Thông qua mối quan hệ này, chúng ta có thể tiến hành sưu tầm được nhiều tư liệu Folklore trong đời sống thực tại. Tuy nhiên trong quá trình sưu tầm chúng ta cần chú ý tới các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của người dân.
Thực tế Folklore vô cùng phức tạp và sinh động trong từng môi trường khác nhau. Phần lời của những bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình do người viết sưu tầm được là những tác phẩm văn học dân gian, còn lễ hội Oóc Pò là một là một bộ phận của văn hoá dân gian. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Bản thân những làn điệu sli, lượn là một sinh hoạt văn nghệ bởi ngoài mặt ngôn từ, các làn điệu này còn là những sáng tạo của dân gian về giai điệu, tiết tấu độc đáo, như vậy mỗi bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình ngoài giá trị âm nhạc nó còn có giá trị văn học. Những tác phẩm ấy được “sinh ra” và “sống” trong môi trường thực tế, trong đời sống lao động, trong lễ hội. Qua những tác phẩm văn học dân gian chúng ta mới hiểu hết giá trị tinh thần, văn hoá của lễ hội Oóc Pò, văn hoá nông nghiệp lúa nước của các đồng bào miền núi Việt Bắc.
Thực tế nghiên cứu, chúng ta cũng nhận thấy, đời sống văn hoá dân gian và văn học dân gian luôn vận động, biến đổi. Việc nghiên cứu văn hoá dân gian và văn học dân gian luôn phải căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu trong đó việc điều tra, điền dã sẽ giúp chúng ta thấy được thực tế đời sống của văn hoá dân gian.
Lễ hội Oóc Pò là một lễ hội dân gian có một ý nghĩa tinh thần rất lớn trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình. Một lễ hội ẩn chứa rất nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật. Trong đó một phần quan trọng không thể thiếu, làm nên giá trị phong phú cũng như sự hấp dẫn của lễ hội Oóc Pò đó là sự có mặt của những bài hát sli, hát lượn. Lễ hội Oóc Pò cũng chính là môi trường diễn xướng làm nảy sinh, duy trì và phát triển các làn điệu dân ca này. Như vậy sli, lượn và lễ hội Oóc Pò có một mối
quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Ở đây, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa lễ hội Oóc pò với các làn điệu sli, lượn là một cố gắng giúp chúng ta không chỉ dừng lại ở việc miêu tả lễ hội mà còn đi đến chỉ ra sự gắn bó của lễ hội với những sáng tác văn học dân gian.
3.2.2. Lễ hội Oóc Pò – Hoạt động văn hoá làm nảy sinh, phát triển sli, lượn
Mùa xuân, mùa của lễ hội. Sau một năm làm việc vất vả sau một vụ mùa đã qua đi, người dân lại nô nức đến với những ngày hội mừng xuân mới, cầu một năm mới tốt tươi. Qua lễ hội Oóc pò, các cá nhân trong cộng đồng và xã hội được gắn kết chặt chẽ hơn, họ đến với Lễ hội không chỉ vui chơi mà còn để trao đổi kinh nghiệm làm ăn, để kết thân và đặc biệt đây cũng là dịp những thanh niên nam nữ làm quen, tỏ tình. Chính đó là những sợi dây liên kết xã hội bền vững. Trong dịp lễ hội, những chàng trai cô gái đã làm quen bằng câu sli, câu lượn bóng gió mà đầy ý tình. Có thể khẳng định lễ hội Oóc Pò chính là một hoạt động văn hoá, là môi trường sinh hoạt của sli, lượn.
Theo cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” do tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên:
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Yếu Tố Nghệ Thuật Của Sli, Lượn Ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
- Lễ Hội Oóc Pò Với Sli, Lượn Của Người Nùng Phàn Slình Ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
- Mối Quan Hệ Giữa Lễ Hội Oóc Pò Với Làn Điệu Sli, Lượn
- Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 9
- Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
“Cuộc sống của văn học dân gian không phải là cuộc sống dưới hình thức văn bản, cuộc sống của văn học dân gian phải là cuộc sống gắn liền với môi trường sinh hoạt nhất định của văn học dân gian” [07 ;19].
Do đó cuộc sống của văn học dân gian được biểu hiện ra thành vô sô hình thức sinh hoạt, những hình thức sinh hoạt này cũng phong phú, đa dạng như bản thân những hình thức sinh hoạt trong đời sống của nhân dân
Với sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, lễ hội Oóc pò chính là một môi trường sống, nguồn nuôi dưỡng để sli, lượn tồn tại và phát triển.
- Tháng giêng mùa xuân mình đi chơi Tháng hai mùa xuân mình lang thang Bước đi vài ngày thêm vài tháng Bước đi vài ngày cả vài năm
Cứ bước nơi này qua nơi khác Cứ bước bản này qua bản khác
Đi nhiều được nhiều biết nhiều điều
Dàu phồng
Trong lễ hội “Oóc Pò”, những người đi chơi hội, nhất là những thanh niên trẻ tuổi thường hát những câu sli, câu lượn làm quen, nhưng lời ca chào hỏi, họ cùng ca ngợi mùa xuân, ca ngợi tháng giêng rồi cùng nhau đối đáp thi tài ứng đối.
- Vẹ ơi bước chân về qua làng Cùng nhau tâm sự bây giờ nhé
- Mười hai tháng dồn vào làm ăn Dồn vào vui vẻ đi chơi hội.
(Sli đối đáp)
- Tháng giêng mùa xuân năm tới năm Phượng hoàng bay về bãi lâu niên
- Hai đôi bay về đậu cổng làng
Hai đôi bay về đậu cành hoa
- Nhất sắc nhì sắc tam hoa đẹp Ý muốn nhà lầu dựng vạn năm
(sli đối đáp)
Qua những câu hát ấy những chàng trai, cô gái Nùng bước vào những buổi hẹn hò đầy ý nghĩa. Không khí của lễ hội chính là điều kiện sáng tạo, động cơ kích thích sự sáng tạo, phương thức sáng tạo, thủ pháp nghệ thuật trong quá trình làm nảy sinh những bài sli, bài lượn.
Cũng như vậy tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận xét :
“Môi trường văn học dân gian không những tạo nên một thứ “Không khí” độc đáo cho việc tiếp thu các tác phẩm văn học dân gian, môi trường sinh hoạt của văn học dân gian còn là nguyên nhân của một loạt những đặc điểm của quá trình sáng tác, diễn xướng và truyền bá văn học dân gian” [07;19] .
Việc diễn xướng những bài sli, bài lượn trong dịp cầu mùa đầu năm của người Nùng Phàn Slình gắn liền với những thời gian nhất định diễn ra trong dịp Lễ hội, đặc biệt những bài hát này không chỉ đơn thuần có mục đích là thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của người hát mà còn mang những mục đích thuộc phạm vi sinh hoạt: Hát để cầu mong một năm mới may mắn, hát để làm quen, để thắt chặt mối quan hệ tình yêu… Những lời hát vang lên trang nhã, lịch thiệp trong hình tượng thơ sinh động, đẹp đẽ.
- Xuân hạ thu đông anh yêu em Khi vắng em lòng anh buồn lắm
Bao giờ ta mới chung một ngày lứa đôi
Dù có bay cao khắp tứ phương Giồng phượng bay qua bao sông biển Có biết hai ta tình vấn vương.
Sli mừng xuân
Yêu em, anh vui lòng Yêu núi cao mây phủ Núi phủ mây phủ sương Mây phủ núi phủ kín
(Lượn Đệp)
Những bài sli, câu lượn là một thể loại sáng tác văn học dân gian. Nó có nhiều biểu hiện sinh động, uyển chuyển trong thực tiễn sinh hoạt. Chính trên mảnh đất thực tiễn là lễ hội Oóc Pò, những bài sli, bài lượn được ra đời và nó chỉ thực sự sống khi được thể hiện trong môi trường diễn xướng của nó.
Dịp lễ hội là một dịp để người ta hát sli, hát lượn, người ta say sưa với những lời ca trữ tình, là dịp để người ta được nghe, để thuộc và biết đến hát sli…
Tính chất trữ tình độc đáo của các bài sli này đã được phong cảnh thiên nhiên làm phần nền, khiến những ai một lần được nghe thì khó có thể quên được.
Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vườn mọi bông nở Hoa mận trong vườn đang nở sáng Cây cao cây thấp sáng một màu Cây cao cây thấp đều sáng rực
(Chiêng ngột)
Có thể nói lễ hội Oóc Pò chính là môi trường làm nảy sinh, là môi trường diễn xướng các làn điệu dân ca của người Nùng Phàn Slình. Gắn liền với hoạt động của lễ hội là sự hiện diện của các làn điệu dân ca và qua những ngày diễn ra lễ hội cũng như những mùa lễ hội Oóc Pò, những bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình tiếp tục được duy trì, bảo lưu và phát triển. Lễ hội Oóc Pò như một mảnh đất màu mỡ để bên cạnh những bài sli, bài lượn cũ là những bài sli, câu lượn được gieo trồng và nảy những mầm cây mới.
3.2.3. Sli, lượn - Một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội Oóc Pò
“Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân lao động và tham gia vào các sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của những sinh hoạt đó” [06 ;14]
Sli, Lượn là một nhân tố góp phần cấu thành Lễ hội Oóc Pò. Trong lễ hội Oóc Pò sau phần lễ là phần hội. Như phần trước chúng tôi đã trình bày, phần hội của lễ hội Oóc Pò diễn ra khá phong phú với những trò chơi dân gian như kéo co, đánh yến, bắn nỏ… và đặc biệt không thể thiếu là những làn điệu dân ca sli, lượn.
Ngày hội cầu mùa nhưng cũng là dịp để những chàng trai, cô gái Nùng bước vào những buổi hẹn hò đầy ý nghĩa, những buổi hẹn hò ấy chẳng thể nào thiếu vắng được điệu sli quyến rũ, điệu lượn thiết tha. Trên những con đường vào bản, trước cửa những ngôi nhà sàn xinh xắn, người ta có thể bắt gặp một hình ảnh quen thuộc của những ngày hội đó là hình ảnh những tốp thanh niên nam nữ Nùng đang say sưa hát sli, hát lượn, họ hát lên những bài ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu, và khi lời ca đã quyện rồi thì họ có thể quên cả đường về. Họ không chú ý đến thời gian, cũng chẳng lo lắng gì về không gian. Những hình ảnh này là những nét đẹp góp phần làm nên ý nghĩa cho ngày hội Oóc Pò.
- Nam : Vẹ ơi bước chân về qua làng Cùng nhau tâm sự bây giờ nhé
- Nữ : Mười hai tháng dồn vào làm ăn Dồn vào vui vẻ đi chơi hội
- Nam : Đôi ta đến gặp giữa ngang đường Mở đường thông suốt chợ Kì Lừa
- Nữ : Giá như đường lớn hai bên mở Vừa lựa ngày đẹp vừa bảo nhau.
Nếu không có hát sli, hát lượn thì Lễ hội Oóc Pò sẽ mất đi sự thú vị, độc đáo của nó. Chính các làn điệu dân ca giao duyên cùng khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của con người đã “làm gương” cho cây trồng, để cây cối, vật nuôi cũng có đôi, có lứa, cũng sinh sôi phát triển (Cũng như phần
2.1.2 chúng tôi đã nói đến). Điều này góp phần làm tăng giá trị, ý nghĩa nội dung của Lễ hội Oóc Pò.
Xã hội học nghệ thuật là một phạm trù, phương pháp nghiên cứu với mục đích khám phá xã hội biểu hiện qua văn học và ngược lại. Nếu như phần trên đã nói nhờ có lễ hội mà những giá trị của sli, lượn sống lâu hơn trong đời
sống thực tiễn, thì mặt khác chúng ta cũng thấy những giá trị văn hoá độc đáo của lễ hội Oóc Pò lại được thể hiện một phần qua hình thức hát sli, lượn. Những biểu hiện của văn hoá tín ngưỡng thờ cúng thần linh, văn hoá phồn thực cầu mong con người, cây trồng, vật nuôi sinh sôi, nảy nở, phát triển.
Theo tác giả Đinh Gia Khánh:
“Bất kì tác phẩm nào muốn trở thành tác phẩm văn học dân gian trước hết cũng đều phải có hai điều kiện sau đây: một là tác phẩm đó phải phản ánh được đời sống của quần chúng nhân dân, trong những điều kiện lịch sử mà tác phẩm đó tồn tại, nói được những gì thiết thân nhất trong tư tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân; hai là tác phẩm đó phải thông qua nghệ thuật biểu diễn, sống cuộc sống sinh động của nó trong một môi trường sinh hoạt văn học dân gian nhất định, trở thành một nhân tố cấu thành, một bộ phận hữu cơ trong sinh hoạt xã hội của quần chúng nhân dân.” [07;37]
Như trên, những bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình đáp ứng đủ những điều kiện để trở thành những tác phẩm văn học dân gian. Với hình thức diễn xướng có thể là hát đơn, có thể là hát đối đáp, những bài ca dân gian này vừa mang tính truyền miệng, vừa mang tính tập thể. Nội dung của những bài sli, bài lượn mà người Nùng Phàn Slình hát vào những dịp mùa xuân, dịp lễ hội một phần cũng do môi trường, không khí lễ hội chi phối, nhất là trong hát đối đáp hình thức ứng tác là một biểu hiện đặc trưng của văn học dân gian cũng đã được thể hiện, đây là một hình thức tích cực của sự sáng tạo nghệ thuật trong văn học dân gian mà những bài sli, bài lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng hỷ - Thái Nguyên đã duy trì được.
Rõ ràng với vai trò là một nhân tố cấu thành lễ hội Oóc pò, sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình là một hoạt động văn nghệ không thể
thiếu của lễ hội, nó góp phần tạo nên những nét độc đáo, sự hấp dẫn, bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Nùng Phàn Slình.
- Hôm nay may mắn được gặp mình, Nên cùng tâm sự nhiều điều may.
- Hôm nay ta đến quê hương này Học hỏi kinh nghiệm đường làm ăn.
- Công việc làm ăn còn lâu dài, Hát sli, hát lượn một thời thôi.
- Công việc làm ăn nuôi sống người, Hát sli, hát lượn bóng gió thôi.
- Công việc làm ăn cả cuộc đời. Hát sli, hát lượn chỉ tuổi xuân.
(Sli đối đáp)
Như vậy chúng ta có thể thấy sli, lượn và lễ hội Oóc Pò có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Sinh hoạt văn hoá và loại hình nghệ thuật văn hoá dân gian này đã cho chúng ta thấy rõ hơn sự phong phú, độc đáo trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kho tàng văn hoá, văn học dân gian của dân tộc.
3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội Oóc Pò và làn điệu sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Đất nước ta đang bước vào thời kì mở cửa và hội nhập, quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi lớn về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nói chung và của dân tộc Nùng Phàn Slình nói riêng. Thực trạng, lễ hội Oóc Pò và các bài sli, bài lượn đang có nhiều biến chuyển, có những yếu tố văn hóa đang theo chiều hướng tốt, nhưng có một thực tế việc tổ chức lễ hội đúng quy mô như xưa diễn ra không đều, vài năm mới tổ chức một lần lớn còn lại hàng năm chỉ tổ chức ở phạm vi phần Lễ và một số trò chơi thu hẹp ở phạm vi trong xóm. Điều này cũng phần nào ảnh
hưởng đến việc duy trì các làn điệu sli, lượn, những giá trị văn hoá truyền thống theo đó mà đang bị mai một. Cứ đà này những nghi thức của các Lễ hội, những bài sli, bài lượn sẽ ra đi theo những người có tuổi. Vì vậy bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, của lễ hội Oóc Pò và các làn điệu sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên là việc làm hết sức cần thiết. Nhưng đó cũng là một công việc cần có thời gian, có sự đóng góp công sức của nhiều người và đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền.
Để góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá làm nên sự phong phú, giàu đẹp của văn hoá Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến liên quan tới việc giữ gìn những giá trị văn hoá của lễ hội dân gian - Oóc Pò và các làn điệu dân gian sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ như sau :
Khi nói đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật của các lễ hội, các làn điệu dân gian… trước hết cần chú ý đến việc gạn đục khơi trong, phải nhận thức đúng cái gì là giá trị mà ông cha để lại, gạt bỏ những nghi lễ, tập tục không phù hợp. Nhưng trong quá trình tìm hiểu Lễ hội Oóc Pò và hát sli, hát lượn của người Nùng Phàn Slình ở - Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy về Lễ hội không còn những thủ tục rườm rà, phiền phức hay những tục lệ mê tín nên không có gì cần phải gạt bỏ. Quan trọng và cần kíp là việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ hội này.
Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật của lễ hội Oóc Pò và hát sli, hát lượn có nghĩa là biết làm cho những giá trị cổ truyền ấy tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời đại mới.
Với lễ hội Oóc pò, cần ghi chép cụ thể các nghi thức tổ chức của lễ hội. Duy trì tổ chức đều đặn lễ hội vào ngày lễ truyền thống hàng năm. Giáo dục
cho con cháu ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội đối với đời sống tinh thần của dân tộc mình. Kho tàng sli, lượn của người Nùng Phàn Slình khá phong phú, đó là những bài ca lao động, bài ca sinh hoạt, bài ca nghi lễ phong tục, không chỉ xuất hiện trong lễ hội Oóc Pò mà còn trong các sinh hoạt văn hoá khác của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình. Việc khôi phục và duy trì những làn điệu dân ca này có một ý nghĩa hết sức to lớn. Vừa là giữ lại những bài hát dân ca chứa đựng nền văn hoá của cộng đồng dân tộc đồng thời cũng là cơ hội để các thế hệ trẻ trau dồi, học tập và gìn giữ cả một kho tàng văn học cổ truyền phong phú đã được tích tụ từ bao đời. Bảo tồn và phát huy những giá trị của Lễ hội Oóc Pò một lễ hội cổ xưa của người Nùng Phàn Slình và những làn điệu sli, lượn có một phần trong lễ hội Oóc Pò có thể tiến hành theo nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn :
Sưu tầm, giới thiệu và phát huy vốn sli, lượn của dân tộc.
Chúng ta đã xác định được đối tượng cần bảo tồn và phát huy, nhưng bảo tồn và phát huy như thế nào tức là giải pháp bảo tồn như thế nào? Điều này đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền địa phương không chỉ bằng lời nói, bằng văn bản mà phải bằng hành động cụ thể.
Những sinh hoạt văn hoá tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân, cũng đã có những khai thác tư liệu, ghi hình, ghi âm được thực hiện ở xã Hoà Bình nhưng chưa được là bao và cũng chỉ mang tính chất bao quát. Vậy nên để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn slình ở Hoà Bình nói riêng cũng như những dân tộc khác, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp đồng bộ với các ngành văn hoá, các nhà nghiên cứu chuyên môn, các cán bộ bảo tàng và các nghệ nhân nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, Sưu tầm, thu thập tất cả các lời sli, câu lượn trong đòi sống cộng đồng, ghi chép thành bài bản, đồng thời dịch sang ngôn ngữ phổ thông rồi trao lại cho đồng bào.
Trong quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, văn học dân gian của các làn điệu dân ca cần bảo đảm tính nguyên vẹn trong môi trường diễn xướng với đầy đủ tính nguyên hợp của nó. Đặt các làn điệu dân ca trong môi trường diễn xướng của nó mới thấy hết được giá trị của làn điệu dân ca ấy. Vì vậy mà bên cạnh việc sưu tầm các làn điệu dân ca cần phải khôi phục, duy trì có chọn lọc những hoạt động sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền như Lễ hội Oóc Pò, đám cưới, tang ma, sinh nhật…
Bên cạnh đó sưu tầm những di sản văn hoá phi vật thể như những bài sli, lượn một cách hệ thống bằng cách ghi âm, quay phim lưu giữ không những để bảo tồn mà thậm chí còn có thể hỗ trợ, cung cấp cho các cá nhân có tâm huyết và có năng khiếu có thể tự học và sáng tạo, bổ sung cho kho tàng văn hoá văn học của dân tộc. Đó cũng sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho những cá nhân, tổ chức muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vốn văn hoá của các dân tộc tham khảo.
Tổ chức Lễ hội và truyền dạy các làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ ngay tại địa phương.
Đồng thời với việc sưu tầm, bảo tồn các làn điệu sli, lượn như đã nêu ở trên, các cấp chính quyền địa phương nên hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội Oóc Pò hàng năm với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của người dân trong xã mà cả những xã lân cận, tạo điều kiện giao lưu văn hoá cho các cộng đồng dân tộc anh em góp phần bảo lưu những giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc Nùng Phàn Slình.
Các cấp chính quyền địa phương kết hợp với những nghệ nhân tâm huyết xây dựng kế hoạch và hỗ trợ kinh phí để tổ chức các lớp học hát sli, hát lượn cho những cháu có khả năng âm nhạc ngay tại thôn bản, để các nghệ nhân hát sli, hát lượn giỏi có thể truyền lại những vốn dân ca cổ truyền cho thế hệ trẻ, đồng thời khơi dạy những tình cảm tốt đẹp của họ với những làn điệu dân ca của chính dân tộc mình, từ đó mở rộng vốn sli, lượn cho mọi người. Mục đích của việc làm này là để mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là thế
hệ trẻ hiểu rõ về những phong tục tập quán của chính cha ông mình. Từ đó mọi người sẽ ý thức được việc cần thiết và cùng nhau giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Hiện nay thông qua một nội dung trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành giáo dục đã bắt đầu quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết và tình yêu đối với các trò chơi dân gian và các làn điệu dân ca bằng việc tổ chức thi chơi các trò chơi giân gian và thi hát dân ca. Hoạt động này cần tiếp tục duy trì và mở rộng hơn để các em học sinh, thế hệ trẻ trực tiếp ý thức được những giá trị tinh thần quý giá của dân tộc mình, từ đó lưu giữ và tuyên truyền cho không chỉ trong cộng đồng dân tộc ấy mà còn cho tất cả các dân tộc khác. Tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng văn hoá, làm giàu cho kho tàng văn hoá Việt Nam.
Tiểu kết:
Giống như rất nhiều các dân tộc anh em khác, người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cũng tổ chức lễ hội nông nghiệp, đó là Lễ hội Oóc Pò.
Đây là một lễ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Nùng Phàn Slình. Lễ hội gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Qua lễ hội người dân cầu mong một năm mới với nhiều sức khoẻ, nhiều may mắn cho con người, cầu mong những vụ mùa bội thu… Và đây cũng là dịp để họ gặp gỡ, giao lưu, vui xuân sau một năm làm việc vất vả. Đặc biệt Lễ hội Oóc Pò còn là nơi, là dịp để thanh niên nam nữ gặp gỡ, làm quen và tìm người yêu. Đây là hoạt động có tính chất gắn kết cộng đồng, chứa đựng những yếu tố văn hoá phồn thực và yếu tố tâm linh trong văn hoá của người Nùng Phàn Slình.
Đặc biệt lễ hội Oóc Pò có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với những việc hát sli, hát lượn. Hát sli, hát lượn là một hoạt động văn nghệ quan trọng không thể thiếu trong lễ hội Oóc Pò. Hát sli, hát lượn tạo nên sự phong phú,