Thiên Nhiên Trong Mối Liên Hệ Với “Không Gian Mẹ”, Không Gian Của


thanh (tiếng lặng lẽ không có tiếng), tàng thanh (tiếng ẩn giấu), hưởng thanh (tiếng vang), … Khi tham chiếu các điểm nhìn triết lý âm thanh này vào thơ thiền Đường Tống và Lý Trần, người đọc có thể nhận ra diện mạo (dù ẩn hiện khó nắm bắt) của các loại thanh âm này.

2.3.6.1. Âm thanh như là nguyên âm – sơ âm

Quán Thế Âm Bồ Tát khi nhập Tam Ma Địa đã nói trước đức Phật: “Do con được nhĩ căn viên thông, phát ra diệu dụng, nên thân tâm vi diệu”. Có thể hiểu rất đơn giản “nhĩ căn viên thông” nghĩa là quán được tính nghe (nghĩa là “sự nghe” hiểu theo nghĩa Phật học) rời bỏ cả động và tĩnh để trở về thế giới sơ âm của tâm và vật. Sơ âm – nguyên âm được hiểu là âm thanh đầu tiên, nguyên ủy.

Ảnh hưởng của cách thức nhận biết này trong Phật giáo nuôi dưỡng niềm cảm hứng về âm thanh bản thể trong thơ thiền, tương ứng với các hình ảnh tố phác của thiên nhiên: tiếng suối, tiếng mưa, tiếng đàn của thiên nhiên…

Một biểu tượng âm thanh khác (được xem như ẩn dụ về âm thanh nguyên khởi) chỉ thấy trong thơ thiền đời Trần của Tuệ Trung: tiếng vượn rừng sâu. Tiếng vượn không nhất thiết là biểu tượng cho bản thể. Duy trong thơ thiền Việt Nam đời Trần, với Tuệ Trung, chúng tôi thấy hình ảnh này trở lại nhiều lần với âm hưởng chung là nói về bản thể, ví như: người đời chỉ thấy ngàn non sáng, nào ai biết tiếng vượn nơi rừng sâu, … Sau này Huyền Quang cũng nhắc đến hình ảnh “vượn”, nhưng biểu tượng bản thể không tô đậm, mà chuyển hóa thành chi tiết “nghe kinh” rất tinh tế nếu nhìn từ giác độ tư duy duyên khởi của Phật giáo.

Trong khi đó, hầu hết hình ảnh vượn xuất hiện trong thơ thiền Trung Quốc đều mang bóng dáng điển tích “đoạn trường” (đứt ruột). Kể cả thi Phật Vương Duy, khi nhắc đến “vượn”, tác giả đều gắn với cảm xúc bi thương, buồn bã. Chỉ có một bài nói đến việc ở rừng sâu, chỉ có vượn làm bạn với con người. Tuy nhiên, yếu tố biểu tượng không rò nét.


Nguyên âm, sơ âm cũng thường gắn với cách biểu đạt về cái duy nhất: như là một tiếng vượn duy nhất, một tiếng nhạn lạnh lùng bay qua trời sương, một tiếng sấm rền, một tiếng chuông trong mây trắng…

Ngoài ra, sơ âm, nguyên âm cũng được ví như tiếng gió. Thơ thiền Đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Tống mô tả gió đầy dụng ý: Vì thương gió mát thổi hàng tùng trúc hay Đêm dài chỉ một thiền sư - gió thoảng qua còi tâm. Thơ thiền Lý Trần có vẻ chú trọng đến tính triết lý của hình tượng gió hơn, chẳng hạn gọi gió là gió nghiệp (Tuệ Trung),

hay những ý thơ sau: “gió thu thổi khắp mười còi”, “tâm tựa gió lành”, “Động như tiếng gió vang trong hang trống”, “Thân bày gió thu” ; “Thế sự hiu hiu gió thoảng qua”, “Không trước không sau ngọn gió thiền”, “ngọn gió thiền vi vu mát rượi, gió nghiệp”32 … Tôn giả Huyền Quang cũng có ý thơ rất thi vị và sâu sắc về gió: “Nương am vắng – Bụt hiện từ bi – Gió hiu hiu – Mây nhè nhẹ…”. Nhật Chiêu bình như sau: “Khi tâm là gió, là mây thì Bụt hiện. Khi tâm là am vắng thì Bụt hiện… Bụt còn biết hiện vào đâu ngoài nơi chốn của niềm êm dịu từ tâm?” [36; 32].

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 18

Về khía cạnh tinh tế trong hình tượng gió, Suzuki đã phân tích trong tác phẩm Thiền và văn hóa Nhật Bản như sau:

“Người ta không thể biết ngọn gió từ đâu đến, và nó sẽ phiêu du đến tận xứ sở nào. Trong lúc lang thang, ngọn gió đã tạo ra vô vàn dấu vết kỳ bí bất ngờ, Trang Tử gọi nó là “âm nhạc trần gian”. Chúa Jesus thấy gió tựa như linh hồn người: “Gió muốn thổi đến đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió nhưng không biết là từ đâu tới và thổi đi đâu, ai bởi thần khí này (thánh linh) mà sinh ra thì cũng như vậy”[242; 287].

Gió trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống gần với “khí” – một khái niệm cổ chứa đựng nhiều hàm lượng triết học và mỹ học Trung Hoa. Khi đó, gió

32Thư mục [241], các trang 224, 249, 409, 388, 712, 706.


mang cả chức năng tạo sinh khí, linh hồn cho vạn sự. Sự xuất hiện thanh âm “gió” trong thơ thiền hai nước cũng cho thấy điểm tương đồng về trực cảm sáng tạo dựa trên chiều sâu thanh âm. Ở đây, gió có thể gần với loại “không thanh”, hay “tàng thanh”, “hưởng thanh” nêu trên.

Tô Thức đời Tống có bài thơ triết lý âm thanh như sau: Nhược ngôn cầm thị hữu cầm thanh

Phóng tại hạp trung hà bất minh Nhược ngôn thanh tại chỉ đầu thượng Hà bất u quân chỉ thượng thinh

Dịch nghĩa:

Nếu nói trên đàn có tiếng đàn

Đặt đàn trong hộp thì nó không kêu Nếu âm thanh ở trên đầu ngón tay

Sao lại không nghe được trên đầu ngón tay

[337; 134]

Ý thơ này lấy tứ từ Kinh Lăng Nghiêm: “Nếu nói đàn tỳ bà trong có âm hay, nếu không có ngón tay thì cũng không phát ra tiếng kêu”. Như thế, âm thanh nằm ở đâu? Không trong đàn, không trên ngón tay? Đàn và ngón tay đều là “hiện tướng”, là các pháp hữu vi. Tiếng nhạc từ bên trong, không thuộc về các sợi dây và tác động, đấy phải chăng là tiếng nói từ còi “nguyên âm”, tiếng nói ban đầu, tiếng nói của bản lai?

2.3.6.2. Âm thanh khai ngộ của thiền đốn ngộ:

Trong bản chất “kiến chiếu vào thể tính” (chữ dùng của Suzuki), thiền mang đến sự khai ngộ cho con người thông qua trạng thái “niệm tưởng lập tức”. Sự “thức tỉnh đột ngột” ấy đưa con người vào cảnh giới toàn vẹn và chân thực.


Âm thanh của thiền đốn ngộ được mô tả trong thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc hầu hết có nguồn gốc từ sinh hoạt thiền môn như: tiếng chuông sớm, tiếng cười, tiếng hét, tiếng hú, tiếng đá va vào bụi tre, …

Từ nền tảng triết học thiền tông, các nhà thơ – thiền sư đã chuyển hóa các âm thanh đơn giản ấy thành những trạng thái âm thanh khác nhau như tiếng sấm đánh thức vạn vật, tiếng kêu lạnh từ thái hư…

Bất thị xuân lôi thanh nhất chấn Tranh giao hàm giáp tận khai manh Dịch thơ

Có phải sấm xuân rền một tiếng…

Thì muôn hạt giống nảy mầm cây

[241; 141]

Nghi đoàn nhất tiếu bách tạp toái

Cười vang một tiếng tan nghi hoặc

[241; 140]

Hoặc các cách nói như: “Trống pháp đánh tan giấc mơ thế tục”, “Đây đó cùng rung một điệu cầm - Lòng riêng nhắn nhủ bạn tri âm - Mây không trăng có tùy cùng dạng- Khúc ấy sơn cao và thủy thâm”33

Từ công án “Một lời nói hết sông núi đất đai” của Ngưỡng Sơn thiền sư, Đầu Tử Nghĩa Thanh tụng như sau: “Nhất cú xưng đề vạn tượng phân”, nghĩa là Lúc nói ra một câu thì muôn tượng đã rò ràng rồi [10; 245]. Một công án khác cũng rất nổi tiếng trong thiền môn của sư Hương Nghiêm: “Một miếng ngói ném vào bụi tre, âm thanh phát ra – khi ấy sư liền đại ngộ”. Hoặc một công án xuất hiện trong thơ Phần Am Chủ: “Ven sông nghe quát quan Thị đến – gan mật giờ đây bỗng vỡ tan”… Một lời nói hết sông núi, hút một hơi hết nước Tây Giang, một

33Thư mục [241], trang 222, 159.


âm thanh bất chợt, một ánh sáng đạt đạo lặng lẽ cô độc (cô quang), tất cả những cái “một” đó gắn liền với tinh thần đơn sơ duy nhất của thiền đốn ngộ.

Sự đạt đạo nơi thiền đốn ngộ hoàn toàn không phải là một việc đơn giản. Thiền sư Đức Thành dạy Giáp Sơn rằng: “Người cầu đạo giống như người đi câu thả sợi dây ngàn thước, lúc con cá thấy mồi mà chưa ăn là thời khắc rất quan trọng ví như người cầu đạo ở nơi cửa ải khẩn yếu ngộ thì thành Phật, không ngộ thì táng thân mất mạng, chịu trầm luân mãi mãi” [10; 60]. Nhiều nhà thơ – thiền sư đã phải dùng đến hình tượng “tri âm” để mô tả phút giây thành tựu “kiến tính” của mình. Vì vậy, triết lý âm thanh qua hình ảnh tri âm bản thể là một phát hiện

rất có ý nghĩa của các nhà thơ – thiền sư Việt Nam và Trung Quốc trong việc khắc

họa sâu sắc mối tương quan giữa con người và bản thể.

Thiền sư Trung Quốc Long Môn Thanh Viễn viết: Khúc đạm thùy năng họa

Khúc nhạc đạm bạc này ít người họa lại

[10; 140]

Và một Thiền sư đời Trần cũng chia sẻ: Khúc nhạc trong lòng không kẻ hiểu Họa thơ chỉ có gió mây ngàn

[241; 407]

Chi tiết Tử kỳ được nhắc đến 2 lần ở Chu Hải Ngung và Tuệ Trung hay hiện tượng dùng “cung thương” để chỉ âm nhạc của nội tâm người học đạo trong thơ thiền Trung Quốc đều là những ám chỉ tính chất tri âm trong tâm tình chứng ngộ.

2.3.6.3. Âm thanh như là sự hòa điệu huyền diệu của tâm người và tâm thế

giới


Thơ thiền Việt Nam thời Trần không thiên về triết lý trực tiếp đạo thiền mà tràn ngập phong vị thiền, cảnh thiền. Âm thanh chủ đạo trong dòng thơ thiền thời kỳ này là tiếng nói “đa âm”. Bài Hạ cảnh của Trần Thánh Tông viết: “Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương”(vài ba tiếng ve khua rộn bóng chiều), Trần

Nhân Tông viết trong Hạnh thiên trường hành cung: “Bách bộ sinh ca cầm bách

thiệt” (Trăm bộ sênh ca là trăm tiếng chim), Tuệ Trung viết: “Đàn không dây gảy khúc dương xuân - Vang mãi muôn đời âm chẳng dứt” [241; 137]… Thơ thiền lúc này không khóa chặt vào giáo lý mà mở ra cuộc đời rộng lớn. Tiếng ve không phải một mà là vài ba, không chỉ kêu trong cô tịch mà còn khua rộn cả không gian và thời gian; tiếng chim là trăm tiếng hòa điệu như nhạc khúc của đất trời. Sự đa dạng của thanh âm hay sự thay đổi chủ âm trong tâm thức giác ngộ thể hiện một quan niệm thiền học mới. Mỹ học thiền tông đời Trần không còn tập trung vào cái Một, cái Duy Nhất cao diệu mà vào cái Nhiều, cái Hằng Hà sức sống, không còn còn ưu ải sự khổ hạnh của tư tưởng thường thấy ở các bài thơ thiền sư đời Lý mà thiên hướng sống trong niềm lạc đạo, trong ý vị giải thoát giữa cuộc đời náo động. Cũng trong ý nghĩa này, Tuệ Trung viết: “Diệu khúc bản lai tu cử xướng”, nghĩa là: “khúc nhạc xưa nay nên hát”. “Diệu khúc bản lai” có thể hiểu là hồn nhạc của Tự tính chân thật.

Thơ thiền Đường Tống không chứa đựng nhiều yếu tố trữ tình về sự hòa điệu âm thanh như ở thơ thiền Lý Trần. Sự hòa điệu lúc này thực chất là “tiếng lòng” nơi tâm giác ngộ – tiếng của thiên nhiên thanh tịnh trong sạch.

Tô Đông Pha viết:

Khê thanh tiện thị quảng trường thiệt Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân

Dịch nghĩa:

Tiếng suối reo là lời chân thật của Phật


Sắc núi đâu chẳng phải là pháp thân thanh tịnh

[10; 244]

Có thể mượn câu thơ của Lý Bạch để cảm nghiệm thêm chiều sâu âm thanh trong những liên tưởng với tâm người:

Thiên hương sinh hư không thiên nhạc minh bất yết

Dịch nghĩa:

mùi hương thiên nhiên thoảng giữa hư không tiếng nhạc trời truyền đến không dứt

[338; 42]

Có thể tìm thấy sự tương đồng của cách mô tả âm thanh trong thơ thiền Đường Tống với cách thể hiện âm thanh hòa điệu trong thơ thiền Lý Trần, qua các cách nói như “tham vấn xong giờ đây xin gảy cây đàn không dây”, “xướng khúc vô sinh”, “suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn không điệu”, “diệu khúc bản lai nên cất giọng hát”34

Trên tất cả các loại nhạc cụ của con người là tâm nhạc – điệu nhạc của đất trời và lòng người, âm nhạc của một thực tại toàn vẹn. Ở điểm này, thiền đốn ngộ không có gì khác thiền tiệm ngộ. Nếu đốn ngộ chủ vào một tích tắc giác ngộ, thì tiệm ngộ lại chủ vào một chuỗi dài tương thích của hành trình tìm đến sự đạt đạo. Nếu đốn ngộ quan tâm đến những âm thanh duy nhất, âm thanh “kịch tính” lúc này, tại đây..., thì con đường dai dẳng của thiền tiệm ngộ lại âm vang từng chặng giải thoát, âm vang từng chặng hòa tâm người vào tâm thế giới. Đặc điểm “song hành” hai yếu tố đốn ngộ và tiệm ngộ thể hiện trong toàn bộ thơ thiền Lý Trần và Đường Tống. Thực tế thơ ca của hai giai đoạn kép này đều chứng thực một điều rằng thiền phái Nam Tông và Bắc Tông của Trung Hoa đều là những

34Thư mục [241], trang 259, 534, 407, 205.


đại diện ưu tú về tư tưởng triết học thiền, và chúng cũng đều ghi dấu vào hành trình sáng tạo của các nhà thơ – thiền sư một cách tinh tế. Từ “sự kiện” về âm thanh trong thơ thiền, chúng ta có thể tìm đến nhiều kiến giải khác nhau về sự hiện diện phức tạp của đốn ngộ và tiệm ngộ trong các yếu tố thi học so sánh mà trong khuôn khổ một luận án, chúng tôi khó có thể đề cập các vấn đề ấy một cách toàn diện.

2.3.6. Thiên nhiên trong mối liên hệ với “không gian mẹ”, không gian của

thiên chức tạo tác, nuôi dưỡng vĩnh viễn

2.3.6.1. Khái niệm và những biến thể của “Bản lai diện mục”

Khái niệm bản lai diện mục được nhắc đến lần đầu trong Pháp bảo đàn kinh của Lục Tổ Huệ Năng. Nội dung cơ bản của khái niệm này tập trung ở tính chất “bất nhị”, xuất phát từ công án nổi tiếng của Huệ Năng: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, đâu là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?”. Thiện và ác,

sáng và tối, tốt và xấu, vinh và nhục, đó là hiện tướng của tất cả mọi phân biệt, nhị nguyên. Vậy, trước khi có tất cả những phân biệt ấy, đâu là chân dung thực sự của con người? “Bản lai diện mục” là một cách hình dung về Tự tính chẳng mê chẳng ngộ, thuộc về còi “sơ tâm” của tất cả chúng sinh.

Khi bước vào thế giới văn học thiền tông, bản lai diện mục đã được

chuyển hòa thành nhiều biến thể như đông phong diện, đông hoàng diện, nương sinh diện, nương sinh khóa, Lư Sơn diện mục, chân diện mục… Những biến thể này đã tạo ra dòng chảy cảm thức bản thể trước mọi “chất liệu” sáng tạo của nhà thơ

– thiền sư, trong đó chất liệu “sáng giá” nhất chính là toàn còi thiên nhiên.

2.3.6.2. Phân tích biến thể “bản lai diện mục” trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống từ quan hệ hình tượng thiên nhiên và không gian Mẹ với thiên chức tạo tác và nuôi dưỡng vĩnh viễn

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí