Dengue Xuất Huyết Có Choáng (Chiếm Khoảng Trên 30% Trong Bệnh Dengue Xuất Huyết)

- Kháng histamin tổng hợp: dùng phenecgan (Virus nhiễm vào tế bào mastocyte

giải phóng histamin tăng thẩm thấu thành mạch nhưng không đáng kể) hiện nay ít dùng.

* Chú ý: chống chỉ định dùng Aspinrin để hạ sốt

5.2. Dengue xuất huyết có choáng (chiếm khoảng trên 30% trong bệnh dengue xuất huyết)

+ Thử Hematocrit 2h/lần

+ Plasma, Dextran

Theo OMS Ringerlactat 1/2 + Glucose 5% 1/2 Hoặc Nach 9% 1/2 + Glucose 5%1/2

- Với trẻ em: bù theo cân nặng

< 7 kg : ngày thứ 1: 220 ml/kg

ngày thứ 2: 165 ml/kg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

ngày thứ 3: 132 ml/kg

7 – 10kg: ngày thứ 1: 165 ml/kg

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 17

ngày thứ 2: 132 ml/kg

ngày thứ 3: 88 ml/kg

12 – 18kg: ngày thứ 1: 132 ml/kg

ngày thứ 2: 88 ml/kg

ngày thứ 3: 88 ml/kg

> 18kg: ngày thứ 1: 88 ml/kg

ngày thứ 2: 88 ml/kg

ngày thứ 3: 88 ml/kg

Trong trường hợp nặng thì trong 8 giờ đầu sử dụng 50% số lượng dịch truyền và 50% số còn lại sẽ sử dụng trong 16 giờ sau đó.

Đề phòng biến chứng OAP thì: số lượng dịch/giờ = giọt/ phút x 3

- Với người lớn:

Nếu Shock sảy ra nhanh chóng thì lúc đầu số lượng dịch truyền là 20 –30ml/kg truyền tĩnh mạch càng nhanh càng tốt, nếu HA vẫn tụt xuống thì phải thay bằng dung dịch Plasma hoặc Dextran liều 10 – 20ml/kg truyền đến khi HA lần thì sẽ giảm liều còn 10ml/kg.

- Ngừng truyền khi Hematocrit về bình thường và bệnh nhân thèm ăn.

- Nếu truyền nhiễm dịch phải đo áp lực TMTW

+ Corticoid: hiện nay không dùng.

+ Truyền máu: khi có xuất huyết dữ dội (nôn ra máu, ỉa ra máu mà không cầm được) Hematocrit giảm .

6. Phòng bệnh

- Vệ sinh môi trường

- Chống muỗi đốt

- Diệt bọ gậy

- Diệt muỗi trưởng thành.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng của Dengue xuất huyết? Các tiêu chuẩn chẩn đoán dengue xuất huyết theo tổ chức y tế thế giới (OMS)?

2. Trình bày triệu chứng choáng và tiền choáng trong bệnh dengue xuất huyết? Phân độ nặng, nhẹ của dengue xuất huyết theo tổ chức y tế thế giới (OMS)?

3. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Triệu chứng lâm sàng của dengue xuất huyết A.................

B.................

C.................

D. Suy tuần hoàn

E. Gan to

Câu 2. Để định ra tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh dengue xuất huyết, OMS dựa vào các triệu chứng sau:

A.................

B.................

C. Gan to D...................

E. Xét nghiệm

Câu 3. Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.

A.................

B.................

C.................

D..................

Bài 35

BỆNH SỐT RÉT


MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm, triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét thường.

2. Trình bày được biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét thường.


NỘI DUNG

1. Khái niệm

Bệnh sốt rét là bệnh do Plasmodium ký sinh ở người gây ra, bệnh được lưu hành và truyền từ người này qua người khác bởi muỗi Anopheles bệnh được biểu hiện bằng tam trứng cổ điể: rét run, sốt, ra mồ hôi.

2. Triệu chứng lâm sàng

Từ khi người bị muỗi mang mầm bệnh đốt, bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ.

2.1. Thời kỳ ủ bệnh

P.falciparum : 8 – 12 ngày

P. vivax : 11 – 21 ngày

P. malariae : 21 – 40 ngày

2.2. Thời kỳ toàn phát

- Là thời kỳ phát triển hoàn chỉnh chu kỳ vô tính trong máu, bệnh biểu hiện bằng cơn sốt đầu tiên không điển hình: sốt liên miên không thành cơn, dễ nhầm với các bệnh nhiễm trùng khác.

- Những cơn sốt sau đó thường điển hình và có 3 giai đoạn rõ dệt: rét run, nóng, vã mồ hôi.

- Có bệnh nhân có cơn sốt hàng ngày, sốt cách nhật cách 2 ngày tùy theo loại Plasmodium.

- Đợt sốt đầu tiên kéo dài trung bình 10 ngày, nếu không được điều trị tốt, bệnh nhân sẽ có cơn sốt tái phát do 2 nguyên nhân sau:

. Do ký sinh trùng thể hồng cầu chưa bị tiêu diệt hết nên tiếp tục sinh sản và gây cơn sốt, tất cả các loại ký sinh trùng đều có tái phát kiểu này (gọi là tái phát gầu)

. Do những thể ngoại hồng cầu (thể ngủ) ở trong tế bào gan chưa được tiêu diệt, thỉnh thoảng lại tung vào máu một đợt ký sinh trùng và gây cơn sốt (gọi là cơn tái phát xa)

- Nếu ở vùng sốt rét lưu hành hay trong một ổ dịch bệnh nhân có thể bị nhiễm 1 hay nhiều lần với một hay nhiều loại ký sinh trùng, tùy theo mức độ nặng nhẹ của vùng sốt rét và thời gian ở vùng sốt rét của bệnh nhân.

- Đợt sốt đầu tiên thường không có dấu hiệu báo trước.

- Những đợt tái phát hay tái nhiễm thường có dấu hiệu báo trước: như cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, tức xương sống, mỏi xương bả vai vv... các triệu chứng này thường mất đi sau khi xuất hiện cơn sốt.

2.3. Thời kỳ khỏi bệnh

- Bệnh sốt rét không phải là bệnh mãn tính do đó có giai đoạn kết thúc bệnh và khỏi hẳn.

- Thông thường thì ký sinh trùng sẽ hết hẳn trong máu bệnh nhân đối với P.falcipaum là 6 tháng đến 1 năm, với P.vivax là từ 1,5 năm đến 2 năm, đối với P.malariae từ 5 – 7 năm.

- Các trường hợp sốt rét lâm sàng, khi hết ký sinh trùng thì bệnh nhân vẫn còn những di chứng của bệnh như thiếu máu, lách to, gan to, các di chứng này sẽ được phục hồi dần.

3. Các thể lâm sàng của bệnh sốt rét

3.1. Thể sốt rét cơn điển hình

- Rét run: cơn rét run kéo dài 30 phút đến 1 giờ, có khi kéo dài hơn; bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh từ sống lưng rồi truyền ra tay, chân và toàn thân, môi tím, hàm răng đập vào nhau, tay chân run rẩy, toàn thân run lên bần bật, đắp nhiều chăn vẫn run có khi rét rung cả giường. Tuy vậy trong lúc này khi đo nhiệt độ thân nhiệt bệnh nhân vẫn tăng (trung bình 37oC – 38o5).

- Sốt nóng: sau giai đoạn sốt rét, bệnh nhân có cảm giác nóng nhiều, phải bỏ bớt chăn, mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, thở nhanh, nhiệt độ thường cao 39oC – 40oC, bệnh nhân nhức đầu nhiều, có khi nôn mửa, giai đoạn sốt nóng kéo dài trung bình 3-4 giờ, sau khi hết cơn nhiệt độ giảm xuống dưới 37oC.

- Ra mồ hôi và khát nước: Sau cơn sốt, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều và khát nuớc, bệnh nhân tỉnh táo và cảm thấy dễ chịu có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.

3.2. Thể sốt rét cơn không điển hình

- Sốt cơn không điển hình về chu kỳ: bệnh nhân sốt liên miên không thành cơn, sốt kéo dài ngày này qua ngày khác, nhiệt độ dao động, dễ nhằm với các bệnh nhiễm trùng (thương hàm, cúm ).

- Cơn sốt không điển hình về giai đoạn: bệnh nhân có cơn sốt không đủ 3 giai đoạn: có bệnh nhân chỉ có sốt nóng, không có rét run, một số ít bệnh nhân chỉ có cảm giác rét mà không có sốt nóng, rét phải đắp chăn nhưng không có rét run.

- Cơn sốt không điển hình về triệu chứng: bệnh nhân chỉ có cảm giác sốt nhưng nhiệt độ vẫn bình thường có đau mỏi xương sống, nhức đầu, gai rét, cơn có tính chất chu kỳ (gọi là sốt cụt).

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào 3 yếu tố.

4.1.1. Dịch tễ

- Địa phương có bệnh nhân có nhiều người sốt không?

- Bệnh nhân có đi công tác và ngủ qua đêm ở vùng sốt rét lưu hành không?

4.1.2. Lâm sàng

- Tính chất cơn sốt

- Các triệu chứng phụ

4.1.3. Cận lâm sàng

- Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu ngoại biên: Ở Việt Nam thường gặp P.falciparum và P.vivax

4.2. Chẩn đoán phân biệt

- Nhiễm trùng huyết

- Viêm bể thận

- Những ổ nhiễm trùng nung mủ sâu.

- Thương hàn

- Sốt mò

- Sốt do soắn trùng

- Cúm

- Lao

5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng phác đồ.

- Phải kết hợp điều trị cắt cơn với điều trị chống tái phát và chống lây lan.

- Điều trị toàn diện.

- Nếu bệnh nhân ở vùng có ký sinh trùng kháng thuốc thì cần phải điều trị phối hợp thuốc để chống kháng thuốc.

5.2. Điều trị bệnh nhân sốt rét thường

5.2.1. Tiêu chuẩn bệnh nhân sốt rét thường

- Cơn sốt ngắn 2-3 giờ

- Thân nhiệt không quá cao (< 40oC)

- Tình trạng bệnh nhân không suy sụp, sau cơn sốt tỉnh táo đi lại được.

- Ít có triệu chứng phụ kèm theo.

- Ký sinh trùng: nếu chưa thấy ky sinh trùng hoặc không có điều kiện xét nghiệm nhưng triệu chứng lâm sàng điển hình thì vẫn điều trị như bệnh nhân có ký sinh trùng.

5.2.2. Phác đồ điều trị

5.2.2.1. Với P.Vi vax

+ Phác đồ 1:

- Chloroquin (Delagyl) 0,25g x 8 viên uống chia 3 ngày.

. Ngày đầu: 4 viên

. Ngày hai: 2 viên

. Ngày ba : 2 viên

- Primaquine viên 13,2 mg x 20 viên uống chia 10 ngày, mỗi ngày 2 viên. (hoặc uống 4 viên/ ngày trong 5 ngày)

5.2.2.2.Với P.falciparum

a) Vùng chưa kháng thuốc

+ Phác đồ 2:

- Chloroquin 0,25g x 8 viên

. Ngày đầu: 4 viên chia 2 lần

. Ngày hai: 2 viên

. Ngày ba : 2 viên

- Primaquine 13,2 mg x 4-6 viên uống 1 ngày chia 2 lần uống củng cố mỗi tháng 1 liều như trên trong 3 tháng liền để tránh tái phát gân.

b) Vùng đã có hiện tượng P.falcifarum kháng thuốc nhóm 4 Amino quinolines.

+ Phác đồ 3:

- Sulfadoxine 1500 mg (viên 500mg)

- Pyrimethamine 75 mg (viên 25mg)

Trong một viên kết hợp có 500mg Sulfadoxine + 25mg Pyrimethamine. Gồm các biệt dược: Fansidar, viên phối hợp, viên sốt rét 2, viên phòng II của Trung Quốc liều 3 viên, mỗi ngày 1 viên.

- Primaquine 13,2 mg x 4-6 viên uống 1 ngày chia 2 lần.

+ Phác đồ 4:

- Quinin Sulfate 0,25g x 42 viên ngày uống 6 viên/ ngày chia 2 lần.

- Primaquine 13,2 mg x 4-6 viên uống 1 ngày chia 2 lần.

+ Phác đồ 6:

- Artesunate viên 50mg x 12 viên

Ngày đầu : uống 4 viên chia 2 lần

Ngày thứ hai đến thứ năm mỗi ngày 2 viên chia 2 lần

- Artesunate uống 60mg.

Giờ 0 x 1 ống (hoặc 2 ống nếu bệnh nhân nặng) Giờ thứ 4 x 1 ống

Giờ thứ 24 x 1 ống

Giờ thứ 48 x 1 ống

- Primaquine 13,2mg x 4- 6 viên uống 1 ngày chia 2 lần.

+ Phác đồ 7

- Mefloquine 0,25mg x 3 viên uống 1 lần duy nhất

- Primaquine 13,2 mg x 4- 6 viên uống 1 ngày chia 2 lần.

+ Phác đồ 8

- Fansimet (250mg Mefloquine + 500mg Sulfadoxine + 25mg Pyrimethamine) x 3 viên uống liều duy nhất hoặc chia 3 ngày mỗi ngày 1 viên (dùng cho vùng kháng nặng hoặc đa kháng).

- Primaquine 13,2 mg x 4- 6 viên uống 1 ngày chia 2 lần.

5.3. Vấn đề điều trị dự phòng và chống lây lan

5.3.1. Điều trị dự phòng

+ Đối tượng uống phòng:

- Người chưa có miễn dịch đi vào vùng sốt rét.

- Ở những đỉnh dịch cũng có thể điều trị dự phòng rộng rãi (phụ nữ có thai, trẻ em)

+ Thuốc phòng:

- Ở vùng chưa có P.falcipảum kháng thuốc thì có thể dùng mỗi tháng 1-2 lần điều trị Chloroquine (0,25g) 4-2-2 kết hợp với Primaquine (13,2 mg) 2-2

- Ở vùng có P.falciparum kháng thuốc thì dùng mỗi tháng một liều thuốc phối hợp như: Fansidar (theo liều lượng đã trình bày) kết hợp với Primaquine 13,2 mg : 2 – 2.

5.3.2. Điều trị chống lây lan

Đối với giao bào của P.falciparum thì dùng liều Primaquine đơn độc hay liều 2

ngày.


- Liều đơn độc: Primaquine 13,2mg x 4 viên (uống 1 lần)

- Liều 2 ngày : Primaquine 13,2 mg x 2 viên/ngày x 2 ngày


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày triệu chứng lâm sàng của cơn sốt rét điển hình? Căn cứ chẩn đoán, xác định và các nguyên tắc điều trị bệnh sốt rét thường?

2. Trình bày các phác đồ điều trị bệnh sốt rét thường ?

3. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Ba giai đoạn của cơn sốt rét điển hình: A....................

B....................

C....................

Câu 2. Hai yếu tố dịch tễ cần chú ý khi chẩn đoán bệnh sốt rét.

A....................

B....................

Câu 3. Chẩn đoán phân biệt bệnh sốt rét thường với các bệnh sau: A....................

B....................

C....................

D. Viên bể thận, sốt mò, sốt do soắn trùng, cúm, lao. Câu 3. Đối tượng cần dùng thuốc phòng sốt rét.

A....................

B....................

Câu 4. Hai loại ký sinh trùng sốt rét thường gặp ở Việt Nam.

A....................

B....................

Bài 36

BỆNH XOẮN KHUẨN VÀNG DA, CHẢY MÁU

(BỆNH DO LEPTOSPIRAE)


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học và lý giải cách phòng bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu.

2. Mô tả được các triệu chứng và biến chứng hay gặp bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu.

3. Trình bày được biện pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh xoắn khuẩn vàng da, chảy máu.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường da – niêm mạc do xoắn khuẩn leptospirae gây nên, bệnh này đã được biết đến khoảng 100 năm nay và năm 1915 các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được xoắn khuẩn leptospirae.

2. Nguyên nhân – dịch tễ học

2.1. Nguyên nhân

Xoắn khuẩn leptospirae là loại xoắn khuẩn nhỏ, chúng có kích thước dài 4-20 μm, rộng 0,1 – 0,2 μm, bắt màu khi nhuộm giêm sa và nhìn thấy dưới kính hiển vi nền đen (bắt màu đỏ tím) gây bệnh bằng nội độc tố, leptospirae rất nhạy cảm với nhiệt độ: ở nhiệt độ 50oC thì xoắn khuẩn sẽ chết nhưng ở nhiệt độ lạnh nó có thể sống lâu trong nước (điểm này có giá trị về dịch tễ ).

2.2. Dịch tễ học

2.2.1. Nguồn bệnh: là các loại xúc vật mang mầm bệnh đứng đầu là chuột sau đó là gia súc (trâu, bò, lợn, chó) xúc vật bài xuất xoắn khuẩn ra ngoài theo đường nước tiểu, người mắc bệnh chỉ là tình cờ và không có vai trò truyền bệnh đáng kể.

2.2.2. Đường lây: chủ yếu qua đường da – niêm mạc và một phần theo đường tiêu hoá.

2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch

Người có tính cảm thụ cao và thường mắc bệnh ở tuổi lao động, nam giới nhiều hơn, bệnh có tính chất nghề nghiệp (vận động viên bơi lội, nghề sông nước, làm ruộng, người giết mổ gia súc, công nhân vệ sinh vv... )

Sau khi khỏi, bệnh nhân thu được miễn dịch bền vững.

2.2.4. Đặc điểm dịch

- Bệnh có tính chất từ thiên nhiên, tồn tại dai dẳng ở súc vật tại một số địa phương có điều kiện tự nhiên thích hợp.

- Ở nước ta: dịch thường phát ra vào mùa mưa dịch thường phát ra khi có di chuyển dân cư, có một khối cơ thể chưa có miễn dịch đi vào một ổ bệnh thiên nhiên.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng

3.1.1. Ủ bệnh: trung bình 8 ngày

3.1.2. Khởi phát: 5 – 6 ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024