Vị Trí Của Công Tác Thanh Tra Luôn Gắn Liền Với Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Của Cơ Quan Hành Pháp


1.1.2. Thanh tra hành chính‌‌‌


Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp [9, tr. 9].


1.1.3. Thanh tra chuyên ngành‌


Là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý [9, tr. 9].

1.1.4. Thanh tra theo đoàn


Là hoạt động của đoàn công tác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân [22].

1.1.5. Thanh tra theo vùng


Là hoạt động của tổ công tác hoặc thanh tra viên tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi vùng được giao phụ trách và chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra trên địa bàn vùng [22]. Như vậy, thanh tra theo vùng không nhất thiết phải tiến hành thanh tra theo đoàn mà có thể do một thanh tra viên tiến hành.

1.1.6. Thanh tra trực tuyến


Là mô hình thanh tra mà thanh tra viên chỉ phải chịu sự điều hành của tổ chức thanh tra lao động cấp trên mà không lệ thuộc vào cơ quan hành chính cùng cấp về lãnh đạo, chỉ đạo [22].

1.1.7. Đối tượng thanh tra


Là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động hoặc việc làm bị thanh tra do Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên có thẩm quyền thực hiện. [11, tr. 15].


1.1.8. Kiểm tra


Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản Đà Nẵng năm 1997 thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [40, tr. 504]. Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học định nghĩa “kiểm tra là hoạt động xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước có phù hợp pháp luật hay không và áp dụng biện pháp bảo đảm, khôi phục sự phù hợp đó khi cần thiết” [16, tr. 74]. Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, khái niệm kiểm tra được hiểu: Là một chức năng quản lý, một khâu trong quy trình quản lý, có chức năng xem xét tình hình và kết quả thực tế thi hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội được giao [44, tr. 565].

Như vậy, kiểm tra là một khái niệm rất rộng, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau để chỉ các hoạt động có tính chất và mức độ khác nhau. Tuy nhiên có thể chia làm hai loại:

Thứ nhất, kiểm tra mang tính chuyên môn kỹ thuật, ví dụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra độ an toàn của máy móc, thiết bị…


Thứ hai, kiểm tra hướng vào hành vi của con người, vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, ví dụ kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc chấp hành chính sách, pháp luật; kiểm tra của các tổ chức, đoàn thể đối với thành viên của mình trong việc chấp hành điều lệ của tổ chức đó… Hoạt động kiểm tra này không chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá mà có mục đích là tìm ra các biện pháp tác động làm cho hoạt động của đối tượng bị kiểm tra phát triển đúng hướng của người kiểm tra.

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra được xem như là một biện pháp, một khâu của quá trình quản lý và có mối quan hệ mật thiết với hoạt động thanh tra.

1.1.9. Phân biệt thanh tra với kiểm tra


Dưới góc độ quản lý, giữa kiểm tra và thanh tra có những điểm chung về chủ thể, đối tượng, mục đích… Do có một số điểm chung đó và một phần do trình độ hiểu biết, nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên trong thực tế các tổ chức, cá nhân thường nhầm lẫn hai khái niệm này. Vì vậy, việc phân biệt khái niệm thanh tra với kiểm tra có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác thanh tra. Dựa trên các đặc điểm của thanh tra, kiểm tra có thể phân biệt hai khái niệm này tại bảng 1.1.

Bảng 1.1: Phân biệt thanh tra với kiểm tra


Tiêu chí

Thanh tra

Kiểm tra

Nội dung

Phc tp hơn, sâu sắc hơn

Thường đơn giản

Chủ thể

Cơ quan quản lý nhà nước

Đa dạng hơn: cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức (tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội-nghề nghiệp, ….) và các cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 3



Thẩm quyền

Có quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành

Không có quyền xử phạt, cưỡng chế mà chỉ có quyền kiến nghị

Tính việc

chất

công

Đòi hỏi phải có trình độ, nghiệp vụ cao, khả năng chuyên sâu

Không nhất thiết phải đòi hỏi trình độ nghiệp vụ quá chuyên sâu

Phạm động

vi

hoạt

Hẹp hơn, thường có chọn lọc

Rộng, phụ thuộc vào đặc

điểm của chủ thể kiểm tra

Trình tự, thủ tục

Theo luật định, tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ

Thủ tục đơn giản hơn

Mức độ

Theo kế hoạch duyệt, hoặc đột xuất

được

Mang tính thường diễn ra liên tục

xuyên,

Mặc dù giữa thanh tra, kiểm tra có sự khác nhau về tính chất, đối tượng, thẩm quyền, phạm vi hoạt động, mức độ song giữa các chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra có những mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, chẳng hạn mối quan hệ giữa thanh tra với kiểm tra của Đảng trong việc phát hiện, xử lý những vi phạm của cán bộ, công chức là đảng viên… Hiểu theo nghĩa rộng thì kiểm tra bao hàm thanh tra, hay nói cách khác thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra mà ở đó luôn luôn do một loại chủ thể là nhà nước tiến hành và mang tính quyền lực nhà nước, với sự độc lập tương đối. Ngược lại, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thanh tra cũng bao hàm kiểm tra. Các hoạt động, các thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra thường chính là kiểm tra.

Như vậy, tất cả các hoạt động của thanh tra, kiểm tra đều hướng tới mục đích chung là đảm bảo pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC THANH TRA NÓI CHUNG


1.2.1. Vị trí của công tác thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan hành pháp

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, Điều 1 Sắc lệnh ghi: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và nhân viên của các Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”.

Những năm đầu của Nhà nước Việt Nam non trẻ, quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được giao cho Ban Thường vụ của Nghị viện (theo Hiến pháp 1946) và giao cho Hội đồng Chính phủ (theo Hiến pháp 1959). Bắt đầu từ Hiến pháp năm 1980, công tác thanh tra được xác định là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Khoản 15 Điều 107 của Hiến pháp quy định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước”, Điều 110 quy định: “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng”.

Đến Hiến pháp năm 1992, công tác thanh tra, kiểm tra được thể hiện cụ thể qua các Điều 112, 115, 116 và 124, trong đó có những nội dung quy định Chính phủ, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ “tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân” và “ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó...”. Đối với Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ “ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó...”.


Như vậy, ngay từ ngày đầu tiên thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các tổ chức thanh tra nhà nước luôn luôn được xác định là cơ quan, bộ phận của bộ máy hành chính nhà nước, của Chính phủ, có chức năng kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Vị trí của công tác thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý của cơ quan hành pháp, là một nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước tự mình hoặc thông qua các cơ quan chuyên môn và cán bộ thừa hành để tiến hành hoạt động. Yêu cầu quản lý ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có những cán bộ chuyên trách để giúp thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ, do đó đã hình thành tổ chức chuyên trách về công tác thanh tra.

Vị trí, tổ chức của thanh tra nhà nước được quy định trong Luật Thanh tra năm 2004 đã khắc phục được nhiều yếu điểm và những vướng mắc trong hoạt động thanh tra trước đây, góp phần kiện toàn, tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra. Theo Luật này, các tổ chức thanh tra nhà nước được thiết lập thành hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm cơ quan Thanh tra Chính phủ (cơ quan của Chính phủ); Thanh tra Bộ (cơ quan thuộc Bộ, ngành); Thanh tra Sở (thuộc các Sở chuyên ngành) và Thanh tra tỉnh, huyện (cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp).

Trải qua 60 năm hoạt động, với nhiều tên gọi và nhiệm vụ, quyền hạn mỗi lúc khác nhau theo yêu cầu của hoạt động quản lý nhưng vị trí công tác thanh tra nhà nước và tổ chức thanh tra nhà nước vẫn thuộc cơ quan hành pháp.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vị trí của hệ thống thanh tra trong tổ chức bộ máy nhà nước. Ý kiến thứ nhất cho rằng: Vị trí của Thanh tra nhà nước phải thuộc cơ quan lập pháp để xem xét việc chấp


hành và điều hành của Chính phủ và các cơ quan công quyền. Ý kiến thứ hai: Trong điều kiện đổi mới hiện nay cần tăng cường hoạt động kiểm soát, thanh tra của các Bộ, ngành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực, do đó cần xem xét việc tổ chức thanh tra theo mô hình trực tuyến. Ý kiến thứ ba cho rằng: Để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả cần tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra theo cấp hành chính đủ mạnh bao gồm các lĩnh vực quản lý của nhà nước.

Việc xác định vị trí, tổ chức và hoạt động thanh tra ở mỗi quốc gia là khác nhau, trong cùng quốc gia nhưng ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau. Nguyên nhân của sự khác nhau về cơ bản phụ thuộc vào thể chế chính trị, thiết chế tổ chức nhà nước, truyền thống pháp lý và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Vậy ở nước ta, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước trong điều kiện mới theo hướng nào đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn, đặt hoạt động thanh tra nhà nước trong việc xem xét hoạt động quản lý nhà nước theo hệ thống chính trị và yêu cầu của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, hoạt động thanh tra nhà nước là một chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, do vậy hình thành hệ thống tổ chức Thanh tra nhà nước ở các cấp, các ngành để giúp thủ trưởng các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình là tất yếu.

1.2.2. Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin thì khi có quản lý là phải có thanh tra. Lê nin cho rằng: Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai. Mục đích của thanh tra là nhằm xây dựng khả năng biết làm, biết thành thạo trong quản lý. Như vậy, theo lý luận Mác – Lê nin thì thanh tra là một


chức năng không thể thiếu trong quá trình quản lý, mục đích quản lý sẽ không đạt được nếu thiếu hoạt động thanh tra.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũng dựa trên những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vai trò quan trọng của công tác thanh tra được thể hiện trong nhiều bài viết, bài nói, chỉ thị của Bác ở nhiều lúc, nhiều nơi. Người nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới và thanh tra là để theo dõi, xem xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào, nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống” [33]. Tai, mắt là bộ phận của cơ thể con người, là phương tiện để nhận thức và đem lại cho con người tri thức. Người đã ví thanh tra như tai mắt của con người, điều đó có nghĩa thanh tra được xem như là một bộ phận hữu cơ cấu thành của quản lý nhà nước, là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý. Người cũng nhấn mạnh: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn pha. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” [18, tr. 521].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của thanh tra trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách quản lý. Người cũng chỉ rõ mục đích của thanh tra là theo dõi, xem xét, việc nào làm chưa đúng giúp họ làm cho đúng, đó mới là bản chất của công tác thanh tra.

Tại các Nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác thanh tra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Chỉ thị số 38/CT ngày 20/2/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí