Lễ Hội Oóc Pò Với Sli, Lượn Của Người Nùng Phàn Slình Ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên


Những yếu tố ngôn ngữ được lặp lại tạo thành từng cặp câu thơ liền kề. Cùng với việc lặp lại những yếu tố ngôn ngữ là thể thơ ngũ ngôn, hoặc thất ngôn. Số tiếng ở mỗi câu là bằng nhau, mỗi lời sli, câu lượn xét về mặt nhịp điệu có sự cân đối hài hoà, êm ái trong lời ca.

Bước vào cổng nhà đầy thông gia Bước vào cổng nhà đầy liên gia Bốn bề tứ phương anh em đến Bốn bề tứ phương đến tại nhà Không rõ mời rượi hay mời trà Không rõ mời trà hay mời rượu…

(Sli Lảu)

Có khi đó là khẩn chương trong nhịp điệu lao động:

Khắp núi rừng mọc cây gỗ tạp Khắp núi rừng mọc cây gỗ nghiến Để mình cầm dao đến mình chặt Để mình mang dao đến mình phát Vừa ôm vừa bê về rào rau

Vừa ôm vừa bê về rào mía Đừng để lợn to vào phá rau Đừng để lợn to vào phá mía Để vườn tốt được ra vườn tốt Để bãi mía ngon ra mía ngon.

(Sli: Khẩn kinh).

Hình thức lặp ở đây không phải là lặp hoàn toàn, mà đã có sự lựa chọn, thay đổi từ ngữ, đặc biệt là lặp nhưng vẫn duy trì sự phát triển trong nội dung ý nghĩa của câu thơ nên lặp nhiều nhưng không đơn điệu mà câu thơ vẫn mang những sắc thái mới phong phú, độc đáo.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Nhiều khi việc lặp lại trong những câu thơ góp phần diễn tả tâm trạng của nhân vật, diễn tả bước đi của tâm trạng:

Bước lên trến đá đặt nón chờ Bước lên trên đá đặt nón đợi Mai này cách xa còn mãi nhớ

Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 6

Dù không chung sống cũng chung thời Để mình mãi mãi còn luyến lưu.

(Sli Só Sình)

Như vậy kết cấu lặp không những có ý nghĩa tạo ra nhạc điệu cho lời thơ mà còn góp phần thể hiện, truyền đạt nội dung ý nghĩa của bài hát.

Trong những bài sli nói về các tháng trong năm và công việc lao động cần làm cho việc cấy hái ở từng tháng, việc lặp lại những câu thơ đã góp phần diễn tả nhịp điệu của thời gian, từng bước đi đều đặn.

Sự lặp lại câu thơ, từ ngữ, hình ảnh tạo ra cảm xúc nối tiếp, vô tận, cuốn hút người nghe vào mạch cảm xúc của bài hát, tạo hiệu quả độc đáo cho lời ca dân gian.

2.2.3. Diễn xướng sli, lượn

Trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học dân gian, người nghiên cứu không thể không tìm hiểu về hình thức diễn xướng của tác phẩm ấy. Diễn xướng là môi trường sống cố hữu của văn nghệ dân gian. Từ điển tiếng Việt định nghĩa : “Diễn xướng là trình bày sáng tác dân gian bằng động tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu”.

Môi trường diễn xướng, hình thức diễn xướng mặc dù là những yếu tố nằm ngoài văn bản nhưng nó lại có vai trò là những yếu tố nghệ thuật mang tính đặc thù của thi pháp văn học dân gian, là những thành tố của một tác phẩm văn học dân gian, góp phần làm nên giá trị mĩ học của tác phẩm.


* Môi trường diễn xướng

Nhắc tới môi trường diễn xướng là chúng ta nhắc tới không gian diễn xướng và thời gian diễn xướng. Các bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình gắn liền với các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng. Không gian diễn xướng của sli, lượn chính là môi trường sinh hoạt, là nơi tiến hành tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng.

Với mỗi hoạt động sinh hoạt văn hoá khác nhau thì lại có một môi trường diễn xướng cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung các bài sli, bài lượn thường được diễn ra ngay trong nhà. Không gian nhà sàn đã trở thành một sân khấu để tổ chức các cuộc hát. Hát mừng nhà mới, hát mừng sinh nhật hay những bài ca chúc mừng năm mới của khách khi đến thăm nhà…. Trong đám cưới không gian nhà sàn cũng chính là nơi diễn ra những lời hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái…Những buổi hát tỏ tình trong những đêm mùa xuân bên bếp lửa ấm ấp tạo một không gian thân mật, tình cảm, rút ngắn khoảng cách giữa “chủ” và “khách” để những người tham gia buổi hát trở nên gần gũi hơn, cùng cất lên những lời ca mượt mà tha thiết.. Có lẽ vì thế mà trong “sli, lượn dân ca trữ tình Tày Nùng” tác giả Vi Hồng đã nói : “Lượn sân khấu nhà sàn”.

Ngoài ra không gian diễn xướng của sli, lượn còn diễn ra ở ngoài trời. Người Nùng Phàn Slình có thể cất lên tiếng hát ngay khi đang làm việc trên nương, ngoài bãi. Trong những phiên chợ, hay ngày hội làng họ cùng nhau hát lên những bài hát ca ngợi tháng giêng, ca ngợi mùa xuân. Trên đường đi nếu gặp nhau, những chàng trai, cô gái lại cất lên tiếng hát, chào hỏi, làm quen.

Nhân dịp đôi ta gặp nhau

Ta tâm sự bằng lời ca tiếng hát.

(Sli đối đáp)


- Tháng giêng mùa xuân hoa mận hoa đào nở trắng nở hồng Bốn phía thập phương quý khách đến chơi hội

Mọi nhà hương thơm ngào ngạt bàn gia tiên…

Tương ứng với không gian diễn xướng là thời gian diễn xướng. Thời gian diễn xướng có thể diễn ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm, trong ngày. Tuỳ thuộc vào từng buổi hát và các nghi lễ sinh hoạt tương ứng. Nhưng khoảng thời gian thích hợp nhất để tổ chức các buổi hát là những ngày mùa xuân, khi công việc đồng áng của một năm đã tạm xong, đây là thời gian của những lễ hội, của những ngày đi chơi hội. Ở miền núi, những ngày vui xuân là khoảng thời gian được kéo dài, có khi kéo dài hết tháng ba, đó là thời điểm thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng.

Các buổi hát sli có thể diễn ra trong khoảng thời gian không có tính chất cố định, thời gian ấy có thể một ngày, một đêm cũng có khi kéo dài tới ba, bốn ngày, ba, bốn đêm. Điều này phụ thuộc vào vốn sli, lượn của người hát và tài nghệ ứng tác của những người tham gia.

* Hình thức diễn xướng

Hát sli, hát lượn gắn với các hoạt động sinh hoạt văn hoá, nghi lễ văn hoá khác nhau lại có những hình thức diễn xướng cụ thể khác nhau.

Trong tang ma và lễ mừng thọ của người Nùng Phàn Slình, hát sli, lượn chủ yếu được thực hiện bởi thầy Mo, thầy Tào. Ở một buổi lễ mừng sinh nhật xen vào những bài cúng, thầy Tào sẽ hát những bài sli nói về tiểu sử của người được tổ chức sinh nhật. Trong tang ma, xen vào những bài cúng của các thầy Mo là những bài sli minh tinh của con gái, con trai khóc cha, khóc mẹ. Hình thức diễn ra dưới dạng hát đối đáp giữa các thầy Mo thay lời nói lên tình cảm của con cái đối với cha mẹ và những bài sli nói lên tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.


Hát sli, hát lượn trong đám cưới, lễ mừng nhà mới, lễ hội ra đồi (Oóc Pò) của người Nùng Phàn Slình đều có một điểm chung về mặt tổ chức. Một buổi hát thường được tổ chức theo một trình tự nhất định.

Chặng thứ nhất: Hát chào hỏi.

Trong đám cưới, lễ mừng nhà mới và lễ ra đồi của người Nùng Phàn Slình đều có màn hát chào hỏi. Phần hát này do chủ nhà, hoặc người của xóm, của làng ( tổ chức lễ mừng nhà mới, lễ ra đồi) với vai trò là “chủ” sẽ hát .


Đôi ta thư giãn hát đôi lời

Xem giọng có hoà lỡ hay không Giọng ta còn hợp hay không hợp…

Chặng thứ hai: Hát ca ngợi.

Sau màn hát chào hỏi của “chủ”, những người khách sẽ hát những bài sli, bài lượn ca ngợi. Ca ngợi đám cưới, đối với hát sli trong đám cưới, ca ngợi nhà mới trong lễ mừng nhà mới và ca ngợi mùa xuân, ca ngợi tháng giêng, ca ngợi mùa màng đối với lễ hội Oóc Pò và dịp đón năm mới.

Tháng giêng mùa xuân tết đến tết Phượng hoàng bay về bãi lâu niên Làm bánh một ngày sao không lỡ Mong rằng dựng được nghìn nền nhà Mong rằng bền vững mãi ngàn năm Cầu cho nhà cửa mình bình yên

Cầu cho nhà cửa mình phát lộc…

(Sli: Mừng tháng giêng).

Ở phần thứ hai này, khi người khách hát lời ca ca ngợi thì “chủ” bắt buộc phải hát theo làn điệu đó. “Khách” hát câu nào thì “chủ ” phải hát lại câu ấy. Hình thức hát này không phải là hát đối đáp mà hát với tính chất khoe làn điệu. Nếu “chủ” không hát theo được là thua.


Chặng thứ ba: Hát đối đáp.

Bao giờ phần thứ ba trong một buổi hát sli, hát lượn cũng là những bài hát đối đáp giao duyên của những đôi trai gái.

Hát đối đáp đòi hỏi sự ứng tác, khi có người cất lên tiếng hát thi đòi hỏi người nghe phải đáp lại ngay. Người nói trước không phân biệt là nam hay nữ. Trong hát đối đáp nhân vật ít nhất phải gồm có hai người. Khi hát ở nhà sàn, thường người nữ ngồi bên trong buồng hát ra, người nam ngồi bên ngoài hát vọng vào.

VD lời hát đá đưa, trêu đùa của đôi trai gái:

- Nữ: Mười hai tháng dồn thành một năm Cây mía trong vườn có bao nhiêu mắt.

- Nam: Mười hai tháng dồn thành một năm Cây mía trong vườn mười hai mắt.

Chặng thứ tư: Hát tiễn khách về.

Kết thúc cuộc hát, “khách” hát xin phép về, “chủ” hát lời ca mời ở lại. VD: “Khách”: Chúng mình tâm sự đến đây, mình về trước nhé.

“Chủ”: Chúng mình đang tâm sự chưa về được đâu.

Tiểu kết :

Qua việc phân tích, tìm hiểu nội dung và một số đặc điểm nghệ thuật sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng ta có thể khẳng định: Nội dung phản ánh của các làn điệu dân ca này vô cùng đa dạng và phong phú. Khi đọc những câu sli, câu lượn, người đọc thấy ngay một thế giới tình cảm sâu sắc. Đó là thế giới tình cảm, tình yêu đôi lứa của những chàng trai, cô gái trao gửi cho nhau, những lời yêu thương chân thành, thuỷ chung. Đó là khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, giàu tình nghĩa đã được giãi bày một cách khôn khéo, tinh tế.


Không chỉ gửi gắm những tâm tư tình cảm, những lời yêu thương tha thiết, những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng này còn cho thấy những nếp cảm, nếp nghĩ, phản ánh thế giới quan của người Nùng Phàn Slình. Họ cất lên tiếng ca về cuộc sống, ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động thể hiện sự coi trọng tình cảm đời sống của người dân. Đồng thời phản ánh sự gắn bó và tình yêu thiên nhiên tha thiết của con người. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, của bản làng với những nét vẽ tươi sinh cho thấy sự gần gũi và tình cảm đặc biệt của con người với thiên nhiên, với họ thiên nhiên là người bạn ân tình, thuỷ chung. Qua cảnh sắc về một bản làng trù phú, bức tranh nông thôn miền núi đã nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Các làn điệu dân ca sli, lượn đã phản ánh sinh động, sắc nét xã hội, văn hoá phong tục và thế giới tâm hồn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình. Những quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn trong thế giới quan và nhân sinh quan của họ góp phần đem đến nội dung mang tính thuyết lí và nhân văn sâu sắc, vì vậy các làn điệu dân ca này có tác dụng giáo dục cao mà vẫn vui tươi, hấp dẫn.

Qua tìm hiểu một số yếu tố thi pháp sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng ta có thể thấy những giá trị nghệ thuật độc đáo của những làn điệu dân ca này. Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ dân gian đã có nhiều sáng tạo về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong sli, lượn là ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng, vừa mang tính nghệ thuật lại đậm chất dân tộc. Ngôn ngữ vừa giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày vừa mang tính nghệ thuật cao. Đó là kết quả của việc vận dụng khéo léo những biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ trong xây dựng hình ảnh.

Kết cấu đối đáp và kết cấu lặp, đặc biệt là sự kết hợp của hai yếu tố tự sự và trữ tình của sli, lượn đã góp phần làm nổi bật giá trị nội dung của mỗi bài ca. Kết hợp với hình thức, môi trường diễn xướng cụ thể đã tạo ra những


giá trị độc đáo cho những bài ca dân gian này. Những đặc điểm nghệ thuật và nội dung kể trên chính là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị riêng cho sli, lượn của người Nùng Phàn Slinh, tạo nên sức hút với thế hệ những người say mê hát sli, hát lượn. Khẳng định vị trí quan trọng của những làn điệu dân ca này trong đời sống tinh thần của cộng đồng cũng như những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian.


CHƯƠNG 3. LỄ HỘI OÓC PÒ VỚI SLI, LƯỢN CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

3.1. Các nghi thức và yếu tố văn hoá của lễ hội Oóc Pò

Từ xa xưa đồng bào miền núi phía Bắc nhất là đồng bào Tày Nùng đã sinh sống gắn bó với thiên nhiên, thân thiết với bản làng, núi đồi, nương rãy. Và đến hôm nay nhiều tập quán, phong tục, nhiều cách ứng xử với thế giới xung quanh vẫn còn mạng đậm những nét truyền thống xưa.

Cũng như người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình và người Nùng ở các địa phương khác, các dân tộc thiểu số anh em khác trên đất nước ta đều có lễ hội cầu mùa với mục đích cầu cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, đời sống phát triển… như lễ hội xuống đồng của người Tày ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lễ hội Nàng Hai, hay còn gọi là Lễ hội Cầu Trăng của người Tày ở cao Bằng…Các lễ hội này có thể khác nhau về ngày tháng tổ chức, các nghi lễ, trò chơi dân gian cũng có điểm khác nhau nhưng nội dung ý nghĩa của những ngày lễ này lại có điểm trùng lặp: Đó đều là những lễ hội nông nghiệp.

3.1.1. Các nghi thức trong lễ hội Oóc Pò

Khác với Lễ hội “Lồng Tồng” của gười Tày, theo ngôn ngữ Tày Nùng có nghĩa là xuống đồng, “Oóc Pò” theo ngôn ngữ Nùng Phàn Slình có nghĩa là ra đồi. Đấy cũng là một điểm khác biệt, phản ánh đời sống văn hoá khác nhau giữa hai dân tộc. Người Tày có điểm giống như người Kinh khi khai khẩn đất đai, phát triển nông nghiệp, họ thường ưa những vùng đất rộng, bằng phẳng. Vì vậy bản làng của người Tày thường sống tập trung ở những thung lũng rộng. Còn người Nùng nói chung và người Nùng Phàn Slình nói riêng khi di chuyển đến những mảnh đất mới, khai khẩn đất đai, định cư, họ thường chọn những nơi gần chân đồi, chân núi. Nhà của người Nùng thường nằm rải rác ở các sườn đồi, và nương ruộng của họ cũng vậy thường ở những vùng đất cao ven đồi. Người Nùng Phàn Slình, khi mới chuyển đến vùng đất Hoà Bình


- Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã khai khẩn lại những ruộng cũ bỏ hoang của người Cao Lan ở những khu đất ven đồi. Cho nên khu vực sinh sống của cộng đồng Nùng Phàn Slình chủ yếu là những thung lũng nhỏ hẹp. Những điều đó cũng đã lí giải vì sao lễ hội nông nghiệp, cầu mùa của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình lại có tên là Oóc Pò có nghĩa là ra đồi.

Ngày hội Oóc Pò đầu năm mới là một lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc của người Nùng Phàn Slình. Mùa xuân là thời gian vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Đồng bào Nùng Phàn Slình tổ chức ăn mừng kết thúc một năm thu hoạch thắng lợi, đồng thời chuẩn bị cho một năm lao động sản xuất tiếp theo. Mùa xuân cũng là lúc người dân tổ chức lễ hội Oóc Pò cúng Thành Hoàng Làng để cầu mong sức khoẻ cho con người và một vụ mùa mới tốt tươi, là dịp để bà con, họ hàng, bạn bè đến thăm nhau.

- Tháng giêng mùa xuân năm tới năm Phượng hoàng bay về bãi lâu niên

- Hai đôi bay về đậu cổng làng Hai đôi bay về đậu cành hoa

(Sli đối đáp) Cứ sau 12 tháng lại mùa xuân Mùa của cây cối sinh trồi nảy lộc

Mùa của các chàng trai cô gái giao lưu tìm hiểu Mùa của âm dương giao hoà phù hộ

Vào dịp đầu năm, sau những ngày đón tết Nguyên Đán người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình lại náo nức chuẩn bị cho ngày hội này.

Lễ hội Oóc Pò thực chất là một lễ hội cầu mùa, được tổ chức vào mùng tám tháng giêng hàng năm. Lễ hội diễn ra tại địa phận xóm Tân Đô, một xóm có hơn 90% người Nùng Phàn Slình trong xã đang sinh sống. Tuy lễ hội chỉ tổ chức trong một ngày nhưng dư âm của nó kéo dài đến hết mùa xuân, phần


hội của lễ hội đã lan toả ra cả một vùng rộng lớn thu hút không chỉ người dân trong xã mà còn thu hút cả nhân dân các xã lân cận nô nức đến đây xem hội.

Để chuẩn bị cho lễ hội, từ ngày hôm trước người già cùng con cháu ra đình để quét dọn, chỉnh trang ban thờ, thực hiện những công việc chuẩn bị cho lễ hội đón thành hoàng làng, nhân dân vui chơi vào ngày hôm sau.

Buổi tối mọi người trong tập trung ở nhà một gia đình để cùng chuẩn bị những công việc còn lại. “Khảu tong” là loại bánh không thể thiếu trong dịp lễ hội, tuy đây không phải là lễ vật dâng cúng nhưng trong mâm cơm mời làng xóm thì đây lại là món ăn không thể thiếu. Bánh được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh và thịt lợn, giống như món bánh tép của người Việt. Ngoài việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng họ còn cùng nhau đan Yến, khâu Còn , vót Tên…để chuẩn bị cho việc chơi xuân vào ngày hôm sau. Công việc chuẩn bị diễn ra đông vui, háo hức, thu hút sự có mặt của đông đảo mọi người trong xóm, trong xã. Ngày trong buổi tối này, không chỉ có những chàng trai, cô gái mà tất cả những người yêu thích hát sli, hát lượn vừa cùng nhau làm việc vừa cất lên những tiếng ca bổng trầm. Họ cất lên những câu ca đối đáp đầy tình tứ, họ thi tài ứng đối với nhau qua câu hát. Đây cũng là dịp sinh hoạt văn hoá mang đậm tính cộng đồng của người Nùng Phàn Slình.

Lễ hội Oóc Pò gồm có hai phần, phần lễ và phần hội.

Phần lễ diễn ra trước tại đền, do các vị thầy cúng chủ trì. Phần lễ diễn ra trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ. Vào buổi sáng sớm ngày mùng tám tháng giêng, sau khi đã hoàn thành xong lễ vật, người dân cùng nhau rước lễ ra đình. Lễ vật bao gồm: Một thủ lợn, một mâm trầu cau, bánh khảo và chín mâm lễ bao gồm một oản xôi trắng đóng vuông, một con gà thiến, một trai rượu. Tất cả những lễ vật được dâng lên các thần. Những đồ lễ này mang ý nghĩa là những sản phẩm nông nghiệp. Những sản phẩm do chính người dân lao động đã thu hoạch được sau một năm cầy cấy, nuôi trồng. Tất cả được


chuẩn bị với lòng thành kính của đồng bào đối với thần linh, gửi gắm niềm hạnh phúc, ước mơ, khát vọng về một năm mới mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, gia súc sinh sôi mọi người no ấm, bản làng yên lành.

Ở đình phần lễ do thầy cúng tổ chức, trong lễ hội Oóc Pò phải có ba vị thầy cúng, một thầy chính tiếng Nùng là slay Tào, và hai thầy phụ Slay Nùng slừ. Thầy cúng chính dùng củ cáo để xin âm dương phù hộ cho dân bản. Theo quan niệm của người Nùng Phàn Slình, thầy cúng xin âm dương lần thứ nhất mà hai mặt củ cáo đều ngửa thì có nghĩa thần linh đã về ngự tại ngôi đền. Xin âm dương lần thứ hai hai củ cáo một mặt sấp, một mặt ngửa có nghĩa là thần linh đã hiện về hưởng lễ và phù hộ cho dân bản. Xin âm dương lần thứ ba nếu hai mặt củ cáo cùng úp thì đã về thế giới của họ và đồng ý cho họ mở hội chơi xuân. Kết thúc phần lễ là điệu múa cầu an, đây cũng là một nghi lễ đặc trưng của người Nùng Phàn Slình.

Sau điệu múa cầu an, SlayTào đánh trống mở hội. Phần hội là phần được tổ chức ngoài một bãi đất rộng, mọi người tham gia rất đông vui. Phần hội có múa Kì lân, hát sli, hát lượn, tung còn, kéo co, bắn nỏ… và nhiều trò chơi dân gian thú vị khác. Múa Kì lân là trò chơi chủ đạo trong lễ hội. Theo lời kể của ông Hoàng Văn Toòng một thầy cúng ở xóm Tân Đô xã Hoà Bình thì trước kia múa Kì Lân gồm có sáu con, một con Kì Lân mẹ, một con Kì Lân con, một hổ, một đười ươi và hai mặt lạ khỉ nhưng đến nay múa Kì Lân chỉ có một con Kì Lân và một Báo Đông. Điệu múa Kì Lân nhịp nhàng, hài hoà với âm thanh của các nhạc cụ : trống cái, thanh la, đây là một nét độc đáo của lễ hội Oóc pò.

Trong số những trò chơi diễn ra trong lễ hội, đánh Yến là trò chơi của nữ giới nhưng cũng thu hút người nam cùng chơi, hoà cùng âm thanh của tiếng Yến mỗi khi được đánh lên bởi bàn tay là những tiếng cười vui, tiếng trò

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí