Chương 2
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Thạch An, Cao Bằng
2.1.1. Về kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý:
Huyện Thạch An nằm ở phía đông nam của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 39 km, phía bắc giáp huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng; Phía đông nam giáp huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn); Phía tây giáp huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn); Phía đông giáp huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc). Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km, Diện tích tự nhiên của huyện là 690,79 km2; do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá phức tạp, thấp dần từ tây sang đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong đó rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích canh tác toàn huyện. Dưới lòng đất có nhiều loại khoáng sản quý, hiện nay chưa có điều kiện thăm dò, khai thác xác định trữ lượng. Khí hậu huyện Thạch An mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng núi, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh có sương muối; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nước lũ dâng cao, chảy xiết. Ngoài các con sông chính Thạch An còn có nhiều suối mạch nước ngầm chảy qua các dãy núi đá vôi đảm bảo nguồn nước tưới tiêu và nước sinh hoạt của nhân dân.
Với 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 15 xã. Thạch An có vị trí khá thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Cao Bằng, là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Cao Bằng và các huyện trong tỉnh, lưu thông với các tỉnh bạn (Lạng Sơn, Bắc Kạn) và nước bạn Trung Quốc qua lối mở Nà Lạn - Đức Long, huyện có một hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh gồm tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã, liên thôn; có đường Quốc lộ 4A đi qua đây là con đường chiến lược về kinh tế - quốc phòng. Đồng thời là tuyến đường quan trọng để thông thương giao lưu kinh tế - văn hóa, xã hội với cả nước và phát triển kinh tế - xã hội.
- Dân số:
Dân số toàn huyện khoảng 30.850 người, gồm 06 dân tộc chính cùng sinh sống đó là các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Đồng bào các dân tộc sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình. Nhân dân các dân tộc có truyền thống đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng quê hương đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái, bản sắc văn hoá riêng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nên văn hoá Việt Nam thống nhất. Các dân tộc chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm trên 90%) lao động chủ yếu là nông nghiệp, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu bằng men lá tự nấu thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.
2.1.2. Về giáo dục
Bên cạnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế, huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội. Đến nay, 16/16 xã, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 16/16 xã, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục THCS, tiểu học đúng độ tuổi. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và mục tiêu xây dựng NTM được quan tâm, trong năm huyện xây dựng 2 trường học đạt chuẩn Quốc gia, đạt 100% KH. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,8%; 85% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, đạt 100% KH. Tỷ lệ làng, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa vượt 79,3% KH; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36,26%, vượt 1% KH…
Năm học 2016 - 2017, huyện Thạch An có 4 trường được cấp giấy chứng nhận chất lượng là: trường PTCS Danh Sỹ, trường PTCS Lê Lợi, trường tiểu học Thị Ngân, trường tiểu học Quang Trọng. Năm học 2017 - 2018 ngành giáo dục và đào tạo huyện đã triển khai nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những hoạt động cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục là huyện đã tiến hành rà soát, xây
dựng quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường lớp tại các điểm trường, lớp lẻ, đảm bảo việc điều tiết, giảm tải số học sinh đối với các trường lớn đáp ứng nhu cầu dạy và học và các hoạt động giáo dục khác theo tinh thần đổi mới. Toàn huyện đã giảm được 3 điểm trường lớp lẻ. Hiện nay huyện Thạch An có 43 trường học từ bậc học mầm non đến THPT, trong đó có 11 trường mầm non, 13 trường Tiểu học, 16 trường THCS và phổ thông cơ sở, 01 trường PTDT nội trú. 02 trường Trung học phổ thông; 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Có 16 trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đối với trẻ mẫu giáo đạt 99%. 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ,100% nhóm, lớp tổ chức học 2 buổi/ngày. Kết quả xếp loại năng lực và phẩm chất: Cấp tiểu học đạt tỷ lệ tốt từ 58% trở lên. Xếp loại học lực, hạnh kiểm cấp Trung học cơ sở: Loại hạnh kiểm tốt đạt 74,2%, học lực khá giỏi trên 41%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào trung học phổ thông hàng năm đạt khoảng 70%. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 tại thời điểm tháng 12 năm 2017. Toàn huyện có 04 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trong năm học vừa qua, đã có nhiều học sinh tham gia và đạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa các cấp, trong đó có 24 em đạt giải cấp tỉnh. Toàn ngành hiện có 636 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, huyện luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục huyện Thạch An đã triển khai nhiều giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn huyện. Theo đó, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến ở tất cả các cấp học, Cấp tiểu học đạt tỷ lệ xếp loại theo năng lực phẩm chất tốt đạt 58% trở lên. Cấp học Trung học cơ sở: Loại hạnh kiểm tốt đạt 74,2%, học lực khá, giỏi trên 41%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào trung học phổ thông hàng năm đạt khoảng 70%. Toàn huyện có 04 trường học đạt chuẩn quốc gia. Năm học qua 100% cán bộ quản lý, giáo viên hoàn thành việc bồi dưỡng thường xuyên. 100% giáo viên các cấp học đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên. Trong đó số giáo viên có trình độ trên chuẩn: Mầm Non: 74,5%, Tiểu học: 73,6%, THCS: 60%. Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc Mầm non là 03 đồng
chí. Trong năm học đầu tư xây mới được 17 điểm trường, cải tạo sửa chữa được được 04 trường học, tham mưu, phối hợp thực hiện tốt việc mua sắm trang thiết bị cho 3 bậc học đảm bảo tương đối đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới.
Năm học 2018 - 2019 toàn huyện có 43 trường học, trong đó có 11 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 16 trường THCS, THPT, 1 trường PTDT Nội trú, 02 trường THPT, 1 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Toàn huyện có 725 cán bộ giáo viên, nhân viên với tổng số trên 6.600 học sinh. Chuẩn bị cho năm học mới, tất cả các cấp học trên địa bàn huyện đã hoàn thành tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức tập huấn, học tập chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sửa chữa trường lớp học, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho năm học mới. Năm học 2018- 2019 ngành giáo dục và đào tạo huyện Thạch An Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, đổi mới mạnh mẽ các yếu tố của giáo dục để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục theo mục tiêu nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, giáo dục pháp luật, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng - an ninh và hướng nghiệp cho học sinh; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện. Nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra, đánh giá, triển khai đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, chất lượng trường học đạt chuẩn quốc gia.
2.2. Tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Điều tra thực trạng nhằm thu thập, tìm kiếm thông tin để từ đó đánh giá KNGT bằng tiếng việt của HS DTTS. Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên và rút ra kết luận có tính khái quát.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Đánh giá nhận thức, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá nội dung, phương pháp tiến hành hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.
- Đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
2.2.3. Phương pháp khảo sát và đối tượng khảo sát
2.2.3.1. Phương pháp khảo sát
Để đánh giá thực trạng giáo dục kĩ giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn, hỏi ý kiến chuyên gia, khảo nghiệm, và dùng thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu. tác giả đã tiến hành khảo sát tại trường THPT Thạch An, trường THPT Canh Tân trên địa bàn địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
- Phương pháp quan sát
Trường hợp đánh giá ở 4 mức độ
Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Mức độ | Điểm TB | Các mức độ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số | |||
4 | Tốt | < 3,5 | Rất quan trọng | Rất thường xuyên | Tác động rất lớn |
3 | Khá | 2,5- 3,49 | Quan trọng | Thường xuyên | Tác động vừa phải |
2 | Trung bình | 1,5- 2,49 | Ít quan trọng | Bình thường | Ít tác động |
1 | Yếu | > 1,49 | Không quan trọng | Không thường xuyên | Không tác động |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Cho Hs Dtts Tại Trường Thpt
- Nội Dung Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Thpt
- Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Tại Trường Thpt
- Thực Trạng Về Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Của Học Sinh Thpt Là Người Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng
- Thực Trạng Các Phương Pháp Tổ Chức Giáo Dục Kngt Bằng Tiếng Việt Cho Học Sinh Dtts Ở Các Trường Thpt Huyện Thạch An, Cao Bằng
- Thực Trạng Quản Lý Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt Cho Hs Dtts Tại Các Trường Thpt Huyện Thạch An, Cao Bằng
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng
quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Mức độ | Điểm trung bình | Các mức độ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. | ||||
4 | Tốt | < 3,5 | Rất thường xuyên | Ảnh hưởng lớn nhất | Rất tốt | Rất khả thi |
3 | Khá | 2,5- 3,49 | Thường xuyên | Có ảnh hưởng | Tốt | Khả thi |
2 | Trung bình | 1,5- 2,49 | Bình thường | Ít ảnh hưởng | Bình thường | Ít khả thi |
1 | Yếu | > 1,49 | Không thường xuyên | Không ảnh hưởng | Chưa tốt | Không khả thi |
Trường hợp đánh giá ở 3 mức độ
Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Mức độ | Điểm TB | Các mức độ đánh giá thực trạng quản lý hoạt đông giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số | |||
3 | Tốt | 2,5- 3,0 | Quan trọng | Thường xuyên | Tác động vừa phải |
2 | Khá | 1,5- 2,49 | Ít quan trọng | Bình thường | Ít tác động |
1 | TB-Yếu | 1.0- 1,49 | Không quan trọng | Không thường xuyên | Không tác động |
Các thang giá trị tương ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Mức độ | Điểm trung bình | Các mức độ đánh giá thực trạng | ||||
3 | Tốt | 2,5- 3,0 | Thường xuyên | Có ảnh hưởng | Tốt | Khả thi |
2 | Khá | 1,5- 2,49 | Bình thường | Ít ảnh hưởng | Bình thường | Ít khả thi |
1 | TB-Yếu | 1.0- 1,49 | Không thường xuyên | Không ảnh hưởng | Chưa tốt | Không khả thi |
2.2.3.2. Đối tượng khảo sát
+ 200 học sinh DTTS của các trường THPT là trường THPT Thạch An, trường THPT Canh Tân, trên địa bàn địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
+ 50 CBQL và giáo viên tại 2 trường THPT là trường THPT Thạch An, trường THPT Canh Tân, trên địa bàn địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV và học sinh về việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Để tìm hiểu nhận thức cũng như ý nghĩa của cán bộ quản lý, GV, HS DTTS về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 CBQL-GV và 200 học sinh là người DTTS đang học tập tại 2 trường THPT trên địa bàn Huyện Thạch An. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ.
CBQL, GV
Học sinh
60.0
50.0
40.0
30.0
20.0
0.0
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh về GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc thiểu số tại các trường THPT
Theo kết quả thu được, ta nhận thấy có 60.0% cán bộ quản lý và giáo viên nhận
thức việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số là rất cần thiết,và các em học sinh là người DTTS cũng nhận thức được việc cần thiết, rất cần thiết của việc giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh người DTTS với 50% và 30%, điều này lý giải được ở đây đa phần các em học sinh DTTS đều thấy với việc thực hiện hiệu quả các hoạt động giao tiếp trong quá trình học tập và cuộc sống sẽ hình thành phát triển nhân cách của người học vì vậy đòi hỏi học sinh DTTS cần phải có kĩ năng giao tiếp để có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình.
Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh nhận thức chưa đúng hết về GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS (20%), các em thấy hoạt động giáo dục KNGT không cần thiết, bởi các em suy nghĩ rất đơn giản và cho rằng, việc theo học phổ thông chỉ với mục đích là là lĩnh hội tri thức khoa học, tốt nghiệp THPT biết chữ, biết tính toán phục vụ cho công việc làm nương rãy sau này, đúng với nếp sống đã gắn bó lâu đời của gia đình và cộng đồng. Khi hỏi học sinh Triệu Thị Thu lớp 12A trường THPT Canh Tân, Huyện Thạch An, Cao Bằng về việc giao tiếp của mình, rất vô tư, hồn nhiên em nói trên lớp học em sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt nhưng khi tham gia các hoạt động khác cùng bạn bè em thường dùng tiếng nói ngôn ngữ của dân tộc mình và về nhà sinh hoạt cùng gia đình cũng vậy, ít sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, các em ít quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ là dân tộc hay Tiếng Việt như thế nào có hiệu quả.
Để tìm hiểu việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An có ý nghĩa như thế nào, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 CBQL-GV và 200 học sinh là người DTTS đang học tập tại 2 trường THPT trên địa bàn Huyện Thạch An, kết quả thu được tại bảng 2.1.
Từ kết quả bảng số liệu 2.1 cho thấy giáo viên của 2 trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An đã có nhận thức rất đúng và đầy đủ về ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh THPT là người Dân tộc thiểu số. 100% giáo viên được hỏi đã cho rằng “Giúp học sinh có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng Tiếng Việt, tự tin trong quá trình học tập, tích cực tham gia các hoạt động từ đó phát triển thêm nhiều kỹ năng cho bản thân”. Ngoài việc giúp học sinh có kỹ năng cơ bản trong giao tiếp bằng Tiếng Việt, tự tin trong các hoạt động, việc GD KNGT bằng Tiếng Việt cho các em học sinh DTTS còn giúp học sinh DTTS khắc phục những hạn chế, xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, biết cách thiết lập các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè những người xung quanh (90%); và đặc biệt là giúp các em học sinh tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung sống trong cộng đồng