Tỷ Lệ Sinh Sản Của Lươn Đồng Ở Các Nghiệm Thức Sử Dụng Kích Dục Tố Khác Nhau Ở Thí Nghiệm 2 (Không Nuôi Vỗ) Và Thí Nghiệm 3 (Nuôi Vỗ).

Bảng 4.5. Các yếu tố môi trường



đối chứng

HCG

LHRH-a

Nhiệt độ (0C) S

25,9±0,66

25,9±0,66

25,9±0,66

C

27,2±0,63

27,2±0,63

27,2±0,63

Oxy (mg/L) S

5,07±0,12

5,05 ± 0,15

5,08±0,15

C

5,22±0,11

5,19±0,40

5,23±0,13

TN2 pH S

7,38±0,08

7,40±0,10

7,37±0,10

C

7,53±0,04

7,50±0,04

7,50±0,03

NO2- (mg/L)

0,10±0,01

0,07±0,01

0,06±0,01

NO3- (mg/L)

0,51±0,21

0,46±0,20

0,45±0,18

NH4+ (mg/L)

0,24±0,07

0,27±0,08

0,22±0,07

S

25,4±0,76

25,4±0,76

25,4±0,76

C

27,0±0,99

27,0±0,99

27,0±0,99

S

5,12±0,40

5,19 ± 0,16

5,16±0,14

C

5,07±0,13

5,12±0,17

5,11±0,15

TN3 S

7,44±0,13

7,34±0,12

7,37±0,14

C

7,68±0,14

7,63±0,17

7,61±0,15

NO2- (mg/L)

0,19±0,08

0,15±0,08

0,14±0,09

NO3- (mg/L)

0,51±0,20

0,48±0,36

0,49±0,36

NH4+ (mg/L)

0,22±0,13

0,26±0,11

0,23±0,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Yếu tố

Nghiệm thức


Nhiệt độ (0C)


Oxy (mg/L)


pH


Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn S: Sáng C: Chiều

Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sống và sinh sản của cá trong suốt vòng đời của chúng (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Qua bảng 4.5 ta thấy nhiệt độ trung bình trong ngày dao động trong khoảng 25,4-27,20C. Nhiệt độ thấp nhất là 24,50C diễn ra vào buổi sáng và cao nhất là 29,50C vào buổi chiều. Theo Trương Quốc Phú (2004) nhiệt độ từ 25-320C thích hợp cho các loài cá nhiệt đới. Vậy nhiệt độ nước trong thí nghiệm 2 và 3 nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của lươn đồng.

Oxy là chất khí quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động sống của tất cả các loài thuỷ sinh vật. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trung bình dao động trong khoảng 5,05-5,23 mg/L. Hàm lượng oxy thấp nhất là 2,10 mg/L và cao nhất là 5,87 mg/L. Nhìn chung, với việc sụt khí mạnh và hệ thống nước

chảy tràn nên hàm lượng oxy trung bình nằm trong khoảng tối ưu cho hoạt

động sống và sinh sản bình thường của lươn đồng.

Chỉ số pH của thí nghiệm nằm trong khoảng 7,47-7,53, chỉ số pH thấp nhất là 7,1 vào buổi sáng và cao nhất là 8,1 vào buổi chiều, nằm trong khoảng tối ưu cho sự phát triển của cá.

Hàm lượng NO2- trong nước trung bình từ 0,06-0,19 mg/L. Thấp nhất là 0,05 mg/L và cao nhất là 0,47 mg/L. Hàm lượng NO2- nằm trong khoảng thích hợp cho động vật thủy sản là từ 0-0,2 mg/L (Boyd, 1998). Hàm lượng NO3- trung bình dao động trong khoảng 0,45-0,51 mg/L, thấp nhất là 0,20 mg/L và cao nhất là 0,91 mg/L. Trong khi đó hàm lượng NH4+ trung bình dao động trong khoảng 0,22-0,27 mg/L, thấp nhất là 0,03 mg/L, và cao nhất là 0,76 mg/L. Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng NO3- và NH4+ thích hợp cho các loài cá nước ngọt lần lượt là 0,1-10 mg/L và 0,2–2 mg/L.

Nhìn chung, việc kích thích nước bằng hệ thống chảy tràn với nguồn nước sinh hoạt đã được xử lý nên các yếu tố pH, hàm lượng độc chất NO2-, NO3-, NH4+ thấp, ít dao động nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của lươn đồng.


4.2.2. Tỷ lệ sinh sản

Tỷ lệ sinh sản của lươn đồng trong thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 thể hiện qua hình 4.8.


83.3

66.7

50

50

33.3

33.3

90.0

80.0

Tỷlệsinh sản (%)

70.0

60.0

50.0

40.0

30.0

20.0

10.0

0.0


ĐC HCG LHRH-a

Nghiệm thức


Không nuôi vỗ Nuôi vỗ


Hình 4.8: Tỷ lệ sinh sản của lươn đồng ở các nghiệm thức sử dụng kích dục tố khác nhau ở thí nghiệm 2 (không nuôi vỗ) và thí nghiệm 3 (nuôi vỗ).

Ở thí nghiệm 2 lươn chỉ bắt đầu sinh sản sau khi tiêm kích dục tố 19 ngày ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức HCG là 36 ngày và LHRH-a là 44 ngày. Ngược lại, ở thí nghiệm 2 lươn sinh sản sau 4 ngày tiêm kích dục tố LHRH-a, và nghiệm thức đối chứng. Riêng nghiệm thức HCG, thời gian sinh sản lần đầu là 7 ngày.

Hình 4.8 thể hiện tỷ lệ sinh sản của thí nghiệm 3 với nguồn lươn được nuôi vỗ thành thục cao hơn rất nhiều so với ở thí nghiệm 2 (nguồn lươn bố mẹ không được nuôi vỗ). Nghiệm thức tiêm LHRH-a cho tỷ lệ sinh sản cao nhất ở thí nghiệm 2 (50%), trong khi ở thí nghiệm 3 là nghiệm thức tiêm HCG (83,3%). Tỷ lệ sinh sản của nghiệm thức đối chứng (tiêm nước muối sinh lý) và nghiệm thức tiêm HCG ở thí nghiệm 2 có tỷ lệ như nhau (33,3%). So với tỷ lệ sinh sản của nghiệm thức LHRH-a (66,7%) ở thí nghiệm 3 nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ sinh sản thấp hơn với 50% cặp bố mẹ tham gia sinh sản.

Tỷ lệ sinh sản của tất cả các nghiệm thức ở thí nghiệm 3 đều cao hơn so với các tỷ lệ tương ứng ở thí nghiệm 2 là do nguồn lươn bố mẹ trước khi cho sinh sản đã được nuôi vỗ thành thục. Ở thí nghiệm 3 lươn bố mẹ được nuôi vỗ với thức ăn là tép tươi và trùng quế, mỗi tuần tiêm HCG với liều lượng 300 UI/kg, sau 1 tháng nuôi vỗ các cặp lươn bố mẹ đã đạt hệ số thành thục cao nên khi tiêm kích dục tố chúng đã sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong khi đó, lươn bố mẹ của thí nghiệm 2 được chọn lọc cho sinh sản ngay từ nguồn lươn nuôi thương phẩm nên hệ số thành thục chưa cao, một số cặp chưa đủ thành thục để sẵn sàng tham gia sinh sản khi tiêm kích dục tố.


Hình 4 9 Tổ bọt của lươn Hình 4 10 Trứng lươn Qua thí nghiệm 2 ta thấy rằng 1Hình 4 9 Tổ bọt của lươn Hình 4 10 Trứng lươn Qua thí nghiệm 2 ta thấy rằng 2


Hình 4.9: Tổ bọt của lươn Hình 4.10: Trứng lươn

Qua thí nghiệm 2 ta thấy rằng, có thể cho lươn sinh sản ngay từ nguồn lươn nuôi thương phẩm không cần nuôi vỗ. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh sản không cao. Để đạt được tỷ lệ tham gia sinh sản hiệu quả, nên nuôi vỗ lươn bố mẹ trước 1 tháng theo quy trình đã nêu.

4.2.3. Tỷ lệ thụ tinh

Bảng 4.6. Tỷ lệ thụ tinh của lươn đồng ở các thí nghiệm


Tỷ lệ thụ tinh (%)


Thí nghiệm 2

(Nguồn lươn không nuôi vỗ)

Thí nghiệm 3

(Nguồn lươn có nuôi vỗ)

Nghiệm thức

Đối chứng HCG LHRH-a 90,0 ±4,57 90,4 ± 4,00 87,5 ± 3,48


87,2±10,37 88,7±15,49 81,0±20,54


Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ thụ tinh của trứng lươn ở thí nghiệm 2 cao hơn so với tỷ lệ thụ tinh của thí nghiệm 3, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nghiệm thức tiêm kích dục tố HCG ở thí nghiệm 2 cho tỷ lệ thụ tinh cao nhất (90,4%), thấp nhất là nghiệm thức tiêm LHRH-a (87,5%), nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ thụ tinh là 90%. Tương tự xu hướng trên, ở thí nghiệm 3 nghiệm thức tiêm HCG có tỷ lệ thụ tinh cao nhất (88,7%), tiếp đó là nghiệm thức đối chứng (87,2%) và thấp nhất là nghiệm thức LHRH-a (81%).

Tỷ lệ thụ tinh bình quân của trứng lươn đồng ở các nghiệm thức cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) là 73% nhưng hơi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hoa (2008) là 96-98%.

Tỷ lệ thụ tinh trung bình của trứng lươn đồng ở thí nghiệm 2 và 3 cũng cao hơn so với các loài cá khác như cá lăng (Mystus wyckii) là 51,45–82,25% (Nguyễn Văn Kiểm, 2008), cá trê trắng (Clarias batrachus) là 55,43–72,45% (Huỳnh Kim Hường, 2005), cá chạch sông (Macrognathus siamensis) là 70,73–80,37% (Nguyễn Quốc Đạt, 2007).



Hình 4 11 Trứng lươn sắp nở Hình 4 12 Lươn con mới nở Hình 4 13 Lươn giống 3Hình 4 11 Trứng lươn sắp nở Hình 4 12 Lươn con mới nở Hình 4 13 Lươn giống 4


Hình 4.11: Trứng lươn sắp nở Hình 4.12: Lươn con mới nở


Hình 4 13 Lươn giống 3 ngày tuổi Hình 4 14 Lươn giống 1 tháng tuổi 4 2 4 Tỷ 5Hình 4 13 Lươn giống 3 ngày tuổi Hình 4 14 Lươn giống 1 tháng tuổi 4 2 4 Tỷ 6


Hình 4.13: Lươn giống 3 ngày tuổi Hình 4.14: Lươn giống 1 tháng tuổi


4.2.4. Tỷ lệ nở

Bảng 4.7. Tỷ lệ nở của lươn đồng ở các thí nghiệm



Tỷ lệ nở (%)


Thí nghiệm 2 (Không nuôi vỗ) Thí nghiệm 3 (Có nuôi vỗ)

Nghiệm thức

Đối chứng HCG LHRH-a 86,6 ± 3,86 88,4 ± 7,41 90,5 ± 4,55


96,4±3,45 89,4±21,04 86,7±21,78

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Qua bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ nở của trứng lươn cao nhất ở thí nghiệm 2 là nghiệm thức LHRH-a (90%), tiếp đó là nghiệm thức HCG (88,4%) và cuối cùng là nghiệm thức đối chứng (86,6%). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. Đối với thí nghiệm 3 tỷ lệ nở cao nhất ở nghiệm thức đối chứng là 96,4%, tiếp đó là nghiệm thức HCG (89,4%) và thấp nhất là nghiệm thức LHRH-a (86,7%). Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỷ lệ nở trung bình của trứng lươn ở thí nghiệm 2 và 3 là 86,6 - 96,4 cao hơn so với thí nghiệm sản xuất giống lươn đồng của Nguyễn Thị Lệ Hoa (2008) là 79,70-94,82% và Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) với tỷ lệ thụ tinh cao nhất là 95%.

Bên cạnh đó, so với những loài cá khác như cá thát lát (Chitala chitala) là 71-79% (Phạm Minh Thành, 2008), cá trê trắng (Clarias batrachus) là 30,35–45,16% (Huỳnh Kim Hường, 2005), tỷ lệ nở của lươn đồng trong thí nghiệm 2 và 3 cũng cao hơn.

4.2.5. Tỷ lệ sống của lươn con sau 1 tháng

Qua biểu đồ 4.11 cho thấy tỉ lệ sống của lươn con ở thí nghiệm 2 (không nuôi vỗ) nhìn chung cao hơn so với thí nghiệm 3 (nuôi vỗ). Ở thí nghiệm 2, nghiệm thức HCG có tỷ lệ sống của lươn bột sau 1 tháng cao nhất (91,8%), nghiệm thức LHRH-a đứng thứ 2 với 84,3%. Ở nghiệm thức đối chứng lươn không nở nên không tính tỉ lệ sống.

Ở thí nghiệm 3, tỷ lệ sống của lươn bột đạt cao nhất ở nghiệm thức HCG (85,7%) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với tỷ lệ sống đạt 83,0%. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).


83.0

85.7

83.3

91.8

84.3

120


100


Tỷlệsống (%)

80


60 Không nuôi vỗ

Nuôi vỗ

40


20


0

ĐC HCG LHRH-a

Nghiệm thức


Hình 4.15: Tỷ lệ sống của lươn bột của các nghiệm thức khác nhau

ở thí nghiệm 2 (không buôi vỗ) và thí nghiệm 3 (nuôi vỗ).

Tỷ lệ sống của lươn bột sau 1 tháng tương đối cao, dao động trong khoảng 83,0-91,8%, và khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng các loại kích dục tố trên không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lươn đồng trong tháng đầu tính từ lúc vừa mới nở.

4.2.5. Chu kỳ sinh sản

Chu kỳ sinh sản ở các nghiệm thức khác nhau của lươn đồng thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.8. Thời gian tái sinh sản của lươn đồng



Chu kỳ tái sinh sản (ngày)

Nghiệm thức



Đối chứng

HCG

LHRH-a

Trung bình

11,20±10,62



(Không nuôi vỗ) Cao nhất

29



Thấp nhất

4



Trung bình

10,56 ± 6,21

13,92±9,92

13,56±10,22

Thí nghiệm 3

(Có nuôi vỗ) Cao nhất

24

34

32

Thấp nhất

5

3

6

Thí nghiệm 2


Ghi chú: Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Bảng 4.8 cho thấy chu kỳ sinh sản trung bình của lươn đồng ở thí nghiệm 3 dao động trong khoảng từ 10,56-13,92 ngày. Nghiệm thức tiêm HCG có chu kỳ tái sinh sản trung bình dài nhất (13,92 ngày), tiếp theo là nghiệm thức LHRH-a (13,56 ngày), và ngắn nhất ở nghiệm thức đối chứng (10,56 ngày). Thời gian giữa 2 lần sinh sản dài nhất là 34 ngày và ngắn nhất là 3 ngày. Ở thí nghiệm nguồn lươn không nuôi vỗ chu kỳ tái sinh sản của nghiệm thức HCG dao động trong khoảng 4-29 ngày, thời gian tái sinh sản trung bình là 11,20 ngày. Ở nghiệm thức HCG và LHRH-a không xác định được thời gian tái sinh sản do các cặp chỉ sinh sản tối đa 1 lần trong suốt thời gian thí nghiệm.

Số lần sinh sản của mỗi cặp bố mẹ thức ở thí nghiệm 2 và 3 biến động khá lớn. Ở thí nghiệm 2 nghiệm thức đối chứng có số lần sinh sản ở mỗi bể dao động từ 0-4 lần, nghiệm thức HCG và LHRH-a là 0-1 lần. Thí nghiệm với nguồn lươn có nuôi vỗ có số lần sinh sản cao hơn lươn không nuôi vỗ (thí nghiệm 2), nghiệm thức đối chứng có số lần sinh sản dao động từ 0-8 lần, nghiệm thức LHRH-a là từ 0-5 lần, cao nhất là nghiệm thức HCG với số lần sinh sản tối đa trên cặp là 10 lần. Việc số lần sinh sản trên 1 cặp của thí nghiệm 3 cao hơn thí nghiệm 2 là do ở thí nghiệm 3 có quá trình nuôi vỗ thành thục, vì vậy khi tiêm kích dục tố các cặp bố mẹ đã sẵn sàng tham gia sinh sản do đó thời gian bắt đầu sinh sản sớm hơn rất nhiều so với thí nghiệm 2, nên thời gian tái sinh sản ngắn hơn.

4.2.6. Hạch toán kinh tế

Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của thí nghiệm 2 và 3


Chi phí, thu nhập và lợi nhuận

(ngàn đồng)

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Lươn bố mẹ

1700

1700

Thức ăn cho lươn bố mẹ

990

1050

Thức ăn cho lươn con

90

312

HCG

64

192

LHRH-a

36

36

Tổng chi phí

2880

3290

Số lươn 1 tháng tuổi

569

5770

Tổng thu nhập (số con*2,5)

1423

14425

Lợi nhuận

-1458

11135

Tỷ suất lợi nhuận

-0,51

3,38


Bảng 4.9 cho thấy chi phí lớn nhất trong sản xuất giống lươn đồng là chi phí mua lươn bố mẹ (1.700.000 đ), tiếp theo là chi phí mua thức ăn (40.000 đ/kg tép tươi hoặc trùng quế), kích dục tố có chi phí thấp nhất so với các loại chi phí khác. Ta dễ dàng nhận thấy chi phí của 2 thí nghiệm trên khác nhau ở chi phí thức ăn cho lươn bố mẹ, chi phí mua kích dục tố và chi phí thức ăn cho lươn giống. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do ở thí nghiệm 3 có quá trình nuôi vỗ thành thục cho lươn bố mẹ, nên phải tốn thêm thức ăn trong quá trình nuôi vỗ và kích dục tố HCG vào mỗi tuần.

Tỷ suất lợi nhuận của thí nghiệm 3 là 3,38. Tuy nhiên, ở thí nghiệm 2, tỷ suất lợi nhuận là -0,51, nghĩa là phải chịu lỗ 0,51 đồng trên mỗi đồng vốn đầu tư. Như vậy, việc sản xuất giống lươn đồng theo thí nghiệm 3 (nguồn lươn được nuôi vỗ thành thục) có lợi nhuận cao trong khi sản xuất theo mô hình của thí nghiệm 2 (không nuôi vỗ thành thục) dẫn đến bị lỗ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022