5.2.3. Các giải pháp liên quan đến đặc điểm của Ban kiểm soát 144
5.2.4. Các giải pháp khác 144
5.3. Một số khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước liên quan tới quản trị công ty nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán145
5.3.1.Hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định về quản trị công ty146
5.3.2.Hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc hoàn thiện hệ thống quản trị công ty 147
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI NGÀNH THEO CHUẨN ICB 166
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ CÁC BIẾN CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 172
PHỤ LỤC 3: MA TRẬN TƯƠNG QUAN 173
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN THÔNG QUA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 175
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN THÔNG QUA SAI SÓT TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 181
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh | Tên đầy đủ bằng tiếng Việt | |
BCTC | Báo cáo tài chính | |
BKS | Ban kiểm soát | |
CEO | Chief Executive Officer | Giám đốc điều hành |
CLTT | Chất lượng thông tin | |
ESOP | Employee Stock Ownership Plan | Kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên |
FASB | The Financial Accounting Standards Board | Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ |
IASB | The International Accounting Standards Board | Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế |
ICB | Industry Classification Benchmark | Tiêu chuẩn phân ngành |
IIA | The Institute of Internal Auditors | Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ |
ROA | Return on Assets | Hệ số sinh lời trên tổng tài sản |
OLS | Ordinary Least Square | Phương pháp bình phương thông thường nhỏ nhất |
QTCT | Quản trị công ty | |
TTCK | ||
TTKT | Thông tin kế toán | |
VACPA | Vietnam Association of Certified Public Accountants | Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam |
VSA | Vietnam Audit Standards | Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Phương Pháp Nghiên Cứu Phương Pháp Thu Thập Dữ Liệu:
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Tới Tác Động Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán
- Một Số Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Tới Chất Lượng Thông Tin Kế Toán
Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán 25
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu 86
Bảng 4.1. Mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết 93
Bảng 4.2. Tỷ lệ sai sót trên BCTC của các công ty niêm yết 94
Bảng 4.3. Mức độ quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết theo ngành 99
Bảng 4.4. Tỷ lệ sai sót của các công ty niêm yết theo ngành 101
Bảng 4.5. Thống kê về sai sót một số chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh doanh..102 Bảng 4.6. Thống kê các biến chính của mô hình 107
Bảng 4.7. Ma trận tương quan mô hình đo lường chất lượng tin kế toán thông qua quản trị lợi nhuận 111
Bảng 4.8. Ma trận tương quan mô hình đo lường chất lượng tin kế toán thông qua sai sót trên báo cáo tài chính 112
Bảng 4.9. Hệ số phóng đại phương sai VIF của biến độc lập 113
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Breusch – Pagan mô hình đo lường chất lượng tin kế toán thông qua quản trị lợi nhuận 114
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy mô hình đo lường chất lượng tin kế toán thông qua quản trị lợi nhuận 115
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Hosmer-Lemeshow mô hình đo lường chất lượng tin kế toán thông qua sai sót trên báo cáo tài chính 121
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy mô hình đo lường chất lượng tin kế toán thông qua sai
sót trên báo cáo tài chính 123
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Luận án 129
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Đồ thị 4.1. Thực trạng quản trị lợi nhuận theo năm từ 2010-2020 96
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ sai sót trên báo cáo tài chính theo năm từ 2010-2020 97
Sơ đồ 2.1. Mô hình chất lượng thông tin kế toán theo FASB và IASB (2010) 35
...................................................................................................................................35
Sơ đồ 2.2. Mô hình chất lượng thông tin kế toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002) 37
Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu của Luận án 71
Hình 2.1. Tam giác gian lận 57
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận án
Báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra của hệ thống kế toán, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị, và được coi là một trong những cơ sở quan trọng nhất để người sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như nhà quản trị, nhà đầu tư, chủ nợ... có thể phân tích được năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định. Nếu TTKT được phản ánh trên BCTC có chất lượng kém, người sử dụng thông tin không thể phân tích được bức tranh tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp, không đánh giá đúng hiệu quả hoạt động cũng như không thể đánh giá tính sinh lời của dự án để đưa ra quyết định một cách hợp lý. Chủ đề nghiên cứu về chất lượng TTKT được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, đặc biệt sau các gian lận TTKT của các tổ chức lớn như Enron năm 2001, WorldCom năm 2002, hay gần đây là bê bối của tập đoàn Wirecard năm 2020 với khoản tiền gửi 2 tỷ USD khống. Một trong những khía cạnh được được các nhà khoa học đặt ra và lý giải về sự suy giảm chất lượng TTKT đến từ vấn đề người đại diện và tính bất cân xứng thông tin. Mặc dù được ủy quyền quản lý từ chủ sở hữu với kỳ vọng sẽ tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, song trên thực tế, trong quá trình ra quyết định, BGĐ có xu hướng đặt lợi ích cá nhân lên trước mục tiêu của doanh nghiệp, tạo ra mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà điều hành. Trong trường hợp đó, BGĐ có động cơ và cơ hội để can thiệp, điều chỉnh các TTKT trên BCTC vì mục tiêu lương, thưởng hoặc nhằm che giấu các vấn đề của doanh nghiệp như kết quả kinh doanh thua lỗ do lo ngại bị sa thải. Vấn đề thông tin bất cân xứng đã đặt cổ đông, những người chủ sở hữu thực sự đồng thời cũng là người hưởng lợi cuối cùng, vào thế bị động trong việc tiếp cận TTKT. Do đó các cổ đông cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả hoạt động của BGĐ trong việc cung cấp TTKT được trình bày trên BCTC. Nghiên cứu của Loebbecke và cộng sự (1989), Beasley (1996) đã chỉ ra rằng việc giám sát hoạt động của BGĐ không hữu hiệu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giảm chất lượng TTKT. Trong bối cảnh đó, Quản trị công ty (corporate governance) được coi là một giải pháp để khắc phục vấn đề này, thông qua việc gắn kết lợi ích của nhà điều hành với lợi ích của cổ đông, giúp nâng cao độ tin cậy của thông tin trên BCTC (Watts và Zimmerman, 1986). Hệ thống
QTCT được kỳ vọng sẽ phát huy chức năng giám sát, nhằm ngăn ngừa và phát hiện các hành vi gian lận, điều chỉnh thông tin, từ đó nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
Nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của QTCT tới chất lượng TTKT, các nhà khoa học đã nghiên cứu mối quan hệ này trong bối cảnh ở nhiều quốc gia khác nhau, ví như nghiên cứu tại Mỹ của Vafeas (2000), tại Hy Lạp của Dimitropoulos và Asteriou (2010), tại Pháp của Fathi (2013), tại Brazil của Holtz và Sarlo Neto (2014), tại Ghana của Kukah và cộng sự (2016), tại Indonesia của Firmansyah và Irawan (2019), tại Trung Quốc của Wang và Yung (2011)… Những nghiên cứu này tin rằng QTCT sẽ giúp nâng cao chất lượng TTKT. Trong đó, QTCT thường được xem xét trên hai khía cạnh: một là đặc điểm về cấu trúc sở hữu và hai là đặc điểm của bộ máy QTCT. Đối với đặc điểm của bộ máy quản trị, các nhà khoa học thường tập trung khai thác các đặc thù của HĐQT. Nguyên nhân do HĐQT được xem là một cơ chế quản trị, là cơ quan đại diện cho cổ đông, được cổ đông bầu chọn, với chức năng quan trọng là kiểm tra, giám sát hoạt động của BGĐ, đóng vị thế quan trọng trong việc kiểm soát vấn đề đại diện (Garciá Meca và Sánchez- Ballesta, 2009). Ngoài ra, ở một số quốc gia như Trung Quốc, hệ thống quản trị công ty còn bao gồm BKS, với vai trò đại diện cho cổ đông thực hiện chức năng giám sát việc thực thi quyền và nghĩa vụ của cả các thành viên HĐQT và BGĐ. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm kinh tế, chính trị của từng quốc gia, ảnh hưởng của từng khía cạnh QTCT tới chất lượng TTKT không đồng nhất, thậm chí mang tính trái chiều.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của TTCK, vấn đề về chất lượng TTKT trên BCTC cũng nhận được quan tâm từ người sử dụng, đặc biệt là nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, trong suốt 20 năm hoạt động và phát triển, đã có không ít những sai sót nghiêm trọng trên BCTC của các công ty niêm yết, có thể kể đến trường hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), năm 2014 trước kiểm toán, tập đoàn này báo cáo lợi nhuận là 408 tỷ đồng tuy nhiên sau kiểm toán báo lỗ lên tới 2.548 tỷ đồng. Hay trường hợp Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) khi trước đó công ty này công bố BCTC 2019 với khoản lợi nhuận chưa phân phối là 290 tỷ đồng, tuy nhiên, sang năm 2020, HAG đã điều chỉnh hồi tố khoản lợi nhuận chưa phân phối năm 2019 lỗ thêm 4.916 tỷ đồng do bổ sung dự phòng các khoản phải thu. Những sai
sót diễn ra thường xuyên, liên tục cho thấy một bộ phận không nhỏ các công ty niêm yết đã công bố BCTC với chất lượng TTKT kém. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông các công ty nói trên, mà còn nghiêm trọng hơn là làm mất niềm tin từ các nhà đầu tư, từ đó dẫn tới sự rời bỏ thị trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, các nhà khoa học tại Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề chất lượng TTKT, và quản trị công ty được xem là một giải pháp nâng cao chất lượng TTKT. Với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể phát huy được chức năng kiểm soát của QTCT, cần có các bằng chứng thực nghiệm về tác động của QTCT tới chất lượng TTKT, trong bối cảnh nghiên cứu trên TTCK Việt Nam. Kế thừa các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu về tác động của QTCT tới chất lượng TTKT cũng được một số nhà khoa học thực hiện tại Việt Nam, như nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2015), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp (2017), Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018)... Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện với số quan sát nhỏ hoặc khai thác vấn đề QTCT trên một số ít khía cạnh riêng lẻ, chủ yếu tập trung vào khía cạnh cấu trúc sở hữu và đặc điểm HĐQT mà chưa chú ý tới các đặc thù về BKS. Do vậy, xuất phát từ tính thực tiễn của đề tài cũng như cơ sở khoa học, nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của QTCT tới chất lượng TTKT, theo các khía cạnh đa dạng bao gồm cả cấu trúc sở hữu, đặc điểm của HĐQT và đặc điểm của BKS, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu của Luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về tác động của QTCT tới chất lượng TTKT, từ đó đưa ra các giải pháp về hoàn thiện QTCT, nhằm nâng cao chất lượng TTKT của các công ty niêm yết.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ cụ thể của Luận án bao gồm:
Thứ nhất, Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTCT, chất lượng TTKT, và
tác động của QTCT tới chất lượng TTKT.
Thứ hai, Luận án phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, Luận án thực hiện tìm hiểu và phân tích những tác động của QTCT lên chất lượng TTKT của các công ty niêm yết thông qua ba khía cạnh: cấu trúc sở hữu, đặc điểm HĐQT và đặc điểm của BKS.
Thứ tư, dựa trên kết quả phân tích, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QTCT, từ đó nâng cao chất lượng TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu xác định các câu hỏi chính
bao gồm:
(1) Cơ sở lý luận về QTCT, chất lượng TTKT và tác động của QTCT tới chất lượng TTKT là gì?
(2) Thực trạng chất lượng TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
(3) QTCT, với ba nhân tố cấu trúc sở hữu, đặc điểm của HĐQT, đặc điểm của BKS có tác động như thế nào tới chất lượng TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
(4) Các giải pháp về hoàn thiện QTCT nhằm nâng cao chất lượng TTKT là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán.
Phạm vi nghiên cứu của Luận án:
Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này, Luận án tiếp cận vấn đề chất lượng TTKT trên khía cạnh tính trung thực của thông tin trên BCTC. Đây được coi là đặc tính cơ bản của TTKT theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam 01 ban hành bởi Bộ Tài chính (2002), phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo đó, TTKT được coi là trung thực khi đảm bảo được tính đầy đủ, khách quan và không có sai sót trọng yếu (IASB, 2018). Việc đo lường chất lượng TTKT tập trung vào tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận, thực hiện thông qua hai mô hình là quản trị lợi nhuận trên