Phỏng Vẫn Chuyên Sâu Dành Cho Đối Tượng Chuyên Gia


PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1

BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU VÀ PHỎNG VẤN NHÓM TẬP TRUNG

Phần 1: Giới thiệu

Xin chào Anh (Chị),

Tôi là Vũ Tuấn Dương - Nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh doanh thương mại – Trường Đại học Thương mại đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam”.

Trước tiên tôi xin được cảm ơn Anh (Chị) vì đã dành thời gian và tâm sức của mình để tham vấn giúp tôi hoàn thiện những nội dung của đề tài nghiên cứu. Những đóng góp của Anh (Chị) sẽ hỗ trợ tôi đề xuất mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi cũng xin lưu ý với Anh (Chị), mọi ý kiến tham vấn được Anh (Chị) đưa ra sẽ không được đánh giá theo quan điểm đúng hay sai mà đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu đang thực hiện.

Phần 2: Nội dung phỏng vấn

2.1 Phỏng vẫn chuyên sâu dành cho đối tượng chuyên gia

2.1.1 Mục đích

- Tìm hiểu các yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

- Ý kiến đội ngũ chuyên gia về mối quan hệ giữa 3 khái niệm chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong bối cảnh nghiên cứu dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

- Ý kiến chuyên gia về cấu trúc mô hình nghiên cứu và các đo lường sự hài lòng của sinh viên với chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

- Ý kiến chuyên gia về tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học đến sự hài lòng của sinh viên các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh.

- Ý kiến chuyên gia về đóng góp và bổ sung (nếu cần thiết) về thang đo chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên.

- Ý kiến chuyên gia về các tiêu chí để thực hiện đánh giá khác biệt nhóm.

2.1.2 Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia

Câu hỏi 1: Theo anh (chị), sự cần thiết của nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với chất lượng và giá trị dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và


quản trị kinh doanh tại Việt Nam? Theo anh (chị) thì ba khái niệm chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên có phải là ba khái niệm độc lập?

Câu hỏi 2: Theo anh (chị), nếu tiếp cận dưới góc độ sinh viên, trong các yếu tố cấu thành được đề cập trong danh sách đề xuất thì đâu là những yếu tố phù hợp đóng vai trò yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam? Anh (Chị) có đưa ra thêm những bổ sung nào về các yếu tố cấu thành của chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học?

Câu hỏi 3: Theo anh (chị), trong hai phương án của cấu trúc mô hình nghiên cứu: (1) Cấu trúc xem xét đánh giá chi tiết tác động của các yếu tố cấu thành; (2) Cấu trúc có sử dụng nhân tố bậc 2 thì phương án nào sẽ là phù hợp với đề tài nghiên cứu? Trong hai phương án đo lường sự hài lòng của sinh viên, anh (chị) ủng hộ phương án nào? Vì sao?

Câu hỏi 4: Theo anh (chị), mối quan hệ giữa ba yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong bối cảnh nghiên cứu dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh? Anh (chị) đánh giá thế nào về tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ đến sự hài lòng của sinh viên?

Câu hỏi 5: Theo anh (chị), thang đo được đề xuất cần có hiệu chỉnh (bổ sung) dưới góc độ tiếp cận từ sinh viên?

Câu hỏi 6: Theo anh (chị), đâu là những tiêu chí phân chia mẫu phù hợp để tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong nghiên cứu này?

2.2 Phỏng vấn nhóm tập trung dành cho đối tượng sinh viên

2.2.1 Mục đích

- Xác định những yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam dưới góc độ cảm nhận của sinh viên.

- Ý kiến sinh viên về việc đối sánh các yếu tố được xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu với cảm nhận thực tế của sinh viên.

- Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa chất lượng và giá trị dịch vụ tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam.

- Ý kiến sinh viên về tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học đến sự hài lòng của sinh viên các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam.

- Ý kiến của sinh viên về đóng góp và bổ sung (nếu cần thiết) cho các thang đo.


2.2.2 Câu hỏi phỏng vấn nhóm sinh viên

Câu hỏi 1: Theo các bạn, nếu tiếp cận dưới góc độ sinh viên, trong các yếu tố cấu thành được đề cập trong danh sách đề xuất thì đâu là những yếu tố phù hợp đóng vai trò yếu tố cấu thành chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam? Các bạn có đưa ra thêm những bổ sung nào về các yếu tố cấu thành của chất lượng và giá trị dịch vụ giáo dục đại học?

Câu hỏi 2: Các bạn hãy cho biết mức độ cảm nhận đối với các yếu tố được đề xuất trong quá trình trải nghiệm dịch vụ giáo dục đại học thực tế tại trường đại học?

Câu hỏi 3: Theo các bạn, mối quan hệ giữa ba yếu tố chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên trong bối cảnh nghiên cứu dịch vụ giáo dục đại học tại các trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh? Các bạn đánh giá thế nào về tác động của chất lượng và giá trị dịch vụ đến sự hài lòng của sinh viên?

Câu hỏi 4: Theo các bạn, thang đo được đề xuất cần có hiệu chỉnh (bổ sung) dưới góc độ tiếp cận từ sinh viên?

Phần 3: Kết thúc phỏng vấn

Xin trân trọng cảm ơn những đóng góp vô cùng ý nghĩa của anh (chị) và các bạn đã dành cho đề tài nghiên cứu của tôi.

4.2 Thang đo đề xuất cho phỏng vấn

Thang đo các yếu tố phi học thuật

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

NACA1

Thông tin được bảo mật khi nhà trường giải quyết các vấn đề

hành chính của sinh viên


Firdaus (2005)

NACA2

Những vấn đề về hành chính được nhà trường giải quyết

nhanh chóng

NACA3

Thủ tục hành chính được thực hiện chuẩn xác và tôi có thể

truy xuất thông tin khi cần

NACA4

Giờ làm việc của bộ phận hỗ trợ hành chính là thuận lợi với

sinh viên

NACA5

Thái độ làm việc của nhân viên hành chính là rất tích cực

NACA6

Thủ tục hành chính của trường rất thuận tiện cho sinh viên

NACA7

Trường đại học mang lại những cơ hội cho sinh viên được

tham gia các hoạt động thể dục, thể thao


Jain và cộng sự (2013)

NACA8

Trường đại học mang lại những cơ hội cho sinh viên được

tham gia các hoạt động xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam - 26


Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

PROG1

Chương trình đào tạo của trường có sự đa dạng với nhu cầu

sinh viên


Firdaus (2005)

PROG2

Chương trình đào tạo có sự linh hoạt cấu trúc

PROG3

Chương trình đào tạo có sự cân bằng, phù hợp và được tổ

chức tốt


Jain và cộng sự (2013)

PROG4

Chương trình đào tạo có định hướng phù hợp nhu cầu của

doanh nghiệp và xã hội

PROG5

Chương trình đào tạo được cập nhật và đổi mới liên tục

Gamage và

cộng sự (2008)


Thang đo yếu tố cơ sở vật chất (Facilities)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

FACI1

Học liệu và hệ thống cơ sở cơ sở vật chất tiện nghi

Chen và cộng sự (2007)

FACI2

Thư viện phục vụ tốt nhu cầu của sinh viên

FACI3

Kí túc xá khang trang và tiện nghi

FACI4

Phòng học có kích thước phù hợp với quy mô lớp học


Firdaus (2005)

FACI5

Trường có đầy đủ cơ sở vật chất để hỗ trợ các vấn đề y tế cho

sinh viên

FACI6

Trường có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất giúp sinh

viên giải trí

FACI7

Thư viện được trang bị hệ thống máy tính tiện lợi để tìm

kiếm tài liệu

Gamage và

cộng sự (2008)

Thang đo yếu tố tương tác doanh nghiệp (Industry interaction)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

INI1

Những chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia đào tạo cho sinh viên


Jain và cộng sự (2013)

INI2

Trường tổ chức cho sinh viên tham quan các doanh nghiệp

INI3

Trường và doanh nghiệp có tổ chức những chương trình thực tập

hè cho sinh viên

INI4

Trường áp dụng phương pháp giảng dạy có tính thực tế với môi

trường doanh nghiệp

INI5

Trường và doanh nghiệp liên kết để tổ chức cầm tay chỉ việc cho

sinh viên các kĩ năng

INI6

Trường và doanh nghiệp tích cực mở các hội thảo cho sinh viên


Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

REPU1

Danh tiếng của trường đại học giúp làm gia tăng giá trị bằng cấp của tôi


Gamage và cộng sự (2008)

REPU2

Trường đại học nhận được những đánh giá cao từ bạn bè và gia đình tôi

REPU3

Trường đại học được viết hoặc nói tới một cách tích cực trên các phương

tiện truyền thông

REPU4

Các khoa và chương trình học thuật của nhà trường có danh tiếng tốt

REPU5

Trường đại học cam kết và tham gia vào các hoạt động dịch vụ cộng

đồng

REPU6

Đội ngũ giảng viên có danh tiếng trong và ngoài nước

REPU7

Trường có khuôn viên hấp dẫn

Thang đo giá trị chức năng/thỏa mãn mong muốn (Functional value/want satisfaction)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

FUNC1

Tôi tin rằng doanh nghiệp cần sinh viên tốt nghiệp từ trường

tôi


LeBlanc và Nguyen (1999)

FUNC2

Bằng đại học tôi đang học đảm bảo việc làm sau khi tốt

nghiệp

FUNC3

Tôi tin rằng bằng cấp của trường đại học sẽ giúp tôi có thu

nhập cao trong tương lai

Thang đo giá trị cảm xúc (Emotional value)


Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

EMO1

Tôi thực sự cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập tại trường

Sweeney và Soutar (2001)

EMO2

Việc học tập ở trường giúp tôi có trạng thái cảm xúc tốt

EMO3

Tôi thích thú với việc học các môn học của trường

LeBlanc và

Nguyen (1999)

Thang đo giá trị xã hội (Social value)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

SOCI1

Học tập tại trường đại học giúp tôi tạo ấn tượng với mọi

người


Sweeney và Soutar (2001)

SOCI2

Học tập tại trường đại học giúp tôi nhận được sự thừa nhận

của xã hội

SOCI3

Tôi cảm thấy thú vị khi học tập với bạn bè tại trường

LeBlanc và

Nguyen (1999)

Nội dung phát biểu

Nguồn

EPIS1

Tôi học được nhiều kiến thức bổ ích từ các môn học ở trường


LeBlanc và Nguyen (1999)

EPIS2

Nội dung môn học ảnh hưởng tới giá trị kiến thức tôi nhận được

EPIS3

Chất lượng giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng tới kết quả học tập của tôi

Kí hiệu

Thang đo giá trị chức năng/giá-chất lượng (Functional value/price-quality)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

FUPQ1

Học phí của trường là hợp lí so với chất lượng


Sweeney và Soutar (2001)

FUPQ2

Tôi thấy học phí của trường có tính cạnh tranh cao với các trường khác

FUPQ3

Học phí của trường xứng đáng với những giá trị tôi nhận được

FUPQ4

Học phí phù hợp với khả năng chi trả của gia đình tôi

Thang đo giá trị hình ảnh (Image value)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

IMA1

Tôi tin rằng uy tín của trường đại học có tác động tích cực đến giá trị bằng cấp của tôi


LeBlanc và Nguyen (1999)

IMA2

Hình ảnh của trường đại học trong xã hội có ảnh hưởng tích cực đến giá trị bằng cấp của tôi

IMA3

Tôi tin rằng nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá tích cực về trường đại học của tôi

IMA4

Tôi được nghe nhiều những đánh giá tích cực về trường đại học của tôi

Thang đo giá trị điều kiện (Conditional value)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

CON1

Cơ sở vật chất hỗ trợ quá trình học tập của tôi

Ledden và cộng sự (2007)

CON2

Sự thuận tiện của khuôn viên có đóng góp vào giá trị dịch vụ

CON3

Học tập nhóm mang lại những lợi ích cho việc học tập của tôi

Thang đo sự hài lòng của sinh viên (Student satisfaction)

Kí hiệu

Nội dung phát biểu

Nguồn

SAT1

Trường đại học tôi đang học giống với hình ảnh trường đại học lý tưởng

Helgesen và cộng sự (2007)

SAT2

Trường đại học đáp ứng đúng sự kì vọng của tôi

SAT3

Nhìn chung, tôi hài lòng với trường đại học mình theo học

SAT4

Tôi hài lòng với quyết định đăng kí học tại Trường


Ali và cộng sự (2016)

SAT5

Tôi nghĩ rằng lựa chọn của tôi khi học ở trường là lựa chọn khôn ngoan

SAT6

Tôi nghĩ rằng tôi đã làm đúng khi học tập tại trường này

SAT7

Tôi cảm thấy những trải nghiệm của tôi với trường này rất thú vị

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị


PHIẾU KHẢO SÁT

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI

HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở VIỆT NAM


Phần I: Giới thiệu

Xin chào Anh (Chị),

Tôi là Vũ Tuấn Dương - Nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh doanh thương mại – Trường Đại học Thương mại đang thực hiện đề tài Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

Trước tiên tôi xin được cảm ơn Anh (Chị) vì đã dành thời gian và tâm sức của mình để tham vấn giúp tôi hoàn thiện những nội dung của đề tài nghiên cứu. Những đóng góp của Anh (Chị) sẽ hỗ trợ tôi trong việc phân tích thực trạng sự hài lòng của sinh viên với giá trị và chất lượng dịch vụ của các trường đại học công lập khối kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

Cuối cùng, tôi cũng xin lưu ý với Anh (Chị), mọi ý kiến tham vấn được Anh (Chị) đưa ra sẽ không được đánh giá theo quan điểm đúng hay sai mà đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu đang thực hiện.

Phần II: Nội dung

Anh/ chị vui lòng cho biết quan điểm của mình về các tuyên bố dưới đây bằng cách đánh dấu (V) vào lựa chọn thích hợp.

Nhận định

Rất không

đồng ý

Bình

thường

Rất đồng ý

Giảng viên có thái độ làm việc rất tích cực

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Tôi nhận được sự quan tâm và thái độ lịch sự từ giảng viên

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Giảng viên giải quyết vấn đề của sinh viên rất nhiệt tình

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Giảng viên có phương pháp giảng dạy tốt

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Giảng viên có chuyên môn rất tốt trong học phần giảng dạy

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Giảng viên có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Giảng viên luôn đồng cảm với những khó khăn của sinh viên

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Những vấn đề về hành chính được nhà trường giải quyết nhanh chóng

□1

□2

□3

□4

□5

□6

□7

Xem tất cả 284 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí