Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 21


Đoạn thơ nhắc đến “đàn không điệu”, “nhạc trong lòng”, “Phật không”, “người cũng không”… nhưng tất cả chi tiết nghệ thuật này không tập trung vào điểm nhìn “tu tập”, mà ngược lại, có khuynh hướng “hoạt động”. Hình ảnh “gió hòa âm” và “ruổi rong” mang màu sắc tiêu dao Lão Trang. Cả đoạn thơ ẩn chứa một sức sống của cái nhìn “trung đạo” trước thiên nhiên và thế cuộc. Nhàn đấy, chơi đấy, mà không gì là không làm. Khuynh hướng “nhàn động” này có thể thấy rò hơn trong thơ Tuệ Trung:

Hồ hải sơ tâm vị thỉ ma

Quang âm như tiễn hựu như thoa Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc Lục thủy thanh sơn hoạt kế đa

Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn Vãn hoành đoản địch lộng yên ba Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức

Lưu đắc không thuyền các thiển sa Dịch thơ:

Cái tâm hồ hải ban sơ

Sớm hôm thoi lượn, khắc giờ tên bay Trăng thanh gió mát sinh nhai

Non xanh nước biếc cũng ngày ngày dư Dong buồm mai sớm phiêu du

Chiều nghiêng sáo thổi với mù sương chơi Người chèo nay bặt tăm hơi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Thuyền không trên cát lâu rồi thuyền không.

[37; 54]

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 21


Tác giả Nhật Chiêu khi bình về hình ảnh “con thuyền không” của Tuệ Trung đã viết như sau: “Đó là “không thuyền” – một chiếc thuyền rỗng không. Một con thuyền vô ngã. Với người chơi đùa với chân như, sẽ không còn “ngã” nữa. Đó là một chiếc thuyền rỗng rang, một vỏ ốc trống không mà không sóng gió hay giống bão nào có thể gây hại… Cuối cuộc chơi, Tuệ Trung chơi đùa với hư không. Chiếc thuyền không chính là cái lòng trống không, cái hư tâm mà thôi”[38; 55].

Độ nén và phân bố hình ảnh trong mạch thơ, cấu tứ bài thơ cũng nói lên những đặc điểm khác nhau giữa thơ thiền Lý Trần và Đường Tống về phương diện thể hiện tính không trong các sáng tác. Độ nén ấy tạo nên sự hài hòa, vẻ đẹp hài hòa của thơ ca cổ điển trong đó có thơ thiền. Ở Vương Duy, thậm chí cách bố cục hình ảnh thơ của ông nghiêng hẳn sang tính hội họa. Cái chân không ấy là cái chân không có thể vẽ ra được bằng nét bút. Vẻ đẹp hài hòa trong hình ảnh thơ thiền cũng chính là dấu chỉ hướng tới còi giới giác ngộ, phản chiếu sự hài hòa của tâm thức giải thoát. Trong khi đó, độ nén hình ảnh trong thơ thiền Việt Nam thường đơn giản hơn, không gian thơ thường ít khi được “đúc gọt” mà chỉ là những nét khắc họa tương đối phóng khoáng, tự nhiên.

Từ chân không như một cái nhìn về Bản thể đến chân không như một

nguyên tắc mỹ học là một trong những con đường chuyển hóa cái nhìn Phật giáo thành cái nhìn văn chương, nghệ thuật. Chúng tôi thấy rò đây là trường hợp chuyển hóa mỹ học rất đáng lưu tâm. Chân không tham gia và can thiệp sâu sắc vào quá trình sáng tạo thơ ca nói chung; ở thơ thiền Trung Quốc là quan niệm

thẩm mỹ và cấu trúc thơ ca, nhưng ở thơ thiền Việt Nam, lại thể hiện ở tư tưởng quân bình, hòa mục.

Lịch sử nghiên cứu và thẩm bình văn học cổ điển Trung Quốc có gắn với việc nghiên cứu về chân không hay cái không trong thơ ca. Có thể kể đến lý


thuyết thơ ca của Nghiêm Vũ với thuyết diệu ngộ nổi tiếng38, của Tư Không Đồ39 với lý luận cảnh ở ngoài cảnh, của Thang Hiển Tổ với duy tình luận40… Trong dòng mạch thi học này, người ta hết sức quen thuộc với khái niệm dùng cái không diễn tả và bao hàm cái coù. So sánh với nghiên cứu thơ thiền Nhật Bản (qua hiện tượng thơ Haiku), chúng ta thấy có các khái niệm liên quan đến tính không như: cô tịch (sabi), u huyền (yugen), bi cảm (aware)… Thời Lý Trần ở Việt Nam, chân không không thuộc về một tiêu chuẩn thẩm mỹ để tìm hiểu thi ca. Nó chỉ là yếu tố xuất hiện với tư cách là nội dung triết luận hoặc ẩn dụ về bản thể, về ngaò thông qua những hình ảnh thiên nhiên rất đặc trưng cho loại thơ thiền.

Tiểu kết

Nhìn chung, trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống, thiên nhiên là không gian nghệ thuật thuộc vào loại độc đáo nhất. Nó được xem là nơi dẫn gợi đầy thu hút đến miền đất tâm linh Thiền Phật giáo. Từ điểm nhìn bản thể luận, hình tượng thiên nhiên trong thơ thiền có thêm chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật



38Xem Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Khâu Chấn Thanh: “Những nhà thơ thời Thịnh Đường chỉ sáng tác khi nào có hứng thú, không để lại một vết gợn nào, tựa như con linh dương treo sừng. Vì vậy chỗ thần diệu của thơ họ trong vắt lung linh, không thể gom vào được, như âm thanh giữa tầng không, như thần sắc nơi hình tướng, như bóng trăng in đáy nước, như hỉnh ảnh trong mặt gương, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng”[213; 417]; Về Thương lang thi thoại của Nghiêm Vũ, Trương Bác Vĩ, Nguyễn Đình Phức dịch trong cuốn Thơ, nghiên cứu, lý luận, phê bình: “Thiền đạo quan trọng ở chỗ diệu ngộ (“ngộ” mang nghĩa hiểu, lĩnh hội. Diệu ngộ tức trải qua tư khảo chiêm nghiệm, sự hiểu biết đạt đến độ tâm lĩnh thần hội, triệt để nắm bắt ý cảnh), thi đạo cũng ở diệu ngộ (…) diệu ngộ là điều quan trọng và tất yếu đối với thơ”[242; 84]. Xin tham khảo thêm bài The talent learning polartity in Chinese Poetics: Yan Yu and the Later tradition, Richard John Lynn.

39Xem Lý luận văn học cổ đienå Trung Quốc, Sđd, câu nói này của Tư Không Đồ: “Tượng ở ngoài tượng,

cảnh ở ngòai cảnh, lẽ đâu lại dễ dàng mà bàn được sao?”[213; 209]; xem thêm Lý thuyết thơ ca của Tư Không Đoà, Vương Nhuận Hoa, Trần Lê Hoa Tranh dịch, in trong cuốn Thơ – nghiên cứu, lý luận, phê bình: “Trong Tẩy luyện, Tư Không Đồ so sánh một nhà thơ với một tấm gương cổ. Ông viết: “Cổ kính chiếu thần” (…) Nhưng Tư Không Đồ đã so sánh thơ ca là nguồn phản ánh không phải cái bên ngoài, mà là tinh thần bên trong của con người. Cái “thần” ở đây có nghĩa là “thần thái”[242; 188].

40Xin tham khảo tài liệu [7], phần Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp viết: “Khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại

thì cái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta thông suốt đến vạn dặm (…)việc vắt nặn ra tứ văn cốt ở chỗ hư và tĩnh (…) Đại phàm khi cái thần, cái khí đang hoạt động thì một vạn đường tranh nhau hiện ra, [nhà văn phải] đưa cái còn bông lông ấy vào khuôn phép, chạm trổ được cái không có hình dáng [7; 186 - 189].


với những đặc thù thơ ca tôn giáo, đồng thời cũng hé mở những tín hiệu nghệ thuật quan trọng. Những biểu hiện cụ thể của hình tượng thiên nhiên trong liên hệ ý nghĩa với bản thể luận Thiền tông bao gồm các “motif”: Hoa và pháp, Núi non, sông suối và nguồn cội, Mây trắng và không gian bản thể, Thiên nhiên trong

mối liên hệ với “không gian mẹ”, không gian của thiên chức tạo tác, nuôi dưỡng

vĩnh viễn, Thiên nhiên trong chiều kích của chân không và một số biểu tượng thiên nhiên khác như “trăng”, “gió”, “ánh sáng”… Tất nhiên, việc định danh và nêu ra những đối sánh, liên hệ như vậy chưa phải là một tổng kết hoàn chỉnh các hình ảnh thiên nhiên biểu tượng có mặt của hai nền thơ thiền lớn là Đường Tống và

Lý Trần; Song, việc chọn các hình ảnh có mối gợi tả trực tiếp đến yếu tố bản thể trong thơ thiền, theo người viết, cũng là một phương thức tiếp cận có hiệu quả tính triết học và nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc qua lăng kính mỹ học Thiền tông.


CHƯƠNG 3

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ - TRẦN VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG


3.1. Về quan niệm con người trong văn học Phật giáo nói chung

Con người trong văn học tôn giáo thường có hai đặc tính: con người với đức tin tôn giáo và con người trong vẻ đẹp muôn màu của văn học. Văn học Phật giáo là một kho tàng lớn lao có lịch sử từ hàng nghìn năm, nếu kể cả các kinh điển, kinh luận nói chung. Con người trong văn học Phật giáo được mô tả và khơi gợi ở nhiều góc độ phong phú, bao gồm chính hình ảnh Đức Phật với những tiền thân, các vị Phật, các kiếp người, với nhiều trạng thái và cơ duyên Phật pháp khác nhau. Do vậy, tìm hiểu hình ảnh con người trong văn học Phật giáo nói chung vừa để tìm hiểu hành trình tu chứng của chính con người trên bước đường tâm linh mà họ đã chọn; đồng thời, cũng là tìm kiếm các giá trị mỹ học Phật giáo đã làm nền và chuyển hóa vào các hình ảnh sâu sắc đó.

Bằng ngôn ngữ Phật giáo, và từ quan điểm triết học Phật giáo, nhìn chung, có thể nhận thấy một số tính chất chung về con người trong văn học Phật giáo: đó là con người đồng thời của hiện tại duy nhất và của nhiều kiếp sống, con người trong tác động của nghiệp báo, con người đức độ và thần thông, và cuối cùng là con người giải thoát.

Kinh luận Phật giáo, truyện kể hay truyện cổ Phật giáo, truyện cao tăng…, đều xoay xung quanh những biểu hiện con người như thế. Mục đích truyền đạo và khuyến tu rò ràng nằm chính trong hạt nhân hình tượng “con người”. Cuộc du hành của Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm cũng là một ví dụ sinh động cho hình tượng con người trong mối liên kết sâu xa với Phật tính… Yếu tố “tự do” chỉ được bảo đảm trong cơ hội “giải thoát” mà thôi. Đối với Phật giáo,


không thể có tự do khi con người còn bơi trong sự nhọc nhằn của biển khổ, của nghiệp chướng và nhữngï hứa hẹn thưởng phạt.

3.2. Quan niệm con người trong thơ thiền:

Quan niệm con người trong thơ thiền có phần khác với quan niệm con người trong kinh điển Phật giáo nói chung. Lần đầu tiên, những đệ tử của Thích Ca không phác họa con người và đời sống tinh thần của nó trong những mối liên hệ với trừng phạt và nghiệp báo. Con người thiền là con người không bị trói buộc, kể cả bị trói buộc bằng chính lời thuyết giáo của đức Như Lai. Con người thiền nhấn mạnh khả năng thấy biết và giải thoát.

Con người trong thơ thiền là một khám phá vô tận nhìn từ mối quan hệ giữa văn chương và tôn giáo. Cơ chế trữ tình trong thơ buộc nhà thơ – thiền sư phải xóa nhòa bớt chức năng giáo hóa, khuyến tu hay truyền đạo. Không gian trữ tình của thơ ca tạo một vị thế mới cho hình ảnh con người được “chưng cất” kỹ lưỡng trong đó. Con người trong thơ thiền nối kết không gian tâm linh với không gian trữ tình, nối kết không gian trần thế với không gian giải thoát.

Năng lượng của con người trong thơ thiền không tập trung ở khả năng xúc cảm về đời sống mà ở khả năng đồng hiện mọi giác quan về đời sống. Bi phải là Đại Bi, Trí phải là Đại Trí, con người này luôn là con người sat-na, con người đang có - lúc này - tại đây, và toàn mãn trong hành trình tỉnh thức. Đó là con người trong hành trình chữ Vô: vô ngã, vô trụ, vô úy, vô sở đắc, vô vị chân nhân,… Như vậy, con người thiền nhất thiết phải là con người tự do - tự do buông

xả và tự do dấn thân. Đó là đặc điểm vô cùng quan trọng về quan niệm con người

của Thiền tông - một tông phái được sinh ra từ chính gốc rễ Phật giáo nhưng lại thổi một sức sống khác lạ, kỳ diệu vào tinh thần tối cổ của Phật giáo.

Trong mạch lý giải con người thiền, Trần Đình Sử ghi nhận đặc điểm “quên đi cá nhân trần thế” ở con người Thiền [192; 200]. Theo chúng tôi, “quên


đi cá nhân trần thế” có một nội dung rất lớn, không chỉ là sự thể nghiệm tâm linh hướng nội nhằm thoát tục mà trong bản chất nghịch lý Thiền, quên cái trần thế lại là lúc đánh thức bản ngã từ góc độ tâm linh. Mặc khác, con người Thiền có thể kéo giãn nhiều chiều kích của tâm linh và nhận thức của mình bằng con mắt “vô biên từ bi” và “vô biên bình đẳng” (như cách nói của Thích Tâm Thiện). Những phát biểu xoay quanh vấn đề con người Thiền ít nhiều cũng hướng dẫn chúng ta tìm đến chiều sâu nhân bản của hình tượng con người trong thơ ca của chính các thiền sư.

3.3. Nhân sinh quan Thiền tông trong thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống

– tìm hiểu một số hình tượng con người tiêu biểu

Đối với trường hợp nghiên cứu thơ thiền Lý Trần và Đường Tống, chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng con người ở nhiều cấp độ như: con người hành hương (gắn rất chặt với hành trình tu chứng, cảm thức tôn giáo về đời sống con người trong thơ thiền), con người vui đạo tùy duyên (hầu hết tập trung vào thơ thiền đời Trần, Việt Nam), con người giải thoát (bao gồm các tính chất như vô ngã, vô úy, vô ngôn, …), con người mộng huyễn (con người từ điểm nhìn soi chiếu và trong hành trình của vạn pháp vô thường)…

Bài viết Vấn đề con người trong văn học thời đại Lý – Trần của Đoàn Thị

Thu Vân ( trích trong cuốn Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, H, 1997) đã phân loại bốn quan niệm biểu hiện con người cá nhân trong thơ thiền Lý- Trần là: 1- Con người tự do, 2- Con người vô ngã, 3- Con người vô ý, 4- Con người vô ngôn. Tác giả kết luận bốn quan niệm này đều hướng đến Con người vũ trụ. Nguyễn Phạm Hùng trong chuyên luận Thơ thiền Việt Nam – những vấn đề nghệ thuật và tư tưởng lại chia hình ảnh con người trong thơ thiền ra làm hai loại lớn: Con người Phật giáo và con người cá nhân.


Trong con người Phật giáo có bốn tiểu loại: 1 – Con người tự do, 2- Con người vô ngã, 3- Con người vô ngôn, 4- Con người vũ trụ. Về con người cá nhân trong thơ thiền, tác giả nhận xét: “Trực giác trong thơ thiền giúp cho con người cá nhân có điều kiện xuất hiện nhất định”, “Con người thường được nói tới trong thơ thiền là

con người siêu việt, có bản lĩnh, có nghị lực và sức mạnh, có thể tự mình giác ngộ chân lý”, “Thơ thiền quả là sự bộc lộ một cách kiên nhẫn và thuyết phục cho sức sống, cho khả năng sống, cho niềm vui sống của con người”. Như vậy, những đặc điểm mà tác giả Đoàn Thị Thu Vân dùng để đặt cho quan niệm con người cá nhân thì Nguyễn Phạm Hùng xếp vào kiểu con người Phật giáo, phân biệt với con người cá nhân là con người của trực giác. Nguyễn Hữu Sơn trong bài Thơ

thiền – Những nẻo đường tu chứng và giải thoát đề cập đến ý nghĩa sâu xa của tu

chứng và giải thoát. Theo đó, tác giả soi chiếu con người trong thơ thiền từ góc độ “ngã” : “Ở các bài thơ-kệ của các thiền sư tàng trữ trong Thiền uyển tập anh, có khi họ đặt mình ở ngôi thứ nhất như ngô, ngã, kiến ngã, cầu ngã, vấn ngã, bỉ- ngã, ngã bản, ngã hữu… hoặc có khi sử dùng hình thức chủ ngữ ẩn, song đều để chỉ các phương thức tu chứng và giải thoát của chính con người” [181; 38]. Những yếu tố như: tự do, giải thoát, vô ngã, vô ngôn… về cơ bản phản chiếu thành tựu giải thoát của con người trong thơ thiền từ hành trình tâm linh có tính chất tu chứng. Tác giả Lê Thị Ngọc Hạnh trong luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa nhân văn và

tư tưởng giải thoát trong thơ thiền thời Lý-Trần (2003) đã nêu ra các cặp đối sánh

như sau: 1- Con người nhân văn – con người và Phật tính thường hữu trong tâm, 2- Con người tự do cá nhân – con người vô ngã, 3- Con người trần tục – con người đời - đạo không hai. Vậy là xuất hiện thêm hai khái niệm: con người đời – đạo không hai con người Phật tính thường hữu. Các cách phân loại như vậy đều dựa trên nguyên tắc tiêu chí riêng và giới hạn sự phân loại ấy trong phạm vi tham chiếu nhất định, chẳng hạn như tiêu chí về triết học thiền tông (vô ngã, vô

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022