Sự Ra Đời Và Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã phải trả giá đắt về một số thiếu sót, sai lầm trong điều hành và thực hiện, gây lên những tổn thất không nhỏ cho Nhà nước. Thế nhưng, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã không chùn bước, quyết giữ thế thượng phong trong công cuộc đổi mới và hiện đại hoá các nghiệp vụ kinh doanh. Trong xu thế hội nhập quốc tế và không ngừng cải tiến tiện ích phục vụ khách hàng, Vietcombank đang đi đầu trong việc thiết lập dịch vụ ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trực tuyến VCB-Online..

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng luôn được đánh giá là có hiệu quả và đạt được chất lượng cao. Trong 40 năm qua, nhờ có những ứng dụng đó mà ngân hàng đã đem đến cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới ngày càng hoàn thiện về tính năng và sự tiện ích. Chính điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng ngày một lên cao và được nhiều tổ chức, tạp chí có uy tín trên thế giới bình chọn là một hàng thương mại hoạt động có hiệu quả nhất Việt Nam. Về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, ngân hàng cũng đã giành được những thành tích đáng khích lệ.

Báo Sài Gòn Giải Phóng đã phối hợp với hội tin học thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi viết về điển hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan tổ chức doanh nghiệp. Ngân hàng Ngoại Thương được lựa chọn là ngân hàng thương mại quốc doanh có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến. Cuộc thi đã trao tặng giải thưởng cho Ngân hàng Ngoại Thương là “đơn vị điển hình ứng dụng công nghệ thông tin 2003”.

Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam vừa chính thức được Euromoney- một tạp chí có uy tín và đáng tin cậy trong ngành tài chính, ngân hàng và thị trường vốn quốc tế- bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2003. Trong số chuyên đề của tạp chí này phát hành vào tháng 7 năm 2003 có ghi nhận: ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ, phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động

ATM và thẻ thanh toán quốc tế. Đặc biệt, năng lực tài chính và vấn đề xử lý

nợ của Ngân hàng Ngoại Thương được tạp chí này đánh giá rất cao.


Tất cả những lợi thế trên đã đem lại uy tín cho Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng thực hiện được chiến lược huy động vốn trong và ngoài nước, kinh doanh với hiệu quả nhất, từ đó có khả năng đầu tư cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới với chất lượng cao nhất.

2. Sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàngNgoại Thương Việt Nam

Như chúng ta đã biết, vào cuối thế kỉ 20, ngành công nghệ tin học phát triển cực mạnh và việc áp dụng công nghệ thông tin vào ngành ngân hàng ngày một nhanh chóng và rộng khắp. Nền kinh tế nước ta đã mở rộng cánh cửa với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sớm đưa nước ta thoát khỏi nghèo đói và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế của nước ta năm 2001-2010 là : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản: vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao:”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng, với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã xây dựng đề án tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại Thương một cách toàn diện về tổ chức điều hành, tài chính, công nghệ để mau chóng đưa hoạt động của Vietcombank ngang tầm các ngân hàng khu vực và quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì vậy, hàng loạt các biện pháp cải tổ, đổi mới của ngân hàng trong mọi lĩnh vực đã được ra đời, trong đó có sự đổi mới, đầu tư về công nghệ thông tin mà đặc biệt là việc cho ra đời dịch vụ ngân hàng

điện tử đã thể hiện sự lớn mạnh vượt trội của Ngân hàng Ngoại Thương Việt

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 6

Nam.


Luôn đi đầu trong các ngân hàng thương mại nhà nước về đổi mới phương thức kinh doanh và ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại Thương đã có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử vào hoạt động của mình để tăng nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.

Ngay từ những năm cuối thế kỷ 20, Vietcombank đã nghiên cứu và ứng

dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng.


Vào năm 1994, Vietcombank đã chính thức ứng dụng một số sản phẩm của e-banking, nhưng vẫn ở mức độ đơn giản như: kiểm tra số dư tài khoản cho khách hàng, thông báo về lãi suất và tỷ giá. Tiếp theo, để mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này, Vietcombank đã cho ra những sản phẩm mới mà đặc biệt là mở đầu cho việc phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam.Vietcombank là người đầu tiên làm một đại lý thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam từ năm 1990.

Ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của công nghệ khi ứng dụng vào ngân hàng thương mại, nó góp phần tích cực vào việc thiết lập một nền tảng ngân hàng hiện đại, tiến tiến, tạo ra nhiều tiện ích cho mọi khách hàng, giảm bớt khối lượng lao động, đưa năng suất, hiệu suất kinh doanh lên cao, chất lượng phục vụ tốt hơn, thu hút được nhiều khách hàng và đương nhiên sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, Vietcombank đã mạnh dạn đầu tư cho công nghệ của mình ngày một mạnh và quyết định nhảy vọt để vươn lên thành ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam.

Ngân hàng Ngoại Thương có thể coi là ngân hàng mở đầu cho việc phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam. Hiện tại, ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng cả 5 loại thẻ quốc tế đó là: Visa card, mastercard, thẻ Amex, thẻ JCB, thẻ Diner club.

Cùng với việc triển khai các loại thẻ, việc phát triển các máy rút tiền tự động cũng được triển khai một cách mạnh mẽ tại nhiều nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không phải sử dụng nhiều tiền mặt.

Năm 2001, Vietcombank đã bắt đầu ứng dụng internet banking và năm 2002, Vietcombank đã đưa vào sử dụng hai hệ thống: hệ thống giao dịch tự động và hệ thống VCB-online. Tiếp đó là việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng-IBPS.

II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN

HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


Ở các nước tư bản phát triển, các điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng rất phát triển, các nước này xây dựng cho mình hệ thống ngân hàng hùng hậu, kinh nghiệm lâu đời, tiềm năng vốn lớn, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống pháp luật cũng đã hoàn chỉnh là môi trường thuận lợi và ổn định cho dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động và phát triển.

Ở Việt Nam, nền kinh tế nói chung còn phát triển chưa cao, chưa ổn định. Hệ thống pháp luật, chính sách còn thiếu đồng bộ, còn nhiều điều bất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung. Trong hoàn cảnh này, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều để vươn lên, phát triển thành ngân hàng hàng đầu trong nước và trong khu vực.

Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong việc tích cực triển khai các đề án của WB, của NHNN về hiện đại hoá hệ thống thanh toán, ứng dụng những chuẩn mực của ngân hàng hiện đại, một ngân hàng điện tử vào hoạt động thực tiễn góp phần hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nước nhà.

Ngay từ những năm cuối thế kỉ 20, Vietcombank đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong quá trình ứng dụng công nghệ, Vietcombank đi từ thấp đến cao, từ đơn giản lên đa dạng, kỹ năng với chất lượng cao. Trung tâm tin học với hơn 40 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và am hiểu các nghiệp vụ ngân hàng,

họ đã say mê, yêu nghề, yêu ngành, có đạo đức nghề nghiệp cao, không ngừng vươn lên học tập, nghiên cứu, dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển phồn vinh của Vietcombank. Mọi hoạt động của trung tâm tin học đều được ban lãnh đạo quan tâm, ân cần giúp đỡ chỉ đạo, quản lý và định hướng đi cho thích hợp với thực tiễn. Từ trung tâm tin học ở trung ương toả xuống các chi nhánh trong toàn hệ thống, mỗi chi nhánh đều có một phòng tin học vững vàng về nghiệp vụ, truyền thống về công nghệ.

Vào tháng 8 năm 1994, Vietcombank bắt đầu cho ứng dụng một loại hình dịch vụ mới, đó là dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking), nhưng hoạt động của nó mới chỉ ở mức độ đơn giản nhất. Khách hàng có thể biết được các thông tin của ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, thư điện tử, qua mạng internet…Lượng khách hàng sử dụng e-banking lúc đầu không nhiều, do thời gian đó việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động ngân hàng vẫn còn là mới mẻ. Nhưng chỉ với việc áp dụng dịch vụ này trong hoạt động ngân hàng đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của Vietcombank và chứng tỏ một sự năng động, thích ứng cao với thời cuộc của một ngân hàng quốc doanh Việt Nam.

Việc triển khai dịch vụ e-banking của ngân hàng Ngoại Thương được thông qua hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới, mang lại sự thoải mái và tiện ích cho khách hàng.

1. Tình hình triển khai, phát hành các loại thẻ và máy rút tiền tựđộng của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Bắt đầu từ mốc thời gian quan trọng là năm 1994, Ngân hàng Ngoại Thương đã có những bước phát triển mới trong việc triển khai dịch vụ e- banking. Ngân hàng Ngoại Thương là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam chấp nhận thanh toán đủ 5 loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa card, mastercard, thẻ Amex, thẻ JCB, thẻ Diner club. Hiện nay, Vietcombank được coi là ngân hàng mạnh nhất trong lĩnh vực thẻ. Tính đến nay, số lượng thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank Visa, Vietcombank Mastercard, Vietcombank American

Express của Vietcombank phát hành đã đạt trên 4.000 thẻ, với doanh số sử dụng trên 120 tỷ đồng, chiếm tới 45% thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. Riêng loại thẻ cao cấp Vietcombank American Express, theo thoả thuận mới đạt được với Amex, từ ngày 15/7/2002, Vietcombank sẽ là ngân hàng độc quyền kinh doanh phát hành và thanh toán thẻ Amex tại thị trường Việt Nam, mới được đưa vào thị trường Việt Nam cho đối tượng là giới trung lưu, giới doanh nghiệp, khách hàng có độ tín nhiệm cao,…đến nay đã phát hành trên 1000 thẻ.

Là ngân hàng thương mại duy nhất ở nước ta chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ thông dụng nhất thế giới, doanh số thanh toán của Vietcombank năm 2002 đạt gần 100 triệu USD và trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt 55 triệu USD.

Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 do Vietcombank tự phát triển tuy ra đời mới được một năm nhưng đã được đông đảo khách hàng chấp nhận. Phần lớn khách hàng sử dụng thẻ Connect 24 hiện nay là nhân viên của các doanh nghiệp mở tài khoản để nhận lương. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng kí tài khoản các nhân viên cho nhân viên của mình và yêu cầu phát hành thẻ Connect 24 cho nhân viên. Thay vì lĩnh tiền mặt để trả lương cho nhân viên thì đến kì lương, doanh nghiệp chỉ cần lập một bảng lương và yêu cầu ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng nhân viên. Điều này tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức cho bộ phận kế toán của công ty, giảm thiểu được sai sót so với việc trả lương bằng tiền mặt. Hơn nữa, thông tin về tiền lương của nhân viên được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Về phía nhân viên, nhận lương bằng cách này cũng rất thuận tiện cho họ vì họ có thể rút tiền bất cứ khi nào cần bằng cách dùng thẻ Connect 24. Ngoài ra, số tiền chưa dùng tới trong tài khoản cũng được tính lãi giống như một sổ tiết kiệm vậy. Chỉ ra đời có một năm, Vietcombank đã phát hành được hơn 80.000 thẻ

Connect 24 với doanh số thanh toán đạt 688 tỷ đồng1, đây là một thành tích

rất khích lệ, có vai trò kinh tế- xã hội quan trọng. Tiến tới, Vietcombank cũng


1 Theo tp chí: Thtrường tài chính tin t, s16 ngày 15/8/2003

dự tính cho phép chủ thẻ Connect 24 có thể thanh toán tiền điện, điện thoại..thông qua dịch vụ thẻ này. Có thể tóm tắt những tiện ích của thẻ connect 24 của Vietcombank như sau:

- Rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi cá nhân của mình.


- Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng quốc tế.


- Trả lương cho cán bộ trong cơ quan.


- Kết hợp với VCB- Online để quán lý vốn tập trung cho doanh

nghiệp.


- Kiểm tra số dư trên tài khoản.


- In bảng kê các giao dịch gần nhất.


- Chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank


- Thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại…mà hệ thống

Connect 24 cho phép thực hiện trên một số địa bàn tỉnh, thành phố.


Vừa qua, sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank đã vinh dự nhận được giải thưởng Sao vàng Đất Việt, một giải thưởng cao quý mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn được tặng cho sản phẩm hay thương hiệu của mình. Điều này chứng minh được vị trí của thẻ trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Bên cạnh việc phát triển thị trường thẻ, việc triển khai máy rút tiền tự động của Vietcombank cũng diễn ra hết sức sôi động. Được xác định là một trong những sản phẩm của dịch vụ chiến lược, hệ thống máy rút tiền tự động được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Vietcombank đã có trên 100 máy ATM và đang mở rộng mạng lưới lên 200 máy ATM, doanh số thanh toán năm 2002 đạt gần 1800 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2003 đạt gần 1000 tỷ đồng. Và hiện tại, ngân hàng Ngoại Thương đang là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào hệ thống ATM toàn cầu. Việc triển khai hệ thống máy rút tiền tự động của Vietcombank đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và cho toàn xã hội. Đây chính là cách thức

sử dụng đồng tiền an toàn, tiện lợi, văn minh và hiệu quả vì không nhất thiết phải mang theo tiền trong người, khi nào cần sử dụng chỉ cần tới các máy ATM gần nhất rút ra đúng số tiền mình cần mà không phải trả thêm phí, số tiền còn lại vẫn được hưởng lãi mà không phải giữ trong mình một khoản tiền nhàn rỗi dễ bị mất mát hoặc sử dụng ngoài dự kiến, gây lãng phí. Còn đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì việc sử dụng dịch vụ trả lương qua hệ thống ngân hàng để họ rút tiền ở các máy ATM sẽ tiết kiệm được nhân sự và chi phí quản lí. Xã hội nhờ đó mà thay đổi từng bước thói quen dùng tiền mặt của đại bộ phận dân chúng, hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, quản lí được tình trạng lạm phát, ngăn chặn được nạn cướp giật, móc túi và các tệ nạn khác.

Để tham gia sử dụng hệ thống VCB-ATM, khách hàng là người Việt Nam hoặc người nước ngoài phải có tài khoản tiền gửi tại Vietcombank hoặc đang sử dựng thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế do các ngân hàng trong và ngoài nước phát hành.

Cạnh tranh thu hút khách hàng mở tài khoản sử dụng thẻ, thu hút tiền gửi không kì hạn có lãi suất thấp để cho vay đồng thời tăng thu phí dịch vụ, Vietcombank đã chủ động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng là các công ty liên doanh và các nhà máy dệt, may, da giầy, chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy giấy, xi măng,…có đông công nhân, các công ty, nhà hàng, siêu thị có nguồn thu tiền mặt lớn để làm dịch vụ chi trả lương, thu chi ngân quỹ, chuyển tiền,…tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm lao động, tiết kiệm chi phí,…trong các khâu tiền mặt, thủ quỹ. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp nhận dịch vụ này với Vietcombank.

Các sản phẩm thẻ và máy rút tiền tự động của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã giúp cho khách hàng vượt qua được những hạn chế về không gian, thời gian, khách hàng có thể giao dịch tại bất cứ tại nơi nào có cơ sở giao dịch của Vietcombank, nó mang lại cho khách hàng có nhiều tiện ích khi

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí