trọng để thực hiện thành công số hóa ngành ngân hàng. Việc lập kế hoạch và thực hiện phát triển hệ thống thanh toán là một nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đòi hỏi các cơ quan chức năng thúc đẩy các sáng kiến mới trong hệ thống thanh toán quốc gia.
HTTT quốc gia cần được quy hoạch một cách đồng bộ, nhất quán. Mặc dù cơ sở hạ tầng cho thanh toán số đã phát triển nhưng hệ thống thanh toán số chưa đồng bộ và chưa gắn với phổ cập tài chính. Hiện tại các TCTC bao gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và các ví điện tử đang sử dụng các hệ thống trang thiết bị riêng gây lãng phí và không đồng bộ. Việc xây dựng HTTT số dùng chung đáp ứng mọi PTTT được phát hành bởi các TCTC, trung gian thanh toán và NH là rất cần thiết để cung cấp sản phẩm tài chính hiện đại cho người dân với chất lượng tốt đi kèm chi phí thấp nhất.
Bên cạnh đó,NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động để sớm đưa vào sử dụng, phục vụ cho thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán bù trừ và trung tâm thanh toán bù trừ, cho phép các đơn vị đáp ứng yêu cầu, điều kiện về xây dựng và vận hành trung tâm thanh toán bù trừ các giao dịch thanh toán giá trị nhỏ như ví điện tử, thanh toán qua ĐTDĐ nhằm tăng tính cạnh tranh, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền giá trị nhỏ cho người dân và doanh nghiệp.
Hạ tầng CNNT truyền thông hiện đại có thể kể đến như: Trung tâm dữ liệu số, Mạng wifi công cộng, Trung tâm thông tin dịch vụ công và Trung tâm ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp. Sự kết nối xuyên suốt rộng khắp giữa các NH và TCTC khác sẽ thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ tài chính, hướng tới một xã hội số hóa. Do đó việc nâng cấp đường truyền mạng, phủ sóng kết nối số tới các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với chi phí hợp lý cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tập đoàn bưu chính viễn thông lớn thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân.
Trong dài hạn, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích, kêu gọi sự đầu tư của các công ty viễn thông và CNTT, xây dựng các chương trình phần mềm, dịch vụ số, xây dựng “công viên CNTT” để hỗ trợ tối đa cho ngân hàng và doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chiến lược của Nhà nước trong đẩy mạnh xây dựng các thành phố thông minh và CP điện tử. Các nhà mạng viễn thông có lợi thế cung cấp đa dang các dịch vụ thanh toán điện tử với hạ tầng mạng lưới phủ rộng khắp mọi miền đất nước với só lượng thuê bao di động và tỷ lệ sở hữu smart phone ngày một tăng cao. Việc triển khai Mobile money đã được NHNN cấp phép đối với một số công ty viễn thông là bước thí điểm góp phần phát triển TTKDTM, tăng khả năng tiếp cận tài chính đối với người dân vùng sâu vùng xa, người thu nhập thấp và các đối tượng yếu thế khác như phụ nữ và người lao động về hưu.
5.3.4. Kiến nghị về xây dựng cơ sở dữ liệu số quốc gia
Chính phủ và các cơ quan quản lý liên quan cần chú trọng các công tác hỗ trợ sự phát triển của nền tàng kỹ thuật số trong đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân cư, dữ liệu tín dụng cấp quốc gia nhằm hướng tới nền kinh tế số hóa là rất cấp thiết. Đây là cơ sở, tiền đề để các ngân hàng thiết kế các sản phẩm tài chính hiện đại phục vụ nền kinh tế. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể khẳng định nhận dạng do công dân khai báo để cung cấp dịch vụ và quyền lợi một cách chính xác.
Để xây dựng một cơ sở dữ liệu dân cư số, các quy trình và biểu mẫu để xác chứng minh nơi cư trú và xác thực danh tính cần đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian hơn. Định danh số eKYC là công cụ hiệu quả cần đưa vào triển khai sớm để xây dựng một hệ sinh thái số. Việc tích hợp một cách thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu định danh quốc gia sẽ giúp người dân có thể yêu cầu và tiếp nhận dịch vụ/quyền lợi từ phía các đơn vị thuộc khu vực công và tư nhân ở bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ thời điểm nào, và sử dụng bất kỳ thiết bị nào mà không cần phải có mặt tại một nơi nào đó để xác thực nhận dạng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức thông tin tín dụng tư nhân để cùng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Trung tâm CIC được NHNN đặt mục tiêu hướng tới một trung tâm dữ liệu cơ sở thống nhất với chất lượng cao. Trung tâm này cần cung cấp chính xác và kịp thời quan hệ tín dụng của khách hàng tổ chức và cá nhân. Ngoài ra Trung tâm cần chú ý tăng cường việc thu thập số liệu của các quỹ tín dụng nhân dân, các TCTC vi mô, công ty bảo hiểm. Việc liên kết với cơ sở dữ liệu của các tổ chức cung cấp dịch vụ khác như điện, nước, viễn thông, bưu điện; triển khai hoạt động trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới...cũng cần được chú trọng quan tâm hơn.
KẾT LUẬN
Thời gian qua với mục tiêu của Chính phủ đề ra nhằm giảm tỷ lệ lạm phát cùng với ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, các NHTM Việt Nam gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tín dụng có sự sụt giảm nhẹ qua các năm phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên các NHTM vẫn có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh: quy mô các NHTM liên tục tăng nhanh đặc biệt là các NHTM vừa vả nhỏ, LNST tăng trưởng ổn định và các chỉ số sinh lời đang được cải thiện qua các năm. Dịch vụ NHĐT đã có những bước tiến đáng kể về cả số lượng đến chất lượng dịch vụ. Đến cuối năm 2019, có khoảng 78 TCTD triển khai dịch vụ thanh toán qua mạng và trên 47 NHTM cung ứng dịch vụ thanh toán qua ĐTDĐ, 19 NHTM đưa thanh toán QRcode vào triển khai. Giá trị giao dịch ngân hàng qua Internet và và mobile tăng trưởng mạnh qua các năm, cuối năm 2019 đạt tăng trưởng trên 200% so với năm 2018, chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán, mua sắm trực tuyến và chuyển tiền điện tử của khách hàng.
Đề tài “Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam” được nghiên cứu sinh lựa chọn nhằm mục đích tổng quan các vấn đề về dịch vụ NHĐT, lý thuyết về tác động của dịch vụ NHĐT đến kết quả hoạt động ngân hàng, tiếp đến kế thừa các nghiên cứu trước đây và điều chỉnh xây dựng một mô hình phù hợp đánh giá ảnh hưởng của dịch vụ NHĐT đến kết quả hoạt động các NHTM Việt Nam. Mô hình đánh giá tác động của dịch vụ NHĐT tới kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, số liệu 30 NHTM giai đoạn 2014-2018 đã cho thấy ảnh hưởng tích cực của dịch vụ NHĐT đến các tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể, các yếu tố như giá trị giao dịch qua Mobile banking và Interner banking, số cây ATM có tác động tích cực tới ROE, ROA và NIM. Ngược lại, yếu tố số lượng máy POS lại có tác động tiêu cực tới ROE, ROA và NIM là do sự gia tăng chi phí đầu tư, thói quen thanh toán của người dân và sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng thanh toán khác trong thời gian gần
đây. Ngoài ra, các yếu tố thể hiện đặc trưng của NHTM như chi phí hoạt động, số chi nhánh, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tác động tiêu cực hoặc tích cực tới kết quả hoạt động của các NHTM.
Trước xu hướng số hóa ngành ngân hàng, phát triển dịch vụ NHĐT là tất yếu khách quan, là một trong những nội dung cơ bản mà bất kỳ NHTM nào cũng cần hướng tới để cạnh tranh với các ngân hàng cũng như công ty tài chính, công ty công nghệ mới. Các giải pháp phát huy vai trò tích cực của dịch vụ NHĐT, tạo tiền đề cho mô hình ngân hàng số, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của các NHTM được tác giả đề xuất cụ thể như sau:
(i) Đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ NHĐT qua mobile và internet, phát triển các SP - DV công nghệ không chạm mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ NHĐT cung cấp cho khách hàng với chi phí hợp lý, tiện dụng, đặc biệt chú trọng hỗ trợ các KH ưu tiên, KH giá trị cao;
(ii) Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh các chương trình đảm bảo an toàn bảo mật cho các giao dịch trên phương tiện điện tử, gia tăng lòng tin của người dùng, giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng và khách hàng;
(iii) Tập trung đầu tư nguồn lực tài chính, tăng cường hợp tác công nghệ và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng sự đổi mới không ngừng của công nghệ tài chính;
(iv) Kết hợp các phương pháp marketing trực tuyến với marketing truyền thống để cung cấp thông tin, giới thiệu SP - DV ứng dụng công nghệ mới đến với mọi tầng lớp khách hàng;
(v) Đổi mới mô hình kinh doanh, cách thức vận hành quản lý, hướng tới số hóa toàn bộ quy trình, nghiệp vụ, tổ chức ngân hàng, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và xanh hóa ngân hàng.
Luận án cũng đưa ra một số kiến nghị then chốt đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước liên quan, dựa theo kinh nghiệm quốc tế và thực trạng hoạt động dịch vụ NHĐT hiện nay. Các kiến nghị chủ yếu như kiện toàn hành lang pháp
lý cho dịch vụ NHĐT, cụ thể hóa các chương trình xúc tiến xây dựng hạ tầng kỹ thuật số phục vụ thanh toán đồng bộ, tiếp tục triển khai Chính phủ điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu số quốc gia về thông tin dân cư và thông tin tín dụng. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Với hạn chế về thời gian và khó khăn trong thu thập số liệu về dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng, luận án chưa cập nhật được dữ liệu mới nhất đến thời điểm bảo vệ. Bên cạnh đó kết quả ước lượng mô hình sẽ thuyết phục khi tính đến độ trễ thời gian với bộ số liệu có chuỗi thời gian dài hơn, đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu về sau.
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tên công trình | Nơi công bố | Mức độ tham gia | |
1 | Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Trung Quốc và gợi ý chính sách cho hệ thống ngân hàng Việt Nam | Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 09/2019, số 26 | Tác giả |
2 | Mô hình đánh giá tác động của ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động ngân hàng | Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 08/2019, số 24 | Tác giả |
3 | Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam | Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 08/2020, số 22 | Tác giả |
4 | Đánh giá tác động của ngân hàng điện tử tới kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam | Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 11/2020, số 33 | Tác giả |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Tác Động Của Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Đến Kết Quả Hoạt Động Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Số Hóa Ngành Ngân Hàng Việt Nam Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0
- Giải Pháp Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Cao
- Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 23
- Theo Anh Chị, Những Yếu Tố Chủ Quan Và Khách Quan Nào Có Ảnh Hưởng Lớn Đến Sự Phát Triển Dịch Vụ Nhđt?
- Theo Anh Chị, Kênh Phân Phối Dịch Vụ Nhđt Nào Có Tiềm Năng Phát Triển Nhất Ở Việt Nam Hiện Nay: Atm, Pos, Internet Banking, Mobile Banking?
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Trương Thị Vân Anh và Lê Văn Huy (2008): Mô hình nghiên cứu chấp nhận E Banking tại Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế - Số 362- tháng 7/2008
2. Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên của các ngân hàng NHTM Việt Nam các năm 2014-2018.
3. Bộ Tài chính (2017), Tài liệu hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành tài chính”
4. Trương Đức Bảo (2003), “Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử”- Tạp chí tin học ngân hàng số 4(58).
5. Tạ Quang Đôn (2006), Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại, Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
6. PGS, TS Phạm Tiến Đạt và Lưu Ánh Nguyệt (2019): Ngân hàng số - Triển vọng và phát triển trong tương lai, Tạp chí Ngân hàng số 2+3/2019
7. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải.
8. Phạm Xuân Hòe (2014) Ngân hàng Việt Nam với cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những định hướng tiếp cận. NXB Đại học KTQD.
9. Phạm Thu Hương (2012): Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Ngoại Thương
10. Ngô Thị Liên Hương (2012): Đa dạng hoá dịch vụ tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân
11. Trịnh Thanh Huyền (2012): Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính
12. Trịnh Thị Mai Hoa (2006), Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam – Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.