cứ vào các phân tích trên, khác với các nghiên cứu trước đó, Luận án sẽ thực hiện nghiên cứu về CLTT kế toán thông qua việc sử dụng hai thước đo là quản trị lợi nhuận và sai sót trọng yếu, thể hiện việc nghiên cứu về CLTT kế toán được toàn diện hơn, dựa vào BCTC cả trước và sau kiểm toán.
Ba là, khi nghiên cứu về CLTT kế toán trong mối tương quan ngược chiều với sai sót trọng yếu, lược khảo các nghiên cứu trước đó tác giả nhận thấy sai sót trọng yếu được đo lường theo ba hướng: một là BCTC sau kiểm toán bị chỉnh sửa trên mức trọng yếu, hai là báo cáo kiểm toán không nhận được ý kiến chấp nhận toàn phần, ba là dựa vào báo cáo về các công ty có gian lận trên BCTC. Tại Việt Nam, chưa có báo cáo chính thức thống kê về các công ty gian lận BCTC, do vậy trong Luận án, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu dựa vào chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất các đo lường sai sót trọng yếu theo hướng kết hợp, tức là, công ty không có sai sót trọng yếu cần được hiểu là công ty nhận báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần và không có chênh lệch trên mức trọng yếu. Đề xuất được thực hiện trên cơ sở Chuẩn mực Kiểm toán VSA 700, cho phép kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp báo cáo có sai sót trọng yếu và được công ty chỉnh sửa. Như vậy nếu chỉ sử dụng chênh lệch trên mức trọng yếu là chưa đủ để thể hiện BCTC có sai sót mà cần kết hợp ý kiến kiểm toán. Đây được coi là khoảng trống nghiên cứu và sẽ được tác giả khai thác trong Luận án.
Về các khía cạnh quản trị công ty trong nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán
Một là, tại Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm của BKS tới CLTT kế toán rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh đặc điểm HĐQT và cấu trúc sở hữu. Trong khi đó, BKS là một cơ quan có vai trò quan trọng, đại diện cho cổ đông để giám sát hoạt động của HĐQT và BGĐ. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ bổ sung các yếu tố liên quan tới BKS bao gồm quy mô, giới tính và chuyên môn tài chính kế toán và kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố này lên CLTT kế toán.
Hai là, tổng quan nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu một số các yếu tố riêng lẻ về QTCT, hơn nữa mỗi quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế chính trị, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới CLTT kế toán
lại thể hiện khác nhau, thậm chí ngược chiều. Ngay tại Việt Nam, theo cách đo lường và dữ liệu khác nhau, các nghiên cứu cũng không đồng nhất về mối quan hệ này. Điều này cho thấy cần một nghiên cứu tổng hợp với phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian và thời gian nghiên cứu đủ lớn để tìm hiểu về ảnh hưởng của QTCT tới CLTT kế toán. Trong Luận án, tác giả nghiên cứu và đưa vào mô hình cả ba khía cạnh của QTCT bao gồm đặc điểm HĐQT, đặc điểm BKS và cấu trúc sở hữu với kỳ vọng, QTCT là giải pháp nâng cao CLTT kế toán. Với dữ liệu thứ cấp mang tính khách quan từ các công ty niêm yết và trong khoảng thời gian 12 năm từ 2009-2020, Luận án kỳ vọng sẽ cung cấp kết quả đáng tin cậy về ảnh hưởng của QTCT lên CLTT kế toán.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng thông tin kế toán và tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế, Luận án đã phân tích và đề ra khoảng trống nghiên cứu. Luận án mong muốn sẽ đóng góp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của QTCT lên CLTT kế toán trên các khía cạnh đa dạng của quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị thích hợp về việc hoàn thiện quản trị công ty đối với công ty niêm yết, cơ quan quản lý, nhằm nâng cao CLTT kế toán.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Nghiên Cứu Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu:
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Tới Tác Động Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán
- Một Số Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán
- Mô Hình Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Theo Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (2002)
- Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Tác Động Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY TỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng thông tin kế toán
2.1.1. Những vấn đề chung về chất lượng thông tin kế toán
2.1.1.1.Thông tin kế toán
Khái niệm thông tin kế toán
Thông tin kế toán là sản phẩm của hệ thống kế toán (Mulyani và Arum, 2016), có được thông qua quá trình thu thập, lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Thông tin kế toán phản ánh các vấn đề về kinh tế, tài chính của một doanh nghiệp (Kaplan và Roll, 1972). Mặt khác, theo Gelinas and Dull (2008), thông tin là những sự kiện, con số thể hiện tính hữu ích với người sử dụng để phục vụ việc ra quyết định bởi vì nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập. Do vậy các nghiên cứu về thông tin kế toán thường gắn liền với tính hữu ích của thông tin.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Theo Weigandt và cộng sự (2013), đối tượng sử thông tin kế toán bao gồm người sử dụng bên trong và người sử dụng bên ngoài đơn vị.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên trong đơn vị là các nhà quản lý công ty, có thể kể đến như BGĐ, giám đốc tài chính, trưởng bộ phận marketing, bộ phận giám sát sản phẩm... Các nhà quản lý sử dụng thông tin kế toán làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của đơn vị. Mặt khác, thông tin kế toán đối với nhà quản lý là cơ sở cho các nhận định, đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà quản lý thực hiện hoặc điều chỉnh các chiến lược, mục tiêu đã đề ra.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài đơn vị rất đa dạng, bao gồm chủ sở hữu là các cổ đông không điều hành, các nhà đầu tư, chủ nợ, hay cơ quan Nhà
nước. Dựa trên thông tin kế toán, chủ sở hữu có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của đồng vốn bỏ ra, đánh giá được năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp của BGĐ, từ đó đưa ra quyết định để tối ưu hóa lợi ích. Với nhà đầu tư, trên cơ sở phân tích về tình hình tài sản, nguồn vốn, hoạt động và kết quả kinh doanh hàng năm và dòng tiền, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp, và quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Ở vị thế là chủ nợ, thông tin kế toán là cơ sở quan trọng giúp đánh giá được tình hình tài chính như tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhờ vậy, các tổ chức tín dụng có thể đưa ra quyết định về việc có nên cho doanh nghiệp vay tiền hay không, hoặc giám sát tình hình trả nợ của doanh nghiệp khi đã giải ngân. Trên khía cạnh vĩ mô, thông tin kế toán là cơ sở để các cơ quan Nhà nước giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Phân loại thông tin kế toán
Thông tin kế toán rất đa dạng. Căn cứ vào đối tượng sử dụng, thông tin kế toán
được chia thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị.
Thông tin kế toán tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính. Theo Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ban hành bởi Quốc hội (2015), kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Với sản phẩm là BCTC, thông tin kế toán tài chính cung cấp các dữ liệu về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, đồng thời cho thấy kết quả quản lý của BGĐ đối với các nguồn lực được giao (IASB, 2012). Tại Việt Nam, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành bởi Bộ Tài chính (2014), BCTC bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Mục đích của thông tin kế toán tài chính là cung cấp các thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm làm cơ sở cho các quyết định. Thông tin kế toán tài chính được phản ánh trên BCTC, do đó còn được gọi là thông tin BCTC.
Thông tin kế toán quản trị là sản phẩm của kế toán quản trị. Theo Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ban hành bởi Quốc hội (2015), kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Thông tin kế toán quản trị được phản ánh qua các báo cáo quản trị như báo cáo kế hoạch ngân sách, báo cáo phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Thông tin kế toán quản trị hướng tới đối tượng sử dụng thông tin là người bên trong đơn vị như BGĐ, các nhà quản lý cấp trung. Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên thông tin kế toán quản trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hướng tới mục tiêu tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp thông qua việc kiểm soát và sử dụng nguồn lực một cách tối ưu, và được coi là công cụ hữu hiệu của quản trị doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý.
Như vậy, thông tin kế toán rất đa dạng. Trong phạm vi luận án, tác giả hướng tới đối tượng thông tin kế toán tài chính, là các thông tin kế toán được phản ánh trong BCTC (sau đây gọi tắt là TTKT). Nguyên nhân do BCTC là báo cáo phục vụ cho mọi đối tượng sử dụng thông tin cả bên trong và bên ngoài đơn vị, làm cơ sở cho việc ra quyết định, phù hợp với việc phân tích về CLTT kế toán trên góc độ người sử dụng. Mặt khác, đây là báo cáo mang tính chất bắt buộc, do vậy việc thu thập thông tin sẽ mang tính khách quan.
2.1.1.2. Chất lượng thông tin kế toán
Khái niệm chất lượng thông tin
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ISO 9000:2005, chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã đưa ra một số quan điểm về CLTT. Theo Huang và cộng sự (1999), CLTT thể hiện sự thích hợp của thông tin đối với người sử dụng. Trong khi đó Kahn và Strong (1998) lại cho rằng CLTT là đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin.
Theo Baltzan (2012), thông tin có chất lượng tốt nếu nó được xem là phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng thông tin bao gồm: chính xác, đầy đủ, phù hợp, kịp thời và nhất quán. Mở rộng hơn, nghiên cứu của Wang và Strong (1996) chỉ ra
chất lượng thông tin cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản là: (1) Tính nội tại của chất lượng thông tin gồm: Tính chính xác, tính khách quan, độ tin cậy và uy tín cung cấp thông tin; (2) Chất lượng thông tin trong tình huống cụ thể gồm: Sự phù hợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ; (3) Tính đại diện của chất lượng thông tin gồm: Sự dễ hiểu, biểu mẫu quy định, tính phổ thông, có thể so sánh được; (4) Khả năng tiếp cận thông tin gồm khả năng tiếp cận thông tin, tính bảo mật thông tin
Như vậy các khái niệm về CLTT đều tập trung vào vấn đề tính hữu ích của thông tin. Nhìn chung, CLTT là được hiểu là mức độ tập hợp các đặc tính của thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
Khái niệm chất lượng thông tin kế toán
Về cơ bản, thông tin kế toán là một loại thông tin, do đó khái niệm về CLTT kế toán gắn liền với khái niệm về CLTT, nghĩa là gắn liền với người sử dụng thông tin. Theo Azar và cộng sự (2019), CLTT kế toán là khái niệm gắn liền với tính hữu ích của thông tin kế toán đối với người sử dụng. Trong khi đó, Mulyani và Arum (2016) cho rằng CLTT kế toán thể hiện sự đáp ứng của thông tin kế toán đối với nhu cầu của người sử dụng. TTKT được coi là hữu ích, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng khi đảm bảo được những thuộc tính cơ bản.
Các thuộc tính cơ bản của thông tin kế toán
Với mục tiêu hướng tới tính hữu ích trong việc ra quyết định của người sử dụng thông tin, các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về kế toán đã ban hành các khung khái niệm liên quan tới các thuộc tính về thông tin kế toán. Tại mỗi quốc gia, việc áp dụng các hướng dẫn liên quan tới thuộc tính cơ bản về thông tin kế toán có thể được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc điều chỉnh theo quy định của nước sở tại. Trong đó, quy định về thuộc tính cơ bản của TTKT được thừa nhận rộng rãi là theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010)
Các yêu cầu về thông tin kế toán quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
Các đặc tính về CLTT kế toán được Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ FASB
đề xuất lần đầu vào năm 1980, theo đó thông tin kế toán sẽ hữu ích cho người sử dụng
trong việc ra quyết định khi đảm bảo được hai thuộc tính cơ bản là tính thích hợp (relevance) và tính tin cậy (reliability), ngoài ra bổ sung đặc tính có thể so sánh (comparability). Sau này, theo quan điểm đồng thuận với FASB, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB đã ban hành một bộ khung khái niệm về các quy tắc trình bày và công bố thông tin kế toán, theo đó CLTT kế toán thể hiện trong BCTC phản ánh khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng được xác định qua hai nhóm đặc tính cơ bản là tính trình bày trung thực (faithful representation), tính thích hợp (relevance) và một số đặc điểm nâng cao nhằm gia tăng CLTT kế toán bao gồm có thể so sánh (comparability), dễ hiểu (understandability), kịp thời (timeliness) và khả năng kiểm chứng (verifiability). Mô hình về CLTT kế toán được thể hiện qua sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1. Mô hình chất lượng thông tin kế toán theo FASB và IASB (2010)
Tính hữu ích
Thích hợp
Trình bày trung thực
Giá trị dự đoán
Giá trị xác nhận
Không sai sót
Khách quan
Đầy đủ
Có thể so sánh
Kiểm chứng
Kịp thời
Dễ hiểu
Nguồn: IASB (2010)
Trình bày trung thực: Đặc tính trình bày trung thực thể hiện việc các TTKT phản ánh được vị thế kinh tế thực sự của doanh nghiệp, nghĩa là các nghĩa vụ và nguồn
lực kinh tế, bao gồm các giao dịch và sự kiện, được thể hiện đầy đủ trong BCTC. Trình bày trung thực chỉ đạt được khi diễn giải của một sự kiện kinh tế phải được đầy đủ, khách quan và không có những sai sót trọng yếu. Những thông tin tài chính được trình bày trung thực sẽ thể hiện được bản chất của hiện tượng kinh tế thông qua các giao dịch, sự kiện kinh tế phát sinh.
Tính thích hợp: Thông tin kế toán tài chính có tính thích hợp khi có khả năng tạo ra được sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng, nghĩa là thông tin đó có khả năng dự báo và khả năng xác nhận. Khả năng dự báo có được khi người sử dụng dùng những thông tin đó để dự đoán dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. Thông tin tài chính có khả năng xác nhận khi thông tin cung cấp các phản hồi về các đánh giá trước đó. Đây là hai tính chất có liên quan mật thiết với nhau, ví dụ thông tin về doanh thu của năm hiện tại của doanh nghiệp có thể xác định được mức độ thích hợp thông qua việc so sánh các chỉ số của những năm trước, và cũng được sử dụng để dự đoán doanh thu của năm tiếp theo. Kết quả của việc so sánh sẽ giúp người sử dụng cải thiện việc dự đoán của mình.
Khả năng so sánh: Khả năng so sánh cho phép người sử dụng BCTC so sánh thông tin tài chính như vị thế tài chính, dòng tiền hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Người sử dụng có thể so sánh số liệu theo chuỗi thời gian hoặc giữa các doanh nghiệp trên cùng một thời điểm.
Tính dễ hiểu: Tính dễ hiểu được định nghĩa là khi người sử dụng có những hiểu biết nhất định về kế toán có thể đọc và hiểu thông tin tài chính được trình bày.
Tính kịp thời: Tính kịp thời của thông tin tài chính thể hiện khi thông tin đó được cung cấp kịp thời cho người sử dụng để đưa ra quyết định trước khi mất đi giá trị.
Khả năng kiểm chứng: Khả năng kiểm chứng nghĩa là các nhà quan sát độc lập và có trình độ chuyên môn đạt được sự đồng thuận, rằng một thông tin hoặc một nhóm thông tin là chính xác.
Các thuộc tính thông tin kế toán quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam