Cách Thức Kiến Giải Truyện Dân Gian Trong Bối Cảnh


Do đó, lời kể trở nên gọn và hướng về hành động ngôn từ nhiều hơn. Ở đây, không có một nguyên tắc nào từ bên ngoài quy định phần nào sẽ được giữ lại trong việc kể chuyện trong bối cảnh. Phần quyết định yếu tố nào được giữ lại, yếu tố nào bỏ đi trong một tiết mục kể chuyện là do người nghe và người kể quyết định dựa trên bối cảnh cụ thể.


Chương 4

MỘT CÁCH KIẾN GIẢI TRUYỆN DÂN GIAN KHMER NAM BỘ DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH


Với những lí thuyết và cách nhìn mới về nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh, việc giải thích ý nghĩa văn bản và phân tích nội dung-nghệ thuật từng câu chuyện cần phải được bổ sung những yếu tố mới trong cách hiểu. Bởi lẽ trong nghiên cứu truyền thống, chúng ta giải thích ý nghĩa của một câu chuyện, giải mã văn bản ghi chép bằng một niềm tin rằng văn bản ấy là một cấu trúc tương đối hoàn chỉnh và tiềm ẩn nghĩa; chúng ta sử dụng các phương thức để chia nhỏ các bộ phận trong hệ thống cấu trúc văn bản ấy thành những đơn vị, đối chiếu so sánh chúng với nhau, đặt chúng trong bối cảnh văn hóa để chiết xuất những giá trị, suy luận những ý nghĩa. Còn bây giờ, đối tượng nghiên cứu là một quá trình, một tập hợp nhiều yếu tố của một thể liên tục chứ không phải là một chỉnh thể nên chúng ta không chỉ dừng lại ở giải thích, phân tích mà phải kiến giải quá trình đó. Ở chương 1, luận án đã bàn về sự thay đổi trong cách lí giải ý nghĩa và giá trị của truyện kể dân gian trong bối cảnh. Ở chương này, luận án sẽ đề xuất cơ cấu của một khung kiến giải truyện dân gian trong bối cảnh và vận dụng khung lí thuyết vào khảo sát cụ thể một số trường hợp.

4.1 Cách thức kiến giải truyện dân gian trong bối cảnh


Để kiến giải truyện dân gian trong bối cảnh, việc căn cứ vào cách thức ghi chép, các nguyên tắc lí thuyết của ngữ dụng học học, tâm lí học và nhân học văn hóa là cần thiết. Trước hết về ghi ghép, nên cạnh phần nội dung chính thể hiện thành “văn bản” còn có hai yếu tố quan trọng trong mô hình ghi chép là “bối cảnh” và “kết cấu”. Hai yếu tố đó chứa đựng nhiều thông tin về các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


giá trị cần phân tích để thấy rò tính quá trình của VHDG trong thực tiễn. Ngoài ra, nội dung kiến giải truyện kể trong bối cảnh diễn xướng phải liên kết được với các ghi chép trước đó. Trong đó, các yếu tố cần phải được lưu ý khai thác gồm: yếu tố kích thích và gợi ý; những người tham gia, bối cảnh nào gợi ý, và hiệu ứng với người tham gia và toàn thể những cảm nhận của người điền dã về quá trình diễn ra được thể hiện trong phần kết cấu.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 22

Theo Charles W. Joyner [143], một mô hình nghiên cứu truyện kể trong bối cảnh gồm có bốn nhóm chính: 1) đặc điểm cá nhân của người diễn xướng; 2) cấu trúc của cộng đồng mà người diễn xướng sống; 3) mối quan hệ giữa gia đình và các yếu tố quan trọng khác; và 4) nhận thức cá nhân của người diễn xướng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố trong mô hình ấy trùng nhau về nội hàm và quá chi tiết nên chỉ cần gom về 02 yếu tố là cộng đồng (gia đình và làng xóm, truyền thống, văn hóa, lịch sử) và cá nhân (nhận thức, ứng xử). Trong quan niệm kiến giải truyện dân gian theo nhân học văn hóa, các nhà folklore học Hoa Kì xem xét ở ba hướng: (1) truyện kể như là một sự phản ánh văn hóa lịch sử, là tấm gương phản ánh các nếp văn hóa, thế giới quan và lối suy nghĩ của người kể; (2) truyện kể có thể giúp chúng ta hiểu về sự vận hành bên trong của tinh thần các xã hội xưa; (3) truyện kể có thể có chức năng đóng góp cho sự gắn kết xã hội và văn hóa [104, tr.345]. So sánh với bốn công việc vừa nêu ở trên trong quá trình kiến giải, cách hiểu của các nhà nghiên cứu Hoa Kì cũng phù hợp với các bước thực hiện đó. Chẳng hạn, “truyện kể như là tấm gương phản ánh văn hóa lịch sử” có thể thấy được khi chúng ta thực hiện bước “so sánh với các khái niệm và cách hiểu thịnh hành”. Như vậy, với những thao tác nêu trên, việc kiến giải truyện dân gian trong bối cảnh đã thể hiện một cách lí giải mới, phù hợp với hướng nghiên cứu trong bối cảnh. Giữa các phương pháp tiếp cận vừa nêu, trong thực tế nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam Bộ, có ba yếu tố đã gặp nhau: phân tích các yếu


tố bối cảnh, miêu tả diễn xướng kể chuyện, phân tích ý nghĩa sự kiện kể chuyện.

- Phân tích các yếu tố bối cảnh: Yếu tố bối cảnh gồm hoàn cảnh văn hóa, con người tham gia vào diễn xướng, và tình huống kích thích cho câu chuyện được kể cũng như việc tiếp nhận của người tham gia. Cá tính hay bản sắc cá nhân của người kể chuyện thường có liên quan một cách chặt chẽ với tính cách và mức độ trình diễn của cá nhân đó trong quá trình kể chuyện. Trải nghiệm cá nhân trở thành một yếu tố quan trọng, nó làm sâu sắc và dễ gây xúc động đối với người tiếp xúc. Ngoài ra, bối cảnh văn hóa của một cá nhân đang sống thật sự có ảnh hưởng đến việc người đó có sẵn sàng chủ động trong kể chuyện hay không. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung kể chuyện bao gồm sự phân chia theo “trục dọc” (hộ gia đình, hàng xóm, …) và phân chia theo “trục ngang” vượt ra khỏi cộng đồng (giai cấp, địa vị, chủng tộc, hoặc nhóm sở thích đặc biệt). Vì thế, đặc điểm của một cộng đồng có tác động đến sự diễn xướng của cá nhân bất chấp việc cá nhân đó có những đặc điểm của riêng mình. Ví dụ, trường hợp những người Khmer đã đi tu trong chùa vốn bị ảnh hưởng của các truyện dân gian qua kinh sách ghi trên lá thốt nốt thường yêu cầu phải có văn bản mới kể được, còn người không đi tu, đặc biệt là phụ nữ thì lại dễ nhớ truyện truyền miệng hơn. Nghĩa là người đã từng đi tu không tự tin với bản sắc cá nhân mình trong đời thường mà tự tin với bản sắc do cấu trúc cộng đồng trước đây (ở nhà chùa lúc còn trẻ) đã có ảnh hưởng sâu đậm, thậm chí trở thành một xung lực trong tiềm thức. Một trường hợp khác, khi có người thân trong gia đình có mặt trong một buổi sinh hoạt thì người ta có khuynh hướng tránh né những câu chuyện cười có yếu tố tục. Tức là cấu trúc cộng đồng ấy tạo những áp lực về đạo đức cho người kể.

Tóm lại, trong phần này, người thực hiện cần lưu ý các yếu tố sau đây:

(1) Truyền thống: là những tri thức về văn hóa của người kể do người điền dã


biết trước đó hoặc cảm nhận được trong quá trình trao đổi. (2) Đặc điểm cá nhân những người tham gia: là những miêu tả về mục tiêu, động cơ, vị thế của những người tham gia sự kiện diễn xướng kể chuyện. Từ đó mới thấy những tác động của họ vào quá trình thúc đẩy câu chuyện diễn ra cũng như những ý nghĩa mà cá nhân họ mong muốn. (3) Cấu trúc cộng đồng: mô tả cơ cấu của cộng đồng, thành phần tham gia, những thói quen, những nếp sinh hoạt hằng ngày, những cấm kị trong giao tiếp của cộng đồng để phục vụ cho việc lí giải các yếu tố của một câu chuyện có mặt hay vắng mặt. (4) Tình huống tạo kích thích: xác định yếu tố nào tạo ra sự tác động vào tâm trạng, dẫn đền việc kể chuyện, yếu tố này góp phần lí giải mức độ kết nối với hoàn cảnh của câu chuyện được kể.

- Mô tả diễn ngôn kể chuyện: là việc thể hiện lại quá trình nhập vai khi kể chuyện, trong đó đặc biệt lưu ý đến vai trò của nhận thức cá nhân – thái độ và hiểu biết – của người kể chuyện. Bất cứ sự thay đổi nào trong nhận thức của người kể cũng tạo ra một sự ảnh hưởng cực kì quan trọng lên quá trình diễn xướng kể. Sự thay đổi trong nhận thức người kể sẽ dẫn đến sự thay đổi trong việc trình bày thậm chí ngay cả khi các yếu tố khác không đổi. Những ghi chép về kết cấu rất bổ ích cho việc mô tả này khi kiến giải truyện kể. Sự mô tả này cần cho thấy rò diễn trình của sự kiện kể chuyện (kết cấu) và phần nội dung của câu chuyện được kể (văn bản). Có thể thực hiện điều vừa nói bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy theo dạng bối cảnh mà châu chuyện được kể.

-Phân tích ý nghĩa sự kiện kể chuyện: Những điều mà người điền dã trực tiếp cảm nhận về các chi tiết trong quá trình ghi chép cùng với những phản ứng cụ thể của những người tham gia cần được đối chiếu so sánh. Trên nền tảng của truyền thống và sự kích thích từ tình huống, công việc này sẽ tìm ra ý nghĩa của diễn ngôn kể chuyện trong bối cảnh. Nói một cách khác, việc


phân tích ý nghĩa của sự kiện kể chuyện tức là quá trình đi tìm cái nhìn bên trong và cái nhìn bên ngoài đối với quá trình kể. Nếu cái nhìn bên ngoài (etic) là cách nhìn nhận đánh giá từ các nhà nghiên cứu đối với một cộng đồng và bản thân diễn ngôn kể thì cái nhìn bên trong (emic) là quan điểm của những người tham gia vào diễn xướng kể chuyện, có tính chất truyền thống trải qua nhiều đời, được chọn lọc qua hệ thống văn hóa và các quy tắc ứng xử. Quan trọng hơn, cái nhìn bên trong nhiều khi quan trọng hơn bên ngoài vì nó “cung cấp cho ta một cái nhìn của người bản xứ về ý nghĩa và tầm quan trọng của diễn xướng kể chuyện mà người ngoài hay nhà nghiên cứu không có cách gì quan sát hoặc phát hiện được vì những hoàn cảnh xã hội hay những định kiến văn hóa của họ” [105, tr.620].

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của chương III, phần này luận án thực hiện kiến giải truyện dân gian Khmer Nam Bộ ở ba dạng:

4.2. Kiến giải truyện kể trong bối cảnh có sự kích thích ngẫu nhiên


Trong nguồn truyện sưu tầm, điền dã theo bối cảnh, yếu tố kích thích từ bên ngoài trong cuộc sống đời thường là một trong những đặc trưng của bối cảnh diễn xướng. Trong cách hiểu này, bất cứ tình huống nào gợi cho người ta suy nghĩ và muốn kể một câu chuyện để đáp ứng tình huống đó được xem là một yếu tố có giá trị tác động đến “năng lực” có sẵn ở người kể. Yếu tố nào khơi gợi những vốn truyện kể tiềm tàng trong mỗi con người và buộc người ta phải lí giải một cách tự nguyện thì yếu tố đó được xem là cấu trúc tạo nên bối cảnh. Trong các câu chuyện được kể, luận án xin đi vào phân tích truyện Sự tích bến Chằng Ré [phụ lục, truyện số 5].

4.2.1. Phân tích các yếu tố bối cảnh


A. Truyền thống: Người Khmer Nam Bộ có cả một hệ thống truyện kể địa danh gắn liền với từng vùng đất, từng khu vực khắp các tỉnh thành. Rất


nhiều địa danh hiện nay có gốc từ tiếng Khmer. Phạm Tiết Khánh từng nhận định về truyền thuyết địa danh Khmer Nam Bộ là “đa dạng”, nhưng thường “ngắn, chủ yếu là các sự kiện hay lời kể mà ít motif” [68, tr.115]. Qua các tài liệu nghiên cứu văn hóa cho thấy: người Khmer có thế mạnh về các điệu hát, điệu múa, các hoạt động trong lễ hội cộng đồng nhưng không có ưu thế về kể chuyện trước đám đông hoặc trong lễ hội.

B. Đặc điểm cá nhân những người tham gia: Ông Trầm Bửu Sanh là cán bộ về hưu, là một trí thức Khmer, có học và suy nghĩ thiên về logic dù rằng vẫn tin tưởng Phật giáo. Người con rể là một giáo viên dạy Ngữ văn cũng có kiến thức từ sách vở, có lí luận và cũng có khả năng hiểu văn bản. Cả hai sử dụng ngôn ngữ và nói tiếng Việt tốt nên cách diễn đạt dễ hiểu, trôi chảy. Người Khmer trí thức thường có những suy nghĩ để lí giải những đặc điểm văn hóa hơn là người nông dân. Đồng thời, những người có học thường được làm việc trong các cơ quan chính quyền đoàn thể nên yếu tố lí trí, phán xét đúng sai nhiều hơn người không có học. Ông Sanh muốn kiểm tra và so sánh sự hiểu biết của mình với truyền thống thông qua câu chuyện của người anh trai về nguyên nhân hình thành một địa danh. Người con rể vì được cha vợ yêu cầu nên phải thể hiện kiến thức của mình thông qua sách vở đã có. Cả hai người không cố tình kể lại truyền thuyết về địa danh. Bản sắc xã hội của hai người kể và nghe thể hiện có phần trùng khớp với bản sắc cá nhân của họ trong đời sống hằng ngày, nghĩa là họ không hóa thân mình thành một vị trí khác.

C. Cấu trúc cộng đồng: Nơi mà người kể cư ngụ là cộng đồng người Khmer đô thị, ở thành phố, sống xen kẻ với người Việt, người Hoa, không tập trung thành phum, sóc như ở nông thôn. Tuy nhiên câu chuyện này diễn ra trong cấu trúc gia đình nên đặc điểm cộng đồng chỉ có chức năng làm nền tảng tác động trong thói quen sinh hoạt, chẳng hạn như: nói tiếng Việt trong


giao tiếp thay vì tiếng Khmer. Bên cạnh đó, câu chuyện được kể ở quy mô gia đình, có những người đặt trong quan hệ cha con. Cấu trúc này không có yếu tố người khác xen vào, nhân vật được nhắc đến (bác Hai) cũng là người thân thuộc. Tính tôn ti này góp phần làm tăng độ tin cậy và quyền uy trong lời kể, hiếm và hầu như không có sự tranh luận ngược lại, ngôn ngữ nhà nhặn vừa phải.

D. Tình huống tạo kích thích: Ông Sanh kể cho người con rể nghe về việc sáng nay ông đi đám tang một người quen ở xã Hòa Tú II, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Trên đường đi, ông có đi qua một chiếc cầu mới xây, thay cho một bến phà cũ tại khúc sông có tên là Chằng Ré. Ông nói về sự đổi thay của cây cầu, của dân cư, của cảnh quan. Từ việc cây cầu mới xây đó, ông Sanh hỏi chàng rể về địa danh Chằng Ré. Như vậy, sự kích thích quan trọng nhất là dịp ông Sanh nhìn thấy chiếc cầu có mang địa danh hơi lạ tai trong quá khứ, kích thích thứ hai cũng có tác động là có chàng rể dạy học môn Ngữ văn. Nếu người con rể này là bác sĩ, kĩ sư hay nghề nào khác mà không am hiểu về văn hóa, có lẽ ông Sanh sẽ không hỏi và câu chuyện sẽ không diễn ra. Như vậy kích thích quan trọng nhất là việc ông Sanh gặp địa danh và gợi nhớ lại câu chuyện, từ câu chuyện ông muốn thử chàng rể, từ việc thử ông muốn thể hiện kiến thức và yếu tố quyền uy của cha vợ.

4.2.2. Mô tả diễn ngôn kể chuyện


Câu chuyện này, người kể và người nghe khi thực hiện diễn ngôn kể chuyện được đặt trong tư thế cuộc đối thoại, theo nguyên tắc luân phiên lượt lời. Người kể sau đó trở thành người nghe và ngược lại. Sự nhập vai hay hóa thân vào bản sắc khác khi kể chuyện của cả hai người hầu như không có. Vì mục tiêu của cuộc đối thoại không phải là trình bày câu chuyện mà là thể hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022