Một Số Yếu Tố Nghệ Thuật Của Sli, Lượn Ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên


Một bản làng rộng lớn, những nương ruộng tốt tươi là sự giàu có của thôn bản và cũng là niềm tự hào của nhân dân. Trong sli đối đáp, lời của nhân vật đối đáp đã nhắc tới sự phát triển của làng bản, sự giàu có của quê hương.

Nam: Năm ngoái về thấy rừng thành cây Năm nay tới thấy bãi thành ruộng.

Nữ: Trống chiêng vang vọng khắp mọi nơi Ruộng vườn tốt lắm chẳng tới mình

Một khung cảnh vùng núi vui tươi giàu có, tràn đầy sức sống. Những nét vẽ mang đậm nét văn hoá của đồng bào Nùng.

…Phù hộ lợn gà ở đầy chuồng

- Thả ra ăn thóc như kiến ruồi Phù hộ bò trâu sừng đều đặn

- Khi thả ra ngoài đầy đồng ruộng Lúc thả ra đi đầy soi bãi

- Chiều tối trở về đầy sân nhà Người ơi có nhiều chia một con

- Lấy về để cày đám cỏ gianh Mang về để cày soi bãi bông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

(Sli đối đáp)

Chăn nuôi, trồng trọt là hoạt động kinh tế chính của người Nùng Phàn Slình cho nên hình ảnh đàn gia xúc, gia cầm đông đúc, lớn khoẻ là mong ước của người nông dân. Chính vì vậy trong lời cầu chúc đầu năm, người hát đã cất lên những tiếng ca cầu chúc những điều tốt đẹp cho công việc nuôi trồng, hứa hẹn một năm mới bội thu.

Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 5

Trong sản xuất nông nghiệp, mỗi bước đi của mùa màng, của chu kì lao động sản xuất đều có những bài ca miêu tả. Quá trình của một vụ cấy được kể


cụ thể theo thời gian, từ việc những công việc chuẩn bị cho việc gieo trồng như cầy bừa, gieo mạ… sự phát triển của cây đến khi thu hoạch.

Tháng hai dùng bừa đi lấp luống cày Tháng hai cầm bừa đi phay đất mịn Tháng 3, 15 xuống gieo mạ

Tháng 3, 15 gieo mạ hết

…..

Tháng bảy quay lại mọi cây non Tháng 8 đến thấy lúa tốt đều Tháng 8 đến thấy lúa lên đòng

Tháng 9 đến thấy lúa đã ngả màu vàng Tháng 9 đến thấy lúa chin vàng hết Tháng 10 đến thấy lúa đã gặt

Tháng 10 đến thấy lúa gặt xong…

(Sli: Chiêng ngột)

Bài hát thể hiện sự quan sát tinh tế, những kinh nghiệm thực tiễn và tri thức phong phú về đời sống lao động mà nhân dân đã tích luỹ được. Công việc của từng tháng được liệt kê khiến chúng ta nghĩ đến những bài ca nông lịch.

Trong sli, lượn tiếng hát của thiên nhiên hoà lẫn tiếng ca lao động của con người, góp phần vẽ lên những bức tranh sinh động về cảnh núi rừng, bản làng, về sức sáng tạo và công việc lao động xây dựng cuộc sống ấm no của dân bản. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của bản làng, miêu tả và ca ngợi sức lao động của con người phần nào đã nói lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của người Nùng Phàn Slình nói riêng và đồng bào Nùng nói chung.


2.2. Một số yếu tố nghệ thuật của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Cũng như một số loại hình nghệ thuật dân gian khác, những bài sli, lượn của người Nùng Phàn Slình tồn tại ở dạng thức nguyên hợp, trình diễn theo tinh thần không chuyên và tự giác. Ra đời trong một bối cảnh riêng biệt nên sli, lượn mang những nét đặc điểm riêng về nghệ thuật.

Ở đây, luận văn chúng tôi không đi sâu vào miêu tả mọi yếu tố của thi pháp mà chỉ khảo sát một số yếu tố nghệ thuật nổi bật trong sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên.

2.2.1. Ngôn ngữ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ - tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật. Như vậy ngôn ngữ là một trong yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm nghệ thuật. Với vai trò ấy ngôn ngữ từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu thi pháp văn học.

Nghệ thuật ngôn ngữ sli, lượn của người Nùng Phàn Slình cũng có những đặc điểm chung của nghệ thuật văn học dân gian, là ngôn ngữ nghệ thuật hình tượng nói bằng hình ảnh, đặc biệt là những hình ảnh mang tính chất dân tộc miền núi. Ở đây khi tìm hiểu ngôn ngữ thơ của sli, lượn, chúng tôi tìm hiểu về phương thức tạo hình trong thơ của ngôn ngữ.

* Ngôn ngữ hình tượng mang đậm tính chất miền núi.

Ngôn ngữ chính là những chất liệu mà các nhà thơ sử dụng để làm nên tính chất tạo hình ở trong thơ. Một tác phẩm thơ ca có tính chất tạo hình là một tác phẩm đem đến cho người đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống và hiện thực, khiến người nghe, người đọc có thể cảm nhận được. Tính chất dân gian trong các hình tượng của sli, lượn là tính chất dân gian nói chung mà tính chất dân tộc miền núi rất độc đáo. Chất liệu để xây dựng hình


tượng nghệ thuật đều gắn liền với thiên nhiên, hoàn cảnh sống, môi trường sinh hoạt của đồng bào miền núi.

Tác giả của các làn điệu sli, lượn thực chất là những người lao động gần gũi với thiên nhiên. Vì thế cách diễn đạt của họ trong thơ ca là lối nói bằng hình ảnh mang dấu ấn của thiên nhiên và mang đậm nét tư duy, văn hoá của các dân tộc miền núi. Có thể thấy, những hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên miền núi đầy ắp trong những khúc hát:

Tháng giêng mùa xuân nụ hoa sắp nở Tháng hai mùa xuân cỏ gianh mọc Tháng ba dùng thuổng đào gốc cỏ gianh Tháng tư thấy mọi gốc cỏ đã chết

Gốc to, gốc nhỏ đều không còn Không còn gốc nào để ngâm rượu Không còn rễ nào ngâm rượu thuốc Để mời trong cai lẫn ngoài cai.

(Cóc va khái)

Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh cỏ gianh mọc và việc đào cỏ gianh về ngâm rượu với người dân miền xuôi có thể là một việc lạ nhưng với người miền núi, với các dân tộc thiểu số thì đây là một việc quen thuộc. Với họ, rễ cây cỏ gianh với vị ngọt tính hàn là một loại thuốc rất tốt.

Ngắt ngọn bỏ vào thạ Ngắt ngọn thu phấn trong Nhuộm vảo bằng lá chàm Nhuộm sao cho thật đậm.

(Lượn: Nhọt Lỵ)


Hình ảnh lá chàm, và việc lấy lá nhuộm vải là một việc làm quen thuộc với người dân lao động miền núi đã được nhắc tới trong lời bài ca lao động của người Nùng Phàn Slình, làm nên màu sắc độc đáo cho trang phục của dân tộc. Có thể nói hình tượng trong sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Tân Đô gắn liền với kinh tế vườn, đồi, mang đậm màu sắc văn hoá của cộng đồng dân tộc Nùng.

* Những biện pháp so sánh ví von

“So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.” [08;189].

“Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sánh…Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện. Phát hiện những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy”. [08;192]. Như vậy trong văn chương, biện pháp tu từ so sánh có một vai trò quan trọng, được sử dụng nhằm góp phần mang đến tính tạo hình cao cho ngôn ngữ, góp phần linh hoạt hoá hình ảnh đem đến cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ phong phú.

Qua quá trình sưu tầm và khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy cũng như các làn điệu dân gian khác, sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh. Lối so sánh ví von góp phần làm tăng hiệu quả thẩm mĩ cao cho ngôn ngữ sli, lượn. Những hình ảnh so sánh ví von ấy là những hình ảnh hết sức gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống.

- Nữ: Bóng chàng lớn như bóng cây to Liệu mình có được hưởng hay không

- Nam: Đôi mình như cây mọc gần chợ Nên cả cuộc đời mãi mãi vui.

- Nam: Ước gì ta mình như đôi đũa Đừng để ta mình phải lẻ loi.


“Đôi mình như cây mọc gần chợ”, “ta mình như đôi đũa” để khẳng định sự gần kề, song đôi của đôi lứa.

Khát vọng hạnh phúc luôn là điểm hướng tới trong tình yêu của đôi lứa. Chàng trai đã ví mong ước được sóng đôi, không tách rời người yêu với một hình ảnh rất đỗi bình dị: “đôi đũa”. Tính chất “đôi” của vật dụng này đã góp phần nhấn mạnh hơn khát vọng hạnh phúc của chàng trai.

- Nam: Anh yêu em qua những năm tháng Như chim rừng uống nước suối tiên.

- Nữ: Em yêu anh qua năm những năm tháng Như chim rừng uống nước suối ngàn.

Những hình ảnh so sánh rất đắt, chàng trai, cô gái Nùng Phàn Slình đã diễn tả được tình cảm của mình một cách sinh động cụ thể mà sâu sắc. Hơn nữa tính chất miền núi trong nghệ thuật so sánh, ví von cũng thể hiện rõ nét.

Sli: Ba mình thấy người như mặt trăng.

Ba thấy người nói chuyện đang toả sáng.

(Pồn cỏ)

Da thịt nàng đẹp hơn Trăng rằm sáng mọi nơi.

( Lượn: Đệp)

Vẻ đẹp của con người được so sánh với vẻ đẹp hiền hoà của ánh trăng cũng là lối so sánh ví von thường gặp trong sli, lượn của người Nùng ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ. Đó có thể là so sánh ngang bằng “như”, có thể là so sánh hơn, nhưng tất cả đều hướng tới làm nổi bật vẻ đẹp của con người.

Trong Si, Lượn của người Nùng những hình ảnh so sánh còn mang đậm lối tư duy, nếp cảm, nếp nghĩ chân thành, mộc mạc của cộng đồng dân tộc.

- Phấn đấu được như người Hà Nội Thu tiền, chi tiền nhiều như suối.

(Sli: Đối đáp)


- Chữ to như hạt vừng Mặt chữ bằng hạt thóc

(Lượn: Ù Phùng)

- Phù hộ lợn gà ở đầy chuồng Thả ra ăn thóc như kiến ruồi

- Cái dài cái ngắn đen như quạ.

Những lối so sánh ấy tạo nên cho lời ca dân gian tuy trong sáng, giản dị mà rất hàm súc.

Có thể nói, biện pháp so sánh đã mang lại hiệu quả nghệ thuật cao cho lời sli, lời lượn. Nó góp phần làm tăng giá trị tạo hình và biểu cảm cho làn điệu dân ca đặc sắc này.

* Những biện pháp ẩn dụ.

“Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó”. [08; 194]. Phép tu từ ẩn dụ có tác dụng thể hiện hình ảnh cụ thể, hàm chứa sức biểu cảm lớn, đem đến sức hấp dẫn mạnh mẽ cho lời nói. Và nói đến ẩn dụ là nói đến thơ ca. Thơ trữ tình mới thực sự là “vương quốc của các ẩn dụ” [08;195].

Trong những bài sli đối đáp, tỏ tình của trai, gái, lối nói ẩn dụ đem đến sự tinh tế cho lời nói. Đó là cách nói bóng gió, ẩn ý sâu xa, tránh lối nói trực tiếp, đêm đến sự tế nhị, kín đáo cho lời tỏ tình.

- Nam : Rau cải trong vườn, rau cải non Đã có người nào định hái chưa ?

- Nữ : Rau cải trong vườn rau cải cây Người nào ăn được thì sẽ hái.

Hay trong lời đáp của cô gái :

- Chiếc áo mặc rồi chưa có cúc

Rượu nếp hoa vàng chưa người uống.


Hình ảnh chiếc áo chưa có cúc, và rượu nếp hoa vàng chưa người uống là những hình ảnh ẩn dụ hàm ý của cô gái về việc mình chưa có nơi có chốn, còn đang chờ người thương, người hợp. Cách nói bóng gió này giúp lời tâm sự của cô gái vừa tế nhị vừa đủ để chàng trai hiểu ý mình.

Sớm dậy đi ra gần bờ ke Sáng mai đến xem có đôi quả

Quả chín thơm vàng nhạt hay ngọt Mong em thực lòng ngọt hay nhạt Em hãy vui vẻ sẽ nghênh mình.

(Sli: Cam lò)

Đôi quả; quả chín thơm là hình ảnh đôi trai gái xứng đôi như đôi quả chín thơm vàng ngọt. Cùng nói về hình ảnh đôi lứa trong sli đối đáp có câu:

Rừng xanh xuất hiện đôi măng trúc. Ruộng tốt xuất hiện bông lúa vàng.

Măng trúc, lúa vàng khiến người nghe nghĩ đến hình ảnh đôi lứa đang yêu. Bởi những hình ảnh ấy là hình ảnh của cái đẹp, của sự sống, hình ảnh của những cặp đôi. Ở đây biện pháp tu từ ẩn dụ đã góp phần nhấn mạnh hơn sự tinh tế, ý nhị trong lời ca ngợi vẻ đẹp tình yêu của những chàng trai, cô gái Nùng.

Nói đến tình yêu là nói đến sự hoà hợp trong tâm hồn của con người. Cũng nói đến điều đó nhưng nhân vật trữ tình trong lượn Ù Phùng lại dùng hình ảnh ẩn dụ:

Thật lòng trong tâm tưởng Đôi dái cá hoà hợp.

(Sli đối đáp)

Đôi dái cá hay chính là đôi trai gái đang yêu. Không dùng cách nói trực tiếp mà dùng hình ảnh đôi dái cá sẽ tạo cho người nghe tưởng tượng rõ hơn về sự hoà hợp của đôi lứa. Người đọc ai cũng hiểu được sự chân thành trong tình


yêu của đôi lứa, sự quấn quýt không tách rời. Đó chính là sự thành công của người nghệ sĩ dân gian trong việc sử dụng các biện pháp ẩn dụ.

Trong cuộc sống con đường đến với hạnh phúc không phải là con đường trơn tru, dễ bước. Đặc biệt trong tình yêu, biết bao thử thách luôn dình dập:

Mưa rơi có một chiều Nước sông có vực xoáy Đôi ta vực lên được Chớ bơi vào vực xoáy

( Lượn: Phấn tóc)

“Vực xoáy” là hình ảnh chỉ những thử thách, khó khăn đặt ra cho đôi lứa trên con đường tình duyên, những thử thách mà con người phải vượt.

Sli, lượn là thơ trữ tình, nên nó cũng mang những đặc điểm của thơ trữ tình, cảm xúc của nhân vật trữ tình được diễn đạt bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh.

Bông hồng lơ lửng giữa biển khơi Gió thổi chiều nào theo chiều đó.

(Sli đối đáp).

Câu hát bộc lộ nỗi băn khoăn, lo lắng của cô gái, “Bông hồng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ vẻ đẹp, tuổi xuân. Cô cảm nhận rõ sự nhỏ bé, yếu đuối của mình giữa biển khơi - biển đời rộng lớn, mà thân phận lại bị phụ thuộc “gió thổi chiều nào theo chiều đó”. Nỗi băn khoăn, lo lắng của một người có ý thức và nhu cầu làm chủ bản thân khi nhìn về tương lai của mình. Câu ca gợi chúng ta nghĩ đến câu ca dao của dân tộc Kinh :

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

(Ca dao)

Tóm lại, với biện pháp tu từ ẩn dụ, chúng ta tiếp xúc với một thế giới thơ độc đáo và sâu sắc. Trong thế giới ấy, tình cảm của con người luôn được


diễn tả một cách sinh động, tinh tế, ý nhị. Đó chính là một yếu tố quan trọng làm cho ngôn ngữ thơ sli, lượn hay hơn, đặc sắc hơn.

Như vậy trong tìm hiểu thơ ca trữ tình, yếu tố ngôn ngữ là cánh cửa đưa người đọc đi vào tìm hiểu thế giới tình cảm của con người. cũng như Hoài Thanh đã từng nhận xét : “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa mà đồng thời sẽ còn giúp ta học những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi đối với một người việt Nam mà thiếu kiến thức này thì có thể xem như thiếu một trong những điều cơ bản” [9;36].

2.2.2. Kết cấu

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên : “Kết cấu là sự phân chia và bố trí các phần các chương mục theo một hệ thông nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm”.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. “Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm”. [12;132]

Qua quá trình sưu tầm và khảo sát những bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy những làn điệu dân ca sli, lượn nơi đây có hình thức kết cấu độc đáo. Mỗi loại lại có một hình thức kết cấu khác nhau nhưng đều cùng chung chức năng : bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.

* Kết cấu đối đáp.

Trong số những bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình có một số lượng khá lớn là những bài sli đối đáp. Trong số những bài sli đối đáp ngoài những bài sli đối đáp chào hỏi giữa chủ và khách thì phần lớn là những bài sli đối đáp giao duyên, tỏ tình của những chàng trai, cô gái.

Từ những mối tình chủ động của đôi nam nữ, người Nùng Phàn Slình có cả một kho tàng những điệu sli, điệu lượn bay bổng, ngọt ngào.


- Bên nam hát:


- Bên nữ trả lời :


- Bên nam hát:


- Bên nữ hát :


Hôm nay rất may mình gặp mặt Cùng nhau tâm sự những điều hay.


Hôm nay đến với quê hương mình Học hỏi quê mình đường làm ăn.


Công việc làm ăn còn lâu dài Hát sli, hát lượn một thời thôi


Việc làm việc ăn nuôi sống người Hát sli, hát lượn bóng gió thôi.

Kết cấu hai vế đối đáp là kết cấu chủ yếu trong các bài sli hát trong

đám cưới, trong những ngày hội làng… của người Nùng Phàn Slình. Bằng lối kết cấu này sli đối đáp vận dụng phép đối ý, đối lời là chủ yếu. Thủ pháp nghệ thuật này tạo ra sự hài hoà cân đối giữa lời hỏi và lời đáp, giữa những câu thơ với câu thơ.

- Nam : Rồng phượng bay qua bao sông biển Có biết hai ta tình vấn vương

- Nữ: Một năm mười hai tháng trôi qua Ong bướm cùng giao hoà vui sướng

- Nam: Anh yêu em qua những năm tháng Như chim rừng uống nước suối ngàn

- Nữ: Em thương anh qua những năm tháng Như chim rừng uống nước suối tiên.

Có thể nói sự đối ý, đối lời được sử dụng tới mức tối đa. Trước những lời vấn, những lời đáp bao giờ cũng bám sát nội dung, chủ đề của lời hỏi, tạo sự cân đối hài hoà, chặt chẽ trong cấu trúc và nội dung giữa lời hỏi và lời đáp.


Phần lớn những bài sli đối đáp thường không quá dài, mỗi câu vấn, hay câu đáp chỉ gồm hai dòng thơ, ngắn gọn đủ để người nghe tiếp nhận. Lời đối đáp diễn ra dưới hình thức đối đáp bao giờ cũng gồm hai nhân vật, người nói và người nghe, hai bên lần lượt đổi vai nghe nói cho nhau.

Với hình thức đối đáp, đòi hỏi sự ứng tác, chính vì thế qua những lời hát, đối phương có thể đánh giá được sự thông minh, nhậy bén và mức đội tình cảm của người bạn hát. Chẳng hạn chàng trai hát:

Đến đây ta có đôi lời tâm sự Nhưng lại sợ đem phiền cho bạn

Cô gái đáp lại:


Tuy khó nói nhưng hãy cùng tâm sự Như mạ gặp nước như lúa gặp mưa.

Để rồi sau những lời làm quen, qua những lần gặp gỡ, khi đã bén duyên họ hát lên những lời hát tình tứ:

Chàng trai: “Hương vị quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ mãi”

Cô gái ý nhị, kín đáo: “Hương vị quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ thương”

Tóm lại đối đáp là một hình thức kết cấu trong số những bài sli của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Lối kết cấu đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức, mang lại sắc thái và giá trị biểu cảm phong phú, góp phần tạo nên sự độc đáo cho làn điệu sli, lượn.

* Kết cấu lặp

Một hình thức kết cấu thường gặp trong sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên là phép lặp. Biện pháp nghệ thuật này có tác dụng tạo nhịp điệu dồn dập cho lời thơ, hình ảnh thơ được khắc hoạ ấn tượng, rõ nét.

Trong bài Lượn Đệp:

Yêu em, anh vui lòng Yêu núi cao mây phủ Núi phủ mây phủ sương Mây phủ núi phủ kín

(Lượn)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022