Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 19


“Gương mặt thực”, “gương mặt người mẹ” trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống luôn là những hình ảnh đầy sức ám gợi về một bản thể xa xưa và vĩnh cửu. Tính chất “người mẹ” ở đây được hiểu là tính chất tạo tác, nuôi dưỡng, và duy nhất. Gương mặt thực (chân diện mục hay bản lai diện mục) là một cụm từ liên quan rò ràng đến yếu tố bản thể của Thiền Phật giáo. Hành trình thơ ca

của yếu tố bản thể luận giàu hình tượng này có xu hướng gắn kết “gương mặt thực”

với thế giới thiên nhiên rộng lớn. Đó là gương mặt của Như Lai, gương mặt thế giới mà yếu tố thiên nhiên không thể bị bỏ qua.

Thơ thiền Trung Quốc chỉ có 2 bài (trên tổng số hơn 300 bài được chọn nghiên cứu) nhắc đến hình ảnh gương mặt người mẹ. Đa phần các thiền sư nhà thơ Trung Quốc sử dụng cụm từ “chân diện mục” hoặc “đông phong diện”, chỉ có một bài dùng “nương sinh diện” để nói bản thể.

Thạch Đầu Hy Thiên (700-790) trong Tham đồng khế có nhắc đến hình

ảnh người mẹ như là bản thể:

Tứ đại tính tự phục Như tử đắc kỳ mẫu Tứ đại xoay về tự tính

Như con tìm được mẹ

[10; 160]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Song, hình ảnh nhân cách hóa bản thể hiếm hoi này lại đặt trong chỉnh thể bài thơ ngũ ngôn cổ thể dụ đạo thiền. Ý tưởng “trở về bản thể là trở về với mẹ” được giải thích ngay sau đó qua các câu:

Nhiên y nhất nhất pháp Y căn diệp phân bố

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 19

Dịch là:


Tất cả mọi vật trong sắc giới đều từ bản thể giới, nhất nhất đều từ chí đạo sản sinh ra, như từ gốc cây phân bố ra cành lá

[10; 159]

Chúng ta xem một bài khác có nhắc đến hình ảnh người mẹ trong liên hệ với bản thể:

Tuệ tâm cận không tâm Phi quan độc lâu khổng Đối diện thuyết bất thức Nhiêu nễ mẫu tính Đổng

Dịch nghĩa:

Tâm tuệ (thì) chạm đến tâm không

(Tâm không này) không can hệ gì đến đầu lâu (7 khiếu sinh trí tuệ) của con người

Lúc gặp nhau, có nói cũng không thể biết được (đạo ấy)

Dù người mẹ kia mang họ Đổng (mang bản tính vốn là Hiểu biết)

Thiền sư Vương Phạn Chí

[338; 20]

Bài này có nói đến hình ảnh người mẹ, thể hiện qua phương pháp song quan: dùng từ “Đổng” với nghĩa “hiểu biết” để nói người mẹ họ Đổng như là người mẹ của hiểu biết. Cụm từ “mẫu tính Đổng”chỉ xuất hiện một lần duy nhất

trong thơ thiền Đường Tống (trong phạm vi khảo sát của chúng tôi). Có lẽ là một ẩn dụ khá đặc biệt, không có dấu hiệu gắn bó trực tiếp với thuật ngữ Phật giáo như nương sinh diện hay chân diện mục.

Như vậy, thiên nhiên như một không gian của tạo tác vĩnh cửu, của bản thể chân thật có “diện mục” thường không được các nhà thơ – thiền sư Trung Quốc gắn kết với hình ảnh người mẹ. Tô Thức tìm kiếm “Lư Sơn chân diện


mục”, Hàn Sơn tìm chân tính trong bóng núi Hàn Sơn, … đều là những biểu hiện cụ thể của việc hình tượng hóa thiên nhiên thành một kiểu “bản lai diện mục” mang màu sắc triết học.

Ở Việt Nam tình hình có khác hơn. Yếu tố kiến tính (hay kiến tính)-như Trần Thái Tông giải thích là thấy tâm- đã tạo nên một trường liên tưởng lâu dài cho các nhà sư, thi nhân làm thơ thiền. Thấy tính nghĩa là trở về, là đến bờ giải thoát, là ngộ, là chứng…

Các nhà thơ-thiền sư đời Trần đã mở ra những bức chân dung thân phận song song với bản lĩnh giải thoát từ chính cuộc đời qua những biến cố và thảm kịch chính trường. Đó là những bi kịch ngấm ngầm bắt nguồn từ những ẩn ức của cuộc tráo đổi triều đại dưới tay nhà đạo diễn lịch sử lừng danh Trần Thủ Độ, bi kịch trong chốn nội cung qua cuộc hôn nhân loạn luân của Trần Thái Tông với chị dâu đã có mang, để ông vua này phải miễn cưỡng mà lên ngôi, hình ảnh thiền sư Huyền Quang và vụ án nổi danh kim cổ với nàng Điểm Bích, những tâm sự

kín đáo của Tuệ Trung tâm sự về nỗi lương đống công hầu35…Những bức chân

dung thiền thi với chiều sâu bi cảm ấy là nét độc đáo so với ấn tượng trang nghiêm có từ các bài thơ thiền Trung Quốc. Chính cảm hứng giải thoát pha lẫn nỗi niềm nhân sinh đã khiến thơ Huyền Quang chứa đựng nhiều sự nhập nhòa rất giàu thi cảm. Chúng tôi nhận ra sợi dây kín đáo xuyên qua mạch thơ của ông chính là tâm cảm nhập nhòa hiện tượng mà các thiền sư đời Lý với công lao “trụ tích trấn vương kỳ” không hề để lộ qua các bài kệ. Sự nhập nhòa ấy không phải là dấu hiệu của sự bất an, và ngược lại, cũng không phải nhất định không có ý nghĩa gì đối với không gian giải thoát an toàn của cảnh giới giác ngộ. Nó là cái thế hữu tình không tránh khỏi của vật hữu tình. Nói rò hơn, có một sự thay đổi góc


35 Xem Thơ văn Lý-Trần, Tập II, quyển thượng, NXB KHXH, H, 1989, trang 241, mục chú thích 3 và trang 235, mục chú thích 1.


nhìn trong cảm quan thiền học của các nhà thơ-thiền sư thời kỳ này. Tuyên ngôn của Tuệ Trung: “Bồ Tát nói Pháp, ta nói thực” đã bày tỏ dứt khoát một cảm quan về cái thực. Đồng thời lấy cảm hứng từ cái thế chênh vênh của người đồng trong bụi bặm nhưng an trú trong mảnh đất Tâm (Tâm địa), các thiền sư này cũng đã tạo nên một tiếng nói mới, thoát hẳn cái âm hưởng kệ thị tịch giản dị của những bậc cao tăng trước trong thời nhà Lý.

Những không gian tận cùng trong cảm quan thiền học của Tuệ Trung như tiếng vượn rừng sâu, vượt sang bờ bên kia, thú lành còn ẩn giữa non cao, diệu khúc gốc nguồn xin cứ hát, là những biến tấu say sưa của nhà thơ xuất phát từ một gương mặt huyền diệu hơn: Gương mặt người mẹ.

A thùy hội đắc nương sinh diện Thủy tín nhân thiên tổng giả danh

Dịch thơ:

Khuôn trăng người mẹ ai hay biết Trời nọ người kia thảy giả danh

Cảm hứng về gương mặt sâu thẳm này mang đến cho nhà thơ những cách diễn đạt về bản thể hết sức đặc biệt:

Tâm vương vô tướng diệc vô hình Nhãn tự ly châu dã bất minh

Dục thức giá ban chân diện mục Ha ha nhật ngọ dã tam canh

Dịch thơ:

Không hình không tướng chúa tâm ta Mắt dẫu ly châu đố nhận ra

Muốn biết đâu là khuôn mặt thực Giữa trưa mà cứ ngỡ canh ba


241; 237]

Đồng điệu với Tuệ Trung, Trần Thánh Tông cũng có bài thơ nói về gương mặt mẹ như sau:

Đả ngòa tòan qui tam thập niên Kỷ hồi hãn xuất vị tham thiền

Nhất triêu thức phá nương sinh diện Tỵ khổng nguyên lai một bán niên

(Độc Đại tuệ ngữ lục hữu cảm)

Dịch thơ:

Đập ngói dùi rùa ba chục niên Mồ hôi ướt đẫm bởi tham Thiền Một mai nhìn thấy dung nhan mẹ

Mới biết khuôn trăng khuyết một bên

(Cảm xúc khi đọc Đại tuệ ngữ lục)

Dung nhan mẹ - bản thể - thường được ví như vầng trăng vành vạnh. Hình ảnh khuyết một bên trong bài thơ này của Trần Thánh Tông là sự cách điệu hóa yếu tố thị kiến của người tu học. Thị kiến của vướng mắc và khuất tất, đó là cái nhìn của ngày hôm qua về dung nhan của bản thể so với ngày hôm nay của giải thoát vĩnh viễn. Trong một bài thơ khác, ông viết:

Nhân đắc bản lai chân diện mục Cá trung khúc phá vô nhân hội Duy hữu tùng phong họa thử âm

Dịch thơ:

Nhận được khuôn trăng như nó có Khúc nhạc trong lòng không kẻ hiểu Hòa âm họa có gió thông ngàn


[241; 407]

Ở đây, thấy được “khuôn trăng” là nghe được âm thanh của ngộ, cách nói này rất gần với quan niệm tri âm bản thể của Tuệ Trung thượng sĩ. Rất đáng lưu ý là chi tiết dùng hai câu thơ trả lời Tuệ Trung của Trần Thánh Tông khi nhà vua lâm bệnh nặng:

Viêm viêm thử khí hãn thông thân Vị tằng cán ngã nương sinh khóa

Khí nóng nồng nực làm cho mồ hôi toát dầm mình

Nhưng chưa hề ướt được cái khố của người mẹ sinh ta

Từ nương sinh diện đến nương sinh khóa, con đường kéo gần bản thể và hữu tình hóa sự tu tập đã tiết lộ khá nhiều khuynh hướng thẩm mỹ thiền tông của các thiền sư- nhà thơ thời. Sự nhập nhòa trong thơ thiền giai đoạn này tương hợp một cách đáng ngạc nhiên với ý thức về bản thể trong các sáng tác của các thiền sư. Nó làm nên dư vị say, cuồng trong thơ các thiền sư. Đó là niềm vui giải thoát cùng lúc với niềm vui hướng về bản thể, là cái say đạo pháp lẫn trong cái say bụi bặm. Chúng tôi tạm gọi đó là một cuộc nổi loạn về cảm hứng của các thiền sư thi sĩ đời Trần.

Hình ảnh gương mặt người mẹ được xem như một kiểu tượng trưng (hay ẩn dụ) trong chính kinh điển Phật giáo. Hình ảnh đó được sử dụng trong thơ ca nên mang thêm một ý nghĩa ẩn dụ có tính nghệ thuật và có thuộc tính của một phép tu từ; nó nối kết giữa ý thức bản thể luận Phật giáo (xét về mặt triết học), ý thức giác ngộ (xét về mặt tôn giáo), ý thức vận dụng điển cố điển tích và là một (trong nhiều) định hướng sáng tạo đối với loại hình tác giả thiền sư-thi sĩ (xét về mặt văn học).

Kinh Lăng Nghiêm viết:


“Khi ấy A-nan và đại chúng được nghe Phật tạm chỉ cái thấy không động tịnh co mở là Tâm nên tất cả đều hớn hở vui mừng, và nghĩ rằng : Từ vô thỉ đến nay tự làm mất bản tâm, nhận cái vọng tưởng phân biệt theo bóng dáng của trần cảnh làm Tâm, ngày hôm nay mới ngộ được Tâm mình, nên hết sức vui mừng. Cũng như đứa con khát sữa đã lâu, nay được gặp bà từ mẫu, nên ông và đại chúng cầu Phật chỉ rò ở nơi thân tìm hiện tiền đây, cái nào chân thật không sanh diệt và cái nào hư vọng có sanh diệt”.

Và một đoạn khác:

“Các đức Như Lai trong mười phương nhớ thương chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn mẹ thì cái nhớ ấy cũng không ích gì. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì mẹ và con trong đời này, trong các đời sau quyết không xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật thì trong hiện tại và ở tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa” (chương Đại Thế Chí niệm Phật).

Có thể nói, lấy quan hệ mẫu tử để chỉ quan hệ giữa con người khổ đau với

con người giải thoát là một cách nói rất giàu hàm nghĩa về cả yếu tố triết lý lẫn ý đồ giáo hóa. Tình mẫu tử là mối quan hệ không thể tách rời. Đặc tính của mối thâm tình ấy là duy nhất, không thể thay thế. Ẩn dụ về “Mẹ” ở đây rất gần với cách nói của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “Có một vật hỗn độn mà hình thành. Nó sinh ra trước trời đất; nó vắng lặng một mình mà không đổi, đi khắp mà không mỏi, cho nên có thể làm mẹ được thiên hạ. Ta không biết gọi nó là gì, nên gọi nó là cái đạo”.

Nương sinh diện (gương mặt người mẹ) là cụm từ đồng nghĩa với bản lai diện mục, nhưng nó không chỉ có một nét nghĩa là cái có trước trời đất, làm mẹ được thiên hạ. Mẹ trong quan niệm của Phật giáo còn có nghĩa là cứu độ, là trí


tuệ giải thoát sản phẩm của Phật giáo Đại thừa36. Điểm độc đáo nhất trong luận giải của Suzuki là đã làm toát lên một tinh thần màu nhiệm của Giác ngộ: Bồ Tát và Chúng sinh là chung một Sinh thể. Đoạn văn cho thấy một nghịch lý kinh hoàng là Người Mẹ Bản thể ấy (với cái tên gọi khác là Bát Nhã- Trí tuệ giải thoát) có thể bị ốm đau, trong khi Kinh Phật nói: “Chân tâm nhiệm màu vắng lặng mà thường sáng suốt chiếu soi (Kinh Lăng Nghiêm). Nghĩa là, Chân Tâm (hay Bản thể, Tâm không) là vô trụ, vô sinh diệt. Như thế, hình tượng chung một sinh thể ốm đau đó là góc nhìn hữu tình của Phật giáo Đại thừa. Phải chăng với góc nhìn đó mà Bồ Tát còn được gọi là Giác hữu tình, những bậc đắc đạo với hạnh nguyện sẽ cứu vớt chúng sinh cho đến tan xương nát thịt? Và liệu có ý nghĩa gì không khi chúng ta liên hệ góc nhìn hữu tình này với hình ảnh các thiền sư, cư sĩ đầu đời Trần trong vai trò cứu nước, hy sinh hết mình cả cho dân tộc lẫn đạo pháp? Chiều sâu ý nghĩa của hình tượng gương mặt người mẹ đan kết vào nhiều yếu tố triết lý và tôn giáo trong thơ thiền đời Trần có thể mang đến cho chúng ta thêm nhiều kiến giải về tính chất thơ ca cũng như thiền học giai đoạn này.


36 Đoạn văn sau đây của Suzuki viết trong Thiền luận (sđd), Tập hạ, trang 363-365 đặc biệt liên quan đến nội dung nghiên cứu của chúng tôi: “…Bát Nhã là ánh sáng rọi khắp mà chúng ta phải chiêm ngưỡng. Nó đứng trên tất cả ảnh hưởng tạp nhiễm của các vật thể trần gian. Nó soi sáng tất cả bóng tối trong thế giới đối đãi, và do đó, mang lại thanh bình và an ổn cho mọi loài. Nó cung cấp ánh sáng cho người mù, nhờ đó y có thể yên lành xuyên qua đêm tối của vô minh. Nó dẫn những người lạc lối trở về con đường chính. Nó vén mở cho chúng ta thấy chân lý của vạn hữu Nó là nơi nương tựa của mọi loài, khiến chúng hoàn toàn không sợ hãi, là người có năm con mắt soi rò trọn cả thế gian. Là chân lý vượt lên sống và chết, vượt trên tất cả mọi tạo tác. Nó chính là Tâm Không. Là kho lẫm của hết thảy mọi chân lý (dharmakosa). Là meï của hết thảy chư Phật và Bồ Tát. Vì Bồ Tát là mẹ và là tổ tiên của hết thảy chư Phật và Bồ Tát, nên cácngài luôn luôn lo lắng về sức khỏe, về sự bình an và sự thịnh vượng của Bát Nhaò. Kinh nói: “Như một người đàn bà có một số con đông. Nếu bà bệnh tật, hết thảy các người con của bà, con trai cũng như con gái, đều mong bà chóng bình phục. Bởi vì chúng chỉ có một tâm niệm duy nhất rằng bà là mẹ của chúng, đã nuôi dưỡng chúng với lòng trìu mến và thương yêu, những gì mà chúng sở hữu riêng hôm nay đều do bà ban cho với trí khôn và lòng từ ái. Vậy không thể quên bà, phải chăm sóc bà, phải kiếm thuốc men cho bà để bà được bình phục, qua khỏi mọi thứ đau đớn và phiền muộn. Như thế bà sẽ được săn sóc bởi tất cả những người con của mình. Cũng giống như vậy, chư Phật và Bồ Tát bận tâm sâu xa đến sự tráng kiện của Bát Nhã là bà mẹ của mình; các ngài dùng hết mọi phương thế để bảo vệ bà tránh xa các thứ ma quỉ và cuối cùng giúp bà đứng vững trong thế gian”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022