Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử

Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Nhà nước, đồng thời nhận được sự hỗ trợ của

ngân hàng thế giới.


Bắt đầu từ khi ngành ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, ngành đã nhận được sự quan tâm quý báu cũng như những chỉ đạo sát sao từ phía các nhà lãnh đạo Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước trong việc định ra chiến lược phát triển chung cho toàn ngành, đề ra những chính sách, qui định để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ này tồn tại và phát triển. Trong thời gian qua, sau khi nhận thức được vai trò và vị trí của thanh toán điện tử, Việt Nam đã cho ra đời nhiều văn bản pháp lý để tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho ngành này phát triển. Có thể kể đến một số văn bản pháp lý quan trọng phục vụ cho hoạt động của ngân hàng điện tử như: Thông tư liên tịch Tổng cục Bưu điện-Bộ Nội vụ-Bộ Văn hoá thông tin số 08/TTLT ngày 24/5 năm 1997, Quyết định số 308- QĐ/NH2 ngày 16/9/1997, Quyết định số 371/1999/QĐ/NHNN1 ngày 19/10/1999, Quyết định 212/2002/QĐ/NHNN ngày 20/3/2002, Quyết định 44/QĐ/TTg ngày 21/3/2002, Quyết định 349/2002/QĐ/NHNN ngày 17/4/2002 …..

Ta thấy rằng, việc ứng dụng chứng từ điện tử, chữ kí điện tử, bảo vệ thông tin cho khách hàng trong hoạt động ngân hàng là tất yếu trong quá trình tin học hoá, nhằm từng bước mở rộng các dịch vụ hiện đại. Đối với ngân hàng, ưu tiên hàng đầu là xây dựng hệ thống thanh toán điện tử hiện đại phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước, đồng thời, chuẩn bị những dịch vụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong tương lai. Mặt khác, ứng dụng chứng từ điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng còn tạo điều kiện để các ngân hàng Việt Nam tham gia vào các quá trình trao đổi, hợp tác kinh tế với các nước ASEAN thông qua các chương trình hợp tác kĩ thuật. Ý nghĩa quan trọng của các quyết định trên là, ngân hàng là ngành đầu tiên ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ kí điện tử trong giao dịch hạch toán, thanh toán. Xét về mặt xã hội, các quyết định trên còn có ý nghĩa trong việc khởi tạo môi trường pháp lý cho ứng dụng công nghệ thông tin bào các ngành

kinh tế nói riêng. Như vậy, các quyết định trên sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và cho mỗi người dân nếu tham gia trong hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Hiện nay, vì nhiều lý do mà các dịch vụ như home banking, internet banking ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, đáp ứng kịp thời những yêu cầu của khách hàng. Có thể nói, việc ban hành những văn bản pháp luật trên vào thanh toán điện tử ngân hàng là một quyết định đúng đắn, kịp thời và tất yếu để các ngân hàng Việt Nam mở rộng, bắt kịp với xu thế phát triển của các ngân hàng trongkhu vực và thế giới.

Một trong những thuận lợi nữa cho hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam là sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới. May mắn là một số ngân hàng thương mại của Việt Nam trong đó có Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới để cải tổ các hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng và các hệ thống này cũng có độ hiện đại không kém của các ngân hàng khác trên thế giới. Đồng thời, Ngân hàng Thế giới cũng đã phổ biến cho Việt Nam những kinh nghiệm của một số nước khác trên thế giới trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành và chính thức đưa vào vận hành hệ thống thanh toán bù trừ giữa Ngân hàng Nhà nước và 6 ngân hàng thương mại lớn từ tháng 5 năm 2001, kết thúc giai đoạn I của dự án Hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với giai đoạn II, từng ngân hàng sẽ thực hiện tiểu dự án, trong đó có một cấu phần quan trọng dành cho việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2003.

Cùng với những thuận lợi trên, chúng ta còn thấy rõ, hiện nay, công nghệ thông tin đang được phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đây thực sự là một thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam bởi vì sự ra đời và phát triển của e-banking gắn liền với những ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng.

Qua những phân tích trên đây, có thể nhận thấy, trong tương lai dịch vụ ngân hàng điện tử có một môi trường tương đối thuận lợi để phát triển và mở rộng trong toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng cần phải nắm bắt được những thuận lợi này, phát huy hết những ưu điểm của ngân hàng mình để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng mà cụ thể là phát triển dịch vụ ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.

2. Khó khăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bên cạnh những thuận lợi, trong thời gian tới, ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cũng sẽ gặp phải những thách thức, khó khăn trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.

Một trong những khó khăn và thách thức đã, đang và sẽ tồn tại có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của dịch vụ e-banking là môi trường pháp lý của Việt Nam. Trong phần thuận lợi trên, chúng ta đã phân tích được mặt tích cực của các văn bản pháp lý mà Việt Nam đã ban hành rất kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động của dịch vụ e-banking. Nhưng nhìn chung, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử.

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 10

Mặc dù dịch vụ ngân hàng điện tử đã được triển khai tương đối lâu ở Việt Nam, từ năm 1994, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hành lang pháp lý hoàn chỉnh để đảm bảo cho e-banking hoạt động có hiệu quả. Chúng ta còn chưa có luật về thương mại điện tử, luật về chữ ký điện tử, những luật về sử dụng kỹ thuật số và công nghệ thông tin trong nền kinh tế nói chung. Mà điều này chẳng khác gì chúng ta có ô tô mà chưa có đường đi, không biết chạy đường nào. Điều này tương đối dễ hiểu, vì ngân hàng điện tử vẫn còn là một loại hình dịch vụ mới mẻ, để hoàn thiện môi trường pháp lý thì cần phải có nhiều thời gian. Nhưng trong điều kiện thế giới

đã phát triển mạnh mẽ thì càng đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi tương ứng để cho phù hợp với sự phát triển này.

Song song với các lợi ích rõ rệt, thương mại điện tử nói chung, ngân hàng điện tử nói riêng cũng đặt ra hàng loạt những thách thức, những đòi hỏi cần phải được đáp ứng. Những đòi hỏi của ngân hàng điện tử là một tổng thể của hàng chục vấn đề như : hạ tầng cơ sở công nghệ; hạ tầng về tiền tệ; hạ tầng cơ sở nhân lực; bảo mật, an toàn; bảo vệ sở hữu trí tuệ; bảo vệ người tiêu dùng; môi trường kinh tế pháp lý… Hiện nay, Việt Nam mới đang trong quá trình hoàn thành các văn bản pháp lý cho thương mại truyền thống. Tuy nhiên, triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử là tình huống bắt buộc đối với Việt nam trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy mà việc việc xây dựng một khung pháp lý cho nó cũng chính là một đòi hỏi và là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết.

Hiện nay, Chính phủ mới chỉ ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc quản lý, thiết lập sử dụng mạng Internet; cung cấp thông tin lên mạng Internet; biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động Internet chứ không có các văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh về thương mại điện tử. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, thì vấn đề môi trường pháp lý cho ngân hàng điện tử hoạt động lại cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta chưa có luật về chữ kí điện tử, chứng từ điện tử…để điều hoạt động của loại hình dịch vụ mới này. Hiện nay, mặc dù đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh về thanh toán điện tử nhưng vẫn còn khá đơn giản, khi đem áp dụng thì còn nhiều điều chưa được làm rõ. Điều này ít nhiều đã có những ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ này. Đồng thời, hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu tính ổn định, đồng bộ và hiệu quả thi hành chưa cao, nên trong thời gian tới, chúng ta phải có biện pháp thay đổi để tạo điều kiện cho không chỉ ngân hàng điện tử mà còn nhiều loại hình dịch vụ mới có môi trường thuận lợi trong quá trình ra đời và phát triển.

Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng một khung pháp luật cho thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng phải đối mặt với những thách thức sau :

Trước hết, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa ổn định, thiếu chặt chẽ và hiệu lực thi hành chưa cao. Ví dụ, Bộ luật dân sự và một số văn bản khác đã có những quy định khá chi tiết về bảo vệ quyền tác giả. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn có những vi phạm.

Thứ hai, chúng ta chưa có sự lựa chọn chính thức cuối cùng về phạm vi của TMĐT. Như đã đề cập, các tổ chức quốc tế đưa ra những định nghĩa khác nhau về TMĐT theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Đối với Việt nam, hiện nay chúng ta vẫn còn đang băn khoăn về phạm vi của khái niệm này. Khi chưa có định nghĩa pháp lý chính thức khẳng định phạm vi của TMĐT, chúng ta chưa thể giới hạn phạm vi của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hay xây dựng quy định mới cần thiết và phù hợp.

Thứ ba, các thiết chế pháp lý khác của Việt nam còn chưa phát triển đồng bộ. Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của các chữ ký điện tử và các văn bản, hợp đồng được thoả thuận, ký kết bằng phương tiện điện tử? Các giao dịch được thực hiện trên Internet có liên quan tới các quốc gia khác thì cơ quan thuế Việt nam hay cơ quan thuế nước ngoài sẽ được quyền thu thuế và thu bao nhiêu thì hợp lý? Liệu cơ quan hải quan đã có được cơ chế cần thiết để kiểm định xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm phần mềm máy tính chưa? Tất cả những câu hỏi đó còn chưa có lời giải đáp trong hệ thống pháp luật tại Việt nam.

Đây thực sự là một bài toán mà Việt Nam cần xem xét và có các giải pháp khắc phục ngay trước mắt. Chúng ta biết rằng, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được phát triển mạnh mẽ ở các nước trên thế giới cũng như ở một số nước trong khu vực, đó là do họ có một môi trường pháp lý thuận lợi làm cho hoạt động của loại hình dịch vụ này ngày càng được mở rộng. Có thể dẫn chứng một số quốc gia như:

Ở Hoa Kỳ, chính phủ không có các hạn chế không cần thiết đối với thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng, nếu chính phủ cần phải tham gia thì chỉ là tạo môi trường pháp lý giản dị và nhất quán cho nó, mà không phải là điều tiết nó. Và như chúng ta biết, công nghệ thông tin đã được ứng dụng mạnh mẽ vào ngành ngân hàng, dịch vụ ngân hàng cũng ra đời từ đây và Mỹ là quốc gia phát triển nhất loại hình dịch vụ này.

Một quốc gia khác là Singapore, để tạo điều kiện cho hoạt động của dịch vụ ngân hàng điện tử, Singapore đã đưa ra các văn kiện quan trọng bậc nhất điều chỉnh hoạt động của dịch vụ này như: Luật giao dịch điện tử, luật chống lạm dụng máy tính điện tử, luật bí mật riêng tư, …

Có thể thấy rằng, thế giới và khu vực đã thấy trước được tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu được của ngân hàng điện tử trong cuộc sống và sự phát triển của quốc gia và đã có những điều chỉnh phù hợp để tạo điều kiện cho dịch vụ này được phát triển mạnh mẽ. Chúng ta cần phải xem xét những kinh nghiệm của họ để xây dựng một môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho dịch vụ này phát triển.

Khó khăn thứ hai mà dịch vụ ngân hàng điện tử phải đối mặt là sự phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam còn yếu kém, mặc dù trong thời gian qua đã có những cải thiện rõ nét trong thời gian qua. Chúng ta còn thiếu một lượng lớn các chuyên gia trong lĩnh vực này, đồng thời thị trường công nghệ thông tin của chúng ta còn chưa phát triển và phát triển chưa đồng đều ở các địa phương. Cơ sở hạ tầng thông tin của quốc gia còn kém phát triển và phát triển chưa đồng bộ. Các sản phẩm về công nghệ thông tin trong thời gian qua của chúng ta đều phải nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới.

Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Đến nay, hầu hết mọi cơ quan, ban ngành, bộ máy hành chính các cấp, mọi tổ chức chính trị- văn hoá- xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo và nhiều gia đình đã và đang sử dụng máy tính trong hoạt động hàng ngày. Với hàng triệu chiếc máy tính đang vận hành và

hàng ngàn mạng máy tính nội bộ, mạng diện rộng đang tạo ra một thị trường khá hấp dẫn cho nền công nghệ thông tin nước nhà. Mặc dù có rất nhiều tiến bộ trong ứng dụng, nhưng nhìn chung thị trường công nghệ thông tin Việt Nam còn khai, phân bổ chưa đồng đều, phần nhiều máy tính khai thác ít tính năng, nhiều nơi còn lãng phí. Các ứng dụng chuyên ngành đang sử dụng chủ yếu được phát triển trên nền công nghệ của những năm đầu thập kỷ 90. Bản thân từ góc độ người ứng dụng, một bộ phận không nhỏ có tâm lý không muốn đổi mới quá nhanh đưa đến xáo trộn, một bộ phận khác tích cực đổi mới nhưng lực bất tòng tâm: kinh phí, nhân lực thiếu, yếu…Điều này sẽ không tạo ra động lực cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển vì sự phát triển của e-banking gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin quốc gia.

Bên cạnh những khó khăn trên là những khó khăn, thách thức từ chính phía ngành ngân hàng. Đó là vấn đề cải tổ lại hệ thống ngân hàng. Muốn phát triển dịch vụ e-banking, chúng ta phải tiến hành đồng thời với việc cải tổ lại hệ thống ngân hàng. Khó khăn lớn nhất đối với ngành ngân hàng Việt Nam khi thực hiện phương thức kinh doanh này là phải thực hiện việc cải tiến quản lý, cải tổ lại bộ máy tổ chức của ngân hàng song song và dựa trên ứng dụng công nghệ, đồng thời với việc xây dựng cơ sở pháp lý. Đây là điều không dễ dàng với các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Nếu chúng ta không cải tổ thì các công nghệ mới áp dụng vào sẽ không có hiệu quả. Trong thời gian qua, một số ngân hàng trong đó có ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có một số đề án cải tổ bộ máy của mình cho phù hợp với cơ cấu các dịch vụ mới.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất mà ngành ngân hàng Việt Nam phải đối mặt khi triển khai dịch vụ e-banking vẫn là vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ này bao gồm: trình độ hiểu biết của cán bộ ngân hàng về những ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng, số lượng và chất lượng của các chuyên gia công nghệ thông tin. Đối với cán bộ ngân hàng, những hiểu biết của họ về dịch vụ ngân hàng điện tử còn hạn chế, kiến thức

về các phương tiện điện tử nói chung và internet nói riêng nhiều khi chưa được phổ cập nên gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai loại hình dịch vụ này. Còn đối với các chuyên gia về công nghệ thông tin, chúng ta không những còn thiếu về số lượng mà cả năng lực chuyên môn cũng là bài toán khó cần giải quyết.

Qua việc phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với dịch vụ ngân hàng điện tử trong tương lai, ta thấy rằng, ngành ngân hàng sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn khi triển khai loại hình dịch vụ này, đồng thời cũng có nhiều điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho nó phát triển. Tuy nhiên, khó khăn vẫn là nhiều hơn, chính vì vậy mà các ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó có ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phải biết khắc phục những khó khăn, thách thức, tận dụng các điều kiện thuận lợi, phát huy những thế mạnh của ngân hàng mình, chỉ có vậy, các ngân hàng mới thành công trong quá trình phát triển dịch vụ e-banking.

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ một loại hình dịch vụ hiện đại nào được cung cấp bởi ngân hàng cũng kèm theo rủi ro cho người sử dụng dịch vụ đó. Hơn nữa, những loại hình dịch vụ càng có nhiều lợi ích thì mức độ rủi ro càng cao. Tuy nhiên, đối với loại hình dịch vụ e-banking- một loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ đối với Việt Nam thì cả ngân hàng và khách hàng đều phải cùng nhau tìm mọi biện pháp khắc phục rủi ro và từng bước hoàn thiện dịch vụ. Nếu làm được điều đó, thì chắc chắn trong tương lai không xa, dịch vụ e- banking sẽ được sử dụng rộng rãi và mang lại thu nhập không nhỏ cho hệ thống ngân hàng.

Để xây dựng được hệ thống các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới, chúng ta cần nắm rõ quan điểm mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ này. Quan điểm phát triển dịch vụ e- banking về nguyên tắc phải bám sát quan điểm phát triển kinh tế- xã hội trong

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí