Một Số Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán


Tương tự nghiên cứu của Anwar và Buvanendra (2019), Firmansyah và Irawan (2019) cũng sử dụng mô hình của Kothari và cộng sự (2005) để đo lường CLTT kế toán thông qua thước đo quản trị lợi nhuận. Trên cơ sở dữ liệu tài chính và quản trị của các công ty niêm yết tại Indonesia, nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan âm giữa sở hữu tổ chức với mức độ quản trị lợi nhuận, hay nói cách khác doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức lớn sẽ có CLTT kế toán tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa cung cấp được bằng chứng về vai trò của thành viên độc lập với CLTT kế toán.

Tại Việt Nam, Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018) đã tìm hiểu tác động của QTCT đến hành vi thao túng lợi nhuận thông qua các khoản dồn tích của các công ty niêm yết. Sử dụng dữ liệu BCTC của 652 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP.HCM trong giai đoạn 2010-2016, kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có sở hữu của BGĐ và sở hữu Nhà nước lớn sẽ hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận, tuy nhiên nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của sở hữu cổ đông tổ chức tới CLTT kế toán.

Các nghiên cứu về tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị tới chất lượng thông tin kế toán

Với chức năng là cơ quan quản lý, HĐQT đại diện cho cổ đông thực hiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của BGĐ, đóng một vị thế quan trọng trong việc kiểm soát vấn đề đại diện (García‐Meca và Sánchez‐Ballesta, 2009).

Vafeas (2000) tìm hiểu ảnh hưởng của đặc thù HĐQT tới CLTT kế toán. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 350 doanh nghiệp ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty có số lượng thành viên HĐQT càng ít thì khả năng cung cấp thông tin về thu nhập của doanh nghiệp đó càng cao. Tuy nhiên nghiên cứu này không tìm ra được bằng chứng về tác động của tính độc lập của các thành viên HĐQT đến khả năng cung cấp thông tin.

Nghiên cứu của Xie và cộng sự (2003) sử dụng quản trị lợi nhuận thông qua các khoản dồn tích làm thước đo chất lượng kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy HĐQT có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng quản trị thu nhập, trong đó, quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập là các tổ chức và thành viên độc lập trong HĐQT có chuyên môn về tài chính có tác động tích cực tới CLTT kế toán. Tuy nhiên, nghiên


cứu không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa tính kiêm nhiệm và CLTT kế toán

Khác với nghiên cứu của Vafeas (2000) và Xie và cộng sự (2003), Dimitropoulos và Asteriou (2010) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa số lượng thành viên HĐQT tới CLTT kế toán. Thay vào đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa CLTT kế toán và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập. Dữ liệu được thu thập trong thời gian 5 năm từ năm 2000 đến năm 2004 tại Hy Lạp.

Fathi (2013) đã kiểm định mối quan hệ giữa QTCT với CLTT kế toán tài chính dựa trên các khía cạnh: đặc điểm của HĐQT, cơ cấu sở hữu và hệ thống kiểm soát. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu là các công ty niêm yết trong khoảng thời gian 5 năm từ 2004 đến 2008, với số lượng quan sát là 505. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan dương giữa quy mô của HĐQT và được kiểm toán bởi Big4 với CLTT kế toán. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT với CLTT kế toán.

Holtz và Sarlo Neto (2014) lại cho thấy số lượng thành viên HĐQT lại có mối quan hệ ngược chiều đến CLTT kế toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ủng hộ quan điểm cho rằng mức độ độc lập giữa các thành viên ban quản trị và việc tách biệt vai trò của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành có tác động tích cực đến CLTT kế toán được báo cáo. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu là 207 công ty tại Brazil trong giai đoạn từ năm 2008 – 2011, với cỡ mẫu chỉ bao gồm 678 quan sát.

Tương tự kết quả nghiên cứu của Holtz và Sarlo Neto (2014), Kukah và cộng sự (2016) xem xét QTCT trên các góc độ đặc điểm HĐQT, cấu trúc sở hữu. Kết quả cho thấy doanh nghiệp có HĐQT độc lập, không có sự kiêm nhiệm giữa CEO và chủ tịch HĐQT sẽ có CLTT kế toán tốt.

Sử dụng mô hình tam giác gian lận làm nền tảng, Roden và cộng sự (2016) đã coi các đặc điểm của HĐQT là nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng gian lận trên BCTC, làm suy yếu CLTT kế toán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp ở Mỹ từ năm 2003-2010. Kết quả cho thấy việc HĐQT có thâm niên công tác, kiêm nhiệm chức danh CEO và chủ tịch HĐQT, và có tỷ lệ nam giới cao có thể tạo cơ hội cho gian lận diễn ra. Mặt khác tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng cao có thể hạn chế


khả năng phát sinh gian lận trên BCTC. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được bằng chứng về ảnh hưởng chuyên môn tài chính của thành viên HĐQT tới CLTT kế toán.

Tại Việt Nam, Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đã thực hiện khảo sát đánh giá ở 195 công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố về tính độc lập của HĐQT, tần suất cuộc họp, thành viên HĐQT có kiến thức về chuyên môn tài chính kế toán, công ty niêm yết có bộ phận kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Tuy vậy, nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa sự kiêm nhiệm chức danh của HĐQT tới chất lượng BCTC.

Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2015) đã xem xét nhân tố thuộc về đặc thù quản trị, cụ thể là sự kiêm nhiệm chức danh giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, là yếu tố ảnh hưởng tới gian lận BCTC. Sử dụng mẫu nghiên cứu là 78 công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc kiêm nhiệm hai chức danh nói trên dẫn đến rủi ro phát sinh gian lận BCTC, hay nói cách khác làm suy giảm chất lượng BCTC.

Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) coi QTCT là một nhân tố tác động tới chất lượng BCTC. Kết quả nghiên cứu thể hiện các doanh nghiệp có giám đốc điều hành kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT, có tỷ lệ thành viên độc lập thấp, thành viên HĐQT hạn chế về chuyên môn tài chính sẽ có chất lượng BCTC thấp.

Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017) đã xem xét ảnh hưởng của HĐQT lên hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quy mô của HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng TTKT. Tuy vậy nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa mô hình kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, số lần họp HĐQT với hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu BCTC, Báo cáo thường niên và Báo cáo quản trị của 430 công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, giai đoạn 2010- 2015.

Các nghiên cứu về tác động của đặc điểm Ban kiểm soát tới chất lượng thông tin kế toán


BKS là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn nhằm kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán doanh nghiệp, BCTC và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT. Theo đó, BKS là giải pháp cho vấn đề đại diện bởi vì sự giám sát này sẽ góp phần ngăn cản những hành vi cơ hội của BGĐ và vấn đề thông tin bất cân xứng giữa cổ đông và nhà điều hành. Mô hình có sự tham gia của BKS áp dụng tại một số ít quốc gia như Trung Quốc và Đức.

Nghiên cứu của Firth và cộng sự (2007) được thực hiện tại Trung Quốc nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, cơ cấu quản trị hai tầng và CLTT kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh cấu trúc sở hữu, đặc điểm của BKS, mà cụ thể là quy mô BKS có tác động tích cực tới CLTT, tuy nhiên nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của các cuộc họp BKS tới CLTT kế toán khi đo lường CLTT kế toán theo ý kiến của kiểm toán.

Nghiên cứu của Ran và cộng sự (2014) đã kiểm định ảnh hưởng của đặc điểm BKS trong mối quan hệ với CLTT kế toán với dữ liệu là các công ty niêm yết trên TTCK Trung Quốc. Nhóm tác giả đã đo lường CLTT kế toán thông qua mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích của Kothari và cộng sự (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy thành viên BKS có chuyên môn về kế toán và BKS có tỷ lệ nữ cao sẽ tác động tích cực tới CLTT kế toán. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa cung cấp được bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô BKS tới CLTT kế toán.

Nghiên cứu của Panzer và Müller (2015) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực của vai trò nữ giới trong BKS tới chất lượng thu nhập. Ngoài ra, các doanh nghiệp có trưởng, phó BKS là nữ giới sẽ có CLTT kế toán tốt hơn. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu là 320 quan sát với 64 công ty niêm yết.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm của BKS tới chất lượng TTKT hiện nay rất hạn chế. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015) là một trong số ít các nghiên cứu xem xét tác động của đặc điểm BKS tới CLTT kế toán tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa cung cấp được bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này.


Bảng 1.1 tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chủ yếu liên quan tới ảnh hưởng của QTCT tới CLTT kế toán

Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán

Tác giả

Quốc gia

Kết quả nghiên cứu

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới CLTT kế toán

Wang và Yung (2011)

Trung Quốc

Sở hữu của cổ đông Nhà nước có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Kao (2014)

Trung Quốc

Sở hữu của cổ đông Nhà nước và của BGĐ có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Sở hữu HĐQT có tác động ngược chiều tới CLTT kế toán

Anwar và Buvanendra (2019)

Sri Lanka

Sở hữu của cổ đông tổ chức và của BGĐ, được kiểm toán bởi Big4 có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Firmansyah và Irawan

(2019)

Indonesia

Sở hữu của cổ đông tổ chức có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự

(2018)

Việt Nam

Sở hữu Nhà nước và sở hữu của BGĐ có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT tới CLTT kế toán

Vafeas (2000)

Mỹ

Quy mô HĐQT có tác động ngược chiều tới CLTT kế toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5



Tác giả

Quốc gia

Kết quả nghiên cứu

Xie và cộng sự (2003)

Mỹ

Quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập là các tổ chức và thành viên độc lập trong HĐQT có chuyên môn về tài chính có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Dimitropoulos và Asteriou

(2010)

Hy Lạp

Tỷ lệ thành viên độc lập có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Fathi (2013)

Pháp

Quy mô HĐQT, việc được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Holtz và Sarlo Neto (2014)

Brazil

Số lượng thành viên HĐQT và tính kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT có tác động ngược chiều tới CLTT kế toán.

Tỷ lệ thành viên độc lập có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Kukah và cộng sự (2016)

Ghana

Tính độc lập của HĐQT, bất kiêm nhiệm giữa hai chức danh chủ tịch HĐQT và CEO có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Roden và cộng sự (2016)

Mỹ

Thâm niên công tác của HĐQT, kiêm nhiệm giữa hai chức danh chủ tịch HĐQT và CEO, tỷ lệ thành viên HĐQT là nam giới có tác động ngược chiều tới CLTT

kế toán

Nguyễn Trọng Nguyên

(2015)

Việt Nam

Tính độc lập, tần suất cuộc họp, thành viên HĐQT có chuyên môn kế toán tài chính có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Trần Thị Giang Tân và cộng sự

(2015)

Việt Nam

Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO có tác động ngược chiều tới CLTT kế toán



Tác giả

Quốc gia

Kết quả nghiên cứu

Nguyễn Thị Phương Hồng (2016)

Việt Nam

Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO, tỷ lệ thành viên độc lập thấp, thành viên HĐQT hạn chế về chuyên môn tài chính có tác động ngược chiều tới

CLTT kế toán

Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017)

Việt Nam

Quy mô của HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm BKS tới CLTT kế toán

Firth và cộng sự (2007)

Trung Quốc

Quy mô BKS có tác động tích cực tới CLTT kế toán

Ran và cộng sự (2014)

Trung Quốc

Thành viên BKS có chuyên môn về kế toán và BKS có tỷ lệ nữ cao tác động tích cực tới CLTT kế toán

Panzer và Müller (2015)

Đức

Thành viên BKS, trưởng phó BKS là nữ giới có tác

động tích cực tới CLTT kế toán

Nguồn: Tác giả tổng hợp


1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu


Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài nghiên cứu của Luận án “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể thấy rằng đây là một chủ đề nghiên cứu có tính thực tiễn cao và thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trong lĩnh vực tài chính, kế toán và quản trị. Từ các phân tích về tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu sinh tổng kết và tìm ra khoảng trống nghiên cứu và hướng đi của Luận án như sau:

Về việc đo lường chất lượng thông tin kế toán


Trước hết, tổng quan các nghiên cứu về CLTT kế toán đều thừa nhận quan điểm về CLTT kế toán trên cơ sở tính hữu ích của thông tin đối với người sử dụng. Các


thuộc tính về TTKT được nghiên cứu theo các đặc điểm chất lượng thông tin do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về kế toán như FASB và IASB xây dựng, hoặc phù hợp với quy định của quốc gia sở tại. Các nghiên cứu về CLTT kế toán hiện đại chủ yếu được thực hiện theo phương pháp định lượng với hai hướng đo lường chính: một là xây dựng thang đo tổng hợp trên cơ sở đặc tính của CLTT. Các nghiên cứu này thực hiện khảo sát đối tượng sử dụng thông tin, đối tượng tạo lập thông tin; hai là nghiên cứu theo từng đặc điểm riêng lẻ với hai đặc điểm cơ bản là tính trung thực và tính thích hợp dựa trên số liệu BCTC và diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường. Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây chủ yếu đi theo hai hướng này. Hướng tiếp cận của Luận án là nghiên cứu CLTT kế toán theo đặc điểm riêng lẻ, sử dụng dữ liệu thứ cấp là báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Mặt khác theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, TTKT cần đảm bảo tính trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh, trong đó đặc tính trung thực là yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu. Do vậy, tác giả sẽ triển khai Luận án theo hướng nghiên cứu về CLTT kế toán theo đặc điểm trung thực, phù hợp với quan điểm của FASB, IASB và thống nhất với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hai là, các nghiên cứu về CLTT kế toán theo đặc điểm trung thực cho rằng thông tin kế toán trung thực khi báo cáo tài chính không có hiện tượng quản trị lợi nhuận hoặc không có sai sót. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, hai vấn đề này được các nhà khoa học nghiên cứu độc lập. Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận được thực hiện trên quan điểm các nhà quản trị thay đổi các phương pháp kế toán, các ước tính theo chủ quan dẫn đến thay đổi lợi nhuận. Vấn đề quản trị lợi nhuận làm suy giảm CLTT kế toán do vi phạm tính khách quan, khiến TTKT được điều chỉnh theo ý muốn của nhà quản trị hơn là phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty. Các nghiên cứu này sử dụng báo cáo đã kiểm toán và đặt nghi ngờ về CLTT kém tại các công ty có các khoản dồn tích bất thường lớn. Trong khi đó nghiên cứu về sai sót trọng yếu lại dựa trên đánh giá của kiểm toán viên về BCTC của đơn vị được kiểm toán, cho thấy đơn vị đã có những sai phạm trong việc lập và trình bày báo cáo và bị phát hiện bởi các kiểm toán viên. Các nghiên cứu này dựa trên mức độ chênh lệch báo cáo trước, sau kiểm toán, ý kiến của công ty kiểm toán toán, cho thấy mức độ trung thực của báo cáo trước kiểm toán hoặc dựa vào thống kê các công ty gian lận BCTC. Căn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/01/2024