Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt


2. Malaixia

Để phát triển ngân hàng điện tử, Malaixia đã thành lập một tiểu ban đặc nhiệm do bộ Năng lượng, Bưu điện và thông tin đứng đầu, được thành lập để xây dựng một hệ thống luật đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng điện tử gồm: Luật chữ ký điện tử, luật tội phạm máy tính, luật bản quyền sửa đổi. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã công bố chiến lược thương mại điện tử bao gồm:

- Xây dựng một hạ tầng cơ sở thông tin đẳng cấp quốc tế


- Malaixia sẽ không kiểm duyệt internet


- Malaixia sẽ trở thành kiểu mẫu khu vực về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong

kinh doanh trên mạng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Malaixia sẽ đảm bảo tự do sở hữu tư nhân và giao lưu lực lượng lao động trí tuệ toàn thế giới

- Sẽ không đánh thuế nhập khẩu các thiết bị và kĩ thuật phục vụ cho

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 4

“kinh tế số hoá” và thương mại trong thời gian ít nhất là đến năm 2010.


Hệ thống thanh toán điện tử đã được thiết lập ở Malaixia do ngân hàng Negara chịu trách nhiệm chính đã phát triển rất mạnh mẽ. Dịch vụ ngân hàng điện tử ở đây có thể nói là tương đối phát triển do chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này hoạt động.

3. Singapore


Từ lâu, Singapore đã tuyên bố mục tiêu biến nước này trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về điện toán hoá, làm cho công nghệ thông tin thâm nhập vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Và đến năm 1997, tất cả các cơ quan, công sở đều đã liên kết vào internet.

Riêng về thanh toán điện tử, Singapore là một trong những nước áp dụng đầu tiên trên thế giới. Tháng 12/1996, nhân phiên họp cấp bộ trưởng WTO tổ chức ở Singapore, Singapore đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn

diện các loại thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử. Hệ thống giao dịch an toàn mang tính quốc tế, thành lập tháng 4/1997 đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998.

Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều văn kiện quan trọng điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng ở Singapore như: Luật chống lạm dụng máy tính điện tử, luật bí mật riêng tư, luật giao dịch điện tử, luật bản quyền cũng được sửa đổi lại cho phù hợp với các yêu cầu của thương mại điện tử.

Trong thời gian tới, Singapore tiếp tục có các chiến lược phát triển thương mại điện tử và mở rộng thanh toán điện tử, với các mục tiêu sau:

- Xây dựng một cơ sở hạ tầng thương mại điện tử kết nối quốc tế,


- Biến Singapore thành một trung tâm thương mại điện tử,


- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử như là

một chiến lược kinh doanh,


- Xúc tiến dân chúng sử dụng rộng rãi các hình thức thương mại điện tử,


- Làm hài hoà các luật và các chính sách thương mại điện tử qua biên

giới.


Trong kế hoạch tổng thể phát triển của mình, Singapore coi pháp luật là

nền móng dưới cùng của hạ tầng cơ sở thương mại điện tử.


4. Nhật Bản


Nền công nghệ thông tin của Nhật Bản có đặc điểm nổi bật là: công nghiệp phần cứng khá xuất sắc, nhưng công nghệ phần mềm thì chậm, thua khá xa so với Mỹ và Tây Âu, và sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào đời sống xã hội cũng thấp hơn so với các nước kia. Chính vì vậy việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Nhật Bản cũng không thể nào phát triển bằng Mỹ và Tây Âu. Để thúc đẩy dịch vụ này phát triển cũng như để công nghệ thông tin có nhiều ứng dụng vào đời sống xã hội hơn nữa, Nhật Bản cũng đã đưa ra một số biện pháp như: đưa ra một chương trình lớn về phát triển cơ sở

hạ tầng công nghệ thông tin toàn quốc, bộ Bưu điện xây dựng một đề án tới năm 2010 hoàn tất việc chuyển mạng thông tin toàn quốc sang dùng sợi cáp quang, có các dự án xây dựng các cửa hàng ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật và an toàn, công nghệ thẻ thông minh, trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hoá…Tất cả các hoạt động trên của Nhật Bản đã có những tác động rõ rệt tới sự phát triển của e- banking ở nước này. Dịch vụ ngân hàng điện tử giờ đây đã có một môi trường pháp lý để tiến hành các giao dịch trong toàn quốc, nhân dân thấy tin tưởng hơn vào sự an toàn của cả hệ thống, các ngân hàng điện tử của Nhật Bản giờ đã có thể cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới trong việc kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng.

5. Nhận xét chung


Thông qua tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các nước trên thế giới, Việt Nam có thể học tập được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:

- Hiểu biết và tiếp đó là nhận thức đầy đủ về ngân hàng điện tử đối với đông đảo người dân và doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề phải xử lý, không chỉ ở các nước ít phát triển, mà ở cả những quốc gia phát triển về lĩnh vực này.

- Cơ sở kỹ thuật, công nghệ và pháp lý cho ngân hàng điện tử còn đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện trên bình diện toàn thế giới.

- Việc triển khai ngân hàng điện tử đang tăng nhanh, nhưng tập trung chủ yếu vào một số nước tiên tiến.

- Ngân hàng sđiện tử đang được sự quan tâm trong từng nước, từng khối kinh tế và trên bình diện thế giới, nhưng mối quan tâm xuất phát chủ yếu là từ phía các nước đã có hạ tầng cơ sở vững chắc cho “kinh tế số hoá”, đã có thực tiễn giao dịch điện tử. Còn các nước khác, nhất là những nước đang phát triển, bị cuốn theo và buộc phải tiếp cận, dù cơ sở công nghệ thông tin còn thấp kém, chính vì vậy, nhiều nước tỏ ra dè dặt, nhất là từ phía chính phủ.

- Các nước có thể chế kinh tế-xã hội ít nhiều còn khép kính chậm tiếp

cận ngân hàng điện tử hơn các nước theo thể chế mở.


- Dù hành động cụ thể có khác nhau, nhưng cách tiếp cận ngân hàng điện tử ở các nước về cơ bản là như nhau và đều gồm các bước:Đầu tiên, hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo về ngân hàng điện tử. Thứ hai, phổ cập kiến thức và nhận thức về ngân hàng điện tử tới các doanh nghiệp và từng cá nhân. Thứ ba, xác định các cản trở hiện hữu của đất nước mình đối với ngân hàng điện tử. Thứ tư, triển khai từng bước ngân hàng điện tử. Thứ năm, nhanh chóng đào tạo một đội ngũ nhân lực có kỹ năng.

Những kinh nghiệm trên đây đều rất đáng chú ý đối với các nước, nhất là những quốc gia bắt đầu tiếp cận ngân hàng điện tử. Chính vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của đất nước mình thì các nước mới phát triển được ngân hàng điện tử một cách có hiệu quả.


NAM

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT


1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển ngân hàng điện tử tại

Việt Nam

Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cơ bản của quá trình này là việc Việt Nam nhất trí thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế trong khuôn khổ các hiệp định, mà nổi bật là Việt Nam đã kí kết với các tổ chức quốc tế là: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và chuẩn bị là tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các cam trên đã tác động tới mọi ngành, trong đó có ngành ngân hàng. Các cam kết trên cho thấy, hội nhập sẽ mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam , đồng thời cũng đặt cho ngành này những thách thức to lớn của sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc

biệt là với những ngân hàng mở chi nhánh ở Việt Nam. Đứng trước nguy cơ này, các ngân hàng Việt Nam đã buộc phải có chiến lược phát triển phù hợp để có thể tăng khả năng cạnh tranh và ngân hàng điện tử chính là sự lựa chọn thích hợp.

2. Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Ở Việt Nam , dịch vụ ngân hàng điện tử đã được khởi động từ năm 1994, nhưng phải tới năm 2002, công nghệ thông tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai loại hình dịch vụ này. Tuy vậy, có thể khẳng định thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng vẫn là lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Trong một cuộc điều tra gần đây của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy chỉ có 10% số doanh nghiệp tỏ ra quan tâm đến thương mại điện tử, trong đó có 1%-2% là thực sự triển khai dịch vụ này.

Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, dù được cho là luôn đi đầu trong việc phát triển công nghệ, vẫn còn rất nhiều bất cập. Trong số khoảng 100 ngân hàng gồm 6 ngân hàng thương mại nhà nước, gần 50 ngân hàng cổ phần, 4 liên doanh, 24 chi nhánh và gần 30 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, chỉ có số ít (khoảng 15%)1 là thực sự quan tâm tới dịch vụ ngân hàng điện tử. Các ngân hàng như Vietcombank, ngân hàng cố phần thương mại Á Châu ACB…là những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển dịch vụ này.

a. Về máy rút tiền tự động


Trước tiên phải kể đến là việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ và dịch vụ ngân hàng tự động qua máy ATM tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là hai loại hình dịch vụ phát triển rất mạnh ở nhiều ngân hàng trong thời kì gần đây.


1 Tp chí ngân hàng s5 năm 2002

Cash card là loại thẻ cho phép rút tiền mặt từ tài khoản tại ngân hàng thông qua các máy rút tiền tự động ATM (automatic teller machine). Với mỗi thẻ rút tiền mặt khách hàng sẽ có mã số xác định chủ thẻ PIN (personal identification number). Mã số xác định chủ thẻ được giữ bí mật ngay cả đối với nhân viên của ngân hàng. Khi sử dụng máy rút tiền tự động, khách hàng đưa thẻ cùng với mã cá nhân vào. Sau đó theo sự chỉ dẫn trên màn hình video, khách hàng có thể rút tiền mặt (nhưng giới hạn đến một mức nhất định), kiểm tra số dư trên tài khoản của mình hoặc gửi thêm tiền. Việc triển khai ATM là rất đáng kể tại nhiều ngân hàng Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, đây được coi là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong phát triển ATM. Hiện tại, Vietcombank đã có trên 100 máy ATM và đang mở rộng mạng lưới lên 200 máy ATM, doanh số thanh toán năm

2002 đạt gần 1800 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2003 đạt gần 1000 tỷ đồng1.

Cùng với ATM, việc phát triển hoạt động thanh toán thẻ cũng rất phát triển ở Việt Nam. Thị trường thẻ của Việt Nam sôi động với sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại. Và theo đánh giá của các tổ chức thẻ quốc tế và các chuyên gia ngân hàng tài chính trong nước thì thị trường thẻ của Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo và đầy tiềm năng cho các ngân hàng đầu tư và phát triển. Thẻ được đưa vào Việt Nam từ năm 1990 và ngân hàng dầu tiên phát triển thẻ là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam . Năm 1990, Vietcombank trở thành đại lý thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, sau đó là đại lý thanh toán thẻ Mastercard của công ty MBF Malaixia và đại lí thanh toán thẻ JCB của công ty JCB Nhật Bản. Đến nay, Vietcombank đã đẩy mạnh hoạt động của mình và là một trong ít ngân hàng của Việt Nam triển khai đầy đủ cả năm loại thẻ tín dụng quốc tế là: Visa, JCB, Mastercard, American Express, Diner Club. Có thể nói, Vietcombank là ngân hàng khai sinh, mở rộng và phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam.


1 Tp chí Thtrường tài chính tin t, s16, năm 2003

Năm 1996 là giai đoạn bắt đầu sôi động của thị trường thẻ với sự tham gia của nhiều ngân hàng. Nếu như đầu thập kỷ 90, mới chỉ có hai ngân hàng có uy tín được chấp nhận làm đại lý thanh toán thẻ là Vietcombank và ACB, thì đến thời kì này còn có một loạt ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần và NHTM nhà nước như: ngân hàng Công Thương, Đông Á, Sài Gòn Thương Tín và các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh cũng đã triển khai các nghiệp vụ với một số loại thẻ quốc tế. Hạn mức của thẻ Visa/Master Card chuẩn là 50 triệu đồng hoặc trên 50 triệu đồng đối với thẻ Visa/Master Card vàng. Với tiện ích sử dụng trước nguồn vốn của ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ,…tại gần 7000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ, như: các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, đại lí vé máy bay, công ty du lịch, cửa hàng bán đồ lưu niệm,…người sử dụng thẻ cũng có thể rút tiền mặt tại hơn 500.000 máy ATM hoạt động 24/24 giờ ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Khách hàng còn dễ dàng thanh toán các khoản chi phí, học phí, sinh hoạt phí khi đi du học nước ngoài. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại…Do đó, thẻ được người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…người dân thành phố có thu nhập khá ổn định, gia đình có con em đi du học,…ưa sử dụng.

Bên cạnh thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán nội địa cũng rất phát triển, đó là các loại: Thẻ thanh toán Đông Á, Sacombank Card, Phương Nam Card và điển hình là các loại thẻ của ngân hàng Á Châu như: ACB Card, Saigon Co.op, Mailinh, Saigon Tourist, Maximark, Citimart, Miền Đông, ACB e.card.

b. Về dịch vụ internet banking


Internet banking được coi là linh hồn của e-banking. Nhưng ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp triển khai dịch vụ này là ít. Thực tế cho thấy rằng, số lượng các công ty và cá nhân sử dụng internet ở nước ta còn quá thấp (chỉ

khoảng 0,2% so với con số 7,98% của toàn thế giới1). Chính điều này đã làm hạn chế việc triển khai internet banking tại Việt Nam. NHTM trong nước đầu tiên cung cấp dịch vụ internet banking là Ngân hàng Công Thương Việt Nam

, đây thực sự là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này, cho dù những dịch vụ mà họ cung cấp vẫn chưa thể so sánh với các ngân hàng lớn trên thế giới.

c. Về dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động


Về phần hoạt động giao dịch, thanh toán qua mạng điện thoại di động ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Cho đến nay, tuy chưa có một nhà cung ứng dịch vụ nào thực sự triển khai dịch vụ thanh toán qua mạng điện thoại di động, nhưng ngân hàng Á Châu cũng có định hướng về hình thức thanh toán qua mạng điện thoại di động bằng việc khai thác chức năng gửi nhắn tin. Thực chất giao dịch thanh toán này được thực hiện bằng những thao tác thủ công thông qua các nhân viên tại ngân hàng, không có một tổ chức chính thức nào tham gia vào quá trình thanh toán và được thông qua băng một trình tự bảo mật nào, dĩ nhiên vẫn có cách xác nhận giao dịch của người mua và người bán thông qua hình thức nhắn tin này. Nhưng dù sao cũng là một ý tưởng hay, mang tính năng động với mục đích đa dạng hoá các loại hình thanh toán đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân tại thị trường thanh toán Việt Nam. Thực ra, nếu xét trên phương diện kĩ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể triển khai hình thức thanh toán qua mạng điện thoại di động, tất nhiên là phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bên tham gia như: Trung tâm bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng. Nếu hình thức này được áp dụng sẽ tạo điều kiện phát triển mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán hàng hoá, cung ứng dịch vụ lưu động như: dịch vụ taxi, điểm bán hàng lưu động hoặc giao hàng tại nhà…Hy vọng rằng, trong lĩnh vực thanh toán thông qua mạng điện thoại di động này, Việt Nam có được cơ hội tạo nên những bước nhảy vọt và mau chóng hoà nhập được với thế giới.



1 Tp chí Khoa hc và đào to ngân hàng, s1+2/2003

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022