Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 16


được chiêm nghiệm ngắm nhìn bằng con mắt một thiền nhân. Mọi vọng động lên cảnh tượng “như thị” ấy (mong muốn, đến đi…) đều chạm phải Tính Không của vạn vật và bị hóa giải: “Đến rồi về lại không gì khác”. Núi kia vẫn khói bay, sóng kia vẫn nước tuôn… như bản thể không sinh không diệt.

Ông còn có nhiều ý thơ về núi non đậm phong cách triết lý sắc sảo, tài hoa như : “Sơn sắc khởi phi thanh tịnh thân” (Màu non kia Chân thể Như lai) [197], hay như bài:

Vị văn Lô nhạc đa chân ẩn

Cố tựu cao nhân đoạn túc phan Dĩ hỉ thiền tâm vô biệt ngữ Thương hiềm thế phát hữu thi ban Dị đồng mạc vấn nghi Tam ngữ

Vật ngã chung đương phó Bát hoàn Đáo hậu dữ quân khai bắc hộ

Cử đầu tam thập lục thanh sơn Dịch nghĩa:

Nghe nói trên Lư Sơn có nhiều bậc chân ẩn

Vì vậy tôi tìm đến cao nhân để xin cắt đứt những vấn nạn nhiều đời Cùng vui với tâm thiền, mọi ngôn từ đều chẳng có gì khác biệt

Chỉ ngại rằng đã cạo tóc mà tình thơ vẫn còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Thiền đạo và thi ca là đồng hay khác, đừng nghi ngờ mà hỏi Hãy quên đi sự phân biệt ta – người

Cuối cùng, ta cùng mở cánh cửa bắc Ngẩng đầu nhìn ba mươi sáu ngọn núi xanh

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 16

[197]


Bài thơ tuy có vẻ nhẹ nhàng hơn nhưng khí thơ vẫn cuồn cuộn những tâm tình thế tục lẫn trong ánh sáng thiền. Cảm hứng quên đi mọi sự phân biệt và lời nhắn nhủ “vui với tâm thiền” đưa người đọc trở về với thế giới thơ ca đời Trần. Gặp lại Tuệ Trung, chúng ta thưởng thức một bức tranh thiền thi khác:

Thu quang hữu bút mạc hình dung Khích mục sơn hà xứ xứ đồng Nhất phái Tào Khê hàn trạm trạm

Thiên niên Hùng Nhĩ bích tùng tùng… Dịch nghĩa:

Ánh sáng mùa thu không bút nào hình dung được

Ngước nhìn non sông nơi nào cũng một vẻ Một dòng suối Tào Khê lạnh ngăn ngắt Nghìn năm núi Hùng Nhĩ vẫn xanh lớp lớp…

Cảnh tượng núi non sông suối trong bài thơ trên càng có sức mạnh ám gợi bản thể khi những địa danh như Tào Khê, Hùng Nhĩ đều là “thánh địa”, “thiền cảnh” của các bậc đại sư thiền Trung Hoa. Không gian trong thơ Tuệ Trung bao gồm các hình ảnh “dương tính”, mãnh liệt như: nghìn non xanh, muôn vẻ thúy,

nửa đêm Tân La mặt trời ửng đỏ, sống và chết từ một đợt sóng, cánh buồm cô đơn

băng giữa mênh mông, tiếng vượn kêu nơi rừng sâu thẳm, mây có thế bay ra khỏi mây, nước suối không tiếng nào không phải là tiếng vang trong lòng suối… Đó là không gian có màu sắc tuệ giác, thể hiện ở cảm giác “bừng nở”, “bừng sáng” của

nội tâm. Âm hưởng “hận tuôn tràn’, “cạo tóc mà tình thơ vẫn còn”… như Tô Thức không hề phảng phất trong giọng điệu thơ Tuệ Trung.

Đương nhiên, nỗi niềm “lương đống công hầu” không thể không có ở một công thần giàu suy tư như Tuệ Trung. Nhưng ông không biến nó thành khung trời “lao viễn mộng” như Tô Thức, ông viết:


Vị phùng thì thái hiền nhân xuất Thả hỷ lâm thâm thúy thú tàng Tảo vãn lão thiên khai Phật nhật

Thông môn đào lý lộng xuân quang.

Dịch nghĩa:

Chưa gặp thời thịnh để cho người hiền xuất hiện Hãy mừng chốn rừng sâu có muông thú lành ẩn Sớm muộn trời già cũng mở ra mặt trời Phật Suốt từ ngò vào, đào mận đùa giỡn ánh xuân.

Mạch thơ về núi non, sông suối như biểu tượng bản thể nói trên nằm trong cảm hứng của Tuệ Trung về núi sâu, rừng sâu, biển rộng, góc bể chân trời, đông tây nam bắc, tam giới mênh mông… Không gian vô tận đó không khoét sâu nỗi đơn độc cũng như không nhấn mạnh những chiêm nghiệm thiền học mãnh liệt như không gian thơ Tô Đông Pha.

2.3.3.2. Vương Duy và Trần Nhân Tông

Khác với Tuệ Trung, thế giới thơ của Vương Duy, tuy cũng chứa nhiều hình ảnh đẹp đẽ với chiều sâu thi cảm trước chốn núi non, rừng sâu, nhưng lại mang tính chất của một nội tâm u huyền. Đó là các hình ảnh như: ánh nắng hắt vào rừng sâu, ngồi một mình trong đám trúc rậm rạp, sương thu bàng bạc ánh trăng vừa mọc, mặt trời lặn le lói, làn khói quạnh hiu, trăng rọi qua khoảng rừng thông…

Trong bài Điểu minh giản, ông viết:

Nhân nhàn quế hoa lạc Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thì minh xuân giản trung


Dịch thơ:

Hoa quế rụng, người nhàn Đêm núi sâu lặng lẽ Trăng lên chim động khẽ Kêu trong dòng suối xuân

Núi vắng (cùng với hình tượng mây trắng) là thần thái của thơ Vương Duy. Hình ảnh những ngọn núi cao ngất, vắng lặng, như những chấm phá tinh tế của Vương Duy trong tranh thủy mặc luôn gợi ra làn sóng suy tư bản thể rất thú vị cho người đọc. Trong cái nền “sơn không”, hoa và người, trăng và chim, tiếng kêu và dòng suối…, tất cả quyện vào nhau trong mối tương duyên lặng lẽ không dứt của tính không bao la. Hồ Ứng Lân trong Thi tẩu bình bài thơ này của Vương Duy như sau: “người vật đều quên, muôn sự suy nghĩ vắng lặng, không nằm trong thanh luật…” “mỗi chữ nhập thần”, “ngôn từ vi diệu” [336; 137].

Hình ảnh “không sơn” cũng xuất hiện trong bài Lộc trại:

Không sơn bất kiến nhân Đản văn nhân ngữ hưởng Phản ảnh nhập thâm lâm Phục chiếu thanh đài thượng

Dịch nghĩa:

Núi hoang vu không thấy bóng người Chỉ nghe âm thanh ai đó vọng mãi Ánh nắng vào tận rừng sâu

Chiếu lên đám rêu xanh.

[122; 505]

Bài thơ không có bóng người, nhưng lại có dư âm… Ánh nắng lặng lẽ vào sâu trong rừng và hắt tia lên đám rêu xanh dường như là một mô tả giản đơn của


thi nhân. Song, sự giản dị không ngờ ấy lại gần gũi biết bao với cái vắng lặng sơ nguyên của bản thể. Không có bóng người trong bài thơ, nhưng lại có những tạo tác tự nhiên trong dòng sinh diệt bất tận, như nắng cứ chiếu, như rêu cứ mọc… Bài Trúc lý quán của ông lại đặc tả cảnh rừng sâu:

Độc tọa u hoàng lý

Đàn cầm phục trường khiếu Thâm lâm nhân bất tri

Minh nguyệt lai tương chiếu

[122; 506]

Dịch thơ:

Trong trúc tối ta ngồi Gảy đàn rồi huýt sáo Rừng sâu ai tỏ thấu Thân ta trong trăng ngời

Cuộc chơi thầm lặng của nhà thơ giữa rừng sâu cùng tiếng sáo đàn trong bóng trúc và trong ánh trăng tạo nên một không gian vừa nên thơ đẹp đẽ vừa khơi gợi khí thiền. Toàn bộ thế giới núi non rừng sâu của Vương Duy lại tìm được sự gặp gỡ tuyệt diệu với thơ Trần Nhân Tông đời Trần.

Địa tịch đài du cổ Thời lai xuân vị thâm

Vân sơn tương viễn cận Hoa kính bán tình âm Vạn sự thủy lưu thủy Bách niên tâm ngữ tâm Ỷ lan hoành ngọc địch

Minh nguyệt mãn hung khâm


Dịch thơ:

Đất hẻo lánh, đài thêm cổ kính

Theo thời tiết, mùa xuân về chưa lâu Núi mây như xa như gần

Ngò hoa nửa rợp nửa nắng Muôn việc như nước tuôn nước Trăm năm lòng lại nhủ lòng

Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực.

[241; 456]

Bài thơ Đăng Bảo Đài sơn (Lên núi Bảo Đài) của Trần Nhân Tông cũng gắn cái hẻo lánh, cổ kính của núi vắng cái mênh mông chiếu ánh tự nhiên của hoa và nắng, núi và mây. Tiếng sáo của Vương Duy vang lên trong bụi trúc tối, tiếng sáo của Trần Nhân Tông lại hòa vào ánh trăng chan hòa trong thân. Hai không gian thiền của hai tác giả có sự gặp gỡ, tương dung trong cảm hứng sâu kín về sự hội ngộ bản thể.

Bài Vũ Lâm thu vãn (Chiều thu ở Vũ Lâm) của Trần Nhân Tông khắc họa

buổi chiều thu ở Vũ Lâm với những chi tiết mô tả rất giống thơ Vương Duy. Đó là bóng hoa in ngược dưới lòng khe, là vệt nắng tà hắt lên bờ nước, là nghìn non bao nhiêu lá đỏ lặng lẽ rơi, là mây giăng như mộng… [241; 467]. Bài Lạng Châu vãn cảnh (Cảnh chiều ở Lạng Châu) cũng mang khí thơ tương tự với các hình ảnh: nước trong (thủy minh), núi lặng (sơn tĩnh), gió yên (phong định), mây nhàn (vân nhàn)… Không gian thơ Trần Nhân Tông phản chiếu điểm nhìn bản thể luận tuy

có nhiều nét tương đồng với Vương Duy, song lại không chở nặng cái không khí u huyền nhàn tịch như ở thơ Vương Duy. Thần thái thơ Trần Nhân Tông vẫn nghiêng về phía “động”, “sáng”, và đầy ắp niềm an nhiên của con người vui đạo.


2.3.3.3. Huyền Quang – Hiệu Nhiên

Giọng thơ thiền mềm mại, sâu lắng và hồn nhiên của hai nền thơ thiền Việt Nam và Trung Hoa dường như đọng lại rất nhiều trong thơ Huyền Quang và Hiệu Nhiên.

Trong bài Văn chung (Nghe chuông), Hiệu Nhiên viết:

Cổ tự Hàn Sơn thượng

Viễn chung dương hảo phong Thanh dư nguyệt thụ động Hưởng tận sương thiên không Vĩnh dạ nhất thiền tử

Linh nhiên tâm cảnh trung Dịch nghĩa:

Ngôi chùa cổ trên núi Hàn Sơn

Tiếng chuông xa vẳng theo gió lành

Âm thanh đọng lại hàng cây dưới bóng trăng lay động Tiếng vang hết rồi, chỉ còn sương bay giữa trời mênh mông Đêm dài chỉ một thiền sư

Gió thoảng qua còi tâm.

[339]

Núi Hàn Sơn – biểu tượng quen thuộc của các thi nhân – thiền sư đời Đường Tống như mất đi những nét hoang vu, lạnh lẽo mà thay vào đó là một thế giới “sơ sinh” thật ấn tượng. Hình ảnh duy nhất xuất hiện trong không gian núi Hàn Sơn là một thiền sư giữa âm âm ba chuông chùa và ngọn gió thoảng qua tâm. Toàn bài thơ là những khơi gợi rất tinh tế về sự cảm nghiệm bản thể của nhà thơ trước “thiền cảnh” vắng lặng trên núi Hàn Sơn. Hiệu Nhiên còn một bài thơ nữa cũng khắc họa chân dung cái “sơ sinh” của thế giới như bài Khê thượng


nguyệt (Trăng trên suối). Trong đó, tác giả đã mô tả dòng nước mùa thu với ánh sáng trăng mang vẻ đẹp “tố phác” của bản thể chân thật. Ở bài Tây khê độc phiếm, Hiệu Nhiên lại gửi gắm nỗi niềm tịch lặng của mình trong trong còi núi mây rất có chiều sâu:

Đạo tình hà sở ký Tố khả mạn lưu gian

Trực tính lân cao hạc Vô danh tiện dã sơn Kinh hàn tùng trúc tú

Nhập tĩnh phiến vân nhàn Phiếm phiếm thùy vi lữ Duy ư cộng nguyệt hoàn

Dịch nghĩa:

Tình đạo không biết gửi vào đâu Giong thuyền chầm chậm nơi khe núi

Thương cánh hạc bay cao lòng vẫn ngay thẳng Thích cảnh núi non hoang dã chẳng có tuổi tên Trải qua giá lạnh bụi trúc càng xanh tốt

Vào chốn lặng lẽ áng mây thêm an nhàn Cứ bơi chèo không biết làm bạn cùng ai Chỉ đành trở về cùng với ánh trăng soi

[337; 64]

Những ý thơ tinh tế và “hiền lương” của Hiệu Nhiên cũng tìm thấy “tri âm” của mình nơi thơ Huyền Quang tôn giả đời Trần.

Thay vào hình ảnh Hàn Sơn, Huyền Quang viết về Yên Tử: Am bức thanh tiêu lãnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022