Nghiên Cứu Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Dựa Vào Cộng Tác Viên (Ctv)


bác sĩ được lặp lại 2 lần trong vỡ diễn hàng tuần để người dân hành động thay đổi hành vi.

Tại Việt Nam, người ta huy động cộng đồng bằng cách tổ chức thi Cúp bóng đá tuyên truyền phòng chống SXHD. Xã Xuân Kiên, Nam Định đã dùng giải thi đấu bóng đá dành cho trẻ em để tuyên truyền về SXHD. Giải thi này do các

cán bộ dự

án và chính quyền địa phương tổ

chức đã thu hút tới 2.000 người.

Ngày thi đấu tạo được cơ hội tốt để tuyên truyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động phòng chống vectơ SXHD cho người dân địa phương. Học sinh xã Xuân Kiên đặc biệt nhiệt tình, cùng với CTV của dự án tập dượt và diễn những vỡ kịch về muỗi SXHD, thu hút hơn 1.000 dân làng đến xem. Nhiều đoạn trích của vỡ kịch được quay phim và đưa vào chương trình truyền hình quốc gia. Điều này đã khuyến khích học sinh của các xã Xuân Phong, Lạc Viên chuẩn bị và đóng những vỡ kịch mang tính tuyên truyền phòng chống SXHD.

1.4.2.2. Nghiên cứu phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng tác viên (CTV)

Vai trò của CTV trong công tác phòng chống dịch là rất quan trọng. Họ là những người truyền đạt kiến thức và giúp người dân nhận thức được chính bản thân họ đã nuôi bọ gậy và muỗi trong nhà gây nguồn bệnh nguy hiểm cho bản thân và gia đình, từ đó chuyển biến thành hành vi tự làm sạch những vật chứa lăng quăng.

Một nghiên cứu tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh về đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXH của người dân giữa 2 phường thuộc quận 8, thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đỗ Nguyễn Thùy Nhi năm 2009 cho thấy hiệu quả hoạt động của CTV trong công tác phòng chống SXH tại phường điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

có CTV hoạt động khác hơn so với phường chứng. Mặc dù kết quả về kiến

thức, thái độ, thực hành của người dân tại phường điểm có cao hơn so với

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 6

phường chứng với kết quả là tỷ lệ người dân có kiến thức đúng trong phòng

chống SXH tại phường điểm là 63,5% cao hơn so với phường chứng 59%. Thái độ đúng đối với việc phòng chống sốt xuất huyết tại phường điểm là 61% và thực hành đúng 58% cao hơn so với phường chứng 57% và 51,5%. Về chỉ số côn trùng: Tỷ lệ HGĐ có bọ gậy là 19% tại phường điểm thấp hơn so với phường chứng 25%. Tổng số DCCN tại phường điểm 9% có bọ gậy và phường chứng là


15% có lăng quăng. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu cho thấy để đánh giá hiệu quả hoạt động của CTV là một công việc khá phức tạp, phải bao gồm đánh giá rất nhiều mặt như quá trình triển khai hoạt động, hoạt động thực sự của họ, sự chuyển biến kiến thức, thái độ và thực hành của người dân cũng như việc cải thiện tỉ lệ mắc bệnh, tử vong, hiệu quả kinh tế ­ xã hội… Trong số các mặt này, sự chuyển biến về kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, sự gia tăng hộ gia đình không có bọ gậy là những biểu hiện trực tiếp nhất, dễ nhận biết và dễ đánh giá đối với kết quả hoạt động của CTV [51].

Một mô hình can thiệp dựa vào CTV tại tỉnh Bến Tre cho thấy sau một năm theo dõi và đánh giá, kết quả đánh giá cho thấy mô hình CTV theo đúng tiêu chuẩn quốc gia đạt được hiệu quả nhất định nhưng chưa cao, chỉ số nhà có bọ gậy ở xã CTV giảm đáng kể từ 73% xuống còn 48% và chỉ số Breteau từ 213 xuống còn 104 [66]. Một nghiên cứu khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2002 ­ 2003, cho thấy tỉ lệ hộ gia đình được vãng gia giảm tỉ lệ nghịch với số hộ gia đình CTV phụ trách, nhóm CTV quản lý dưới 50 hộ thì tỉ lệ trên 90% hộ gia đình được vãng gia hàng tháng và tỉ lệ 40 ­ 58% hộ gia đình được vãng gia trong nhóm CTV quản lý trên 150 hộ [24].

Tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, một can thiệp về phòng chống SXHD đã được thực hiện trong giai đoạn 2006 ­ 2008 cho thấy: CTV đã cung cấp kiến thức cho người dân, kết quả là kiến thức đúng của người

dân về phát hiện các triệu chứng của bệnh, tác nhân truyền bệnh, biện pháp

phòng ngừa, biện pháp diệt bọ gậy đã được nâng lên rõ rệt từ 50% trước can thiệp tăng lên 90% sau can thiệp và thực hành đúng về biện pháp phòng chống

SXHD đã tăng từ 26% trước can thiệp lên 53,3% sau can thiệp. Bên cạnh đó,

mạng lưới cộng tác viên cũng đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng trong công tác phòng chống SXHD [37].

Một nghiên cứu khác xây dựng mô hình phòng SXHD dựa trên sự tham gia của cộng đồng và sử dụng tác nhân sinh học Mesocylops tại Kiên Giang với sự hoạt động tích cực của đội ngũ CTV đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Trung bình mỗi tháng một CTV phụ trách vãng gia 54 hộ gia đình, kiểm tra 278 DCCN, loại bỏ 50 dụng cụ phế thải và tuyên truyền được cho 90 lượt người. Ban chỉ


đạo cùng CTV thực hiện tốt việc giao ban đều đặn hàng tháng. Kết quả là không có ca bệnh nào xảy ra tại cả 2 điểm triển khai và đối chứng [64].

Tại khu vực phía Bắc từ năm 1995­1999, các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống SXHD thông qua các hoạt động của CTV và học sinh đã được triển khai tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy, sau 18 tháng can thiệp, kiến thức của người dân từ 31,2% trước can thiệp tăng lên 70,4% sau can thiệp. Các biện pháp được áp dụng phòng bệnh SXHD là thả cá, thả Mesocyclops trong các dụng cụ chứa nước từ 7,2% trước can thiệp tăng lên 83,6% sau can thiệp; áp dụng các biện pháp vệ sinh môi trường, loại bỏ

các vật phế thải, làm giảm nơi sinh sản của muỗi can thiệp tăng lên 53,8% sau can thiệp [50].

Aedes aegypti từ 29% trước

1.4.2.3. Nghiên cứu can thiệp dùng tác nhân sinh học để diệt bọ gậy

Tại Việt Nam đã thả copepod (Mesocyclop) vào giếng nước, lu, kiệu,

phuy, khạp bằng sành và các DCCN khác trong nhà, kết hợp với quá trình tái chế tại cộng đồng. Kết quả là đã tiêu diệt hoàn toàn quần thể muỗi Aedes aegypti ở một số làng xã ở Việt Nam [107], [108], [147], [148]. Hoạt động truyền thông và huy động xã hội chủ yếu là thảo luận với từng người và họp nhóm, qua đó các hộ gia đình được phổ biến về ổ bọ gậy của Aedes aegypti trong và xung quanh nhà. Để giúp duy trì quần thể copepod trong DCCN, người dân được hướng dẫn về Mesocyclop, khả năng ăn bọ gậy của chúng, nguồn gốc và cách lưu giữ chúng khi thau rửa lu, kiệu, phuy, khạp bằng sành. Mỗi xã dự án thiết lập một mạng lưới cộng tác viên (CTV) làm việc trực tiếp với chủ hộ để triển khai và theo dõi các hoạt động của dự án. CTV là người địa phương, có mong muốn hoạt động trong y tế công cộng, có đủ thời gian để tới thăm các gia đình, có khả năng học hỏi những kỹ thuật mới và những biện pháp phòng chống SXHD và nhiệt tình công tác với khoản trợ cấp hàng tháng khiêm tốn. Cùng với đội ngũ y tế xã, các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đã tích cực hỗ trợ thực hiện các hoạt động dự án. Học sinh cũng tham gia hoạt động với sự trợ giúp của

thầy cô giáo. Các chủ

hộ đã nhiệt tình chấp nhận sự

có mặt copepod trong

DCCN trong gia đình. Việc huy động xã hội trong dự án này đã trở thành một


chiến lược chính cho công tác phòng chống SXHD chủ động của quốc gia [97], [108].

Năm 2005, tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, qua kết quả đánh giá sau một năm hoạt động mô hình phòng chống SXH dựa vào cộng đồng có sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops của tác giả Nguyễn Phương Nga cho thấy: quần thể véctơ truyền bệnh SXH giảm rõ rệt tại địa phương này, chỉ số mật độ muỗi giảm 84,2% so với trước can thiệp và chỉ số mật độ bọ gậy giảm 85,3% so với trước can thiệp. Mesocyclops phát triển tốt trong các DCCN lớn là chum vại, bể, phuy. Tỷ lệ các DCCN lớn có Mesocyclops tăng 564,5% so với trước can thiệp. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh SXHD tăng từ 31,3% lên 61,7%. Trong đó, CTV đóng vai trò quan trọng trong công việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và huy động cộng đồng tích cực tham gia phòng chống SXHD tại địa phương [49].

Một nghiên cứu khác xây dựng mô hình phòng SXHD sử dụng tác nhân sinh học Mesocylops tại Kiên Giang cho kết quả như sau: Sau can thiệp, 94% biết tác dụng của việc thả Mesocylops, số hộ thả Mesocylops tại điểm triển khai tăng 4,2 lần so với điểm chứng. Tại điểm triển khai, chỉ số bọ gậy giảm 4 lần và mật độ muỗi giảm 13,5 lần so với trước [64].

Song song với các hoạt động truyền thông, chương trình Phòng Chống SXH khu vực phía Nam cũng đã nghiên cứu và triển khai nhiều phương pháp để diệt bọ gậy ­ nguồn gốc của SXH. Phương pháp được thử nghiệm là dùng các sinh vật làm hại lẫn nhau hoặc có khả năng gây bệnh cho sinh vật khác. Những sinh vật này có thể là côn trùng, virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, giun và cá. Phương pháp này đã được thử nghiệm tại các tỉnh như Tiền Giang, TP. HCM, Long An, Hậu Giang và mang lại hiệu quả rất cao. Thả cá ăn bọ gậy là phương pháp được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Cá ăn bọ gậy phải đạt một số tiêu

chuẩn: Có kích thước cỡ 5 cm trở xuống; dễ nuôi và sinh sản nhanh; là loài phổ

biến, dễ cung cấp, giá rẻ; không hoặc ít làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Trong đó, cá bảy màu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn trên và được áp dụng rộng rãi tại thực địa bởi vì chúng có khả năng diệt bọ gậy rất cao. Đây là loài cá rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam, có thể gặp chúng ở mọi nơi, trong nhiều loại


thủy vực (ao, hồ, kênh rạch, ruộng lúa…). Môi trường nước thả cá bảy màu

không có sự khác biệt lớn so với nước máy; tuy độ hữu cơ có tăng nhưng nước không bị tanh, không có mùi khó chịu, còn nằm trong giới hạn sử dụng được. Qua kết quả thử nghiệm ngoài thực địa tại nhiều nơi, các chỉ số muỗi và bọ gậy đều giảm nhanh sau khi đồng loạt thả cá vào các vật chứa. Đặc biệt, các chỉ số bọ gậy đều giảm 100% sau 3 tuần lễ. Sau 2 năm thực hiện dự án, kết quả số bệnh nhân mắc SXH giảm rõ rệt ở 2 xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An (năm 2004: 14 ca; năm 2005 không có ca SXH nào); xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (năm 2004: 24 ca; năm 2005 chỉ có 10 ca SXH).

Với mô hình thả

cá mang lại hiệu quả

cao trong công tác phòng chống

SXH, tại xã Thanh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là xã có nhiều năm liền xuất hiện các trường hợp mắc SXH. Mô hình này có sự phối hợp chặt

chẽ

giữa Trạm Y tế xã (TYTX) với cộng đồng. Đầu tiên, họ

xây dựng điểm

nhân nuôi cá gốc tại TYTX, sau đó nhân ra cho tất cả các Tổ y tế ấp. Mỗi điểm đều có hồ xi măng để thả cá nuôi. Việc thiết lập điểm phân phối cá ở các Tổ y tế ấp, nhà cộng tác viên, những nhà người tình nguyện trong ấp. Từ đây, họ nhân

nuôi tự

nhiên cá bảy màu từ

TYTX đến các ao, hồ tự

nhiên… cho 1 khu vực

khoảng 70 ­ 100 hộ gia đình sử dụng. Các cơ sở y tế có nhiệm vụ giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người dân trước; thuyết phục cộng đồng chấp nhận thả cá vào lu nước uống thông qua các đợt vãng gia, họp tổ. Sau đó phân phối cá đến nhà dân bằng cách trực tiếp đem cá đến tận nhà thả hoặc giới thiệu, mời hộ gia đình đến điểm phân phối nhận cá về; hoặc phân phối cá trong các đợt đưa con, em đến TYTX để tiêm chủng; phát cá miễn phí cho học sinh và vận động các em thả cá vào các vật chứa nước trong nhà định kỳ hàng tháng hoặc trong các dịp chiến dịch diệt bọ gậy do ngành y tế phát động… Các tổ y tế ấp có nhiệm vụ phóng thả cá trong chiến dịch diệt bọ gậy trong toàn ấp; xử lý ổ dịch nhỏ bằng cách thả cá vào toàn bộ vật chứa nước trong phạm vi 200m quanh nhà bệnh nhân. Phải kiểm tra định kỳ, bổ sung cá mất trong phạm vi phụ trách (50­100 hộ). Các mô hình phân phối cá tại cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên, nhà trường sau một thời gian đã có sự thay đổi hành vi: Dân tự tìm cá (bắt, mua) hoặc đến điểm phân phối cá xin khi phát hiện lu hồ của gia đình không có cá. Để mô hình


này có thể hoạt động tốt cần duy trì được tổ chức tốt, giám sát và bổ sung cá hàng tuần. Thực tế cho thấy khi giám sát hàng tuần, lượng cá mất từ 15­20% do rửa lu, vại hoặc nước mưa làm tràn vật chứa. Nếu không phát hiện và bổ sung kịp thời, tỷ lệ cá còn lại trong DCCN sẽ rất thấp, kém hiệu quả để diệt bọ gậy.

Tại Tiền Giang, năm 2011, một nghiên cứu can thiệp cộng đồng được triển khai gồm các hoạt động truyền thông, xây dựng hồ nuôi cá và giám sát. Với phương thức truyền thông là đến từng HGĐ để vãng gia đã mang đến kết quả là có sự thay đổi rõ rệt về súc rửa DCCN tại HGĐ và thời gian súc rửa DCCN theo hướng dẫn (dưới 7 ngày) trước và sau can thiệp, tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê p

< 0,001. Chỉ số BI, CI, HI của xã chứng cao hơn xã can thiệp. Các lý do gây cản trở việc thực hành phòng bệnh là do kinh tế và không tin vào hiệu quả diệt muỗi; không súc rữa DCCN dưới 7 ngày chủ yếu là chờ gần hết nước mới súc rửa; và không chấp nhận thả cá là do thiếu nguồn cung cấp cá, cá mất hoặc chết [47].

1.4.2.4. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành có liên quan

Một nghiên cứu kiến thức, thực hành tại tỉnh Kamphaeng Phet, Thái Lan cho thấy kiến thức của người dân về bệnh SXH được đưa vào thực hành phòng bệnh là rất ít. Trong nghiên cứu này, gần một nữa số người tham gia nghiên cứu đều cho rằng vỏ dừa là nơi sinh sản quan trọng của muỗi, nhưng thực tế chỉ có 0,2% bọ gậy/bọ gậy được đẻ vào vỏ dừa. Kết quả giữa kiến thức và thực hành

tỷ lệ

nghịch nhau do mức độ

tác động về

truyền thông rất mạnh nhưng việc

hướng dẫn thực hành cho người dân còn hạn chế. Điều này cho thấy việc thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức và thực hành sẽ vẫn còn là một thách thức lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh [113].

Một nghiên cứu tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2010 của tác giả Nguyễn Lệ Thủy cho thấy tỷ lệ hộ gia đình tham gia thả cá vào các DCCN là chiếm tỷ lệ cao: đối với lu, phuy đạt 39% và hồ thì đạt 71%. Kết quả là tỷ lệ hộ gia đình có bọ gậy trong các vật chứa nước chiếm tỷ lệ rất thấp 4,67% và nằm trong giới hạn an toàn của chương trình phòng chống SXHD.

Chính vì vậy, cần vận động, tuyên truyền người dân tự giác tham gia thành

phong trào thả cá ăn bọ gậy và giám sát thường xuyên, coi đó là trách nhiệm của mọi người đối với việc bảo vệ sức khỏe chính mình, gia đình và cộng đồng [61].


Kết quả khảo sát tại Thành phố Vũng Tàu năm 2010 cho thấy người dân

nơi đây có kiến thức về

nhận biết mức độ

nguy hiểm của bệnh SXH, triệu

chứng và nguyên nhân gây bệnh SXH. Đánh giá chung về kiến thức đạt 71,25%

nhưng thái độ

phòng chống SXH chỉ

đạt 53,5% và thực hành đúng chỉ

đạt

51,25%. Nguyên nhân thực hành đúng không đạt tỷ lệ cao là do nhà dân còn ẩm thấp, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi có nơi ẩn nắp; 36% các DCCN không có nắp đậy; 24,5% hộ gia đình còn nhiều nơi có nước đọng và vật dụng phế thải có bọ gậy; 24,5% hộ gia đình có bọ gậy trong các DCCN trong và ngoài nhà [83].

Năm 2011, kết quả khảo sát của tác giả Phạm Văn Hùng về hành vi phòng chống SXH của người dân thành phố Quảng Ngãi cho thấy tỷ lệ các DCCN có bọ gậy là 46%, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 3 DCCN và phần lớn là

không có nắp đậy, môi trường xung quanh nhà chưa sạch tạo ổ đẻ cho vectơ

(39%) [41]. Tại Bạc Liêu, kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Thanh Phương cho thấy tỷ lệ người dân có kiến thức đúng đạt là 67,4%, nhóm kiến thức thấp tập trung vào nhóm đối tượng nữ, làm ruộng, dưới 35 tuổi. Tỷ lệ người dân có thái độ đúng là 53,6%; tỷ lệ người dân có thực hành đúng là 60,9%. Qua khảo sát, ổ bọ gậy nguồn thường xuất hiện xung quanh nhà, trong đó thường tập trung trong các DCCN trữ nước mưa để sinh hoạt như: lu, khạp, bể,... (chiếm 91,7%) và trong chén nước chống kiến dưới chân tủ thức ăn (chiếm 37,0%) [56]. Ngược lại, một nghiên cứu tương tự tại Cà Mau cho kết quả các ổ bọ gậy chủ yếu tập

trung trong các vật dụng phế thải

chứa nước

xung quanh nhà (chiếm

37,3%);

trong các DCCN có thể tích lớn như khạp, phuy, lu, kiệu chiếm tỷ lệ thấp (6,8%) [53].

Qua kết quả khảo sát của nhiều tác giả về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống SXH cho thấy hiện nay kiến thức hiểu biết về bệnh và cách phòng bệnh của người dân thường rất cao. Các ổ bọ gậy thường tập trung vào các DCCN có thể tích và được người dân sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt, ít gặp bọ gậy trong các vật dụng phế thải trừ nghiên cứu tại Cà

Mau. Tuy nhiên, thái độ

và thực hành về

phòng bệnh của người dân vẫn còn

thấp. Tỷ lệ người dân chưa quan tâm đến việc bảo vệ nguồn nước bằng cách


đậy kín các DCCN tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh” cho muỗi hiện nay vẫn còn cao.

ẩn nắp và làm “nhà hộ

1.4.3. Các hoạt động phòng chống SXHD đã được thực hiện tại Bạc Liêu giai đoạn 2002 ­ 2009

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Khí hậu Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm

2.000 ­ 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 31,5oC, thấp nhất 22,5oC. Số giờ nắng trong năm 2.300 giờ, độ ẩm trung bình của mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Dân cư hình thành theo cụm và theo tuyến, có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Toàn tỉnh có 518 khóm, ấp trong đó có 81,3% ấp thuộc khu vực nông thôn. Năm 2011 dân số sống ở thành thị chiếm 26,9%, khu vực nông thôn chiếm 73,1%. Tỷ lệ giới tính ở nam và nữ gần cân bằng nhau, nữ chiếm 50,3% và nam chiếm 49,7% dân số cả tỉnh [23]. Bạc Liêu có 64 TYT xã, phường nhưng chỉ có 5,9 bác sĩ trên một vạn dân. Năm 2008, có 69.988 ca mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó SXHD chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Tuy nhiên, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm này giảm dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2011 chỉ còn 9.712 ca, giảm 60.276 ca mắc bệnh truyền nhiễm so với năm 2008 [23]. Trong các bệnh truyền nhiễm xuất hiện ở Bạc Liêu thì bệnh SXHD chiếm tỷ lệ mắc cao nhất.

Bạc Liêu có 6 huyện và 1 thành phố, trong đó thành phố Bạc Liêu là đơn vị thường xuyên xảy ra cao điểm dịch bệnh SXHD; đối với các huyện vùng nông thôn thì Giá Rai là huyện đứng thứ hai trong các huyện/thành phố cũng có số mắc cao về tỷ lệ mắc bệnh SXHD. Từ năm 2002 đến nay, SXHD thường xuyên được phát hiện tại tỉnh Bạc Liêu và đều có ca tử vong. Từ năm 2002 đến năm 2009, chu kỳ dịch SXHD ở Bạc Liêu thường xảy ra 3 đến 4 năm một lần có dịch lớn xảy ra với số mắc trên 3.000 ca/năm, các năm xảy ra điểm dịch lớn là năm 2004, 2006 và 2008. Năm 2008, Bạc Liêu đã từng xảy ra 4.024 ca mắc SXHD và 9 trường hợp tử vong, đây là năm xảy ra dịch bệnh SXHD cao nhất từ năm 2002 [74], [75], [76], [77], [78], [79], [80].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022