Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt Nam

hoạt động. Tuy nhiên, sự cố gắng của Ngân hàng Ngoại Thương chỉ có thể

thành công nếu có sự đồng nhất đổi mới của các ngành, cơ quan có liên quan.


3. Nguyên nhân


Bất kỳ một loại hình dịch vụ mới nào cũng đều tiềm ẩn trong nó những rủi ro nhất định, đặc biệt là những loại hình dịch vụ điện tử. Chính vì vậy, những rủi ro trên là khó tránh phải và chúng ta phải có những điều chỉnh cho phù hợp để hạn chế những rủi ro trên càng thấp càng tốt. Do đó, chúng ta cần phải xem xét đến những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và những rủi ro trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Ngoại Thương để từ đó có những biện pháp thích hợp.

Trước tiên chúng ta phải kể đến những nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng Ngoại Thương và sau đó là những nguyên nhân từ phía khách hàng.

Nguyên nhân thứ nhất có thể kể đến là, việc đầu tư ban đầu của dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng thông tin. Như chúng ta đã biết, dịch vụ ngân hàng điện tử có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ đạt chất lượng cao cho khách hàng. Để triển khai dịch vụ này, các ngân hàng phải đầu tư khá đồng bộ cho cả hệ thống. Công nghệ tin học phát triển đòi hỏi việc lựa chọn hệ thống quản lý thật sáng suốt. Công nghệ e-banking mang tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi các ngân hàng phải có thiết bị dự phòng nên chi phí đầu tư là rất cao. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề tương đối khó đối với các ngân hàng Việt Nam nhất là những ngân hàng quốc doanh, vì rằng số vốn họ có là chưa đủ để tiến hành hiện đại hoá cả ngân hàng, do đó rất khó có thể tiến hành đồng bộ được mà phải tiến hành ở từng khâu, dần dần mới tiến hành ở mọi khâu, điều này sẽ gây ra trường hợp khâu này thì đã được hiện đại hoá, khâu khác vẫn chưa hiện đại hoá và cồng kềnh lại càng cồng kềnh hơn. Đồng thời, công suất sử dụng và khai thác các thiết bị công nghệ thông tin còn thấp và lãng phí, đôi khi các thiết bị này được sử dụng không đúng mục đích và chất lượng sử dụng của các nhân viên ngân

hàng là chưa tốt. Điều này gây ra vấn đề là có thiết bị công nghệ thông tin nhưng việc sử dụng nó vào mục đích chính lại chưa được khai thác triệt để.

Riêng đối với Ngân hàng Ngoại Thương, đây là một ngân hàng làm ăn rất có hiệu quả trong thời gian qua và lợi nhuận đạt được là tương đối cao. Chính vì vậy, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có một nguồn vốn lớn để đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng đã có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong vòng 10 năm nữa để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của mình. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải tiến hành đầu tư dần dần vì không một ngân hàng nào của Việt Nam có đủ năng lực tài chính để có thể đổi mới đồng loạt cả hệ thống được và còn phải xem xét sự đổi mới đó có hiệu quả như thế nào, do vậy nhiều khi đã xảy ra tình trạng đầu tư không đồng bộ và các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ ngân hàng điện tử không tránh khỏi chưa theo kịp thời đại, chưa đi tắt đón đầu được công nghệ nên vẫn còn bị lạc hậu so với thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ tình trạng cơ sở hạ tầng của quốc gia là phát triển chưa đồng bộ. Ngành ngân hàng không thể triển khai tốt dịch vụ ngân hàng điện tử nếu các khách hàng là các doanh nghiệp không có các phương tiên điện tử, hay khi muốn triển khai dịch vụ internet banking mà mạng internet của Việt Nam lại kém phát triển thì ngân hàng sẽ không thể thành công được. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém phát triển, đất nước ta đang trên đà đổi mới và nhiều khi công nghệ thông tin còn chưa được hiện đại, do đó khi phải duy trì một khối lượng lớn thông tin khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử thì có thể dẫn đến những sự cố không mong muốn.

Cũng từ nguyên nhân này, như trên chúng ta đã phân tích, mạng internet của Việt Nam vẫn còn nhiều những hạn chế, do vậy khi phải duy trì một khối lượng thông tin lớn qua mạng thì có thể dẫn đến những sự cố máy tính, như

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 9

trường hợp mà chính Ngân hàng Ngoại Thương đã trải qua và đã phải khắc

phục những sự cố đó.


Nguyên nhân thứ ba là trong quá trình tin học hệ thống ngân hàng của ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng, thì chúng ta chưa kết hợp chặt chẽ quá trình đó với cải cách hành chính. Khi tiến hành tin học hoá, chúng ta cần phải đào tạo lại cán bộ sao cho họ sử dụng tốt các thiết bị điện tử, phục vụ cho dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời phải giảm bớt nhân lực ở các khâu đã được tự động hoá để có thể tinh giảm được khối lượng nhân viên, qua đó có thể giảm được chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng đã chưa thực hiện được điều đó. Một mặt, họ tiến hành hiện đại hoá ngân hàng bằng các phương tiện điện tử mới nhưng nhân viên của họ lại chưa biết sử dụng thành thạo các phương tiện đó hay nhiều khi sử dụng không đúng mục đích mà lại không có sự quản lý chặt chẽ từ cấp trên gây ra lãng phí và làm cho công việc kém hiệu quả, còn bộ máy cồng kềnh vẫn hoàn cồng kềnh.

Nguyên nhân thứ tư là về trình độ của cán bộ ngân hàng hiểu biết về ngân hàng điện tử còn bộc lộ khá nhiều yếu điểm. Đối với lãnh đạo của một số ngân hàng, họ chưa dám mạnh dạn đầu tư vì có thể họ sợ những rủi ro của loại hình dịch vụ mới này. Còn đối với nhân viên, một số trong số họ bị hạn chế về cách sử dụng các phương tiện mới, một số sợ rằng việc làm của họ sẽ bị đe doạ khi ngân hàng tiến hành hiện đại hoá, chính vì vậy mà họ không nhiệt tình khi triển khai loại hình dịch vụ mới này. Đối với nguyên nhân này thì Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã khắc phục được đáng kể. Trong thời gian qua, ban lãnh đạo của ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, do đó ngân hàng đã cho ra đời hàng loạt các loại hình dịch vụ mới, mang lại rất nhiều hiệu quả và tiện ích cho khách hàng. Đồng thời, đối với cán bộ, ngân hàng đã cho phổ biến những kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn nhân viên trong ngân hàng, do đó trình độ của họ được nâng cao đáng kể, hiểu biết về công nghệ thông tin cùng với các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng sâu sắc, nên hiệu quả và năng

suất làm việc của họ là cao. Chính điều này có thể khẳng định, Vietcombank đã làm được điều mà nhiều ngân hàng thương mại khác của Việt Nam chưa làm được đó là phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng cả về mặt lượng lẫn mặt chất, đổi mới tư duy làm việc trong họ làm cho họ làm việc có hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Nguyên nhân thứ năm từ phía ngành ngân hàng là các ngân hàng Việt Nam chưa mạnh dạn bỏ ra chi phí giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền cho sản phẩm mới để quảng đại quần chúng hiểu rõ về những tiện ích và những thuận lợi mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho họ, làm cho họ cảm thấy thoải mái và tự tin khi sử dụng loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ đối với họ, từ đó họ sẽ thích nghi dần dần và lựa chọn sản phẩm dịch vụ này.

Cùng với các nguyên nhân trên ta còn thấy rằng, với quá trình phát triển chưa lâu, còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, kém ưu thế về tài chính, hệ thống máy móc, các ngân hàng thương mại trong nước còn đang phải đương đầu với áp lực cạnh tranh rất mạnh từ những ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, một số doanh nghiệp Việt Nam lại có xu hướng tin cậy các ngân hàng nước ngoài hơn các ngân hàng trong nước nên càng gây áp lực cạnh tranh thêm cho họ.

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ thực trạng của đất nước và của Ngân hàng Ngoại Thương, còn có nhiều nguyên nhân xuất phát từ chính những khách hàng, họ là yếu tố chính của việc triển khai dịch vụ e-banking. Mọi loại hình kinh doanh mới chỉ có thể thành công khi khách hàng nhiệt tình với nó, chính vì vậy khách hàng là nhân tố quyết định đến thắng lợi của e- banking. Ở đây, nguyên nhân của việc khách hàng của e-banking còn ít là do thói quen dùng tiền mặt tồn tại trong nhân dân đã quá lâu mà không phải có thể thay đổi một chốc, một lát. Ngày nay, trong khi trên thế giới việc nhận tiền lương hàng tháng đều thông qua việc chuyển tiền vào tài khoản của các cá nhân, thì ở Việt Nam việc này lại rất ít các cơ quan thực hiện, nó chỉ được thực hiện ở một số doanh nghiệp nước ngoài, ở các liên doanh và ở một số

ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng….Điều này thực sự là rất cồng kềnh và khó khăn cho bộ phận kế toán nhưng nó vẫn được tiến hành, do chính những người lao động muốn được cầm lấy, nắm lấy số tiền mà họ làm ra được trong tháng. Đây là một thói quen cố hữu, lâu đời, đã hình thành và bám rễ rất sâu và khó thay đổi trong người dân. Có thể nói “độ sâu tài chính” của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp bởi tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt còn rất cao, trên 30% trong thanh toán bán buôn và hơn 95% trong thanh toán bán lẻ. Thực tế cho thấy, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán là rất bất tiện, tốn kém nhiều chi phí kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản và lại không an toàn.

Bên cạnh đó, đời sống nhân dân ta mặc dù đã được cải thiên rất nhiều, nhưng mức thu nhập, tích lũy còn thấp, do vậy hệ thống tài khoản cá nhân ở Việt Nam chưa phát triển. Điều này cũng trái ngược với xu thế chung khi mà các nước trên thế giới đang tiến tới nền văn minh tiền tệ, ngân hàng trở thành người quản lý chính, là thủ quỹ của toàn xã hội, mỗi cá nhân đều có tài khoản tại ngân hàng.

Cùng với hai vẫn đề trên là chính tâm lý của khách hàng khi tham gia vào dịch vụ mới này. Đó là tâm lý e ngại, sợ rủi ro cũng như chưa hiểu hết được những tiện ích mà ngân hàng điện tử đem lại cho chúng ta. Đây là do người dân không được tiếp nhận những kiến thức này một cách chính thức mà thông qua những nguồn tin không chính xác nên chưa hiểu rõ, thậm chí còn hoang mang không dám sử dụng. Đồng thời mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, nhiều người chưa quen với việc sử dụng các dịch vụ hiện đại của ngân hàng, khó thích nghi ngay và ngại tìm hiểu. Hơn nữa, nhiều người vẫn coi dịch vụ này là chỉ dành cho những người có thu nhập cao. Chính những điều trên đã hạn chế rất nhiều đến lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng.

Trên đây là một số những nguyên nhân chính của các hạn chế, tồn tại

của ngân hàng điện tử. Biết được những nguyên nhân trên, chúng ta có thể

đưa ra những biện pháp để hạn chế những tồn tại và có những giải pháp để

sao cho phát triển e-banking tại Ngân hàng Ngoại Thương có hiệu quả.


CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM NÓI CHUNGVÀ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM NÓI RIÊNG


I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM


1. Thuận lợi

Như đã phân tích ở trên, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc triển khai loại hình dịch vụ này ở các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ diễn ra phổ biến hơn. Trong thời gian qua, Việt Nam đang dần dần khắc phục những khó khăn, tồn tại để việc phát triển e-banking ngày càng có thuận lợi. Có thể thấy, trong tương lai, dịch vụ sẽ có một môi trường tương đối thuận lợi để phát huy các tiện ích của mình.

Một trong những thuận lợi đầu tiên phải kể đến cho sự phát triển của dịch vụ e-banking ở Việt Nam là Việt Nam có môi trường kinh tế- xã hội ổn định, tốc độ tăng trưởng ở mức tương đối cao so với trong khu vực và trên thế giới, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện rõ rệt.

Sau khi tiến hành đổi mới, đưa đất nước phát triển theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát triển kinh tế và có môi trường xã hội- chính trị ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức ổn định cao, mỗi năm mức độ tăng trưởng trung bình là từ 5-7%. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với thế giới và tốc độ này luôn được giữ ổn định ngay cả khi nền kinh tế thế giới và khu vực gặp khó khăn hay bị khủng hoảng. Bên cạnh đó, môi trường xã hội và chính trị của Việt Nam rất ổn định, tạo điều kiện cho mọi ngành kinh tế của đất nước phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian qua, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là quốc gia có môi trường ổn định nhất và là

điểm đầu tư an toàn nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Đây thực sự là môi trường thuận lợi để kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2003, tuy phải đối mặt với nhiều thách thức như: chịu ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), chiến tranh ở Irắc, hiệp định AFTA có hiệu lực với việc cắt giảm thuế nhập khẩu và bãi bỏ các hạn chế về mặt định lượng đối với hàng hoá nhập khẩu (1.416 mặt hàng) từ mức thuế suất 40-50% xuống còn thấp hơn hoặc bằng 20% và còn tiếp tục giảm theo lộ trình cam kết của hiệp định AFTA hay như tình hình thời tiết không mấy thuận lợi…đã có những ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, nhưng nền kinh tế của chúng ta trong 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt được mức tăng trưởng khá, thể hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,9% so với cùng kì năm trước, trong đó đóng góp của khu vực dịch vụ vào mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế là 6,38%1.

Chính sự an toàn của môi trường kinh tế-chính trị-xã hội đã tạo tiền đề cho sự ổn định của đồng Việt Nam, làm cho ngành tài chính tiền tệ của Việt Nam cũng được đà phát triển mạnh mẽ, trong đó đáng kể nhất là ngành ngân hàng. Ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng, trong thời gian qua, sau khi nhận thức được những điều kiện thuận lợi đã tăng tốc đầu tư cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho nhân dân.

Môi trường xã hội ổn định và phát triển cao làm cho đời sống nhân dân Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước cải thiện rõ rệt, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với những loại hình dịch vụ mới, tiện ích và hiện đại. Với mức sống của nhân dân ngày một cao như thế này, chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bên cạnh môi trường ổn định, chúng ta còn một thuận lợi nữa là ngành ngân hàng của Việt Nam luôn có sự giúp đỡ và ủng hộ của các nhà lãnh đạo


1 Tp chí khoa hc và đào to ngân hàng s4 (7+8/2003)

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí