Luôn Có Thái Độ Vui Vẻ, Cởi Mở, Sống Hòa Đồng Với Mọi Người

BÀI 2

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG NGHIỆP



* Mục tiêu bài học:

- Nhận biết các nguyên tắc giao tiếp - ứng xử với đồng nghiệp

- Vận dụng các nguyên tắc giao tiếp - ứng xử vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên


* Nội dung bài học:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Để tạo dựng quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, trong quá trình giao tiếp, làm việc với họ chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp

Quan hệ với đồng nghiệp không chỉ đơn thuần là quan hệ công việc. Đó là mối quan hệ nhiều chiều, trong đó mọi người cùng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài công việc, mọi người còn có mối quan hệ tình cảm ở những mức độ khác nhau. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhau là việc làm có ý nghĩa góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp trong công sở.

Khi đi làm, không ai dám nói mình không cần đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Trong công sở muốn sống tốt mọi người phải nương tựa vào nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau những lúc nguy khốn, cùng nhau chia sẽ niềm vui nỗi buồn. Đồng nghiệp không chỉ gắn bó với nhau về công việc mà còn gắn bó với nhau về mặt tình cảm. Nếu không có sự gắn bó tình cảm, mọi người làm việc một cách tẻ nhạt, không hứng thú, mối quan hệ tốt đẹp của họ rất dễ bị phá vỡ. Một trong những cách để duy trì củng cố mối quan hệ tốt đẹp là mọi người nên sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

Quan tâm giúp đỡ người khác là một phẩm chất cao quý của con người. Trong quan hệ với đồng nghiệp chúng ta cần dành thời gian để trò chuyện, tâm sự chia sẻ với đồng nghiệp. Luôn thấu hiểu hoàn cảnh của từng đồng nghiệp để quan tâm giúp đỡ họ khi có điều kiện.

Sự quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp cần xuất phát từ tình cảm chân thành không vụ lợi mới thực sự có ý nghĩa. Nếu bạn chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác thì đừng mong người khác quan tâm đến bạn hoặc giúp đỡ người khác với mục đích lấy lòng hay vì một lợi ích nào khác thì chẳng đem lại kết quả tốt đẹp. Giúp đỡ

người khác nhưng bạn cũng đừng nghĩ người ta có giúp mình hay không. Bạn hãy lấy lòng tốt của mình để chinh phục, bạn sẽ được đáp lại với tấm lòng như thế.

Giúp đỡ đồng nghiệp là chất keo gắn kết tình cảm tốt nhất, giúp quan hệ đồng nghiệp ngày càng thân thiết hơn. Giúp đỡ mọi người tức là bạn đã quan tâm đến mọi người. Bạn có quan tâm thì mọi người mới trở nên yêu quý bạn. Hình ảnh của bạn sẽ đẹp lên trong mắt mọi người vì thái độ giúp đỡ chân thành của bạn.

Hãy đối xử hết lòng với mọi người. Người ta thường nói: “Ở hiền gặp lành”. Bạn giúp người thật lòng thì người sẽ giúp bạn như thế. Nhờ đó mối quan hệ của bạn tiên triển tốt đẹp hơn.

2. Luôn tôn trọng đồng nghiệp

Bên cạnh việc quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, luôn tôn trọng đồng nghiệp là một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong quan hệ đồng nghiệp với nhau nơi công sở. Tôn trọng đồng nghiệp chúng ta sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ họ, từ đó làm cho quan hệ đồng nghiệp ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Tôn trọng đồng nghiệp thể hiện ở sự giao tiếp lịch sự, khéo léo, ở sự lắng nghe, biết khen ngợi đồng nghiệp, không tranh cãi, coi trọng ý kiến của đồng nghiệp, không can thiệp vào đời sống riêng tư của đồng nghiệp…

3. Luôn có thái độ vui vẻ, cởi mở, sống hòa đồng với mọi người

Quan hệ đồng nghiệp là mối quan hệ thường xuyên nhất trong các mối quan hệ nơi công sở. Quan hệ đồng nghiệp tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tâm lý nơi làm việc. Để xây dựng được quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, từ đó tạo ra bầu không khí tâm lý làm việc thoải mái và hiệu quả, trong quá trình tiếp xúc và làm việc với đồng nghiệp, thái độ vui vẻ, cởi mở, hòa đồng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

4. Hãy sống trung thực, đừng lừa dối đồng nghiệp

Sống trung thực ngay thẳng là điều tốt. Trong giao tiếp hằng ngày, mọi người rất cần ở nhau sự trung thực. Đã là đồng nghiệp thì đối xử thật lòng với nhau là điều hết sức cần thiết.

Tìm được người tin tưởng, thông cảm với mình là điều vô cùng khó khăn. Bạn có thể tâm sự với ai đó tâm tư, nổi lòng của mình thì có nghĩa đó là người bạn tốt. Người bạn được tâm sự sẽ cảm thấy mình tín nhiệm, tin tưởng, do đó càng cảm thấy quý mến bạn hơn.

Tuy nhiên trung thực với mọi người không có nghĩa là bạn dốc hết lòng mình vì người khác. Gặp phải người xấu nếu bạn quá thật lòng, họ sẽ phản bạn. Những điều bí nật mà bạn tiết lộ cho họ sẽ bị đưa ra đàm điếu tại cơ quan. Điều đó dẫn đến kết quả không hay, mối quan hệ với một số đồng nghiệp bị phá vỡ.

Bạn không nên cho rằng kể chuyện riêng của mình với người bạn là bạn đã chứng minh được bạn là người chân thật. Một số người không nghĩ như vậy nên những gì mà bạn tiết lộ rất dễ là đễ tài cho mọi người bàn tán. Một người thẳng thắn, không gian dối cũng phải biết giữ lại cho mình những bí mật riêng tư nhất. Cái gì cần nói thì nói cái gì không nên nói thì thôi. Làm được như vậy, bạn vẫn giữ được bí mật cho mình và thể hiện lòng trung thực. Không ai có thể trách cứ được bạn. Trái lại, mọi người càng yêu quý bạn hơn. Một người không lừa dối thì chẳng bị ai ghét bỏ cả.

5. Trách gây ác cảm cho người khác

Ai cũng muốn được mọi người yêu quý. Việc tạo dựng trong lòng người một tình cảm tốt đẹp là điều không dễ dàng. Trong cuộc sống xô bồ, bon chen hiện nay, giữ cho mình luôn là hình ảnh đẹp vô cùng khó khăn. Nhiều khi bản chất tốt đẹp của con người bị biến dạng dần dần. Sự xuống cấp về đạo đức, sự đồi bại về văn hóa là có thật. Dẫu vậy vẫn còn nhiều điều đáng quý ở quanh ta. Chuẩn mực về cái đẹp vẫn không mất đi giá trị của nó. Con người vẫn luôn luôn muốn tự hoàn thiện mình, và đẹp lên trong mắt người khác. Vì vậy, không ai muốn mình là cái gai trước mặt mọi người. Bằng cách này hay cách khác, họ đều tránh gây ác cảm cho những người xung quanh. Trong quan hệ đồng nghiệp việc tránh gây ác cảm ở đồng nghiệp có một ý nghĩa quan trọng. Để tránh gây ác cảm cho đồng nghiệp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Cử chỉ lịch thiệp

Cử chỉ và lời nói thường đi đôi với nhau. Người Phương Đông cũng như người Phương Tây rất chú ý đánh giá con người qua cử chỉ. Một số người có giáo dục bao giờ cũng chủ động trong cử chỉ. Khi giao tiếp với mọi người, cũng như với các đồng nghiệp, bạn không nên vừa nói vừa khoa chân múa tay, không ngả người một cách thoải mái trên ghế. Đặc biệt, với người hơn tuổi mình, bạn phải có cử chỉ lễ độ, không để chân trên ghế khi ngồi trò chuyện với họ.

Bạn là phụ nữ thì mọi cử chỉ của bạn cần phải nhẹ nhàng. Nếu bạn là nam giới, trong phòng làm việc bạn không nên gác chân lên ghế. Vì như thế, mọi người sẽ khó

chịu về hành động của bạn họ cho rằng bạn không tôn trọng ho và sẽ đánh giá không tốt về mình.

Còn nhiều cử chỉ khác không đẹp mắt như ngoáy mũi, cắn móng tay, ngáp, vươn vai,.. ở chỗ đông người. Nói chung, bạn phải biết tự kiềm chế để tránh gây cho người khác cảm giác bạn là người bất lịch sự.

+ Đừng ích kỷ

Là con người, ai cũng có nhiều nghĩ đến bản thân. Nếu bạn nghĩ quá nhiều đến bản thân, bạn rất dễ dàng trở thành người ích kỷ. Người ích kỷ luôn cho mình hơn người khác. Cho nên họ luôn tìm mọi cách để vươn lên mà không cần nghĩ đến người khác. Họ sẵn sằng đạp lên tất cả vói mong muốn làm lợi cho mình. Trước khi làm việc đó họ luôn tính trước tính sau xem có thu được lợi lộc hay không thì mới làm. Những người như thế không bao giờ chiếm được tình cảm của mọi người. Lẽ đương nhiên, họ chỉ nhận được ánh mắt khinh bỉ và coi thường mà thôi. Do đó không ích kỷ là bạn đã tránh được sự ác cảm của mọi người

+ Không chê bai, chỉ trích đồng nghiệp

Những người tự cao, tự đại thường cho mình là tài giỏi hơn người khác. Cho nên họ luôn coi mình là thầy và có tư tưởng dạy dỗ, khuyên bảo người khác, họ rất khó chịu khi thấy người khác đạt được thành công. Do đó phê bình và chỉ trách là thói quen của họ, họ thường lấy mình là trung tâm để so sánh nên chê bai, chỉ trách trở thành thói quen. Đây là một thói quen xấu nó không mang lại kết quả tốt đẹp mà còn gây ác cảm cho người khác. Nếu bạn là người như vậy, bạn không bao giờ chinh phục được lòng người.

Những người này không thích người khác phê bình mình vì họ luôn nghĩ là mình không có khuyến điểm nào. Cho nên những nhược điểm sờ sờ trước mắt họ, họ cũng không công nhận hoặc đổ tại nguyên nhân khác.

6. Biết tự kiềm chế bản thân

Trong cuộc sống có những việc xảy đến với bạn một cách bất ngờ mà bạn không bao giờ nghĩ đến. Chính trong những trường hợp như thế, bạn phải bình tĩnh tự kiềm chế không nên để những xúc cảm tiêu cực của bản thân ảnh hưởng đến mối quan hện đồng nghiệp.

Đồng nghiệp có nhiều loại người, có những người biết điều, dễ chịu nhưng cũng có những người khó tính, bảo thủ hay chọc tức người khác. Với những người này khi

tiếp xúc làm việc với họ nếu họ có làm cho bạn khó chịu hay bực bội bạn cũng không nên “cả giận mất khôn” làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân.

7. Là người kín đáo, không nhiều chuyện

Mối quan hệ với đồng nghiệp bắt đầu từ lời ăn tiếng nói, từ cách ứng xử với mọi người. Trong công việc ở cơ quan, bạn cần giữ chữ tín và thể hiện sự kín đáo. Có những điều cần phải giữ bí mật, nếu bạn cứ ba hoa, nói toạc ra thì chẳng có ai thích. Điều cần thiết nhất dù bạn là ai đi nữa bạn cũng phải biết giữ miệng, biết lắng nghe người khác.

Người khôn ngoan là người biết nghe người khác nói. Họ nghe để biết chứ không phải lấy câu chuyện làm quà. Trước mỗi tin tức, mỗi sự kiện, bao giờ họ cũng suy nghĩ một cách thấu đáo để có cách xử lí thông tin. Bạn là người kín đáo lãnh đạo sẽ tin tưởng bạn, đồng nghiệp mến phục bạn.

Người nhiều chuyện là loại người tò mò một cách đáng ghét. Họ thích ngồi lê, mách lẻo, thích rình rập, nghe ngóng người này, nói xấu người kia. Những người này rất lười nhát trong công việc nên bị cấp trên và cả đồng nghiệp khó chịu.

Để bạn bè và đồng nghiệp không nghi ngờ, đố kỵ nhau, bạn hãy tự hoàn thiện mình để tránh trở thành người “ đâm bị thóc, chọc bị gạo”. Bởi chỉ những kẻ này mới là nguyên nhân gây đoàn kết nội bộ.

Nếu bạn là người nói nhiều, hay kể lể chuyện của người khác thì mọi người sẽ đối xử với bạn một cách dè dập, thận trọng. Lý do thật đơn giản : họ buộc phải né trách để bảo vệ chính mình, để trách họ khỏi lâm vào rắc rối mà bạn có thể gây ra.

Không kín đáo sẽ đem lại cho bạn nhiều bất lợi. Với người nói nhiều, nếu bạn vô tình tiết lộ một vài thông tin về bản thân hay của người khác rất dễ trở thành để tai để mọi người đàm tiếu. Vì người hay nói sẽ không giữ kín được bí mật. Cho nên kín đáo là điều cần thiết. Trước khi nói chuyện với người hay nói, bạn hãy tự kiểm soát ngôn ngữ của mình thật cẩn thận.

Trong lúc vui hay lúc buồn, chỗ đông người hay ít người, bạn không nói những gì bí mật của riêng mình. Điều quan trọng là bạn luôn cẩn thận với mọi người, cần nhất là kín đáo với mọi người thích nói nhiều, hãy thận trọng trong mọi suy nghĩ và hành động, bạn sẽ đạt được thành công như mong muốn.

8. Tránh để xảy ra hiểu lầm

Cuộc sống nhiều khi không suôn sẻ như ta mong muốn. Có những rắc rối xảy ra mà không thể lường trước được. Bạn chỉ có thể hạn chế những rắc rối đó bằng cách ứng xử thật khéo léo. Trong quan hệ với đồng nghiệp, sự hiểu lầm là điều không tránh khỏi. Điều quan trọng là bạn phải biết đối phó với nó và phải biết lường trước các tình huống có thể xảy ra để tránh sự hiểu lầm.

Không ai muốn mình bị hiểu lầm cả. Nhưng sự hiểu lầm nhiều khi xảy ra trong những tình huống khác nhau. Có thể do chính bạn tạo ra, có thể do hoàn cảnh khách quan, cũng có thể do người xấu bụng đặt điều. Dù thế nào đi nữa thì nó vẫn đem đến cho bạn kết quả xấu.

Để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, việc hạn chế hiểu lầm có vai trò vô cùng quan trọng. Nhanh chóng dập tan sự hiểu lầm sẽ làm cho quan hệ với mọi người được thân thiện hơn, nhưng làm thế nào để giải tỏa sự hiểu lầm mới là điều quan trọng.

Cách thông thường nhất mà người ta vẫn làm là phòng chống, hạn chế đến mức tối đa hiểu lầm có thể xảy ra. Trong giao tiếp, cư xử hằng ngày, bạn phải hết sức khéo léo. Bạn nên chú ý đến lời ăn tiếng nói. Cách sử dụng lời ăn tiếng nói ra sao làm cho người khác vui, thấy hài lòng về mình. Một số cách giải quyết hiểu lầm cơ bản thường sử dụng hiện nhất.

Thứ nhất, giải quyết hiểu lầm bằng cách trực tiếp trao đổi với nhau. Trong quá trình trao đổi bạn nên đi sâu vào phân tích, tranh luận để tìm điểm mấu chốt của vấn đề xem đâu là nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm. Sau khi tìm được nguyên nhân bạn cần có lời giải thích nếu bạn vô tình nói nhầm. Hiểu lầm do câu nói đùa thì bạn phải thật sự xin lỗi đối phương sau đó kèm theo lời giải thích. Trái lại, hiểu lầm có khi không giải tỏ được mà còn làm cho sự việc trở nên trọng hơn

Thứ hai, giải quyết hiểu lầm bằng chính hành động của mình. Cách này bạn không cần trực tiếp đối mặt với đối phương, bạn cũng chẳng cần giải thích. Đôi khi giải thích càng làm cho mọi gười hiểu lầm thêm. Vì họ cho rằng mình cố tình thanh minh để che giấu cho hành động của mình. Cho nên,bạn phải thật bình tỉnh đừng nôn nóng. Cách tốt nhất để minh oan cho hành động của mình chính là bằng chính hành động của mình, đừng làm gì sai trái. Hãy là một người chân chính, sống có trách nhiệm thì tự khắc mọi người sẽ yêu quý bạn, dần dần sự hiểu lầm sẽ tan biến đi.

Ví dụ: Bạn và một đồng nghiệp nữ có mối quan hệ khá thân thiết. Cô đồng nghiệp có hoàn cảnh éo le cần đến sự giúp đở của bạn. Sự giúp đỡ chỉ đơn thuần xuất phát tuwf lòng chân thành, từ tình cảm đồng nghiệp trong sáng. Nhưng mọi người cho rằng bạn đang có hành động mờ ám nhằm quan hệ bất chính.

Trong hoàn cảnh như vậy bạn đi thanh minh với mọi người là vô ích. Cách tốt nhất là cần xem lại hành động của mình xem có thực sự phù hợp chưa, bạn hãy sống đúng với bản chất của mình. Sau này, bạn bè đồng nghiệp sẽ hiểu bạn.

Nói chung để khắc phục hiểu lầm, cách thông thường và đem lại hiệu quả hơn cả là hãy nhanh chóng gặp nhau trao đổi tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt. Vì nếu để lâu, sự việc càng trở nên tội tệ. Gặp mặt để đi đến thống nhất quan điểm thì bạn sẽ không còn bị hiểu lầm. Làm được như vậy là bạn đã thành công trong việc giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.


* Câu hỏi (bài tập) củng cố:

Câu 1. Anh/chị hãy cho biết các nguyên tắc giao tiếp - ứng xử với đồng nghiệp?

Câu 2. Anh/chị hãy phân tích nội dung của các nguyên tắc giao tiếp - ứng xử với đồng nghiệp? lấy ví dụ cụ thể cho từng nguyên tắc?

Câu 3. Anh/chị hãy trình bày các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp? Cho biết cách hóa giải các mâu thuẫn này?

BÀI 3

ỨNG XỬ VỚI MỘT SỐ KIỂU ĐỒNG NGHIỆP THƯỜNG GẶP


* Mục tiêu bài học:

- Nhận biết các kiểu đồng nghiệp thường gặp và đặc điểm của từng kiểu đồng nghiệp

- Nhận biết cách ứng xử với từng kiểu đồng nghiệp thường gặp


* Nội dung bài học:

Khi đi làm việc bạn có thể sẽ phải làm việc chung với rất nhiều kiểu đồng nghiệp khác nhau. Với mỗi kiểu đồng nghiệp khác nhau bạn cần có cách ứng xử phù hợp. Dưới đây xin trình bày một số kiểu đồng nghiệp thường gặp và cách ứng xử:

1. Ứng xử với đồng nghiệp khác giới

Hiện tại, chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 và vai trò của người phụ nữ cũng như vai trò của người đàn ông có thể nói là ngang bằng với nhau. Chính vì thế, quan niệm mọi việc đều do đàn ông gánh vác đã trở nên lạc hậu và lỗi thời. Ở công sở, vị trí của nữ giới và nam giới là bình đẳng với nhau.

Giữ khoảng cách không có nghĩa là “cách ly”: Chúng ta cần phải thừa nhận một điều rằng, mỗi con người đều cần phải có không gian riêng của mình. Tuy nhiên,

điều đó không có nghĩa là phân khu nam nữ riêng biệt nhau Bởi trong công việc 1

điều đó không có nghĩa là phân khu nam nữ riêng biệt nhau. Bởi trong công việc, không ai có thể một mình mà làm tốt nhiệm vụ được. Chúng ta cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía đối tác và cộng sự.


Giữ thái độ cởi mở: Vì là khác giới, nên trong công việc cũng như trong cuộc sống, bạn và cộng sự có thể sẽ có cái nhìn khác nhau về nhiều vấn đề. Bạn cởi mở và có thái độ hài hòa cũng như mong muốn cùng người cộng sự hoàn thành tốt công việc. Và tất nhiên, bao giờ bạn cũng có được nhiều thiện cảm hơn từ phía mọi người. Nhưng thái độ cởi mở ở đây không có nghĩa là sự “lẳng lơ” buông thả. Hãy giữ cho mình những nguyên tắc riêng để không vượt quá giới hạn.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 25/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí