Nội Dung Kế Toán Trách Nhiệm Và Các Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Áp Dụng Được Và Có Hiệu Quả Vào Hoạt Động Thực Tiễn Ở Các Doanh Nghiệp


doanh nghiệp. Từ thực tế này, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào quá trình hoàn thiện nội dung tổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng để phục vụ cho việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh trong các tổng công ty, đặc biệt là các tổng công ty xây dựng. Ngoài ra, nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm được xác lập trong luận án cần được dựa trên tiến trình phát triển và hội nhập theo mục tiêu phát triển bền vững. Đây chính là điểm mới mà chưa có tác giả nào trong nước đã công bố.

7. Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án bao gồm các phần và chương sau:

- Phần 1: Phần mở đầu;

- Phần 2: Nội dung nghiên cứu: (được trình bày trong 3 chương)

Chương 1: Lý thuyết về kế toán trách nhiệm và việc áp dụng kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp

+ Lược sử phát triển của kế toán trách nhiệm;

+ Nội dung kế toán trách nhiệm và những vấn đề liên quan đến việc áp dụng được và có hiệu quả kế toán trách nhiệm vào hoạt động thực tiễn ở các doanh nghiệp;

+ Tổ chức kế toán trách nhiệm ở một số quốc gia và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

+ Đặc điểm mô hình tổ chức tổng công ty xây dựng và những ảnh hưởng của nó đến việc tổ chức thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm;

Chương 2: Thực trạng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 3

+ Đặc điểm hoạt động xây dựng và tổ chức hoạt động xây dựng chi phối đến tổ chức kế toán trách nhiệm.

+ Thực trạng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm ở các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý.

Chương 3: Xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm cho các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý


+ Quan điểm và định hướng;

+ Xác lập điều kiện vận hành cho mô hình được thiết kế;

+ Xây dựng hệ thống các báo cáo;

+ Vận dụng mô hình KM Star trong việc đánh giá trách nhiệm quản lý các trung tâm trách nhiệm.

- Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

- Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu

- Danh mục tài liệu tham khảo

- Phụ lục.


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1:

LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ VIỆC ỨNG DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở CÁC DOANH NGHIỆP


1.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Theo quan điểm quản trị, kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Ngày nay, kế toán quản trị là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Ngoài thông tin kế toán tài chính cung cấp, các nhà quản lý vẫn đòi hỏi có thêm thông tin mang tính kiểm soát và dự báo, chẳng hạn như doanh thu và chi phí phân chia theo bộ phận. Như vậy, kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp trong khi kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao. Để hỗ trợ cho công tác quản lý đo lường, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động của từng cấp cá nhân, từng bộ phận và từng cấp quản lý, kế toán quản trị vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó. Như vậy, kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư ... và các thông tin phi tài chính khác mà nhà quản trị bộ phận đó có thể đưa ra các quyết định tác động lên nó. Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm quản lý của nhà quản trị đó.


Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị do vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị. Năm 1989, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã ban hành một bản báo cáo tóm tắt về phạm vi, mục đích của kế toán quản trị và các khái niệm cơ bản của kế toán quản trị qua ấn phẩm “Management Accounting Concepts”. Một trong những nội dung quan trọng được trình bày trong ấn phẩm này là sự phân chia tiến trình phát triển của Kế toán quản trị thành 4 giai đoạn. Việc phân chia quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị thành 4 giai đoạn như vậy dựa trên trọng tâm thông tin mà Kế toán quản trị cung cấp trong từng thời kỳ.

+ Giai đoạn 1 (Trước năm 1956): Thông tin để kiếm soát và định hướng chi phí, sản xuất;

+ Giai đoạn 2 (Từ năm 1956 đến cuối năm 1980): Thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh;

+ Giai đoạn 3 (Từ năm 1980 đến cuối năm 1995): Thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình sản xuất kinh doanh;

+ Giai đoạn 4 (Từ 1995 đến nay): Thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị.

Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 đã đặt ra nhiều thách thức lớn đối với những người hành nghề kế toán. Vào thời điểm này, nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các xưởng dệt thủ công chuyển sang nhà máy dệt, hình thành ngành công nghiệp sợi, dệt. Và khi có sự xuất hiện của ngành giao thông đường sắt thì hầu hết tất cả các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dệt, luyện kim, đường sắt đều trở nên phức tạp, khối lượng nghiệp vụ kế toán bùng nổ đáng kể. Lúc này, nhiệm vụ của nhân viên kế toán không còn là việc ghi bút toán kép một cách đơn thuần nữa mà họ được yêu cầu phải làm sao đơn giản hóa thông tin, cung cấp thông tin có thể kiểm soát được chi phí và định giá bán sản phẩm. Cũng vào thời điểm này, thuật ngữ “kế toán quản trị” tuy chưa xuất hiện trong hệ thống kế toán Anglo – Saxon nhưng thay vào đó, thuật ngữ “kế toán chi phí” đã xuất hiện để định nghĩa quy trình tính


toán chi phí, xác định giá thành, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mặc dù kế toán quản trị chưa được ghi nhận đến thời điểm trước thế kỷ 19,

nhưng công việc thu thập, xử lý các thông tin kinh tế tài chính đã có và những người chủ kinh doanh đã biết sử dụng những số liệu thông tin kinh tế trong quá

khứ để lập dự toán cho kỳ hoạt động kế tiếp. Đỉnh cao là vào năm 1920, ông

Donaldson Brown, giám đốc tài chính công ty Dupont đã giới thiệu công thức tính toán ROI. Sau đó, các công ty Dupont và General Motor đã tuyên bố là người tiên phong trong việc áp dụng một thông số kỹ thuật phân tích trong công tác quản trị của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ này dù có nhiều bằng chứng chứng minh cho sự xuất hiện của lĩnh vực kế toán quản trị nhưng trong xã hội bấy giờ kế toán quản trị chưa xuất hiện nổi bật, mà tìm ẩn dưới dạng kế toán chi phí như là một hoạt động kỹ thuật cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu của doanh nghiệp (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2011).

Dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của kế toán quản trị là quyển sách đầu tiên về kế toán quản trị của Robert Anthony được xuất bản vào năm 1956. Quyển sách này tập trung vào ba vấn đề chính: Giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào có thể hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp. Từ sau khi có sự giới thiệu về kế toán quản trị của Robert Anthony thì nhiều công cụ kế toán quản trị đã được phát triển trong suốt giai đoạn này. Sự quan tâm của kế toán quản trị đã chuyển biến mạnh mẻ vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát của nhà quản trị, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích để ra quyết định và kế toán trách nhiệm (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2011).

Như vậy, kế toán trách nhiệm đã được hình thành trong giai đoạn trọng tâm của kế toán quản trị đã chuyển sang cung cấp các thông tin cho mục đích lập kế hoạch và kiểm soát. Kiểm soát quản lý trong giai đoạn này được định hướng theo quản trị nội bộ, quản trị sản xuất hơn là cân nhắc theo môi trường, chiến lược. Kế toán quản trị có khuynh hướng xác định các vấn đề khi có độ lệch từ kế hoạch kinh doanh với thực tế hoạt động diễn ra. Chính vì vậy, kế toán quản trị trong giai đoạn này thường tập trung vào các chủ đề như: khái niệm và phân loại chi phí, kế


toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo công việc hoặc theo quy trình sản xuất, nhận thức cách ứng xử chi phí và phân tích biến động chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, ảnh hưởng phương pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí trực tiếp trong thiết lập công cụ quản lý, dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tiêu chuẩn và sự cân bằng các nguồn lực kinh tế, dự toán linh hoạt và phân tích biến động chi phí sản xuất chung, báo cáo bộ phận và các sự phân quyền trong một tổ chức, chi phí thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn, dự toán vốn đầu tư dài hạn, phân bổ chi phí bộ phận trên cơ sở hoạt động, định giá sản phẩm dịch vụ, phân tích báo cáo tài chính.

Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin có thể kiểm soát của từng bộ phận mà được nhà quản tri phân quyền trách nhiệm. Từ đó đến nay, vấn đề kế toán trách nhiệm được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau, bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới như Atkinson; R.D Banker; R.S Kaplan; S.M. Young; James R.Martin …


1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG ĐƯỢC VÀ CÓ HIỆU QUẢ VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN Ở CÁC DOANH NGHIỆP

1.2.1. Định nghĩa và mục tiêu của Kế toán trách nhiệm

a. Định nghĩa

Kế toán trách nhiệm là hệ thống thông tin của kế toán quản trị; xử lý, phân loại các thông tin có thể kiểm soát để lập các báo cáo trách nhiệm cho các cấp độ quản trị đánh giá và ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh.

- Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị và chúng phát sinh từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị vể kiểm soát đánh giá, các bộ phận hay các cấp độ quản trị. Do đó, kế toán trách nhiệm phải sử dụng thông tin của kế toán quản trị.

- Báo cáo kế toán là sản phẩm cao nhất của quá trình kế toán. Do đó, các báo cáo trách nhiệm bộ phận quản trị cũng sẽ là sản phẩm cao nhất của kế toán trách


nhiệm. Thông tin trên các báo cáo này phải hữu ích thích hợp cho các cấp độ quản trị.

b. Mục tiêu chung

Xây dựng và thiết lập các báo cáo cho các bộ phận trách nhiệm nhà quản trị, được phân quyền quản lý.

Mục tiêu cụ thể:

- Quan điểm về phân quyền trách nhiệm phải cụ thề và rò ràng.

- Nhận diện và thấu hiểu các cách phân loại chi phí, đặc biệt là chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát đươc đối với bộ phận phân quyền.

- Xây dựng hệ thống báo cáo hữu ích cho các bộ phận.

1.2.2. Nội dung kế toán trách nhiệm

Từ khi Robert Anthony đã công bố những nghiên cứu của mình về kế toán trách nhiệm vào năm 1956 đến nay, kế toán trách nhiệm đã được nghiên cứu và vận dụng trên khắp thế giới. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chuẩn, thống nhất về kế toán trách nhiệm.

Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện nhằm phục vụ cho các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ. Nói cách khác, kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải lượng hóa được “đầu vào” và “đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm. Trên sơ sở đó, xác định các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm. Việc đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của nhà quản trị các trung tâm, đồng thời khích lệ họ điều khiển hoạt động của trung tâm mình phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn đơn vị.

Một số quan điểm nổi bậc:

Theo Anthony A. Atkinson và cộng sự (2001) thì kế toán trách nhiệm là:

- Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong


một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức.

- Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý, chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền ảnh hưởng).

- Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát được phân tách rò ràng, và có sự nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm.

Theo Weygandt và cộng sự (2002) thì kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị mà liên quan đến việc kiểm soát, báo cáo về thu nhập và chi phí, trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra các quyết định trong hoạt động hàng ngày về các vấn đề đó.

Theo Clive Emmanuel và cộng sự (1990) thì kế toán trách nhiệm là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về chi phí, thu nhập hay lợi nhuận đang được nói đến, và thực thi những hành động về chúng. Kế toán trách nhiệm tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau kế toán trách nhiệm là kết quả hoạt động của mỗi nhà quản lý, nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào.

Theo James R. Martin (2012), kế toán trách nhiệm là một hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí