Sli, Lượn Của Người Nùng Phàn Slình Ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên


Sli Nùng Cháo: Có nhiều làn điệu tuỳ thuộc vào hình thức sinh hoạt và nội dung cuộc sli, chẳng hạn:

- Này sli (xướng sli): là làn điệu thay cho lời mời chào, hỏi thăm, chúc tụng khi gặp nhau, cũng có thể thay cho lời tâm sự, lời đối đáp, cảm ơn giữa chủ nhà và khách, giữa họ nội và họ ngoại trong ngày mừng sinh nhật, mừng vào nhà mới…

- Nhẳm sli, sli slình làng: Được hát trong cuộc sli có tổ chức, chủ yếu dành cho thanh niên, trai gái. Cuộc hát sli được bắt đầu bằng một bài chào hỏi, thăm mời. Giai đoạn hai là những bài tình cảm, ca ngợi quê hương xứ sở, con người…Giai đoạn ba là những bài sli tiễn biệt, dặn dò, hò hẹn.

Sli Nùng Ing: Là làn điệu sli hai giọng, một giọng cao, một giọng thấp, giọng hát mền mại, nhiều luyến láy. Sli Nùng Ing có nhiều bài mang tính tự sự, than thân, chế giễu người lười…

Sli Nùng Phàn Slình: Phổ biến là làn điệu sli hai bè, một giọng cao một giọng thấp, do vậy số lượng người hát luôn phải từ hai trở lên. So với Sli Nùng Cháo. Sli Nùng Phàn Slình khoẻ khoắn, mạnh mẽ, sôi nối hơn. Đặc biệt các cuộc sli trong nhà của người Nùng Phàn Slình đều có hát lượn vào lúc gần sáng với nội dung ca ngợi, cảm ơn chủ nhà đã tạo điều kiện cho họ có một đêm sli tuyệt vời. Người Nùng Phàn Slình quan niệm nếu trong cuộc sli mà không có lượn sẽ bị coi là tốp sli không có tài. Khác với các nhóm Nùng khác, hình thức hát sli của người Nùng Phàn Slình là diễn xướng tập thể theo lối hát bè. Họ hát heo lối ứng khẩu và theo cảm xúc.

Đặc điểm của hát sli trong tất cả các nhóm Nùng là hát không cần nhạc cụ đệm, không có vũ đạo kèm theo và có thể hát ở bất cứ lúc nào, chỗ nào miễn là nơi đó có “Đối tượng hát”.

1.3.2. Khái lược về lượn

Thuật ngữ “lượn” có ý nghĩa phức tạp hơn so với thuật ngữ “sli”. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến thống nhất về thuật ngữ này. Nhưng theo nhà nghiên cứu Vi Hồng từ lượn có nguồn gốc từ chữ Vjén (ru)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

mà thành. Vậy lượn có nghĩa là luận, là lặp lại là luyến, là ru…Người Tày – Nùng dùng từ lượn để chỉ hầu hết nền dân ca của họ. Sở dĩ “sli” và “lượn” có ý nghĩa bao hàm toàn bộ nền dân ca Tày - Nùng bởi vì sli có nhiêu loại cũng như lượn có nhiều kiểu.

Nói về nội dung của Lượn, nhà nghiên cứu Vi Hồng cũng nói:

Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 3

“Lượn là những bài ca, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi toàn bộ sự nghiệp lao động sáng tạo của nhân dân. Lượn là những bài ca ca ngợi những con người đẹp như những bông hoa và tự do như những cánh chim bay…Những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong lượn là những hình ảnh mơn mởn khoẻ khoắn, màu sắc tươi và non trẻ căng tràn nhựa sống”. [04, 176-177]

“Lượn là loại hình dân ca chủ yếu của dân tộc Tày và một phần của Nùng. Nó bao trùm lên toàn bộ câu ca.” [04, 176].

Tài liệu “Các loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn” định nghĩa:

“Lượn là thể loại hát giao duyên phổ biến của dân tộc Tày – Nùng, bao giờ cũng gồm có hai phía hát đối nhau. Một bên nam, một bên nữ, hoặc một bên chủ, một bên khách” [01, 193]

Lượn của dân tộc Tày và dân tộc Nùng giống nhau ở chỗ đều là những lời hát giao duyên, đối đáp. Lượn có giai điệu vang xa, tha thiết, lay động lòng người, gợi cảm giác bâng khuâng, thương nhớ. Tuy nhiên hát lượn của người Nùng và người Tày cũng có nhiều điểm khác biệt.

Lượn của người Tày được kết cấu chủ yếu theo thể thơ bảy chữ, số câu lượn không giới hạn. Thể thơ thất ngôn thường mang âm hưởng trang trọng, cổ kính nhưng đã được người Tày dùng một cách linh hoạt và sáng tạo. Bên cạnh đó tác giả dân gian còn sử dụng một số câu thơ ngắn gồm 4 đến 5 âm tiết và một số bài phần mở đầu còn được bắt đầu bằng một số câu thơ dài có khi lến đến 9, 10 âm tiết. Nhưng số lượng này rất ít gặp. Lượn của người Tày


không chỉ phong phú nội dung mà còn rất phong phú về thể loại. Lượn của người Tày gồm 3 loại: Lượn Slương, lượn Cọi và lượn Nàng ới.

- Nửa đêm Nàng ới cháy lòng

Khiến em dừng đường kim dừng vá Khiến anh vở giữa trang ngừng đọc

- Tiếng then thành tiếng then phơi phi Tiếng cọi thành tiếng cọi thiết tha

- Ra chợ được nghe tiếng Hà lều

Bát phở không cần mỡ cũng ngon.

(Nàng ới: tên một điệu lượn, Then: tên một điệu lượn, Cọi: tên một điệu lượn, Hà Lều: tên một điệu lượn).

Mặc dù không phong phú về thể loại lượn như người Tày nhưng trong kho tàng dân ca của người Nùng, lượn cũng là một làn điệu quen thuộc. Khác với lượn của người Tày, cấu trúc chủ yếu trong lượn của người Nùng là sử dụng thể thơ ngũ ngôn. Đôi khi trong một số bài lượn tác giả dân gian cũng “chêm xem” một số câu thơ dài (7, 8, 9 âm tiết) vào giữa các câu thơ ngũ ngôn. Nhưng trường hợp này cũng rất hiếm gặp, lượn của người Nùng chủ yếu vẫn là thể ngũ ngôn.

Thóc tốt đem phơi sàn Thóc vàng đem phơi nắng Đem xuống cối giã tan Đem xuống loỏng giã trắng Đặt lên kiềng ba lưỡi

Đun củi dẻ trong rừng

Lửa cháy cơm trong nồi chín kĩ.

Những bài lượn của đồng bào dân tộc Tày – Nùng mượt mà êm ả như sli nhưng có phần kín đáo hơn. Hát lượn mặc dù có hình thức hát ngoài trời


nhưng không phổ biến như tổ chức hát trong nhà vào ban đêm, trong dịp vào nhà mới, đầu năm mới, đám cưới. Đối với cộng đồng dân tộc Tày – Nùng không biết từ bao giờ bài lượn cũng như bài sli đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu:

“Khắp các bản làng của người Tày – Nùng không mấy khi vắng tiếng sli, giọng lượn. Chỉ trừ giấc ngủ và bữa ăn của họ. Sli, lượn vang lên từ trong mọi nhà, ra khắp bản mường, ngoài đồng, trên rãy, ngoài chợ, ngoài đường…Không chỉ có thanh niên mà người già, người trẻ đều sli, lượn, thích nghe sli, lượn”. [ 25;26]

Sli, lượn thuộc thể loại thơ ca trữ tình dân gian, một phần quan trọng, một bộ phận phong phú nhất trong nền văn học dân gian Tày – Nùng.

Tiểu kết

Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Một vùng đất chuyển giao giữa vùng núi với đồng bằng. Với những điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hoá, Đồng Hỷ là địa phương tập trung đông đảo những dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Nùng. Dao, HMông…Đời sống kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc. Các phong tục tập quán cũng từ đó giao thoa, tiếp biến, tạo nên nhiều nét đổi thay trong các dân tộc huyện Đồng Hỷ. Ngày nay, Đồng Hỷ đang trên đà phát triển, mang một diện mạo khởi sắc, giao lưu và hội nhập.

Trong số các cộng đồng dân tộc của huyện, đồng bào người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình là dân tộc tuy định cư tại Đồng Hỷ chưa lâu nhưng đời sống kinh tế, văn hoá của họ đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá đặc sắc của Đồng Hỷ.

Đồng bào Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình thuộc nhóm Nùng có tộc danh xác định ở cấp độ các nhóm địa phương mới di cư vào Việt Nam cách đây


300 – 400 năm. Sau khi định canh, ổn định cuộc sống, người Nùng Phàn Slình nói chung và người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ nói riêng đã tồn tại và phát triển trong mối quan hệ lưỡng hợp với người Tày và giao lưu văn hoá với các dân tộc khác. Họ định cư, sinh sống ở các vùng đất có điều kiện tự nhiên, môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cư dân. Tuy nhiên nền kinh tế thuần nông, chủ yếu phát triển về sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công chưa trở thành mũi nhọn, vì vậy thu nhập bình quân đầu người chưa cao, cuộc sống còn khó khăn, mang tính tự túc, tự cấp.

Nhà của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình là kiểu nhà sàn, gần với kiểu nhà sàn của người Tày, trang phục truyền thống của họ được cắt may từ vải sợi bông nhuộm chàm, đơn giản, không thêu thùa, trang trí. Bên cạnh trang phục, người Nùng ở xã Hoà Bình còn sử dụng một số đồ trang sức đi kèm, chủ yếu được chế tác bằng bạc: khuyên tai, vòng tay, xà tích…

Thờ cúng là tín ngưỡng cổ truyền, được người Nùng đặc biệt coi trọng. Trong nhà bàn thờ bao giờ cũng là chốn linh thiêng nhất. Bên cạnh đó, họ còn thờ cúng Thổ Công và Thành Hoàng làng, vị thần bảo vệ bản làng, đất đai,

…mục đích xin thần bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, mùa màng.

Văn hoá nghệ thuật, người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình có một kho tàng văn hoá nghệ thuật hết sức phong phú, thể hiện rõ qua các lĩnh vực như : âm nhạc, văn học, múa…Trong đó sli, lượn là hai điệu hát dân ca quen thuộc, truyền thống của cộng đồng Nùng Phàn Slình nơi đây. Sli, lượn không chỉ độc đáo về hình thức mà còn rất đặc sắc về nội dung. Lời sli, lời lượn là tiếng nói trữ tình, tiếng nói khát vọng tình yêu, hạnh phúc trong sáng tự do của nam nữ thanh niên. Trai gái Nùng gửi cả vào đây những lời hẹn ước, thề non hẹn biển và cả những nhớ nhung khi xa cách, những đau đớn tủi hờn khi tình yêu tan vỡ, không thành…


Trên cơ sở hiện thực của điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, đặc điểm dân cư và văn hoá tộc người, cùng rất nhiều các yếu tố của sự cộng cư, giao thoa tộc người và những biến đổi của thời gian cũng như xu thế thời đại những làn điệu dân ca của người Nùng vẫn sống trong lòng mỗi người dân., tiếp tục tồn tại và phát triển những nét đặc sắc riêng trong vốn văn học dân gian của dân tộc Nùng.


CHƯƠNG 2. SLI, LƯỢN CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

2.1 Những nội dung cơ bản của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Sli, lượn nói riêng và các làn điệu dân ca nói chung đã nảy sinh và phát triển thuận theo cùng một dòng chảy của nền văn hoá dân tộc. Cội nguồn của nền văn hóa ấy bắt đầu từ thuở khai thiên lập địa, lớn dần theo những dấu chân khai hoang mở đất, chinh phục thế giới tự nhiên, phát triển các vùng đất mới. Trong dòng chảy chung ấy, mỗi lời sli, câu lượn của đồng bào Nùng đã làm nên những bài ca trữ tình ca ngợi con người lao động và cuộc sống lao động của cộng đồng dân tộc. Nội dung đó đã góp phần làm nên chiều sâu tư tưởng của những bài ca dân gian này. Qua những bài sli, bài lượn những cung bậc phức tạp đa dạng trong thế giới tâm hồn con người đã được phản ánh sâu sắc.

Nhà nghiên cứu Vi Hồng khi tìm hiểu về nội dung của Lượn cũng đã nói: “Khi con người đã đủ khả năng sáng tạo ra một “thế giới thứ hai”, thì con người cũng bắt đầu phát hiện vô vàn những chi tiết đẹp trong thiên nhiên, và đồng thời cũng phát hiện luôn ra cái đẹp của tâm hồn con người …Lượn trữ tình là cái kho chứa đựng toàn bộ tâm hồn dân tộc Tày – Nùng. [04;185].

2.1.1. Tiếng hát ca ngợi con người

Cảm xúc về con người là cảm xúc của mọi cảm xúc. Trong sáng tác văn học cũng vậy, con người luôn là đối tượng trung tâm của tác phẩm. Đặc biệt trong văn học dân gian, khi phản ánh về quá trình phát triển của xã hội, con người luôn được nhìn nhận, phản ánh theo quá trình lao động. Nhất là khi xã hội đã phát triển đến nền kinh tế tự cung tự cấp phồn thịnh thì con người trong dân ca được phản ánh với âm hưởng ngợi ca.

Khi tìm hiểu về sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy nét chính trong tình cảm ca ngợi con người đó là: Con người mang nét đẹp cả về hình thức và tài năng.


Về hình thức, con người luôn mang vẻ đẹp với những gì là đẹp nhất của thiên nhiên, đặc biệt trong con mắt của người yêu mến, quý trọng thì vẻ đẹp của con người ấy càng đẹp hơn, vẻ đẹp ấy đã được nhân lên nhiều lần.

Một muốn mời đĩa rượu chén trà Hai muốn mời chén trà, đĩa rượu

Ba thấy người nói chuyện như mặt trăng Ba thấy người nói chuyện đang toả sáng

(Sli: Pồn cỏ )

Vẻ đẹp của người con gái trong con mắt nhìn của chàng trai là vẻ đẹp rạng ngời nhưng dịu dàng như ánh trăng. Trong trò chuyện, qua lời lẽ, vẻ đẹp ấy càng thêm toả sáng. Nét đẹp của người phụ nữ ở trong câu ca không chỉ là lời khen ngợi về hình thức mà đó cũng chính là sự đánh giá cao vẻ đẹp về phẩm chất mà chàng trai từ sự rung động ban đầu đến tiếp xúc, trò chuyện đã cảm nhận được. Trong những bài ca dân gian của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình việc miêu tả vẻ đẹp của cô gái với ánh trăng không phải chỉ xuất hiện một lần. Bằng lối so sánh hơn, chàng trai đã khẳng định vẻ đẹp của người thương như ánh sáng của “trăng tháng giêng năm mới”. Ánh áng diệu kì, tươi mới của thiên nhiên đã trở thành đối tượng để miêu tả vẻ đẹp của con người.

Da thịt nàng đẹp hơn Trăng rằm sáng mọi nơi

Trăng tháng giêng năm mới

(Lượn: Đệp)

Vẻ đẹp của những cô gái Nùng đã khiến bao chàng trai phải thương nhớ. Vẻ đẹp của đôi lứa trong tình yêu là vẻ đẹp của đôi măng trúc, của những bông lúa chín vàng, những hình ảnh so sánh đầy chất gợi hình.

Nam: Trông nàng vừa đẹp lại vừa xinh Quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ mãi

Nữ: Rừng xanh xuất hiện đôi măng trúc Ruộng tốt xuất hiện bông lúa vàng

(Sli đối đáp)


Đó là vẻ đẹp của sự xứng đôi, vừa lứa, vẻ đẹp của tình yêu.

Trong lời ca của cô gái Nùng, chàng trai mang vẻ đẹp là sức mạnh, là sự lớn lao, sự che trở, điểm tựa vững vàng trong cuộc sống. Nội dung đó được bộc lộ qua sự băn khoăn, lo lắng liệu mình có được điểm tựa đó hay không của cô gái Nùng. Phải chăng đó là lời ca, niềm mong ước của những cô gái khi đến tuổi tìm bạn đời.

Bóng chàng dâm như bóng cây to

Liệu mình có được hưởng hay không.

(Sli đối đáp)

Ở bất kì thời đại nào những người thông minh tài trí cũng đều được coi trọng, yêu mến. Đó là vẻ đẹp của sự thông minh, nhanh nhẹn và tài năng của con người.

Người thông minh gia đình cùng nhớ

(Sli: Mắc mận)

Trong các bài sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình, sự quý trọng, ca ngợi con người còn được thể hiện qua việc phản ánh cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ gia đình, xã hội.

Với mỗi tộc người và đặc biệt với người Nùng Phàn Slình, trong gia đình, lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên được thể hiện rất rõ qua tín ngưỡng thờ cúng. Tổ tiên luôn được con cháu nhắc tới với lòng kính trọng.

Vào bản còn kính bàn gia tiên Vào bản còn kính ông thổ công Bàn thờ linh thiêng

Còn kính ông bố cùng bà mẹ Còn kính bà mẹ và ông bố

(Kinh lò)

Trong đời sống xã hội, con ngươì cùng các mối quan hệ xã hội đã được phản ánh trong sli, lượn. Sli, lượn. Cũng như các làn điệu dân ca trữ tình của


nhiều dân tộc khác thường chỉ có hai nhân vật, trong đối đáp giao duyên đó có thể là chàng trai và cô gái, nhưng trong những bài sli, bài lượn khác thì hai nhân vật đó còn có thể hiểu là “chủ” và “khách”. Trong những ngày đầu năm, khi người dân nô nức đi chơi xuân, chúc tết hết từ bản này sang bản khác, có khi các chàng trai, cô gái còn đi chơi hội đến hết cả tháng giêng, họ gặp gỡ làm quen, cùng nhau hát lên những lời ca trữ tình, say đắm.

Bạn ơi xuất hiện ở làng này Bạn ơi xuất hiện tại nhà này

Đi bốn phương trời được gặp nhau.

Sau lời chào của “chủ”, “khách” đáp lại bằng lời chúc năm mới. Lời chúc mang khát vọng của nhân dân về một năm mới ấm no, hạnh phúc, với những điều may mắn sẽ đến với gia đình.

Ông chủ gia đình nhiều niềm vui

Ông chủ gia đình đại giàu có Ông chủ gia đình đại may mắn Năm nay trở đi sung sướng nhiều Năm nay làm ăn đều như ý

Phù hộ trong nhà sinh con trai Phù hộ trong nhà sinh trai trưởng Lớn lên đi học thành người tài Lớn lên đi xa thành người giỏi

Bảy phía Thái Nguyên được nhờ nhiều

( Sli: Cong Hồ)

Những điều may mắn: niềm vui, sự giàu có, may mắn, sung sướng và đặc biệt sinh được con trai tài giỏi… là những khát vọng mà con người luôn mong ước có được đã được người “ khách” nói đến trong lời chúc đầu năm mới của mình.

Những lời lượn, lời sli hay những lời ca ân tình hiếu khách. Lòng yêu thương, hiếu khách của người chủ nhà đã đem đến những tình cảm sâu sắc trong lòng người khách nơi xa. Đêm tối đường xa, ghé chân nghỉ trọ, bằng sự


hiếu khách, người chủ nhà đã đem đến cho người khách sự ấm áp, tình cảm gia đình. Tình cảm ấy đã nói lên những nét đẹp tình nghĩa trong văn hoá ứng xử của người Nùng Phàn Slình.

Đường xa chân tay mỏi Bóng chiều tìm cuối đường Chiều tối đến rồi tìm nhà trọ Mẹ trong nhà ra đón

Đón con bước lên nhà Con cúi mặt đun củi Sáng mai con lại đi Nhà mẹ tốt như cũ

(Lượn: Tò lờn)

Để đáp lại sự hiếu khách và tỏ lòng biết ơn tới chủ nhà, “khách” đã ca ngợi sự tiếp đãi chu đáo ấy. Bằng cách nói khiêm tốn, có phần hạ mình để đề cao nhà chủ, “khách” đã cất lên câu ca ca ngợi chiếc chiếu đẹp, ca ngợi chiếc chiếu hoa của nhà chủ, những vật dụng có thể là bình thường mà “chủ” đã dành cho “khách”. Cách nói hạ mình “mai về nằm đệm rách, mai về nằm đệm vá” thực chất là để “khách” bày tỏ sự cảm ơn tới “chủ”.

Chiếu đẹp chiếu đẹp toàn chiếu đẹp Chiếu hoa mãi mãi sáng tốt tươi Chiếu hoa mãi mãi sáng muôn màu Hôm nay đến nằm chiếc chiếu đẹp Hôm nay đến nằm chiếc chiếu hoa Tối mai về nhà nằm đệm vá

Tối mai về nhà nằm đệm rách

Bữa ăn không bằng bữa nhà người chăn gà

(Sli: Phục dùng)

Mặt khác ca ngợi những vật dụng ấy từ chiếc chiếu đẹp, chiếc chiếu hoa … tưỏng chừng như rất bình thường nhưng đó lại là những sáng tạo vật


chất mà người sáng tạo đã ghi tạc bao công lao, tâm huyết thậm chí gửi cả tâm hồn của mình trong đó.

Người Nùng rất thích hát sli, hát lượn, tiếng hát vang lên trong những ngày lễ hội, tiếng hát vấn vương trên bản làng, tiếng hát trên nương, ngoài suối và nhất là trên đường đi phiên chợ. Họ có thể hát say sưa từ ngày qua đêm và trong những lời ca của họ hai chữ sli, lượn cũng đã được nhắc đến.

- Công việc làm ăn còn lâu dài Hát sli, hát lượn một thời thôi

- Việc làm, việc ăn nuôi sống người Hát sli, hát lượn bóng gió thôi

- Công việc làm ăn cả một đời Hát Sli, hát lượn chỉ tuổi xuân

(Sli đối đáp)

Và đó cũng là nơi để họ “Gửi cả tâm tình vào lời sli”, lời sli vang xa qua những gốc cây vọng theo tiếng hát của núi rừng hùng vĩ, “Hát lên tiếng hát cho đời nở hoa”.

Sli, lượn, những bài ca dân gian “ca ngợi những con người đẹp như những bông hoa và tự do như những cánh chim bay”. [04;176]. Những bài ca dân gian này không biết từ bao đời đã trở thành máu thịt của dân tộc Nùng. Những bài ca được mọi người ưa thích và cũng là niềm tự hào của họ. Đó là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của đồng bào Nùng Phàn Slình để rồi tiếng sli của họ không ngừng (Shoểu nhòi sli mờ quà cóc mạc) “Hát lên những tiếng sli vang qua những gốc cây”.

2.1.2. Tiếng hát tâm tình của đôi lứa

Trong văn học nghệ thuật, tình yêu là một trong những vấn đề từ lâu trở thành cái trục cho thơ ca xoay quanh. Cũng xoay quanh trục ấy, lời tỏ tình của nam nữ là một trong những đề tài hấp dẫn. Điều này lí giải vì sao trong những

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí