Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 21


Kết cấu

Văn bản

vậy mà.

vương cho phép công chúa cùng 500

thị nữ lên trên mặt nước chơi.

Thật ra không phải là nghĩ thầm mà là khấn vài mới hợp lí. Đây có lẽ do ngôn ngữ tiếng Việt của ông TT không rành.


Thật ra phải nói là: mới biết không phải là ma quỷ

- Lên tới đảo, công chúa thấy mọi người ngủ say chỉ riêng hoàng tử Thông còn thức. Hoàng từ thấy nhiều người bèn nghĩ thầm nếu là ma quỷ thì tan biến còn là người thì giữ nguyên. Nghĩ xong thấy đoàn người còn y nguyên, hoàng tử mới biết là người.


Có người nhắc : Công chúa biết mình là con vua nên phải có phép tắc. Ông TT đồng ý

- Hai người mới nói chuyện và hoàng tử cảm thấy thương công chúa. Công chúa cũng đồng ý thương lại. Ông Pras Thông muốn công chúa ở lại nước mình nhưng công chúa nói không được, phải báo cho ông già biết. Phải xin phép cha chứ không tự quyết. Long vương nghe xong đồng ý, cho phép con gái lấy Pras Thông. Ông vua dưới nước bèn làm phép cho nước rút hết, đất bằng phẳng để chất rạp làm đám cưới tại đảo. Long

vương cũng lên.

Cái cách kể này có lẽ ảnh hưởng từ phong tục tập quán về cưới hỏi của người Khmer.

- Sau đó Long Vương mới yêu cầu xuống nước làm đám cưới lần nữa để giới thiệu họ hàng, và phân chia địa vị. Nhưng Pras Thông là người phàm không thể xuống nước được nên chàng cảm thấy buồn không nói nửa lời. Công chúa thấy chồng buồn nên hỏi chuyện tại sao ? “mình là vợ

chồng có gì phải nói cho em biết”


- Pras Thông mới nói thật chuyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 21


Kết cấu

Văn bản

Cách dùng từ “chịu trách nhiệm” rất hiện đại.


Các vị tham gia đều khẳng định nước Pông Thlốt là có thiệt, tức là Campuchia hiện nay. Sau này người Khmer mới lấy tích đó để làm đám cưới cho con cái. Sau này người ta gọi tích đó Pras Thôn - Neang Nec.

mình không thể xuống nước theo lời vua nước. Công chúa nói: “Vậy anh đừng lo, em chịu trách nhiệm. Anh cứ nắm vạt áo của em, mấy người lính của anh cứ bám vào anh thì sẽ đi được”. Mọi người thực hiện và đi xuống được long cung và làm đám cưới. Sau đó được trao ngôi trị vì

nước đó

Tôi hỏi ; Thể loại này kêu bằng gì vậy thầy ? Ông TT trả lời : nói chung gọi là rương nì tiên (truyện kể), hoặc rương pút (chuyện kể có thật) đều đúng.


“Chuyện thật mà lâu rồi chứ không

phải mới đây”- một vị khác chen vào giải thích.



Qua cách ghi nhận như trên, bản ghi chép thể hiện được nội dung câu chuyện nằm ở cột bên phải, còn phần cách thức, cơ cấu tạo nên câu chuyện và những xúc cảm tâm lí được thể hiện ở cột bên trái. Chính cột bên trái đã có những gợi ý hoặc những chỉ báo cho việc phân tích ý nghĩa và giá trị của truyện dân gian. Chính những hoạt động, những lời nói, những trao đổi, thương thuyết, phản ứng giữa người nói và người tham dự mới cung cấp dữ kiện mang tính thực tiễn nhất tạo nên giá trị của tác phẩm. Theo dòi xong câu chuyện có sự ghi nhận kết cấu và bối cảnh, người đọc căn cứ vào những chỉ báo trong từng lời ghi chép, có thể có những đánh giá về nhiều mặt đằng sau văn bản. Người đọc cũng hình dung được tâm trạng của người tham gia và không khí của buổi kể chuyện qua mô tả của người nghiên cứu. Người đọc cũng sẽ thấy được cái cảm giác cụ thể mà người điền dã cảm nhận, trải


nghiệm, suy ngẫm về từng chi tiết. Roger D. Abrahams cho rằng “vận động là đặc trưng quan trọng nhất của một tiết mục folklore” [105, tr.190]. Do đó khi ghi chép, tìm hiểu diễn ngôn kể chuyện, chúng ta không chỉ nhìn nó như một thực thể mà còn cảm nhận cùng với nó. Sự đồng cảm này vốn có ở việc xây dựng tiết mục về mặt thẩm mĩ nhưng nó chỉ có hiệu lực khi tiết mục được trình diễn.

Để thấy rò sự thay đổi về mặt thể hiện nội dung của hai cách ghi chép theo bối cảnh và lối văn bản hóa, chúng tôi lập sơ đồ so sánh 01 câu chuyện được thể hiện theo hai phương pháp khác nhau: Truyện 04 chàng trai tài giỏi với hai cách ghi chép, bên trái là ghi theo hướng tiếp cận bối cảnh, bên phải là Sự tích bông cau trong lễ cưới của dân tộc Khmer (bản sưu tầm của Tiền Văn Triệu)


Ghi chép theo cách tiếp cận bối cảnh

Truyện được Văn bản hóa


Bối cảnh

Từ sự kiện chiếc bánh gừng trong quán cà phê, một sự kích thích khơi gợi cho ông Thạch Thuôl muốn kể câu chuyện để giải thích.

Ghi tên người kể: thầy giáo Thạch Mạnh, ở xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng


-Bốn người đi học đạo ở một ông thầy. Mỗi người thành tài một kiểu: bói, bắn cung, lặn, cứu người


-Trên đường về bốn người thách nhau, anh coi bói nói sự việc có người bị chim bắt

- Có 4 người bạn thân chia nhau tìm thầy học phép thuật > mỗi người học được 1 phép: xem bói, bắn cung, lặn, cứu người

- Trên đường về, gặp nhau ở con sông S’tưng, tại gốc cây gừa Ni C’rốt > thi tài với nhau.

- Ở vương quốc Cre Me, có vua

Pre Ba Me Hanu, có công chúa Khe Ma Ri > đi dạo > bị chim



Ghi chép theo cách tiếp cận bối cảnh

Truyện được Văn bản hóa



-Sự thật diễn ra giống vậy, mỗi người đều ra tay cứu công chúa sống lại.


-Bốn người đều muốn cưới công chúa, cãi nhau. Thích ca chưa thành Phật, làm quan xử kiện


-Phân xử người thợ lặn được làm chồng, những người còn lại làm anh và cha mẹ.

Crut bắt >

Anh coi bói nói sẽ có chim mang vật quý giá đến và gây tranh cãi > chim Crut bay ngang > anh bắn cung, giương tên bắn trúng chân chim > công chúa rơi xuống nước > anh biết lặn lao xuống cứu nhưng công chúa đã chết khi đưa vào bờ > anh còn lại làm thuốc cứu công chúa sống lại.

- Cả bốn người đều muốn cưới công chúa > nhờ à cha Pre Po Thi Sát phân xử > à cha khuyên mọi người nên đoàn kết giúp đỡ nhau, không nên tranh cãi > cuối cũng phán:

+Người xem bói làm cha vì biết trước việc xảy ra

+Người cứu sống làm mẹ vì anh như người sinh ra công chúa lần nữa.

+Người bắn cung làm anh vì biết che chở bảo vệ em

+Người biết lặn là chồng vì đã ôm ấp công chúa lúc cứu từ dưới nước lên.

Ý nghĩa được

Ý nghĩa của lễ cắt bông cau buộc thành ba chụm để cho cha

Hai người cưới nhau phải biết ơn 3 người còn lại bằng cách



Ghi chép theo cách tiếp cận bối cảnh

Truyện được Văn bản hóa

diễn giải

mẹ và anh cũng với họ hàng

dùng bông cau trong lễ cưới và chia thành 03 bó:

+ bó 1 cho cha kèm 21 trái cau

+bó 2 cho mẹ kèm 12 trái cau

+bó 3 cho anh kèm 6 trái cau

Sơ đồ trên cũng là diễn tiến của một câu chuyện nhưng được thu nhận ghi chép và thể hiện trong hai cách thức khác nhau nên kết cấu cốt truyện không tương đồng. Khi ghi chép trong bối cảnh, do câu chuyện này chỉ là một phần của một loạt các chuỗi sự kiện khác nhằm chuẩn bị cho một lễ cưới nên kết cấu cốt truyện sau hai lần kể có dung lượng đơn giản, chủ yếu phục vụ cho việc giải thích. Ngược lại, cốt truyện của câu chuyện được sưu tầm và văn bản hóa theo lối truyền thống rất chi tiết và có dung lượng dài. Thậm chí, cốt truyện theo hướng văn bản hóa còn cố gắng đính vào nhiều chi tiết như tên người, tên chim, sông, cây cối, …làm cho câu chuyện trở nên nặng nề không cần thiết. Vì không có bối cảnh trực tiếp nên việc văn bản hóa truyện kể thường có xu hướng chi tiết hóa, kéo dài câu chuyện sao cho nó có khả năng phù hợp với nhiều tình huống, vươn tới nhiều đối tượng. Ngược lại, khi một câu chuyện kể trong bối cảnh, nó có khuynh hướng giản lược hóa rất nhiều chi tiết thừa, chỉ giữ lại những điều cần nói theo một mục tiêu nào đó. Nội dung câu chuyện không phải do bản thân cốt truyện phơi bày mà là do hoàn cảnh và ý muốn của người kể thể hiện. Cốt truyện dài hay ngắn, chi tiết hay đơn giản bản thân nó không quyết định mà do bối cảnh quyết định. Tuy vậy, nói như vậy không có nghĩa là người kể muốn kể sao cũng được mà nội dung câu chuyện còn tùy thuộc vào người nghe quyết định một phần. Phần cốt truyện hay type truyện hạt nhân nào được giữ lại trong khi kể không phải do


nguyên tắc bên ngoài chi phối mà do cộng đồng tham gia quyết định. Nếu người nghe là những người có chung vốn văn hóa với người kể, có những kí ức và nếp sinh hoạt cộng đồng trong một thời gian dài, khi gặp câu chuyện quen thuộc thì cách kể và các chi tiết hay type truyện sẽ nhiều hơn, phong phú hơn; sự phản ứng của người nghe để điều chỉnh lời kể ít hơn. Ngược lại, nếu câu chuyện lạ, không có nguồn gốc từ địa phương, xuất hiện đối tượng nghe ngoài cộng đồng, thì số lượng chi tiết, motif có thể ít hơn; sự phản hồi của người nghe có thể sẽ nhiều hơn. Thậm chí, trong những cộng đồng có nền văn hóa xa lạ với nền văn hóa mà câu chuyện khởi phát, nhiều chi tiết, motif và type truyện có thể bị lược bỏ hoặc thay thế bằng yếu tố khác miễn là cộng đồng sử dụng câu chuyện đó hiểu và chấp nhận.

Như trong phần lí thuyết ở chương 1 đã giới thiệu, bản chất của hướng nghiên cứu VHDG theo bối cảnh là nghiên cứu dựa trên cơ sở ngôn ngữ học xã hội, trong đó có ngữ dụng học. Vì vậy, diễn ngôn trong giao tiếp được xem là đối tượng chính để nghiên cứu văn học chứ không phải là văn bản. Cho nên, một câu chuyện được ghi chép theo kiểu này có thể chỉ toàn là những lời đối thoại giữa hai hoặc nhiều người và những hoạt động trong bối cảnh kèm theo. Khi tiếp nhận và đọc, người đọc nên thực hiện theo kiểu đọc cả không khí và bối cảnh của câu chuyện ấy, tức là phải thay đổi thói quen đọc văn bản theo một giọng kể từ đầu đến cuối bằng một cách đọc đặt mình vào không khí của buổi kể chuyện thật sự. Theo đó, ngôn ngữ sẽ phóng túng hơn và cho phép co giãn theo cảm xúc người kể mà không bị gò bó vào các nguyên tắc ngữ pháp của văn bản viết.

Về khả năng ứng dụng của mô hình ghi chép này ở các thể loại khác. Căn cứ vào đặc trưng tiếp cận theo định hướng bối cảnh đối với tác phẩm VHDG, mô hình ghi chép trong luận án có thể phù hợp với tất cả các thể loại có liên quan đến yếu tố diễn xướng. Nghĩa là bất cứ tác phẩm VHDG nào


được thể hiện trong cuộc sống thực tế theo kiểu có một quá trình, có sự giao tiếp tương tác giữa người nói và người nghe, có sự trải nghiệm của cá nhân người điền dã thì có thể sử dụng. Vì mô hình ghi chép tập trung chủ yếu vào yếu tố bối cảnh và diễn xướng nên bất cứ khi nào có các hoạt động ấy diễn ra đều có thể ứng dụng. Cho dù thể loại của văn bản được kể là gì đi chăng nữa thì cách ghi chép cũng không thay nhiều đổi về mặt cơ cấu. Điều này có thể thấy rò không chỉ ở các loại tự sự dân gian (truyện cười, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, thần thoại, …) mà có thể ứng dụng với chút thay đổi ở các loại như triết lí dân gian (câu đố, tục ngữ), loại trữ tình dân gian (ca dao, dân ca) và cả sân khấu dân gian và các thể loại có kết hợp giữa ngôn từ với biểu diễn (ví dụ chằm riêng chà pây của người Khmer Nam Bộ).

Chẳng hạn với loại trữ tình dân gian như ca dao, việc miêu tả bối cảnh xảy ra và cái tình huống kích thích một câu ca dao được diễn xướng là điều vô cùng cần thiết. Điều gì đã làm cho câu ca dao được ứng dụng? môi trường nào thường xảy ra việc diễn xướng một bài ca dao dân ca? Cái cách mà người ta mở đầu để báo hiệu diễn xướng một bài ca dao thế nào? … là những câu hỏi mà phần mô tả bối cảnh ở phần trên phải thể hiện. Mức độ chi tiết càng nhiều thì việc lí giải càng dễ. Phần kết cấu của việc ghi chép diễn xướng ca dao là khó nhất, vì nó phải thể hiện trong đó vừa hoạt động của người thể hiện lẫn người nghe vừa đặc tả âm thanh, xúc cảm của không khí diễn xướng. Ca dao không có cốt truyện nên phần trình bày không bị chi phối bởi tuyến tính thời gian. Tục ngữ và câu đố cũng có những khó khăn tương tự khi xây dựng mô hình một cách rò ràng. Tuy nhiên nếu nắm vững nguyên tắc ghi chép và mục tiêu của việc thay đổi hướng nghiên cứu thì mô hình này có thể ứng dụng rộng rãi. Chỉ có điều, không thể sử dụng lại khuôn mẫu này mà phải có sự sáng tạo, gia công.


Tiểu kết


1. Để thực hiện thay đổi phương hướng nghiên cứu truyện dân gian từ văn bản sang tiếp cận bối cảnh, người thực hiện cần phải có những phương tiện và kĩ thuật phù hợp với phương pháp mới. Chương này đã bàn về cách thức thực hiện ghi chép một câu chuyện được nghiên cứu trong bối cảnh. Cách thức ghi chép này làm thay đổi cách đọc và cách hiểu đối với một câu chuyện. Việc ghi chép trong cách nghiên cứu theo bối cảnh không chỉ sử dụng giấy viết mà còn nên dùng đến tất cả các phương tiện thông tin khác để hỗ trợ.

2. Việc chấp nhận các điều kiện cơ bản để xem xét một tình huống nào đó là bối cảnh cũng quan trọng như việc xem xét cái nào là tác phẩm thực sự đối với nghiên cứu theo văn bản. Do đó, việc đặt ra những giới hạn có tính quy ước là một điều kiện quan trọng cho công tác nghiên cứu. Những yếu tố nào khích thích được một hành động kể chuyện xem như là một tình huống tạo bối cảnh. Trong quá trình ghi nhận sự kiện đang diễn ra, các kiến thức về tâm lí học, xã hội học và nhân học được vận dụng tối đa vào một bản ghi chép. Ở đó, những cảm nhận chủ quan của người thực hiện lẫn những quan sát thái độ của người tham gia được sắp xếp vào trong một thể thống nhất. Với cách làm đó, đọc xong bản ghi chép, chúng ta cũng đã có được những cách hiểu cơ bản về ý nghĩa và giá trị tác phẩm.

3. Qua mô hình bản chi chép cho thấy việc thể hiện toàn bộ nội dung của một câu chuyện được kể trong bối cảnh có tác dụng giúp cho người đọc hình dung một cách chính xác những gì diễn ra đằng sau lời kể. Những động lực, những nhu cầu nào đã khiến cho một câu chuyện dài hay ngắn đã được phần kết cấu trong bản ghi chép mô tả. Với bản chất là sự đối thoại, là diễn ngôn kể, câu chuyện giờ đây không chỉ là lời của một người kể cho một đối tượng giả định mà là kể cho những đối tượng cụ thể, có sự tiếp xúc trực tiếp.

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí