d. Về hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
Cùng với các hoạt động triển khai thị trường thẻ, máy rút tiền tự động,…thì hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng cũng được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 1/1/2003 thay thế hoàn toàn việc trao đổi trực tiếp chứng từ giấy, nhờ đó rút ngắn được thời gian chuyển tiền và đảm bảo độ chính xác cao. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng đợc mở rộng. Đến nay, hệ thống đã có gần 200 chi nhánh của 50 thành viên, tăng gần gấp 4 lần ban đầu (54 chi nhánh, 6 thành viên), số lệnh xử lí mỗi ngày và doanh số thanh toán qua hệ thống cũng tăng lên rất nhiều đã góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Việc triển khai tích cực hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giữa các ngân hàng thông qua các phương tiện tử và như vậy sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ triển khai e-banking tại Việt Nam.
d. Về các loại dịch vụ khác
Cùng với ATM và các loại thẻ thì từ năm 2002, nhiều ngân hàng đã đưa vào sử dụng các dịch vụ: dịch vụ ngân hàng tại nhà (home-banking) và dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone-banking). Bằng hình thức này, phần lớn các yêu cầu được đáp ứng là thông báo những thông tin cơ bản như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hàng ngày, kiểm tra số dư tài khoản… Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng tại nhà chưa được phổ biến tại các ngân hàng trong nước mà việc cung cấp dịch vụ này vẫn chủ yếu là do các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đối tượng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng thương mại trong nước mới chỉ có duy nhất Vietcombank cung cấp dịch vụ này với tên gọi là Vietcombank Money.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành ngân hàng đã mang lại rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã thực hiện được việc xây dựng hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Với hệ thống này, thời gian hoàn thành một giao dịch đã giảm đi đáng kể. Trước đây 10 năm,
một giao dịch giữa ngân hàng với ngân hàng khác thường mất từ 7-15 ngày thì nay thời gian gần như không đáng kể. Đây là một thành công rất lớn. Ngoài ra, chúng ta còn xây dựng được các hệ thống thông tin điều hành, quản lý, điều khiển nguồn vốn, quản lý tín dụng…Ngành ngân hàng cũng đã xây dựng được một trang web riêng phục vụ cho việc tra cứu thông tin, truy cập và xem các văn bản, chính sách.
Ngành ngân hàng đã có kế hoạch xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin trong 10 năm từ 2001-2010 với một số nội dung chủ yếu sau: xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Việt Nam tiến tới hiện đại hoá các hoạt động ngân hàng, đưa ra nhiều dịch vụ nhằm đảm bảo ngân hàng Nhà Nước thông qua hệ thống này thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, giám sát các hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng thương mại phải đảm bảo có các dịch vụ hiện đại, phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
E-banking là xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hội nhập, phát triển kinh tế Việt Nam và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, ở Việt Nam, đã có ngày càng nhiều ngân hàng tiếp cận tới phương thức kinh doanh mới này và các hoạt động trên có thể coi là những bước thử nghiệm đầu tiên cho phương thức kinh doanh mới này và kết quả ban đầu là tích cực.
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 2
- Kinh Nghiệm Phát Triển Ngân Hàng Điện Tử Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt
- Sự Ra Đời Và Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Sản Phẩm Hệ Thống Ngân Hàng Bán Lẻ Vietcombank- Tầm Nhìn 2010 (Vcb- Vision 2010)
- Những Tồn Tại Và Rủi Ro Gặp Phải Trong Quá Trình Triển Khai Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, Nguyên Nhân
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Hiện nay, ở Việt Nam, việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đang diễn ra rất mạnh mẽ ở nhiều ngân hàng cả quốc doanh, ngân hàng cổ phần cũng như những ngân hàng có vốn của nước ngoài. Chính sự luôn đổi mới của các ngân hàng đã làm cho ngân hàng điện tử ngày càng có một vị trí vững chắc trên thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam.
-
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1. Môi trường chi phối sự ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam
a. Kinh tế thế giới và kinh tế châu Á
Trái với những dự đoán về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới được đưa ra hồi cuối năm 2001, năm thứ 2 của thế kỉ thứ 21, kinh tế thế giới lại phục hồi chậm chạp trong những bất ổn gia tăng.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới chỉ đạt 2,8% (tăng 0,6% so với mức độ 2,2% năm 2001, thấp hơn 1,9% so với mức 4,9% năm 2000). Nguyên nhân chính của sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế thế giới là nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ, mặc dù đã có những bước phục hồi sau thời kì suy thoái năm 2001, song sự phục hồi này vẫn còn uể oải. Bên cạnh đó là sự phá sản của các công ty và tập đoàn khổng lồ trên thế giới đã có những tác động rất xấu tới nền kinh tế thế giới.
Tổng quan kinh tế thế giới vẫn còn ảm đạm, trong khi đó kinh tế châu Á đã có dấu hiệu phục hồi trở lại sau một thời gian dài trì trệ kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực từ năm 1997. Theo đánh giá của IMF, tăng trưởng kinh tế của khu vực này năm 2002 đạt 6,1%. Đặc biệt, trong khu vực châu Á, các nền kinh tế Đông Á tăng trưởng 6,3% vào năm 2002, cao hơn mức độ tăng trưởng của năm 200121.
21 Tạp chí: Những vấn đề kinh tế thế giới, số 1, tháng 1, năm 2003
Còn đối với khu vực ASEAN, khu vực này đạt mức 4,1% trong năm 2002, tăng 2 lần so với năm 2001, riêng Thái Lan đạt 5,1%. Malaixia đạt 4%, còn Philippine và Indonexia, mặc dù bị ảnh hưởng bởi các vụ đánh bom khủng bố nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng ở mức độ cao tương ứng là 3,7% và 3,6%. Nguyên nhân chính của sự phục hồi nhanh chóng ở khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường công nghệ thông tin, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc….Trên thị trường công nghệ thông tin, mức tiêu thụ máy tính năm 2002 tăng 5,5%, tiêu thụ phần mềm tăng 10%, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cả World Bank, IMF, ADB đều lo ngại rằng kinh tế Đông Á có nguy cơ tăng trưởng không ổn định, do hệ thống ngân hàng của các nước này chưa có những cải cách thích ứng với nền kinh tế.
Thông qua những diễn biến của kinh tế thế giới và gẫn gũi hơn là kinh tế châu Á và kinh tế Đông Á, ta thấy nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi dần dần sau những biến cố của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và sự kiện ngày 11/9/2001 tại Mỹ, mặc dù mức độ tăng trưởng kinh tế của nó là còn thấp. Nhưng trong thời gian tới, chắc chắn mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ tăng mạnh hơn, với sự tăng trưởng của các quốc gia giàu có cũng như của những nước đang phát triển. Ở châu Á, thị trường công nghệ thông tin mở rộng, tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển mạnh lĩnh vực này. Điều này đã có những tác động nhất định tới thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam cũng như tác động đến những cải cách của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang diễn biến như trên, cuộc cách mạng kinh doanh điện tử là một hiện thực, việc chuyển đổi lên nền kinh tế mạng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Và kết quả là các công ty trong thị trường tài chính và ngân hàng đang có những thay đổi quan trọng trong quan hệ và kỳ vọng đối với khách hàng. Những thay đổi này bao gồm cả sự khác biệt về chất lượng dịch vụ đối với khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Các ngân hàng trên thế giới từ lâu đã đưa ra những giải pháp làm sao áp dụng công nghệ thông tin tốt nhất để đảm bảo tính cạnh trạnh của ngân hàng. Do đó, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các ngân hàng Việt Nam dù muốn hay không cũng phải năng động, tự đổi mới mình bằng cách nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng hơn với chất lượng cạnh tranh và Vietcombank không nằm qui luật tất yếu ấy. Nếu không theo, không cạnh tranh được thì khi mở cửa thị trường ngân hàng tài chính, Vietcombank sẽ không thể nào cạnh tranh nổi với những ngân hàng nước ngoài có số vốn khổng lồ và trình độ công nghệ thông tin vượt trội, lúc đó uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút và khách hàng không còn ưa chuộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nữa. Đây chính là vấn đề mà Vietcombank đã phải quan tâm rất lớn khi đất nước tiến hành mở cửa để tìm ra con đường tồn tại cho ngân hàng.
b. Vài nét về kinh tế Việt Nam thời gian qua
Năm 2002, bất chấp nhiều khó khăn và thách thức trong và ngoài nước, Việt Nam vẫn có những bước phát triển vượt bậc. Gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, kí hiệp định hợp tác liên minh với châu Âu phù hợp với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, ký hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, tham gia vào AFTA, APEC, chuẩn bị gia nhập WTO...tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực thi chính sách mở cửa, phát triển kinh tế.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công cụ thể là: tốc độ tăng GDP là 7,04%, là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực, sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng vững chắc theo xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước về mọi mặt.
Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là có sự phát triển mạnh mẽ trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh Vietcombank đã có nhiều ngân hàng như Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng ANZ… đã bắt đầu áp dụng những hệ thống cho phép theo dõi số tài khoản qua internet và đưa vào áp dụng một số dịch vụ của e-banking. Các sản phẩm dịch vụ e-banking mà các ngân hàng trên đưa ra ngày một hoàn thiện, chất lượng cao. Do vậy, để tăng khả năng cạnh tranh thì Vietcombank không thể đi ngoài xu thế phát triển này.
Với môi trường trong nước và quốc tế tăng trưởng tương đối ổn định đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội tốt để hoàn thiện mình và phát triển. Trong các lĩnh vực của quốc gia, ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, và chính ngành này cũng đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực và trong nước thuận lợi như vậy, các ngân hàng Việt Nam đã tiến hành công cuộc hiện đại hoá hệ thống dựa trên những ứng dụng của công nghệ thông tin để sao cho đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh, trong đó, Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam đi tiên phong trong việc phát triển các loại hình dịch vụ mới dựa trên những ứng dụng của công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng điện tử đã ra đời và phát triển mạnh mẽ tại Vietcombank.
Trong môi trường kinh doanh trên thế giới và tại Việt Nam, không loại trừ một ngân hàng nào, tất cả đều phải tự hoàn thiện và luôn đổi mới. Chỉ có vậy, các ngân hàng mới tìm được vị trí trong lòng khách hàng vì đòi hỏi của họ ngày một khắt khe và chỉ có đáp ứng được những yêu cầu đó thì ngân hàng mới thực sự có thể cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này. Chính vì vậy, phát triển dịch vụ e-banking là một hướng đi đúng đắn và tất yếu của tất cả các ngân hàng trong quá trình hội nhập, phát triển và Vietcombank không nằm ngoài xu thế đó.
c. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập từ ngày 01/04/1963 đã trưởng thành và tăng trưởng liên tục, hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, có nhiều đóng góp tích cực trong các giai đoạn phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Bước vào thời kì đổi mới, Vietcombank đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, thể hiện là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động có hiệu quả.
Trước năm 1990, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là trung tâm tín dụng và thanh toán quốc tế, được giao quản lý toàn bộ ngoại tệ của quốc gia, không hình thành vốn điều lệ. Cũng trong thời gian này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng vẫn còn ở mức đơn giản với những hoạt động giao dịch truyền thống. Nhưng ban lãnh đạo của ngân hàng đã thấy rõ sự cần thiết phải có một cơ sở hạ tầng hiện đại để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng đã bắt đầu đầu tư vào trang thiết bị, đào tạo lại nhân viên ngân hàng để ngày càng tiếp cận với các trang thiết bị một cách có hiệu quả. Xây dựng chiến lược kinh doanh thời gian tới, ngân hàng đặt ra nhiệm vụ là phải cải tổ lại ngân hàng và đặc biệt là tiến hành hiện đại hoá toàn bộ ngân hàng, đưa đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới, nhanh chóng và tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của ngân hàng.
Sau năm 1990, từ sau khi có pháp lệnh ngân hàng (23/05/1990), chức năng quản lý nhà nước của ngân hàng Nhà nước và chức năng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại được phân định. Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng đã vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước thay đổi thích nghi với cơ chế quản lý mới, đi lên cùng thị trường.
Môi trường cạnh tranh của Vietcombank ngày càng quyết liệt với sự tham gia của khoảng 100 ngân hàng gồm: 6 ngân hàng thương mại nhà nước, gần 50 ngân hàng cổ phần, 4 liên doanh, 24 chi nhánh và gần 30 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, trong đó Vietcombank vẫn đóng vai trò là một ngân hàng thương mại chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, Vietcombank có mạng lưới chi nhánh khắp cả nước, được trang bị hệ thống vi tính hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế: hệ thống máy rút tiền tự động ATM, hệ thống thẻ tín dụng quốc tế và trong nước,
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia mạng SWIFT toàn cầu và mới đây là hệ thống ngân hàng điện tử cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Về quan hệ đối ngoại, Vietcombank có mạng lưới 1300 ngân hàng đại lý trên 100 quốc gia, đảm bảo tốt các nghiệp vụ thanh toán, tín dụng quốc tế một cách có hiệu quả. Ngân hàng Ngoại Thương có các văn phòng đại diện ở Paris, Stockhom, Moscow, NewYork, Singapore, Hồng Kông…Vietcombank chủ trương duy trì quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng trong nước và ngân hàng đại lý ngoài nước nhằm nắm bắt thông tin và tăng cường hợp tác cùng có lợi. Việc mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn cầu đã giúp Vietcombank ngày càng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tăng năng lực hoạt động của ngân hàng ngày càng cao hơn, điều này đã giúp rất nhiều đến việc triển khai hoạt động của ngân hàng điện tử của ngân hàng trên phạm vi toàn cầu một cách thuận lợi.
Có thể thấy rõ Vietcombank có những lợi thế về cơ sở vật chất kĩ thuật, quan hệ đối ngoại, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn ngày càng nâng cao sau 40 năm hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Ngoài những lợi thế đó, Vietcombank còn có một tiềm năng tài chính tốt, nguồn vốn dồi dào, liên tục tăng trưởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi, lãi năm sau cao hơn năm trước và ngân hàng luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong những thời gian nhất định, có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển vượt bậc của ngành ngân hàng và sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, khi bắt đầu đổi mới, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ và những nhu cầu cần thiết, cẩn trương thực hiện cải tiến tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ, hiện đại hoá các phương pháp và phương tiện kinh doanh, tạo nên những sản phẩm dịch vụ mới đem lại tiện ích rõ rệt cho khách hàng…Tuy nhiên, trong bối cảnh “tranh sáng tranh tối” của thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác,
.....