lại, quá trình thoái hóa xảy ra. Kết thúc quá trình thoái hóa, buồng trứng sẽ trở về giai đoạn II hoặc III.

Nếu có chế độ dinh dưỡng và điều kiện sinh thái thích hợp sẽ giúp đa số các loài cá có tuyến sinh dục thành thục tốt hơn. Tuy nhiên noãn bào thường tồn tại các phase khác nhau của giai đoạn IV nên việc tiêm các hoạt chất góp phần thúc đẩy đa số noãn bào chuyển sang giai đoạn V, tình trạng trứng chín và rụng (Nguyễn Tường Anh, 1999).

2.4 Cơ sở khoa học của việc sinh sản lươn đồng

2.4.1 Yêu cầu về mặt sinh thái

Các yếu tố bên ngoài tạo môi trường cho sự phát triển tuyến sinh dục của cá. Mức độ can thiệp của con người vào quá trình này tùy thuộc vào đặc tính của từng loài vì môi trường cho sự thành thục sinh dục và sự sinh sản của cá là sự tổng hợp tác động của nhiều yếu tố vật lý, hóa học, sinh học như: sự thay đổi về nhiệt độ, chất nước, dòng chảy, giá thể.... Nếu các yếu tố này không phù hợp với nhu cầu sinh lý của cá có thể gây ra những rối loạn trầm trọng (Nguyễn Văn Kiểm, 2008).

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành thục. Theo quy luật chung thì nhiệt độ thấp (trong giới hạn thích ứng) thích hợp cho sự sinh trưởng và tích lũy vật chất trong khi nhiệt độ cao thích hợp cho sự thành thục (Nguyễn Văn Kiểm, 2008).

Theo Nguyễn Tường Anh (1999), việc kích thích nước bằng cách phun mưa hoặc tạo dòng chảy có có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi vỗ và cho sinh sản một số loài cá.

Mỗi loài cá trong mỗi giai đoạn thành thục đều có nhu cầu oxy khác nhau (Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Do trao đổi chất tăng trong quá trình phát triển tuyến sinh dục nên nhu cầu oxy sẽ tăng và vì thế yếu tố oxy ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành thục của cá (Dương Tuấn, 1981).

2.4.2 Yêu cầu về mặt dinh dưỡng

Thức ăn là cơ sở để cung cấp cho quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009), thức ăn không những là nguồn cung cấp vật chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng mà còn là nguyên liệu cho sự tạo thành sản phẩm sinh dục (Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Nếu để cá bị đói trong giai đoạn thành thục thì hệ số thành thục thấp hoặc không thành thục, hoặc buồng trứng có thể thoái hóa hoặc tiêu biến dù cho các yếu tố khác thuận lợi (Nguyễn Tường Anh, 1999).

Thức ăn cung cấp phải phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của loài, những loài sử dụng động vật làm thức ăn thì hàm lượng protein phải cao. Mặt khác thức ăn của loài cũng có vai trò quan trọng đối với sự thành thục sinh dục. Khi nuôi cá sinh sản trong ao thì vấn đền dinh dưỡng cần đặt lên hàng đầu đặc biệt là thức ăn của loài cần phải đầy đủ (Nguyễn Văn Kiểm, 2008).

Khi cá được cung cấp đầy đủ thức ăn ngoài việc nâng cao được sức sinh sản còn có tác dụng quan trọng là rút ngắn chu kỳ sinh sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2008).

2.4.3 Kích thích tố HCG và LHRH-a

HCG có tên tiếng Việt là kích dục tố màng đệm hoặc kích dục tố nhau thai, được Zondec và Aschheim phát hiện năm 1927 trong nước tiểu phụ nữ có thai. HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá nhất gây rụng trứng (Nguyễn Tường Anh, 1999).

Các loài cá được sử dụng HCG trong sinh sản một cách hiệu quả ở nước ta như: cá chày, cá vền, cá trôi, cá bóng, cá vàng, cá trê, các loài cá mè…, ngoài ra còn được dùng tốt cho việc kích thích rụng trứng các loài cá trình, cá nheo mang túi Ấn Độ, cá chạch… (Nguyễn Tường Anh, 1999).

Ngày nay, hormone gây tiết kích dục tố GnRH được sử dụng khá phổ biến trong việc kích thích sự sinh sản của cá. Tùy vào nguồn gốc mà có tên gọi khác nhau, GnRH của động vật có vú còn gọi là LHRH (Leutinising Hormone

Releasing Hormone) (Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Trong vài năm gần đây, LHRH nhân tạo gọi là LHRH-a, được sử dụng hiệu quả hơn nhiều. Vì chúng tinh khiết hơn LHRH và được cá chuyển hóa chặm, do đó chất này duy trì được tác dụng trong thời gian dài. Trong điều kiện tự nhiên, cơ thể cá có một cơ chế phản ứng làm hạn chế việc giải phóng chất kích dục. Cơ chế này sử dụng một chất hóa học có tên là dopamin, chất này kiềm chế hoạt động của LHRH. Khi cá có dopamin, thì cả LHRH-a cũng bị hạn chế. Chất kháng dopamin thường được sử dụng để hạn chế tác dụng của dopamin. Khi sử dụng kết hợp LHRH-a và kháng dopamin, hiệu quả sinh sản tăng đột biến (http://vst.vista.gov.vn).

2.5 Những nghiên cứu về sản xuất giống lươn đồng

2.5.1 Cho sinh sản tự nhiên

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007), có thể dùng bể composite 500 lít có đắp mô đất cao 40 cm, chiếm ½ diện tích bể cho nước vào khoảng 30 cm, thả lươn bố mẹ vào cho đẻ bán tự nhiên. Theo Nguyễn Chung (2007), có thể cho lươn đẻ tự nhiên bằng cách: dùng bể xi măng tô láng hay lót bạt nhựa có diện tích khoảng 1x3 m, 1x4 m hay 1,5x5 m và cao 1,4 m, có hệ thống cấp và thoát nước, đáy bể cho 1 lớp bùn dầy 15-20 cm, trồng thêm khoai nước hoặc bèo lục bình cho lươn cư trú. Chọn 30-40 cá thể bố mẹ khỏe mạnh thả vào bể sinh sản. Lươn bố mẹ dài 40-60 cm, nặng 250-300 g/con.

Thức ăn cho lươn phải tươi, không ươn hư, nên duy trì thức ăn lươn đã quen, nên cho ăn trùng quế, trùng hổ cho lươn mới thu gom, không tập cho lươn ăn thức ăn mới ngay. Có thể trộn thêm vitamin A, D, E vào thức ăn cho lươn (Nguyễn Chung, 2007). Cứ 2-3 ngày vào buổi chiều tạo kích thích nước bằng cách phun mưa, chất lượng nước phải đảm bảo thích hợp cho sự sống, tăng trưởng và sinh sản bình thường của lươn (Nguyễn Chung, 2007). Đối với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) cũng sử dụng phương pháp phun mưa vào buổi chiều để kích thích lươn sinh sản. Lươn sẽ bắt cặp và sinh sản sau 15-20 ngày, lươn bố phun bọt trắng làm tổ, lươn mẹ đẻ vào tổ bọt. Khi thấy tổ bọt ngã sang màu trắng ngà ta bắt đầu vớt trứng ấp riêng, lúc này trứng đã được sinh sản khoảng 3 ngày (Nguyễn Chung, 2007).

2.5.2 Sản xuất giống nhân tạo

Lươn được nuôi vỗ từ đầu mùa xuân, khi thời tiết ấm áp vào giữa xuân hoặc đầu hè thì có thể cho sinh sản. Sử dụng bể composite hay xi măng diện tích 15-30 m2 cao 80-100cm có bố trí vỉ tre hoặc bó dây nylon làm chổ ẩn nấp để nuôi vỗ, mật độ là 2-5 con/m2. Không nên đổi loại thức ăn mới, nên sử

dụng thịt ốc, thịt cá cắt miếng, ếch nhái con, trùng quế, côn trùng tươi sống trộn thêm một số vitamin A, D, E và men tiêu hóa làm thức ăn cho lươn. Khi nuôi vỗ, sau 2-3 ngày nên phun mưa vào buổi chiều một lần để kích thích lươn thành thục (Nguyễn Chung, 2007).

Mùa vụ thích hợp cho lươn sinh sản vào tháng 4-5 khi nhiệt độ nước ở mức 25-270C, có thể dùng các loại thuốc kích thích sinh dục như LHRH-a, HCG hay nảo thùy thể cá chép bằng cách tiêm trực tiếp vào xoang bụng (Ngô Trọng Lư, 1999). Theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) có thể dùng HCG hoặc LHRH-a kích thích cho lươn sinh sản với liều lượng lần lượt: 1000 UI/kg, 1500 UI/kg, 2000 UI/kg đối với HCG hoặc 50, 100, 150 g/kg đối với

LHRH-a. Tuy nhiên, sau khi bố trí vào bể có ụ đất cho sinh sản bán tự nhiên, nghiệm thức 150 g/kg LHRH-a cho tỷ lệ sinh sản cao nhất đạt 75%. Tỷ lệ thụ tinh dao động từ 52% đến 97 % tùy vào loại kích thích tố.

Sử dụng LHRH-a cho lươn cái cỡ 30-40 cm nặng 200-250 g/con với lượng 30-40 g/con, sau 24 giờ tiêm cho lươn bố với lượng 10-20 g/con (Nguyễn Chung, 2007). Theo Đức Hiệp (1999) dùng LHRH-a với lượng 10-30

g/con cho lươn cái cỡ 20-50 g và lươn đực cỡ 50-250 g, tiêm kích thích tố cho lươn đực sau lươn cái 24 giờ.

Tiêm xong thả lươn đực và lươn cái vào vèo lưới đặt trong bể để theo dòi, nước trong bể khoảng 20-30 cm, ngày thay 2/3 nước. Ở nhiệt độ 250C sau khi tiêm 40 giờ thuốc bắt đầu hiệu ứng. Kiểm tra lươn cái sau mỗi 3 giờ, vuốt nhẹ bụng thấy trứng rời rạc là có thể tiến hành thụ tinh.

Lươn mẹ đã rụng trứng, ta tiến hành vuốt trứng vào dụng cụ chứa khô, sạch. Mổ lấy một phần tinh sào soi dưới kính hiển vi, nếu thấy tinh trùng hoạt động bơi lội bình thường thì cắt vụn tinh sào cho vào đĩa đựng trứng. Dùng lông gà nhẹ tay khuấy đều, thêm 200 ml nước muối sinh lý tiếp tục khuấy đều, sau 5 phút chắt bớt nước cũ và tiếp tục cho nước mới vào tiếp tục khuấy đều để rửa hết tạp chất. Thực hiện như vậy 2-3 lần rồi cho trứng vào bể ấp (Nguyễn Chung, 2007).

Trứng sau khi được vớt hoặc cho thụ tinh nhân tạo sẽ được cho vào xô để ấp trong điều kiện sụt khí liên tục. Với điều kiện nhiệt độ 28-320C, pH trung bình 7,85 và hàm lượng oxy trung bình đạt 6,28 ppm, sau thời gian ấp khoảng 48-72 giờ trứng bắt đầu xuất hiện tim phôi, sau 5 ngày ấp trứng bắt đầu nở, 1-2 ngày sau trứng nở hết hoàn toàn, tỷ lệ nở cao nhất đạt 97 % (Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007). Theo Yun (2005), trong tự nhiên tỷ lệ nở thành lươn bột trung bình 85,2%, tỷ lệ sống 64%.

2.5.3 Những nghiên cứu về Vitellogenin (protein tạo noãn hoàng)

Vitellogenin (Vg) là tiền protein noãn hoàng có thành phần là lipoprotein được tổng hợp từ gan sau đó được đưa vào hệ thống tuần hoàn đi vào buồng trứng tạo noãn hoàng (Nguyễn Tường Anh, 1999). Thành phần cấu tạo đầu tiên của vitellogenin trong tế bào chất của trứng ở lươn đồng là lipid (Mario và Maria, 2002).

Ở cá xương, trong quá trình tạo Vitellogenin ở gan và phóng thích vào máu được xác định như sau: kích dục tố GTH I kích thích các tế bào nang trứng tiết 17β Estradiol (E2), sau đó E2 sẽ kích thích tổng hợp và tiết ra Vitellogenin ở gan (Nguyễn Tường Anh, 1999).

Có thể phát hiện Vitellogenin trong máu 2 giờ sau khi nó được tổng hợp. Lượng Vitellogenin được tổng hợp tỷ lệ thuận với liều E2 được đưa vào môi trường (Goncharov, tổng quan, 1977, trích bởi Nguyễn Tường Anh, 1999).

Theo Nguyễn Thị Lệ Hoa (2009), ở lươn đồng có sự tương quan giữa hàm lượng Vitellines với các giai đoạn phát triển của buồng trứng, trung bình hàm lượng Vitellines thấp nhất khi buồng trứng ở giai đoạn I (0,13 µgALP/mg protein) và tăng dần rồi đạt cao nhất ở giai đoạn V (3,79 µgALP/mg protein). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) về Vitellines cũng cho kết quả tương tự.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010


3.2. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại Khoa thuỷ sản Trường Đại học Cần Thơ.


3.3. Vật liệu nghiên cứu

19 bể composite 500 lít; 2 bể composite 200 lít; máy đo Oxy, pH; ống tiêm 1 ml; các loại kích dục tố; chlorine, formol; hệ thống bơm nước và sụt khí; dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm; lươn thí nghiệm: lươn bố mẹ và lươn con từ nguồn giống sản xuất nhân tạo. Lươn được chọn đồng cỡ, không dị tật, không nhiễm bệnh, không xay xát.

3.4. Bố trí thí nghiệm

3.4.1 Xác định tuổi thành thục của lươn (thí nghiệm 1)

- Hệ thống bể thí nghiệm

Hệ thống bể gồm 3 bể composite (200 L/bể) có sục khí, các bể có thoát nước ở trung tâm. Nước được cấp vào ở bề mặt. Nguồn nước cung cấp cho hệ thống từ giếng khoang qua hệ thống lọc và được trữ trong bồn chứa.

- Thức ăn thí nghiệm

Tép nhỏ tươi, trữ trong tủ đông ở nhiệt độ -800C.

- Bố trí thí nghiệm

Hai lứa lươn con có ngày sinh sản khác nhau, lứa nhỏ nở vào ngày 10/05/2009, đàn lớn nở vào ngày 6/04/2009. Lươn được bố trí trong 3 bể 200 lít với mật độ 30 con/bể. Lứa lươn nhỏ bố trí trong 2 bể (bể 2, 3) và lứa lươn lớn được bố trí trong 1 bể (bể 1). Thí nghiệm được bố trí vào ngày 9/10/2009.


Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm 1

- Quản lý cho ăn

Cho ăn 1 lần/ngày vào 16 giờ, cho ăn theo nhu cầu.

- Thu mẫu môi trường

Nhiệt độ và pH được theo dòi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều.

- Theo dòi các chỉ tiêu sinh sản Phương pháp thu mẫu:

Thu mẫu định kỳ: mỗi lần thu 5 con/bể, mỗi tháng thu 1 lần, thu trong 4 tháng để xác định: hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối, giai đoạn phát triển của noãn sào và tinh sào. Các bước tiến hành gồm:

+ Cân khối lượng và đo chiều dài thân.

+ Thu mẫu máu, ly tâm lấy huyết tương để phân tích hàm lượng Vitellines. Máu được thu từ động mạch lưng bằng kim tiêm và sau đó ly tâm lạnh ở âm 400C trong vòng 6 phút (6000 vòng/phút). Hàm lượng Vitellines được xác định bằng phương pháp so màu quang phổ (theo phương pháp ALKALI LABILE PHOSPHATE dựa trên đường chuẩn Phosphorus Standar và so màu ở bước sóng 660 nm).

+ Cân khối lượng và thu mẫu tuyến sinh dục: tuyến sinh dục được cố định bằng dung dịch Boin trong 24 giờ, sau đó rửa và bảo quản bằng cồn 700. Giai đoạn tuyến sinh dục được xác định bằng mắt thường và phương pháp mô học theo mô tả của Nguyễn Văn Kiểm và ctv (2009) với 6 giai đoạn.

- Hệ số thành thục

Dựa trên kết quả khối lượng tuyến sinh dục xác định hệ số thành thục (Gonado Somatic Index: GSI) của lươn đồng.

Khối lượng tuyến sinh dục

GSI = x 100

Khối lượng lươn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022