Môn khai vân thượng tằng
Cao sát trời xanh, am thiền mát lạnh Cửa mở trên tầng mây
[241; 683]
Hay một bài khác như Ngọ thụy : Vũ quá khê sơn tịnh
Phong lâm nhất mộng lương Phản quan trần thế giới Khai nhãn túy mang mang
Dịch nghĩa:
Sau mưa, khe và núi đều sạch làu
Một giấc mộng mát mẻ trong rừng phong Ngoảnh nhìn lại còi đời bụi bặm
Mở mắt, mà dường như say choáng váng
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 14
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 15
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 16
- Thiên Nhiên Trong Mối Liên Hệ Với “Không Gian Mẹ”, Không Gian Của
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 19
- Thiên Nhiên Trong Chiều Kích Chân Không – Một Phương Diện Bản Thể Luận Của Thiền Tông Phật Giáo Nhìn Từ Lý Thuyết Tính Không
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
[241; 682]
Hình ảnh núi non, rừng sâu, sông vắng… ẩn hiện trong thơ Huyền Quang trong những giấc ngủ, giấc mơ “quên lãng” rất đặc thù cho chân dung nhân vật trữ tình trong thơ ông. Với Huyền Quang, ngủ trong bản thể, mộng giữa bản thể, đi lại trong ngôi nhà bản thể giữa chốn mây xa núi vắng hoặc còi sông nước phiêu bồng chẳng phải là điều xa lạ. Nếu phong vị hữu tình trong thơ Hiệu Nhiên thể hiện ở hình ảnh và giai điệu thơ sâu lắng, hồn nhiên thì chất hữu tình trong thơ Huyền Quang lại được tưới mát bởi những xúc cảm “say sưa” của một tâm hồn giàu thi cảm trước một “thiên nhiên Phật”.
Chúng ta cũng gặp nhiều bài thơ, ý thơ khác của các nhà thơ – thiền sư Đường Tống tương đồng với thơ thiền Lý Trần trong điểm nhìn về núi non, rừng sâu, sông suối… như bài Ung hồ sơn tự của Trương Thuyết có hình ảnh núi không
– hồ vắng, bài Vịnh sơn tuyền của Trừ Quang Hy có hình ảnh núi và nước, bài Xuân hành ký hứng thi của Lý Hoa, Bắc thanh la của Lý Thương Ẩn, bài Hàn sơn đa u kỳ của Hàn Sơn, Yểu yểu hàn sơn đạo của Hàn Sơn, Ký thanh khê đạo giả của Tề Kỷ, … Những hình ảnh đẹp như “núi xuân chồng chất xanh – nước xuân
lóng lánh biếc” [268, tập 2; 371] hay “ngoài tâm không pháp –đầy mắt núi xanh” [268, tập 2; 385]… cũng tràn ngập trong thơ thiền Trung Hoa.
2.3.3. Mây trắng và không gian bản thể
Mây trắng là một hình tượng đa nghĩa, một “linh ảnh” của thơ ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Hình tượng này có khả năng “ám chỉ”, “ám gợi” bản thể không chỉ riêng cho thơ thiền mà còn mở rộng cho tất cả mọi cảm nghiệm thơ ca thuộc các hệ ý thức khác.
Mây cũng tượng trưng cho sự trôi nổi vô định với cách dùng quen thuộc “phù vân”- mây nổi. Thi nhân nhìn những biến hình của mây mà hình dung ra sự phù phiếm của thế tục.
Trong Kinh Phật, “mây trắng” thường gắn với sự xuất hiện các tầng trời, các chư Phật và Bồ Tát; nói cách khác, là còi giới Phật, còi giải thoát và tự tại. Trong điểm nhìn của Thiền tông, mây trắng còn liên quan đến tính Không bao la, thường tịch.
Ấn tượng đa nghĩa đa thanh mang lại cho hình ảnh “mây trắng” hai lớp nghĩa chính trái ngược nhau: Mây là sáng suốt, tự tại, vĩnh cửu và cũng là vô minh, vô thường, hư ảo. Tính hai mặt của hình tượng khiến mây có sức thu hút lâu dài đối với những hồn thơ kim cổ. Đặc biệt hơn, mây có sự tương hợp với ý nghĩa pháp của Phật giáo. Về mặt từ nguyên, pháp có đến 6 lớp nghĩa, bổ sung và,
thậm chí, trái nhau. Tính chất vừa phù du vừa vĩnh cửu, vừa có vừa không của “mây” tạo cho hình ảnh này sức khơi gợi không ngừng một ám ảnh về bản thể tuyệt đối.
Thời Đường, “mây” là một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt trong tác phẩm của các nhà thơ yêu mến cảnh sơn thủy hữu tình cũng như cảnh giới chứng ngộ.
Mây trắng trong thơ Vương Duy là một thi ảnh quan trọng. Marsha L. Wagner ghi nhận Vương Duy có 24 lần nhắc đến hình ảnh mây trắng như một biến tấu về “tính không”. Liên hệ so sánh tính không với hình ảnh mây, tác giả viết: “có thể nói, yếu tố nghịch lý của tính không đã tạo ra những nghịch lý về hình ảnh trong thơ Vương Duy”[325; 140]. Cuộc đời Vương Duy là cuộc đời của một tài hoa lỗi lạc, thi họa đều trác tuyệt. Tương truyền chín tuổi đã biết làm thơ, 21 tuổi đã đỗ Tiến sĩ. Sự nghiệp làm quan của ông kéo dài từ năm 721 đến 759 với nhiều thăng trầm, cay đắng. Ông từng bị biếm đi Tế Châu, bị tống giam (hay bi bức làm quan cho ngụy triều) khi loạn An Lộc Sơn xảy ra vào đời nhà Đường. Năm 730, ông còn chịu đựng nỗi đau mất vợ. Cuối đời, ông sống cô độc, chuyên tâm học Thiền và vẽ tranh. Cuộc đời nhiều phiền lụy để lại dấu ấn rất nhiều trong thơ Vương Duy. Bên cạnh những bài thơ thiền giàu màu sắc triết lý, ông còn có rất nhiều bài thơ mang phong vị thiền – lão, trong đó sự tô đậm hình ảnh mây trắng là một trong những nét độc đáo nhất của thơ ông nhìn từ quan niệm bản thể. Bài viết về Y Hồ, một cảnh đẹp ở Vòng Xuyên, ông xuất thần hai câu cuối: “Hồ thượng Nhất hồi thủ – Sơn thanh quyển bạch vân”, nghĩa là: “Trên hồ ngoảnh đầu lại – thấy mây trắng cuốn núi xanh” [25; 133]. Bài Tặng vi mục thập
bát, ông viết: “Dữ quân thanh nhãn khách – cộng hữu bạch vân tâm”, dịch:
“Cùng ông là người tri kỷ – nặng lòng với mây trắng”[148; 157]. Bài Du lí sơn nhân sở cư nhân đề thất bích, ông cũng có hai câu cuối rất tuyệt: “Phiên hiềm trẫm tịch thượng – vô ná bạch vân hà?”, nghĩa là “Buồn đâu ôm gối ngủ – ai biết
mây trắng a?” [148; 36]… Giấc ngủ giữa mây trắng, hay nỗi lòng thuộc về mây trắng, là những bóng chiếu rất huyền diệu nội tâm Vương Duy. Hứa Hồn đời Đường trong bài thơ Phóng viên cũng có tứ thơ mây trắng rất sâu: “Thân nhập
bạch vân đề – hảo mịch lai thời lộ” (thân đi sâu vào nơi mây trắng - bỗng tìm ra con đường ban sơ đến giờ)[338; 103].
Hình ảnh mây trắng vừa mang ý nghĩa tiêu dao thoát tục, vừa gợi liên tưởng đến sự vĩnh cửu, chảy trôi. Vì thế, ám ảnh mây trắng trong thơ Vương Duy và các nhà thơ đời Đường rất gần, hay chứa đựng, tinh thần bản thể mà mỹ học thiền tông đã gửi gắm rất tinh tế vào thơ ca.
“Mây trắng” trong thơ Huyền Quang cũng là một thi ảnh giàu sức sống. Lý Đạo Tái Huyền Quang (1251 – 1334) được xem là Tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Ông cũng là một thi sĩ nổi tiếng thời Trần; giọng thơ “túy mang mang” trong những bài thơ đã mang lại cho ông một vị thế khác biệt so với các nhà thơ – thiền sư cùng thời. Hình ảnh “con người thơ” Huyền Quang lẫn trong cốt cách thiền giả tạo nên một chân dung rất lạ. Mở đầu bài Thạch thất, ông viết: “Bán gian thạch thất hòa vân trụ”, nghĩa là: “Nửa gian nhà đá, ở lần cũng mây”. Bài Yên Tử sơn am cư, Huyền Quang cũng mở đầu bằng tứ thơ mây: “Am bức thanh tiêu lãnh – môn khai vân thượng tằng”, dịch là: “Cao sát trời xanh, am thiền mát lạnh – cửa mở trên tầng mây”… Trên nền mây bao la, Huyền Quang luôn có xu hướng xóa nhòa biên giới của con người với xác thân hữu hạn và tự
nhiên vô tận muôn hình vạn trạng. Ở bài Vịnh Vân Yên tự phú, ông viết: “Buông niềm trần tục – náu đến Vân Yên”. Cảm giác nương náu trong mây núi bản thể tạo nên giọng thơ thiền tha thiết khôn nguôi của nhà thơ trước cuộc đời. Từ mây trắng như một sự chiếu diệu nội tâm của Vương Duy đến mây trắng như là nơi nương náu che đỡ của Huyền Quang nói lên sự tương đắc về ám ảnh mây trắng
trong thơ của hai nhà thơ chịu ảnh hưởng thiền tông đậm nét này.
2.3.4. Trăng, ánh sáng và cảm hứng soi chiếu bản thể
2.3.4.1. Ánh sáng
Ánh sáng trong thơ thiền là ánh sáng lạ.
Tuệ Trung thượng sĩ viết:
Thu quang hắc bạch tùy duyên sắc Dịch nghĩa:
Ánh sáng mùa thu lúc đen lúc trắng tùy theo duyên sắc
Và một câu khác:
Thu quang hữu bút mạc hình dung Dịch nghĩa:
Ánh sáng mùa thu bút nào có thể tả được.
Trần Nhân Tông cũng có câu thơ thiền rất đẹp đẽ và sâu sắc: Vân sơn tương viễn cận
Hoa kính bán tình âm Dịch nghĩa:
Núi mây như xa, như gần
Ngò hoa bên nắng bên râm
“Quang” được xem là thiền ngữ, vì ánh sáng trong cái nhìn của Thiền luôn hướng đến ánh sáng bên trong, ánh sáng từ còi tâm linh thoát khỏi mê mờ. Do vậy, khi Tuệ Trung nói ánh sáng có thể tùy duyên sắc, hay Trần Nhân Tông nói ngò hoa một bên nắng một bên râm đều là những thăng hoa xúc cảm có nguồn gốc từ cảm hứng về ánh sáng thiền. Thơ Trần Quang Triều, Huyền Quang,
… cũng chứa đựng ánh sáng tịch lặng sâu thẳm ấy.
Thơ thiền Đường Tống cũng nhiều bài thơ ghi lại khoảnh khắc chiếu sáng kỳ diệu như trong bài Trúc lý quán [122; 506] đã trích trên. Hình ảnh bóng trúc nơi rừng sâu, và ánh trăng chiếu sáng ngời vào bóng người cũng gợi cho người đọc cảm nhận một thứ ánh sáng khác lạ, không phải dễ nhận biết giữa đời thực.
Bài Khê thượng nguyệt của Hiệu Nhiên là một khám phá mới về ánh
sáng:
Thu thủy nguyệt quyên quyên Sơ sinh sắc giới thiên
Thiềm quang tán phổ tự Tố ảnh động luân liên Hà sự vô tâm kiến
Khuy doanh hướng dạ thiền Dịch nghĩa:
Nước mùa thu trăng lộng lẫy
Cảnh tượng như thể trăng mới mọc trên bầu trời hiện ra Ánh trăng tan phủ khắp bến sông
Bóng trăng nguyên sơ nhấp nhô theo sóng lăn tăn Việc gì cũng lấy tâm không mà nhìn
Tròn hay khuyết vẫn hướng vào đêm mà thiền định.
Tố ảnh, là hình ảnh trăng sớm mọc, trăng còn nguyên vẹn, hay đúng hơn là ánh trăng tố phác tựa như “tâm không”. Vì thế, ánh sáng trong bài thơ này không phải thuần túy là ánh trăng. “Tố ảnh” là dấu hiệu nhận biết “tố tâm”.
Kinh Phật thường hình dung trí huệ Bát nhã là ánh sáng tỉnh thức. Tăng Triệu trong Bát Nhã vô tri luận đã viết như sau: “(thánh nhân) có thể im lặng mà thấu suốt, giấu kín ánh màu rực rỡ, tâm không hư mà soi xét sâu kín, đóng chặt trí lại, bít kín thông minh lại, mà riêng mình giác ngộ một cách u huyền vậy”. Thật có lý khi Phật giáo liên tục dùng hình ảnh tâm như gương chiếu để mô tả thứ ánh sáng vọng từ bản tâm. Đó là sự sáng suốt kỳ diệu, phản chiếu mọi tồn tại chân thật. Khi chế tác ra những thi kệ, tuy không bám víu vào ngôn từ và khái niệm, hẳn là các nhà thơ-thiền sư cũng đã “gia công” ở một mức độ nào đó cho ánh
sáng thiền này. Có thể xem đây là cái nền tâm linh cần thiết cho những biểu
tượng thiền học khác trong thơ.
2.3.4.2. Trăng
Trăng xuất hiện trong giáo lý Phật giáo từ hình ảnh khuyến dụ có một không hai: ngón tay chỉ trăng. Vì thế trăng là hình ảnh rất dễ liên tưởng với bản thể. Chúng tôi nhận thấy hình tượng ánh trăng hàm ẩn ý nghĩa bản thể trong thơ thiền Lý Trần thường tách thành hai nhánh cảm hứng: cảm hứng triết lý bản thể và cảm hứng về vẻ đẹp bản thể. Cảm hứng triết lý bản thể ví dụ như các câu: “Mặt trăng xưa soi nào kể gì xa hay gần”, “trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay”, “thấy mặt trăng rồi sao còn vất vả đi tìm ngón tay”, … Cảm hứng về vẻ đẹp bản thể được diễn đạt thành: “trăng trong lơ lửng trên không sáng như băng tuyết
- gió ấy, trăng ấy, người ấy – hợp thành ba thứ kỳ tuyệt trong thiên ha”ï; “bầu trời mênh mông chỉ thấy vầng trăng cô độc”…
Đặc biệt, hình ảnh ánh trăng của Trần Nhân Tông, theo chúng tôi, là một phát hiện đẹp về trăng: “tựa lan can nâng chiếc sáo ngọc – Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực”. Ở đây ánh trăng không chỉ là chiếu sáng, mà còn như thể “tràn từ ngực người mà lên”. Hình ảnh kỳ diệu này có lẽ được chiết xuất sâu xa từ nguyên lý triết học của Thiền tông Yên Tử mà Trần Nhân Tông được xem là tổ sư, đó là ánh sáng chiếu rọi trên hành trình trở về sơ tâm.
Thơ thiền Đường Tống thường kết hợp hình ảnh trăng với mặt nước (trăng soi đáy nước – thủy nguyệt) như ánh trăng trong thơ Đức Thành hòa thượng (Thuyền tử hòa thượng kệ) với câu thơ kinh điển: “Dạ tĩnh thủy hàn ngư bất thực – mãn thuyền không tải nguyệt minh qui” (Nước lặng đêm yên đâu cá đớp – quay về nhẹ lướt một thuyền trăng) , hay bài Tây lai ý tụng thi của Linh Triệt thiền sư với câu thơ cuối: “Bán dạ bạch vân tiêu tán hậu – nhất luân minh nguyệt đáo song tiền”(Nửa đêm mây trắng sau khi tan hết - một vầng trăng sáng soi bên cửa sổ) hoặc ý thơ kỳ thú của Hàn Sơn: “Hàn Sơn đa u kỳ – Đăng giả hàn đăng nhiếp
– Nguyệt chiếu thủy trừng trừng – Phong xuy thảo liệp liệp”(Hàn Sơn âm u kỳ bí
– người mang đèn mãi sợ – trăng chiếu xuống nước trong vắt – gió thổi qua cỏ vù vù). Một ý thơ của Thích Hiệu Nhiên cũng nhấn mạnh vào trăng như một thiền cảnh-tâm cảnh: “Hoa không giác tính liễu – Nguyệt tận tri tâm chứng” (thấy hoa tàn giác ngộ tính không – nhìn trăng lên biết tính tâm tu chứng)… Trăng tượng trưng cho sự vắng lặng, sáng soi, vì vậy, trăng là thi ảnh cần thiết cho sự hình
thành “ý cảnh” trong thơ thiền Đường - Tống. Nó không chỉ là biểu tượng cho bản thể, mà còn là những ám ảnh sâu sắc hơn về sự “bừng sáng” của nội tâm, sự “chiếu diệu” của đạo tâm trước cái mênh mông, vô ý của tự nhiên và vũ trụ.
2.3.5. Âm thanh thiên nhiên như sự vang vọng bản thể
Từ góc độ triết lý âm thanh trong thơ thiền, chúng tôi nhận thấy hình tượng âm thanh tương ứng với triết lý bản thể bao gồm:
- Âm thanh như là nguyên âm – sơ âm:
- Âm thanh khai ngộ của thiền đốn ngộ
- Âm thanh như là sự hòa điệu huyền diệu của tâm người và tâm thế giới
Nguyễn Đăng Thục trong cuốn Phật giáo Việt Nam có một chương bàn về “Triết lý âm thanh của Thiền tông An Tử”. Trong đó, ông đã xuất phát từ hệ thống triết lý âm thanh của Ấn Độ giáo đến Phật giáo, Lão giáo và cả Thiên Chúa giáo để phân tích ý nghĩa âm thanh trong triết học của thiền phái Trúc Lâm. Điểm nhìn hết sức mới mẻ này đã mở ra một phương diện khám phá mới đối với thơ thiền Lý Trần nói riêng, thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc nói chung. Yếu tố “nguyên thanh” (âm thanh đầu tiên), theo tác giả, là “nguyên nhân đầu tiên của thế giới tri giác”, và như thế, “lời vừa là năng lực, vừa là ý niệm” [246; 212]. Trong sách Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm, rất nhiều loại thanh âm được đề cập mà cách gợi dẫn khá gần gũi với những vấn đề mỹ học thiền. Chẳng hạn như các khái niệm: nhất thanh (tiếng
nhất), không thanh (tiếng không), thoát thanh (tiếng giải thoát), tịch nhiên vô