Các Phương Pháp Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Nhtm


Căn cứ vào Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi năm 2013, trên lãnh thổ Việt Nam, các giao dịch bằng ngoại hối hạn chế sử dụng trừ một số trường hợp được phép kể cả người cư trú và người không cư trú. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã được ban hành với chủ trương chuyển quan hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” sang quan hệ “mua, bán vàng” nên phạm vi nghiên cứu của luận án về các giao dịch ngoại hối tại NH là các giao dịch bằng ngoại tệ. Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về DVNHQT và các văn bản pháp lý tại Việt Nam, khái niệm DVNHQT được thống nhất sử dụng trong nghiên cứu này là các DVNH liên quan đến ngoại tệ do NH cung cấp.

1.1.2. Vai trò của dịch vụ ngân hàng quốc tế

NH là ngành cung ứng dịch vụ đặc biệt đối với dân cư và nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, nhu cầu về các DVNHQT sẽ ngày càng phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của KH với lợi ích của NH và mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

- Đối với nền kinh tế

DVNHQT hỗ trợ mạnh mẽ cho kinh tế đối ngoại, một nền kinh tế với hệ thống NH có DVNHQT phát triển sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư, tạo sự lưu chuyển các dòng tài chính, tạo thu nhập cho nền kinh tế. DVNHQT không chỉ góp phần huy động nguồn lực trong nước cho sự phát triển kinh tế mà còn huy động cả nguồn lực từ nước ngoài thông qua việc khuyến khích các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về và kinh doanh ngoại tệ.

- Đối với NHTM

Trước xu hướng mở cửa của nền kinh tế, hoạt động của các NH dần dần vượt khỏi biên giới quốc gia và mở rộng thị trường kinh doanh ra thị trường nước ngoài. DVNHQT trở thành yếu tố chính để các NH xác lập vị thế của mình, thu hút KH. Đây cũng chính là mảng hoạt động hấp dẫn với tỉ suất sinh lợi cao, có thị trường rộng lớn, góp phần đa dạng hóa hoạt động NH, tận dụng và khai thác mọi tiềm


năng của NH. Việc phát triển DVNHQT sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín và thương hiệu của NH, giúp NH mở rộng thị phần hoạt động tín dụng và phi tín dụng, tăng lợi nhuận, giảm bớt rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh cho mỗi NH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

- Đối với khách hàng

Thông qua các DVNHQT như thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối … sẽ đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ NH của KH ngày càng tăng lên trong hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó, KH sẽ dễ dàng mở rộng, thâm nhập thị trường nước ngoài, vị thế của KH được nâng cao trong giao dịch với đối tác.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

1.1.3. Các dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM

1.1.3.1. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là dịch vụ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho NH, tuy nhiên lợi nhuận cao bao giờ cũng tỷ lệ thuận với rủi ro, vì vậy việc đem lại lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất chính là mục tiêu của dịch vụ này. Trên thị trường có 5 dịch vụ kinh doanh ngoại tệ phổ biến: giao ngay (spot), kỳ hạn (forward), hoán đổi (swap), quyền chọn (option), tương lai (future) trong đó giao ngay là dịch vụ gốc còn các dịch vụ còn lại là phái sinh được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu cơ.

Kinh doanh ngoại tệ là một dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM trong việc góp phần gia tăng thu nhập cũng như hỗ trợ, thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển. Trong những năm qua, các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đã từng bước được hình thành và phát triển, ngoài các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai cũng được triển khai đã giúp các NH trong việc cân bằng trạng thái ngoại tệ, giúp giảm thiểu rủi ro tỷ giá, giảm sức ép cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và nhạy cảm mà dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các NHTM (Lê Văn Tư, 2009).


1.1.3.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế

Trong số các DVNHQT của NHTM thì thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng, là cơ sở nền tảng để các NHTM phát triển các sản phẩm, dịch vụ có liên quan như: tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ … đem lại nguồn thu đáng kể cho NHTM trong tổng số lợi nhuận từ DVNH.

Trong quan hệ ngoại thương, có rất nhiều phương thức khác nhau như chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ (L/C - letter of credit)… Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm phù hợp với những quan hệ xuất nhập khẩu khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc, thống nhất, ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương (Lê Văn Tề, 2004).

1.1.3.3. Cho vay ngoại tệ

Cho vay ngoại tệ là một dịch vụ quan trọng trong mảng DVNHQT của NHTM, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho NH. Dịch vụ này ra đời trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế thông qua nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, các NHTM cung ứng những nhu cầu đặc thù về tài chính, uy tín cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm giúp cho KH vay vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế bao gồm một số hình thức chủ yếu sau:

Bảo lãnh NH: Là một hợp đồng giữa hai bên, một bên là NH phát hành bảo lãnh (gọi là người bảo lãnh) và một bên là người được bảo lãnh, theo đó NH phát hành bảo lãnh cam kết sẽ hoàn trả một khoản tiền nhất định cho bên thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghĩa vụ nào đó được quy định trong bảo lãnh. Căn cứ vào phạm vi, bảo lãnh NH bao gồm bảo lãnh trong nước và bảo lãnh quốc tế. Bảo lãnh quốc tế là bảo lãnh NH trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế … và được điều chỉnh theo URDG 758 (Uniform Rules for Demand Guarantees – Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh) do Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) ban hành (Lê Văn Tư, 2009).


Bao thanh toán: Nhà xuất khẩu có thể gia hạn nợ cho nhà nhập khẩu và vì vậy họ có thể thiếu vốn lưu động. Để bổ sung vốn lưu động, nhà xuất khẩu có thể bán “khoản phải thu” cho NH để thực hiện dịch vụ bao thanh toán. Vai trò cơ bản của NH là mua “khoản phải thu” để nhận một tỷ lệ phần trăm giá trị của nó. Để thực hiện được dịch vụ bao thanh toán, NH phải quản lý việc thu nợ, quản lý sổ cái bán hàng của nhà xuất khẩu ở nước ngoài, thưc hiện các thủ tục thanh toán, chịu rủi ro

… Rủi ro chủ yếu trong dịch vụ bao thanh toán là rủi ro thương mại, vì vậy các NH phải tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Trong dịch vụ bao thanh toán quốc tế, NH thực hiện dịch vụ này thông qua rất nhiều NH quốc tế. Giá cả dịch vụ bao thanh toán có khuynh hướng cao vì phí của nó tùy thuộc vào các dịch vụ được NH cung cấp (Trầm Thị Xuân Hương, 2013).

1.1.3.4. Dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế

Thẻ quốc tế là thẻ được sử dụng để rút tiền, thanh toán, chuyển khoản cho các giao dịch thanh toán nước ngoài. NH cung cấp dịch vụ thẻ quốc tế đến KH với 2 phương thức: NH trở thành thành viên của các tổ chức phát hành, cung ứng dịch vụ thẻ và đóng vai trò là đại lý thanh toán hoặc NH phát hành thẻ riêng của mình. Để làm được điều này, các NH phải có tiềm lực tài chính mạnh cũng như thương hiệu lớn để thu được một lượng lớn KH sử dụng thẻ (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012).

1.1.3.5. Dịch vụ ngân hàng đại lý

Dịch vụ ngân hàng đại lý (NHĐL) đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động DVNHQT của các NHTM. Dịch vụ NHĐL có tính chất mở đường, khai thông mối quan hệ hợp tác với các NH nước ngoài, tạo tiền đề cho các DVNHQT khác phát triển. Để tiến hành thanh toán lẫn nhau, các NH ở các nước liên quan phải thiết lập quan hệ NHĐL trên cơ sở một thỏa ước NH, nội dung bao gồm: các chữ ký có liên quan, các khóa mã Telex, Swift (nếu có), các điều khoản và các điều kiện, danh mục các NHĐL, báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác, hợp đồng tín dụng …. (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012). Khi thiết lập quan hệ đại lý, các NH phải thường xuyên duy trì các loại tài khoản chủ yếu sau: tài khoản NOSTRO là tài


khoản của NH Việt Nam mở tại NHĐL, tài khoản VOSTRO là tài khoản của NHĐL mở tại NH Việt Nam.

1.2. Hiệu quả hoạt động của NHTM

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiệu quả trong kinh tế được xem xét là mức độ thành công mà các đơn vị sản xuất hay NH đạt được trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào để có thể tối ưu hóa sản lượng đầu ra, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định (Nguyễn Khắc Minh, 2004). Nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao (Ngô Đình Giao, 1997).

Một doanh nghiệp hoặc NH được coi là hoạt động hiệu quả nếu nó đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước. Điều này có nghĩa là, để có được một sự gia tăng trong đầu ra bắt buộc phải có sự gia tăng các yếu tố đầu vào và ngược lại, không thể tìm cách giảm một yếu tố đầu vào nào mà không giảm kết quả đầu ra. Như vậy, HQHĐ của NH phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào để có được hiệu quả đặt ra cũng như khả năng giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.

1.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM

Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới về phân tích HQHĐ thường sử dụng hai phương pháp chính là: phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính và phương pháp phân tích hiệu quả biên.

1.2.2.1. Phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính

Để đánh giá HQHĐ bằng chỉ số tài chính của NHTM, hai chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều nhất là ROA và ROE. Tarawneh (2006) đã sử dụng chỉ tiêu ROE và ROA để đo lường HQHĐ của hệ thống NH Hồi giáo của Oman, Zeitun


(2012) áp dụng hai chỉ tiêu này khi phân tích HQHĐ cho các NH ở khu vực vùng Vịnh hay như Naceur (2003) cũng sử dụng các chỉ tiêu ROA để nghiên cứu cho các NH ở Tunisia.

Chỉ tiêu ROA (Return on assets) được xác định bởi lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản có của NH, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Tỷ lệ này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của một NH càng lớn. Đây không những là chỉ tiêu quan trọng và rất phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của NHTM mà còn sử dụng để đo lường khả sinh lợi của các doanh nghiệp nói chung.

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của NH, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng (Rose, 2004). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý của hội đồng quản trị NH trong quá trình sử dụng tài sản của NH để tạo thành thu nhập ròng. Nói cách khác, đây là chỉ tiêu giúp ta đánh giá một đồng tài sản của NH có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA cao thường phản ánh kết quả hoạt động NH hữu hiệu, NH có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hoặc cho vay không hợp lý hoặc cũng có thể do chi phí hoạt động của NH ở mức cao.

Chỉ tiêu ROE (Return on equity) cũng là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của cả NH và doanh nghiệp. ROE được xác định bởi lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu của NH. Chỉ số này nói lên rằng một đồng vốn cổ đông bỏ ra và thu về bao nhiêu đồng lời, chính vì vậy, đây là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của NH. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào NH (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý). Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích HQHĐ nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh hai chỉ tiêu về hệ số doanh lợi trên, HQHĐ của NH còn được thể hiện qua các chỉ tiêu về tỷ lệ thu nhập cận biên. Chỉ số đầu tiên trong nhóm này là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net interest margin). Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thông qua hoạt


động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Tỷ số thứ hai trong nhóm này là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNM – Net noninterest margin). Tỷ lệ này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ) và các chi phí ngoài lãi mà NH phải chịu (tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí các hoạt động phi tín dụng…). Đối với các NH Việt Nam, NNM thường nhỏ, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của NH tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Các chỉ tiêu NIM, NNM phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên NH trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi) (Trần Huy Hoàng, 2011).

Ngày nay, trong phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá HQHĐ của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, các tỷ số tài chính vẫn thường được áp dụng vì phương pháp này tương đối đơn giản và dễ hiểu. Mỗi chỉ tiêu tài chính biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến số, phản ánh một khía cạnh trong hoạt động của NHTM. Vì vậy, để đánh giá toàn diện HQHĐ của NHTM, chúng ta phải sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho các nhà quản trị và cả các cơ quan quản lý nhà nước khi đánh giá và so sánh HQHĐ của các NHTM, nhất là khi đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính phức tạp như của NHTM (Manandhar, 2002). Để khắc phục các nhược điểm trong phương pháp phân tích các hệ số tài chính, gần đây các nhà kinh tế đã sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá HQHĐ của các NHTM. Phương pháp này giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh tổng thể trong hoạt động của các NHTM.

1.2.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên

Phân tích hiệu quả biên là phương pháp xác định chỉ số hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các đơn vị với một đơn vị thực hiện hoạt động tốt nhất trên đường biên. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép


xác định chỉ số hiệu quả chung của từng NH và xếp hạng hiệu quả của NH dựa trên hoạt động thực tế. Đây cũng là hiệu quả tốt nhất mà một NH đang thực hiện khi so sánh với các NH khác. Những thông tin này giúp các nhà quản trị đánh giá được hiệu quả hiện tại của NH và tìm cách cải thiện, nâng cao HQHĐ của NH (Nguyễn Việt Hùng, 2008).

Hai phương pháp chính để ước tính thực nghiệm HQHĐ của NH theo phương pháp phân tích hiệu quả biên thường được sử dụng là: phương pháp tiếp cận tham số và phi tham số (Nguyễn Minh Sáng, 2014). Phương pháp tiếp cận tham số với 3 phương pháp chính là: phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Approach - SFA), phân tích Thick Frontier Approach (TFA) và phân tích Distribution Free Approach (DFA). Phương pháp phân tích phi tham số bao gồm phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) và phương pháp xử lý yếu tố tự do Hull (Free Disposal Hull - FDH). Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) là phương pháp phân tích đặc trưng nhất của phương pháp phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận tham số và phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp phân tích đặc trưng nhất của phương pháp phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số.

Phân tích tham số hay phân tích dựa vào mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA) được giới thiệu bởi Aigner và cộng sự (1977) dựa trên nguyên tắc sự không hiệu quả là dư lượng hoặc phần nhiễu, tức là sự khác biệt giữa mức độ sản xuất thực tế và đường giới hạn sản xuất ước tính. Mô hình nghiên cứu đầu tiên liên quan đến hàm sản xuất với dữ liệu bảng có dạng: Yi = f(Xi,β) + εi; i = 1, ..., n; Yi và Xi lần lượt biểu thị đầu ra và các vector đầu vào của các cơ sở sản xuất i và β là véc tơ tham số cần ước lượng; εi = (Vi- Ui) là phần nhiễu; Vi: là yếu tố ngẫu nhiên; Ui: là biến ngẫu nhiên không âm dùng để ước lượng phần phi hiệu quả kỹ thuật.

Cách tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định cụ thể mối quan hệ hay dạng hàm giữa đầu vào và đầu ra, điều này có thể cho những kết luận sai nếu việc chỉ định dạng hàm là không đúng. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, các nguồn

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí