Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 15

bảo vệ nghiêm ngặt theo hướng chuyên canh lúa chất lượng cao, nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích, không chạy theo số lượng diện tích; từ đó tính toán cụ thể để giảm diện tích đất quy hoạch chuyên trồng lúa đối vơi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả do nhiễm mặn, ngập úng do tác động của biến đổi khí hậu.

Đối với diện tích đất này, cần mạnh dạn quy hoạch chuyển sang lập vườn, đào ao để chuyên canh trồng cây cảnh, nuôi tròng thủy sản để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống nông dân. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt hướng dẫn nông dân lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang lập vườn, đào ao để chuyên canh cây cảnh hoặc nuôi trồng thủy sản.

- Thực hiện việc cắm biển báo khu vực đất chuyên trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; đồng thời với công bố công khai quy hoạch sử dụng đất trên website của tỉnh, của Sở TN&MT và của huyện; giao trách nhiệm cho các cộng đồng dân cư tự quản diện tích đất chuyên trồng lúa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa sang mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, buộc trả lại mặt bằng và tầng đất canh tác như cũ.

- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người trồng lúa để cho họ yên tâm chuyên canh lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tạo lập quỹ hỗ trợ, phát triển đất trồng lúa từ nguồn thu tiền cải tạo lớp đất mặt của các chủ dự án sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp để hỗ trợ người trồng lúa chuyên canh lúa, hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ chuyên canh đất trồng lúa.

* Đối với hành vi sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư mà không sử dụng đất trong 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa.

Đối với loại vi phạm này để ngăn chặn cần thực hiện các giải pháp:

- Cần có quy định cụ thể để xác định năng lực tài chính của chủ đầu tư; quy định chủ đầu tư phải có vốn thuộc sở hữu của mình với một tỷ lệ nhất định để thực

hiện dự án, số vốn còn lại phải có cam kết của các tổ chức tín dụng cho chủ đầu tư vay khi thực hiện dự án.

Cần quy định không giao đất, cho thuê đất đối với các dự án mà chủ dự án đã được giao đất cho thuê đất nhưng có vi phạm pháp luật đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Đồng thời cần quy định chế độ ký quỹ đặt cọc đối với chủ dự án được giao đất, cho thuê đất; chủ dự án khi được giao đất, cho thuê đất phải đặt cọc một lượng tiền nhất định vào tài khoản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý; khi hoàn thành việc xây dựng các công trình theo dự án đầu tư thì sẽ được rút lại số tiền đặt cọc này.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết đối với các dự án đầu tư mà không sử dụng đất trong 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa; kiên quyết thu hồi đất của các dự án đã được gia hạn nhưng vẫn không đưa đất vào sử dụng hoặc vẫn chậm tiến độ. Không thanh toán giá trị tài sản, giá trị đầu tư vào đất cho các dự án bị thu hồi đất trong trường hợp này.

Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục - 15

KẾT LUẬN


Vi phạm pháp luật về đất đai là một trong những vấn đề hết sức phức tạp sẽ dẫn tới những hệ quả không hay, là nguy cơ tiềm ẩn của khiếu kiện đông người, là nguyên cớ cho những kẻ muốn lợi dụng để kích động người dân nhằm gây mất trật tự an toàn xã hội, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Qua một thời gian công tác giải quyết liên quan tới lĩnh vực vi phạm hành chính về đất đại tại tỉnh Nam Định nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của công tác này, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục” với mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để giải quyết tốt vi phạm pháp luật đất đai tránh được phần nào về tình trạng khiếu kiện về đất đai.

Thông qua phần cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vi phạm hành chính về đất đai, các quy định của pháp luật về quyền vi phạm hành chính, trình tư, thủ tục, thẩm quyền giả quyết vi phạm hành chính về đất đai do pháp luật quy định.

Phần hai của Luận văn đề cập đến thực trạng vi phạm pháp luật về đất đai và thực trạng công tác giải quyết vi phạm đó trên một địa bàn cụ thể, từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến vi phạm về đất đai. Dựa vào việc nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể để đưa ra cái nhìn khái quát về thực trạng giải quyết vi phạm về đất đai.

Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa công tác phòng ngừa vi phạm và giải quyết vi phạm về đất đai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Nam Định (2012), Nghị quyết số 17/NQ-TU ngày 17/7/2012 về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, Nam Định.

2. Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX (2003), Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 12/03/2003 về tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

3. Ban chấp hành trung ương đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2013), Đề cương giới thiệu Luật Đất đai năm 2013, Hà Nội.

5. Chính phủ (1997), Nghị định 04/CP ngày 10/1/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Hà Nội

7. Chính phủ (2004), Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định Số: 81/2013/NĐ-CP 19 tháng 07 năm 2013 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội.

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 29/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội.

13. Kiều Văn Chung (2003), "Mấy vấn đề xung quanh việc hoàn thiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), Hà Nội.

14. Trần Dũng (2010), “190.000 vụ vi phạm pháp luật đất đai”, Người lao động, (5), tr.3, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Đoan (2011), "Xây dựng lối sống theo pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 8-16, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của UBND cấp huyện tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Hội đồng Chính phủ (1980), Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, Hà Nội.

19. Trần Anh Hùng (2007), Thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước ở TP. Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Thị Mai Lê (2014), “Cụ thể hóa mức xử phạt vi phạm hành chính đất đai”, Tạp chí Tài chính, (12), Hà Nội.

21. Lê Hồng Oanh Ngọc (2009), Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

22. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2007), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội.

24. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.

25. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

26. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

27. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

28. Trần Văn Sơn (2007), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, NXB Tư pháp, Hà Nội.

29. Thanh tra Chính phủ (2004), Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

30. Lê Văn Thành (2012), Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án Tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Chí Minh.

31. Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Minh (chủ biên) (2004), Một số vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

32. Nguyễn Thế Thịnh (chủ biên) (2007), Công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, NXB Tư pháp, Hà Nội.

33. Ngô Mạnh Toan (2007), Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Tổng cục quản lý ruộng đất (1981), Thông tư số 55/ĐKTK ngày 05/11/1981, Hà Nội.

35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003), Báo cáo tổng kết công tác quản lý và sử dụng đất theo luật đất đai 1993, Nam Định.

36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo tổng kết công tác quản lý và sử dụng đất theo luật đất đai 2003, Nam Định.

37. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2013), Báo cáo tổng kết công tác quản lý và sử dụng đất năm 2013, Nam Định.

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2014), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 17/7/2012 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, Nam Định.

39. Phạm Thị Hồng Uyên (2011), Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai tôn giáo trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

40. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp

- NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

41. Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ (2012), Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

43. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.


PHỤ BIỂU

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí