Việc Tổ Chức Một Cuộc Điền Dã Để Ghi Nhận Truyện Kể Trong Bối Cảnh


người cung cấp thông tin trong cộng đồng hay nhóm nhỏ. Vậy sự phân biệt giữa hướng tiếp cận bối cảnh và điền dã dân tộc học ở chỗ: điền dã dân tộc học là một phương pháp thực hiện cho hướng tiếp cận bối cảnh. Điền dã là sự chủ động thiết lập các mối quan hệ cũng như chủ động gợi ý những vấn đề cần thu thập cho người cung cấp thông tin. Trong trường hợp thương thảo này, cơ cấu của những người tham gia có sự tương tác, tranh luận về một vấn đề để thể hiện ý kiến cá nhân và tìm sự đồng thuận. Nghĩa là, cái vốn folklore tiềm ẩn trong từng người được hiện hữu nhờ sự cọ xát với vốn của người khác. Khi một người kể một câu chuyện nào đó để chứng minh quan điểm của mình, anh ấy cũng thể hiện một bản sắc xã hội khác. Việc thương thảo này có thể là một buổi họp dân ở trong sóc, một sự kiện họp để quyên góp xây chùa, chuẩn bị các nghi lễ, … trên tinh thần tự nguyện và không có sự can thiệp của mệnh lệnh hành chính. Truyện kể trong dạng này gọi là dạng diễn ra trong bối cảnh thương thảo của các thành viên cộng đồng.

Thứ ba, yếu tố tạo bối cảnh kể chuyện là những sự kiện được lên lịch và có tính chu kì. Tức là về mặt thời gian, nó phải có tính lặp lại, được cộng đồng biết và chuẩn bị; về mặt không gian nó phải có địa điểm rò rệt và được quy ước. Đối với những yếu tố tạo ra cơ hội để diễn xướng kể chuyện bắt đầu, theo Bauman, có các mốc tình huống: “những yếu tố của khung cảnh” (một sàn diễn nhô cao, một cái vòm sân khấu, một cái bục …), “những trang bị hay vật dụng” (quần áo, mặt nạ, …) và nguyên tắc thời gian (mùa màng, lễ hội, các ngày trọng thể …) [104, tr.76]. Các mốc tình huống này thường diễn ra một cách âm thầm, ngẫu nhiên, trong đời thường. Người nghiên cứu nếu không cùng sinh sống với những tộc người đó thì rất có thể sẽ không bắt gặp. Cái mà người nghiên cứu có thể nắm bắt được là những biến cố đó đã được lên lịch, có chương trình, có sự phối hợp công khai cho mọi người xem. Đây là một yếu tố quan trọng của diễn xướng văn hóa, có thể được vận dụng như


là yếu tố đầu tiên tạo bối cảnh diễn xướng kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ. Trong không gian văn hóa Khmer Nam Bộ, những dịp được lên lịch mà có những câu chuyện dân gian giải thích cồm các lễ hội cộng đồng (Ooc om booc, đôn ta, chôl ch’năm th’mây, lễ cúng phước biển, lễ hội thak-côn, …) và lễ nghi vòng đời cá nhân (lễ cưới, lễ tạ ơn mụ, …). Về lí thuyết, ở những yếu tố lên lịch sẵn này, việc tiến hành diễn xướng (theo nghĩa đầy đủ nhất) thể hiện đậm nét. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều lễ hội cộng đồng, người Khmer không “mặn mà” với việc kể chuyện dân gian theo kiểu trình bày cho cộng đồng thưởng thức mà chủ yếu bị cuốn hút vào các hoạt động múa và văn nghệ. Phần viết về diễn xướng dân gian trong các tài liệu nghiên cứu văn hóa Khmer Nam Bộ, nhiều quan điểm vẫn thiên về coi diễn xướng chỉ là hát múa liên quan tới sân khấu. Các tác giả cho rằng từ “hình thức độc tấu nhạc cụ” và các yếu tố kịch hóa trong “diễn xướng ở đám cưới, kiểu hát đối đáp aday rương (đối đáp có cốt truyện) làm nền tảng cho sân khấu sau này [76, tr.235- 236]. Do vậy, trong các lễ hội dân gian Khmer, rất hiếm hoặc hoàn toàn không xuất hiện việc diễn xướng kể chuyện thuần túy mà thường được lồng ghép vào trong các hình thức văn nghệ khác. Truyện kể thường tồn tại như một yếu tố phông nền, có chức năng giải thích cho các hành động lễ hội. Vì vậy, dạng diễn xướng kể chuyện trong hoàn cảnh này gọi là truyện kể trong bối cảnh lễ hội.

Tóm lại, có ít nhất ba dạng bối cảnh mà việc kể chuyện dân gian Khmer Nam Bộ diễn ra: các sự kiện có chu kì và địa điểm, một sự kiện có tính kích thích để người khác tự nguyện kể chuyện và một sự kiện có sự tham gia nhiều người theo một mục tiêu định sẵn. Mỗi sự kiện tạo nên bối cảnh nêu trên được hình thành từ truyền thống của một bối cảnh văn hóa lịch sử lớn hơn. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng đây là các dạng bối cảnh mà người thực hiện luận án này bắt gặp ở dạng nghiên cứu trường hợp chứ không phải là ba


bối cảnh tiêu biểu, có tính đại diện. Bởi vì ngoài các dạng bối cảnh nêu trên, còn có dạng bối cảnh dựa trên công việc (làm nông, làm nghề thủ công, buôn bán, …), dựa trên điều kiện sống (kí túc xá của học sinh-sinh viên người Khmer, khu tập thể của nhóm người Khmer đi làm công nhân ở các khu công nghiệp),…Nhưng vì trong phạm vi luận án cho phép chúng tôi chỉ dừng lại ở các trường hợp đã nêu.

3.2. Việc tổ chức một cuộc điền dã để ghi nhận truyện kể trong bối cảnh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

3.2.1. Quan niệm ghi chép điền dã theo nghiên cứu truyền thống


Nghiên cứu truyện dân gian Khmer Nam bộ dưới góc nhìn bối cảnh - 18

Điền dã là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu folklore và nhân học. Đó là quá trình người nghiên cứu tham gia, quan sát trực tiếp và ghi chép lại đối tượng. Nội dung ghi chép vừa có thể là những cái đã qua vừa có thể là những cái đang xảy ra, nhưng chủ yếu là cái đang xảy ra. Cách thức thực hiện có thể là chủ động (phỏng vấn thông tin, thu thập tài liệu, hỏi ý nghĩa, ...) hoặc thụ động (chờ đợi, quan sát, ghi âm, ...). Trong nghiên cứu truyền thống, “về phương diện lịch sử, những cố gắng đầu tiên trong điền dã ở Châu Âu là những bộ sưu tầm truyện dân gian nhằm đảm bảo lưu giữ các truyện kể bằng lời trong hình thức văn bản viết” [148, tr.341]. Do đó, điền dã kết nối các nhà khoa học với cộng đồng và cung cấp một kiến thức có liên quan đến bối cảnh để phân tích văn bản.

Về kinh nghiệm ghi chép điền dã và sưu tầm, trong truyền thống folklore Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu theo văn bản cũng đã có những nguyên tắc hữu dụng. Tại Hội nghị Bồi dưỡng kinh nghiệm sưu tầm VHDG toàn miền Bắc, tổ chức vào tháng 9 – 1975, Lê Chí Quế đã có bài “Mấy nét đặc thù trong phương pháp sưu tầm chỉnh lí VHDG các dân tộc thiểu số” bàn về một số kinh nghiệm trong việc sưu tầm VHDG đặc biệt là các tộc người thiểu số. Theo tác giả, VHDG các dân tộc thiểu số có nét đặc thù là không bị


cung đình hoá và bác học hoá, một số dân tộc còn dạng nguyên sơ trong văn hoá và trong văn học. Cho nên khi ghi chép, cần lưu ý một số điểm như: vấn đề giao lưu văn hoá tộc người, các phương pháp như ghi chép tỉ mỉ, nguyên dạng; nguyên tắc chỉnh lí và cần phải có sự quan sát trực tiếp để có cái nhìn bao quát rồi mới tiếp xúc nghệ nhân để có bản ghi hoàn chỉnh: “Chúng ta không chỉ ghi chép riêng lẻ dựa trên trí nhớ của nghệ nhân hoặc mời nhóm nghệ nhân phục hiện lại những sáng tác dân gian cổ truyền mà cần tiến hành khảo tả ngay tại môi trường sinh hoạt của nó” [92, tr.114].

Trong bài viết Trò chuyện với người làm công tác sưu tầm folklore" Vũ Ngọc Khánh cho rằng: Việc đi sưu tầm là công phu và không có công thức chung nào cả. Từ thời các nhà Nho góp nhặt chuyện quê đến thời hiện đại, người Việt Nam vẫn ít có công trình chỉ rò các phương pháp, kĩ thuật sưu tầm, điền dã. "Thực tế có một số người coi nhẹ việc sưu tầm điền dã, chỉ muốn căn cứ vào những gì có sẵn trong thư viện để kê cứu là đủ rồi" [66, tr.84]. Theo ông, "sưu tầm tư liệu là công tác hàng đầu của nhà khoa học, thậm chí có thể nói nó quyết định cho sức sống và sự trường tồn của lí luận. Một tư liệu điền dã được phát hiện, có thể lật nhào được lí thuyết đã thiết lập uy quyền" [66, tr.85]. Với kinh nghiệm của mình, Vũ Ngọc Khánh đã khái quát một số công việc và vấn đề cần lưu ý khi sưu tầm VHDG. Theo đó, có hai thứ trang bị mà người đi sưu tầm cần quan tâm: trang bị kiến thức trang bị vật chất. Phần trang bị kiến thức, quan trọng nhất là đức tính của người sưu tầm. Người điền dã phải có 2 đức "tham" và "liêm". Tham là không bỏ sót một chi tiết nào dù biết rò mười mươi, phải nhớ luôn dùng công thức 5WH (What – cái gì; Where - ở đâu, When – khi nào, How – Thế nào và Why

– Tại sao). Liêm là cẩn thận, chu đáo, trung thực, không thêm thắt, bịa đặt, tranh công, bóp méo tư liệu. Ngoài đức tính, người điền dã phải có kiến thức tổng hợp và kiến thức chuyên môn. Rộng kiến thức để biết đủ cái mình cần


tập trung, hẹp chuyên môn để có những phác thảo, những dự cảm, những tri thức liên quan. Người làm công tác sưu tầm phải có tinh thần bảo vệ tư liệu, giữ nguyên trạng, không thay đổi gốc; phải ứng xử với đối tượng, hoà đồng với đối tượng liên quan (chính quyền, nhóm người, dòng họ, ...), và khi tiếp xúc với người kể, diễn xướng hay cung cấp truyện, thì cần phải hiểu tâm lí nghệ nhân, ứng xử khéo léo, linh hoạt. Về trang bị vật chất, tác giả cho rằng để đảm bảo cho công việc được trôi chảy và khoa học, người điền dã cần các phương tiện giúp đỡ. Trực tiếp nhất là các phiếu ghi chép, bản hỏi, nhật kí điền dã, bản đồ, tài liệu liên quan đã có sẵn. Ngoài ra cũng phải lưu ý đến những thứ có liên quan (máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim, tiền thù lao, …) và các phương tiện hỗ trợ (xe cộ, giày dép, quần áo (chống mưa), và các phương tiện duy trì sức khỏe, tinh thần ...).

Theo Lê Trung Vũ [130], để lập sơ đồ về đề tài lễ hội, những người làm công tác quản lí văn hoá thường dùng các phiếu để lưu giữ thông tin. Có 02 loại phiếu được lập cho một lễ hội: phiếu thông báo (ngắn gọn, nhỏ, khái quát) và phiếu tư liệu (cụ thể, có mục, có hệ thống). Ví dụ một phiếu tư liệu về một phong tục có tên là “tục cầu đinh” có các mục gồm: tên, xuất xứ, ngày thực hiện, nội dung chính, đặc điểm diễn ra, nhân vật tham gia, các yếu tố khác có liên quan, quy mô phổ biến, gốc tư liệu, người lập phiếu, ngày lập phiếu… Tác giả cho rằng, chỉ cần lập phiếu với những tiêu chí định sẵn như vậy sẽ có những tác dụng thực tiễn như có thể tập hợp được kiến thức cơ bản, vừa đủ, thấy ngay chỗ thiếu; gợi ý, kích thích; chuẩn bị chu đáo cho công trình; và có thể ứng dụng thống kê, so sánh bằng máy tính.

Từ thập niên 70 của thế kỉ trước, Nguyễn Đổng Chi [15] đã có cái nhìn về công tác sưu tầm, điền dã trong nghiên cứu VHDG với nhiều luận điểm tương đồng với thế giới. Một trong những sự phân biệt quan trọng của ông đối với khoa nghiên cứu VHDG là làm rò đối tượng giữa nghiên cứu và


sưu tầm. Theo đó, đối tượng nghiên cứu của VHDG là sản phẩm đã ổn định trên văn bản, còn đối tượng của sưu tầm của VHDG là những hành vi sống động ngoài thực tế. Để nắm bắt được đúng và đủ toàn bộ cái hồn cốt của những gì đang diễn ra ấy, cần phải có một cách thức thực hiện là khoanh vùng một địa phương nào đó và thu thập toàn bộ tất cả những gì có liên quan đến VHDG trong vùng ấy. Việc thu thập có thể tiến hành ở những cư dân địa phương đang sinh hoạt và trực tiếp kể cho người nghiên cứu (sưu tầm sống) hoặc thông qua những gì lưu giữ của người dân (sưu tầm tĩnh). Theo tác giả, lí tưởng nhất là làm cho quần chúng hiểu mục đích của nhà sưu tầm “đến một em bé cũng nắm được mục đích yêu cầu công việc của mình” [15, tr.146], và phải cho quần chúng hoàn toàn coi nhà nghiên cứu là đối tượng kí thác. Cách nói không hoàn toàn trùng khớp nhưng ý tưởng và phương pháp của Nguyễn Đổng Chi chính là phương pháp quan sát tham gia trong nhân học. Ở phương diện này, Nguyễn Đổng Chi có cái nhìn đi trước thời đại rất xa. Giờ đây, với việc vận dụng các phương pháp nhân học văn hóa vào nghiên cứu VHDG, việc điền dã để ghi nhận truyện kể dân gian trong bối cảnh được thực hiện theo hướng đi vào cái nhìn bên trong kết hợp với cái nhìn bên ngoài tạo ra một sự ghi chép có cả chủ thể lẫn đối tượng. Có thể nói, nếu như trong quan điểm truyền thống, nhà sưu tầm và nhà nghiên cứu có hai đối tượng khác nhau, thì với hướng nghiên cứu VHDG trong bối cảnh và diễn xướng, nhà nghiên cứu phải thực hiện việc nghiên cứu đồng thời với việc sưu tầm. Để làm được điều đó, người nghiên cứu cần phải có sự chuẩn bị và cách thực hiện khi tham gia thực tế diễn xướng.

3.2.2. Chọn bối cảnh và chuẩn bị ghi chép


Đầu tiên, để bắt đầu thiết lập một cuộc điền dã, việc phải làm là chọn một nhóm người dân gian, vốn thường là một tập hợp các thành viên giao tiếp với nhau trong một thời gian dài, có chung những kỉ niệm những kí ức truyền


thống. Một số người cho rằng nhóm người đó đôi khi không nhất thiết là sống với nhau trong thời gian dài mà có thể dựa trên nghề nghiệp, độ tuổi, nơi chốn họ sống, dân tộc, gia đình, giới tính, có sở thích chung. Trong trường hợp nghiên cứu truyện dân gian Khmer thì nhóm người dân gian có thể là những phum sóc, hoặc những địa phương có đồng bào Khmer sinh sống và những nhóm người trong hoàn cảnh cùng nghề nghiệp hoặc sở thích.

Điền dã bao gồm việc quan sát và ghi chép về người khác ở nơi mà họ cư ngụ và những gì họ đang làm. Ghi chép là một phương thức chính trong việc thu thập thông tin cơ bản trong các ngành khoa học xã hội. Thông tin điền dã được người nghiên cứu thu thập bằng nhiều phương tiện (giấy ghi chép, phim ảnh, âm thanh) và từ nhiều nguồn cung cấp: như những truyền thống chủ động (những gì mà người ta làm bây giờ) hoặc ở những truyền thống thụ động (những gì người ta biết, hiểu và thậm chí rất có thể có khiếu thẩm mĩ về nó nhưng họ không trình bày hoặc nói ra, trừ khi người được yêu cầu). Về nguyên tắc, “người nghiên cứu phải tính toán trước phương án thể nghiệm bản thân: phải tham gia vào những sự kiện đang diễn ra (quan sát tham gia), hoặc hoàn toàn đứng ngoài những sự kiện đó” [163, tr.303]; hay có thể sẽ chủ động theo đuổi những đối tượng (bằng phỏng vấn, truy tìm, xin lời giải thích), hoặc có thể thụ động (chờ đợi, quan sát, ghi âm).

Trước đây, khi người điền dã phải ghi lại từng chữ một bằng tay, hầu hết tất cả công việc đều dồn vào việc theo đuổi mạch văn các bản truyện kể hoặc ghi lại giai điệu xung quanh văn bản cũng đủ mệt. Còn bây giờ với các thiết bị máy móc, người điền dã có thể xem xét phân tích bối cảnh - không chỉ là yếu tố của sự diễn xướng kể chuyện mà còn là bối cảnh của việc ghi âm - theo một tiến trình và diễn biến của việc kể. Nói cách khác giờ đây không còn tình trạng chỉ là một câu chuyện, ví dụ truyện cười, được phát hiện nữa mà là câu chuyện ấy diễn ra như thế nào qua hàng loạt câu hỏi: Ai thường kể những


truyện này cho ai nghe và trong những hoàn cảnh nào? Nó được diễn giải ra sao? Ai cười và ai không cười? Yếu tố nào mà những câu chuyện cười đó có vai trò giúp cho các sự kiện xã hội diễn ra? Việc biên tập những câu chuyện cười đó liên quan đến những câu chuyện khác có cùng nội dung thế nào? Ý nghĩa có giống nhau khi bối cảnh thay đổi không? Mối quan hệ giữa người quan sát và người được quan sát là gì?… Để chuẩn bị cho việc ghi chép, người nghiên cứu cần dự định trước tất cả những câu hỏi ấy và cần có sự linh hoạt trong quá trình tham dự và ghi chép thực tế.

3.2.3. Cách ghi chép trong nghiên cứu truyện dân gian trong bối cảnh


Theo các nhà nghiên cứu điền dã trong nhân học văn hóa, khi tiếp cận truyện dân gian trong bối cảnh thì nên sử dụng song song bản ghi chép để ghi nhận diễn biến của tiết mục bằng phương pháp ghi chép điền dã dân tộc học và máy ghi âm (nếu có ghi hình càng tốt) toàn bộ sự kiện kể chuyện ấy. Ghi âm cuộc nói và ghi chú cẩn thận về việc đặt tên dữ liệu cũng như ghi chép càng nhiều càng tốt theo góc nhìn của mình. Điều này có lợi vô cùng cho việc sắp xếp truy tìm sau này. Có rất nhiều nội dung trong phần ghi âm và chép tay, nhưng chọn vấn đề gì để ghi là do bản thân chúng ta. Đối với những phần ghi âm, người nghiên cứu có thể nghe lại nội dung ghi âm và ghi chú, ghi ngắn gọn tất cả điều gì cảm thấy thích thú nhất: Nơi nào thật sự mọi người thích thú? Lúc nào bắt đầu kể? Có thể xác định thể loại không? Khi nào thì mọi người bắt đầu sáng tạo và hình thức nghệ thuật hoá. Và đoạn này được ghi ở đâu?… là những câu hỏi giúp cho việc kiểm tra lại nội dung thực hiện tốt hơn. Trong quá trình lắng nghe, việc chuyển thành văn bản một cách chính xác những gì người kể nói trong chừng mực có thể là một yêu cầu tối quan trọng cùng với những gì mà người ta trao đổi trước và sau khi kể như là một cách để khám phá bối cảnh xã hội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022