Thiên Nhiên Trong Chiều Kích Chân Không – Một Phương Diện Bản Thể Luận Của Thiền Tông Phật Giáo Nhìn Từ Lý Thuyết Tính Không


Trong Kinh Lăng Nghiêm, đệ tử của đức Phật thường phải khóc để xin Phật giảng dạy. Tiếng khóc cầu xin ánh sáng Bát Nhã đó để lại dấu ấn đặc biệt trong thơ thiền đời Trần, giống như một ẩn dụ về giọt nước mắt của đứa con Vô minh khi tìm kiếm người mẹ Bản thể.

Nói cách khác, thơ thiền đời Trần chảy ngầm một cuộc tâm sự lớn giữa Người Mẹ - Chân Như Đứa con - Chúng sinh. Đó là đặc điểm bản thể luận rất đáng lưu ý, và cũng là thành tựu của những sáng tạo bắt nguồn từ cảm hứng nhìn thấy khuôn mặt Mẹ và trở về với Mẹ.

2.3.7. Thiên nhiên trong chiều kích chân không – một phương diện bản thể luận của Thiền tông Phật giáo nhìn từ lý thuyết Tính không

2.3.7.1. “Không” trong quan niệm Phật giáo

Không, hay Tính Không, có nguồn gốc chữ Phạn là Sunyata, nghĩa là trống rỗng. Phật giáo nguyên thủy xuất phát từ giải thích mọi vật là giả hợp nên xem vạn pháp chứa đựng yếu tính trống rỗng, vô thường. Quan niệm Tính Không trong Phật giáo tiểu thừa đặt trọng tâm ở thể tính con người. Sự tồn tại của con người cũng là giả hợp, và vì thế con người không có tự ngã. Phật giáo đại thừa dồn bản chất cái Không vào cả thân và tâm, nghĩa là mọi hiện tượng thân tâm đều không có tự tính. Tính không được Đại thừa cho là thể tính tuyệt đối. Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tính không được xem là thể tính của mọi khái niệm, là cái chung nhất của mọi hiện tượng, kể cả những hiện tượng tư tưởng, tinh thần.

Trung Quán tông do Bồ Tát Long Thọ khởi xướng thì quan niệm rằng vạn vật nhờ nhân duyên, tựa nương vào nhau mà hiển hiện. Do đó, thể tính của toàn thế giới là không. Tính không này là nguồn gốc sinh thành hoại diệt của chúng sinh; và cũng là phương cách tạo cho chúng sinh thoát vòng luân hồi. Trí huệ đạt đến Không thì chứng quả Niết Bàn. Duy Thức tông do Vô Trước và Thế Thân


khởi lập quan niệm thế giới con người cảm nhận là do thức (tâm) mang lại. Cảm nhận này tương tự như một dạng ảo ảnh về thực tại.

Hầu hết sinh hoạt công án ở cửa Thiền đều xoay quanh thuyết Thật tướng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

của Trung quán và tập trung vào khái niệm “vạn pháp duy tâm” của Duy Thức tông. Vì vậy, thiền tông chỉ thẳng vào tâm và quán Tính Không. Ý thơ “tâm tuệ đạt tới tâm không” của Vương Phạn Chí (đời Đường - Trung Quốc) chính là phát biểu rò ràng liên quan đến khía cạnh nhận thức “tính không” của giới tu thiền.

Từ những trang kinh Phật uyên áo, đặc biệt là từ tinh thần Không trong Bát Nhã Tâm Kinh, tính Không đã tỏa khắp những không gian văn hóa Phật giáo Đại thừa ở nhiều quốc gia phương Đông.

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 20

Một khái niệm nữa có liên quan đến Không Chân không diệu hữu. Bản

thân các khái niệm Không, tính Không, chân Không được xem là quan niệm cốt tủy của tinh thần Phật giáo. Xét từ góc độ mỹ học Phật giáo, khái niệm Chân không diệu hữu dường như mang sức gợi rò rệt hơn. Đoàn Thị Thu Vân đã có

những lý giải mang tính chất thi học về thuật ngữ Phật học này trong ảnh hưởng đối với thơ thiền như sau: “Phật giáo Đại thừa trong đó có Thiền tông đặt cơ sở trên tư tưởng Không khởi nguyên từ kinh Bát – Nhã; nhưng Không đây không phải là “hư vô chủ nghĩa” mà là Chân không diệu hữu (cái Không chân thật là cái Có vi diệu) (…) Một trong những đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của thi ca phương Đông là nghệ thuật “biểu diễn cái không lời”(…) Tinh thần mỹ học phương Đông có thể tóm tắt là lấy Hư diễn Thực, cái Có phát sinh từ cái Không”[237; 16] … Cách tiếp cận này khơi gợi rất nhiều vấn đề nghiên cứu xung quanh đặc điểm mỹ học thơ thiền Lý Trần nói riêng, thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc nói chung. Yếu tố chân không còn mở ra hàng loạt các đặc tính khác có mặt trong thơ thiền như “trạng thái vô ngôn”, khuynh hướng qui Tâm về Không, nối kết hệ thống Tâm-Bản thể-Tính Không.


2.3.7.2. Phân tích thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống từ góc độ thiên nhiên trong chiều kích chân không

Chân không khi thể hiện vào thơ thiền thường ở hai dạng: triết lý trực tiếp và thông qua ẩn dụ nghệ thuật. Phạm vi tìm hiểu phân tích của luận án nhắm đến dạng thứ hai, tức là thể hiện chân không thông qua các ẩn dụ nghệ thuật, trong đó chủ yếu là mượn thiên nhiên làm ẩn dụ tỏ bày chân lý duyên khởi tính không.

Chúng tôi lưu ý hiện tượng các bài thơ kết bằng hình ảnh hư không qua các cách nói như: tiếng chim hót giữa hư không, hư không làm ướt áo, gió thổi qua hư vô… tạo ra một không gian thơ ca đầy chất thiền. Cách kết thúc “hướng tới hư không” hoặc “mở ra hư không” như vậy thường làm cho biên độ bài thơ trở nên không rò ràng, mở ra độ nhòe cần thiết cho sự thể hiện không gian tâm linh.

Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều hình ảnh liên quan đến chân không thể hiện trong cả thơ thiền Lý Trần và Đường Tống như:

+ Thuyền không

+ Hoa không

+ Tâm không

+ Đàn không dây, sáo không lỗ, người không miệng, cơm không gạo

+ am vắng, sông lặng, mây trắng

+ trường không (không gian rộng lớn, mênh mông)

+ không sơn (núi vắng)

+ hư cốc (hang vắng)

+ không môn (cửa không)

Chân không lặn sâu vào các sáng tác của thiền sư – thi nhân, tạo nên sự sống của khoảng trống và khoảng ngưng đọng trong thơ. Vẻ đẹp của chân không nằm trong sự tịch lặng của thơ thiền. Sự tịch lặng ấy không chỉ thể hiện qua hình ảnh, kết cấu mà còn lắng sâu trong ý tứ, sức ám gợi về triết lý Phật giáo cũng như


cảm quan về sự vô tận. Ở đây, Tính không trong thơ thiền có hai chức năng cơ bản là gợi tả chiều kích bản thể và đóng góp vào tư duy sáng tạo nghệ thuật.

Chúng ta đọc bài Lộc trại của Vương Duy: Không sơn bất kiến nhân

Đãn văn nhân ngữ hưởng Phản ảnh nhập thâm lâm Phục chiếu thanh đài thượng

Dịch thơ:

Núi lặng không thấy người Sao thanh âm vang vọng Nắng soi vào rừng sâu Chiếu lên rêu xanh thẫm.

Bài thơ này đã được Hong Zeng đọc giải cấu trúc như sau:

“Ở cấp độ đầu tiên, bài thơ ghi lại cảm giác của một người quan sát có đôi chút giới hạn trước núi non rừng thẳm. Cảm giác xa vắng với những dấu vết mờ ảo của hình ảnh trực giác và một sự thay thế ở bản dịch Anh ngữ cùng với sự nối kết kề cận các câu thơ ngắn vắng mặt cú pháp trong bản Trung Quốc nguyên tác đã nắm bắt phần sâu kín của ngọn núi tịch lặng và ánh sáng sắp lụi tàn trước khi đêm tối buông xuống. Sự vắng mặt của giới từ (trên ngọn núi tịch lặng) khiến cho không gian trở nên mơ hồ, biến một địa điểm thực sự trở thành thế giới xa xăm giữa hình ảnh và biểu tượng.

Ở cấp độ sâu hơn, cấp độ triết học, sự thiếu vắng giới từ (trên ngọn núi tịch lặng) và đại từ nhân xưng đã trộn lẫn con người với thiên nhiên, chủ thể với khách thể, sao cho những cảm giác toát ra dường như thuộc về chính ngọn núi (mà không phải là của con người). Phong cách tổ


hợp các hình tượng mong manh giữa sống động và thô cứng, giữa thường tồn và mất mát nhằm diễn tả một triết lý Thiền về khoảng không và sự sống. Hai dòng cuối cùng, vì thiếu vắng chủ thể cá nhân, nhận thức của con người trở nên đồng nhất với (sự thiếu vắng) của ánh sáng hắt trở lại. Từ chỗ “không thấy” ở đầu bài thơ đến chỗ “thấy” ở cuối bài, đó là một quá trình tri giác. Sự tương phản giữa trống rỗng và thanh âm, ánh sáng

mơ hồ và làn rêu kéo dài gợi mở tinh thần vĩnh cửu của Đạo – một năng lượng đang lan tỏa khắp thế giới bất trắc và phù du.

Do đó, tính chất thiếu cú pháp (thiếu giới từ) trong bài thơ là bức tranh thêu hai mặt trong việc tạo lập đồng thời một ý thức Toàn mãn hòa quyện cảm giác của con người và Thiên Nhiên với một ý thức trần thế đầy giới hạn và sai biệt của con người trước Thiên Nhiên”[334; 92].

Đoạn văn khá dài của Hong Zeng trong tiểu luận nổi tiếng Đọc giải cấu trúc triết học tự nhiên Trung Quốc trong văn học và nghệ thuật (Lão giáo và Phật giáo Thiền tông) 37 thuộc một cách đọc thơ thiền rất mới, dựa trên nền tảng triết học hiện đại. Điều đáng nói là kể cả khi vận dụng quan điểm mới để nghiên cứu,

Hong Zeng vẫn phân tích sâu sắc sự gắn bó giữa tính năng động thi pháp thơ cổ điển với nội dung tính không (được giải thích là Đạo) trong bài thơ Lộc trại, nhất là phát hiện tinh tế sau: “Phong cách tổ hợp các hình tượng mong manh giữa sống động và thô cứng, giữa thường tồn và mất mát nhằm diễn tả một triết lý Thiền về khoảng không và sự sống”[334; 93].

Bài Ung hồ sơn tự của Trương Duyệt sau đây cũng nằm trong cảm hứng

tính không:

Không sơn tịch lịch đạo tâm sinh


37Xin tham khảo: A deconstructive reading of Chinese natural philosophy in literature and the arts Taoism and Zen Buddhism, Hong Zeng, The Edwin Mellen Press, USA, 2004.


Hư cốc điều dao mã điểu thanh Thiền thất tùng lai trần ngoại thưởng Hương đài khởi thị thế trung tình Vân gian đông lĩnh thiên tầm xuất Thụ lý nam hồ nhất phiến minh Nhược sử Sào Do tri thử ý

Bất tương bệ la dịch trâm anh Dịch nghĩa:

Núi vắng vẻ (làm) phát sinh đạo tâm

Hang trống xa xôi (nghe) tiếng chim rừng kêu Nhà thiền trước giờ vui cái vui ngoài còi bụi Há có phải là cái tình trong thế gian

Đỉnh núi phía đông trong mây vươn lên ngàn tầm

Mặt hồ phía nam trong rừng ánh lên như một mảnh gương sáng Nếu cùng với Sào Phủ, Hứa Do biết được ý ấy

Hẳn không mang cỏ la bệ đi thay cho trâm anh.

Kim Thánh Thán bình như sau:

“Không nhờ vắng lặng thì không sinh ra đạo tâm, thế nhưng vắng lặng không phải là đạo tâm, không nhờ “xa xôi” thì không vẳng được tiếng chim, nhưng “xa xôi” không có tiếng chim. Bàng cư sĩ nói rằng: “Chỉ mong coi các cái có là không”, đó là ý nghĩa “tịch lịch đạo tâm sinh”; “Chẳng coi các cái không là thật”, đó là ý nghĩa câu “điều dao dã điểu thanh”.

Có vị tăng hỏi Hoàng Sa rằng: “Thanh tịnh bản nhiên, tại sao chợt sinh ra núi sông đất lớn?”. Hoàng Sa trả lời tăng rằng: “Thanh tịnh bản nhiên, tại sao chợt sinh ra núi sông đất lớn?”.


Lời tăng hỏi Hoàng Sa đó là cái nghĩa “tòng lai trần ngoại thưởng” (từ trước đến nay là cái vui ngoài còi bụi). Lời Hoàng Sa đáp lại tăng đó là cái nghĩa “khởi thị thế trung tình” (há phải là cái tình trong còi đời?)” [214;13].

Cách bình của Kim Thánh Thán rò ràng đã dùng cái “không” để khắc họa “cái thực”. Cách bình ấy cũng là mẫu mực cho cách đọc thơ thiền dưới ảnh hưởng mỹ học Phật giáo. Ở một góc độ nào đó, có thể thấy Thánh Thán đã sử dụng rất lão luyện những thao tác bình chú thiền học theo phong cách tài tử.

Thi kệ Đường Tống có câu: “Xúc cảnh đản tợ thủy vô tâm” (xúc cảnh chỉ

như nước vô tâm) [268, tập 2; 33-34], “Như điểu không trung chỉ ma phi” (Như chim trong không mặc tình bay) [268, tập 2; 35],… Ý thức tu tập trong các câu thơ vừa trích dẫn thể hiện ở cách quan tâm đến “tâm thuật” của các nhà thơ – thiền

sư trong hứng thú về thiền đạo. Đó là cách thể nghiệm cái không vĩnh cửu trong thiên nhiên của Vương Duy, là đạo tâm nơi núi vắng của Trương Duyệt, là cánh nhạn giữa mênh mông và chìm bóng trong nước lạnh của Thiên Y Nghĩa Hoài… Toàn bộ bức tranh hư không của thiên nhiên ở đây được mô tả như là sự chứng nghiệm tâm trong cái thấy biết sự cảnh.

Nếu như cái không trong thơ thiền Đường -Tống gắn với sự tu thì cái

không trong thơ thiền Lý - Trần gắn với sự nhàn. Kỷ luật tâm linh và truyền thống lý luận tôn giáo khiến cho thơ thiền Trung Hoa mang đậm tính chất bác học và hàn lâm. Nhìn chung, phương thức khắc họa không gian thiên nhiên trong chiều kích chân không của thơ thiền Đường Tống là phải du nhập cho được cái không khí tu tập và thiền đạo đang tràn ngập xã hội thời đó. Đối với các nhà thơ – thiền sư Việt Nam, trực cảm hồn nhiên và bản lĩnh vui sống lại là chỗ dựa cho sự hình

thành thi tứ. Vì thế, thơ thiền Lý - Trần không hứng thú du nhập “sự tu” vào thơ,

mà thiên về thể hiện “cách thế sống” – ở đây là sống nhàn. Mạnh Chiêu Nghị


trong bài Thơ chữ Hán Việt Nam và Thiền tông Trung Quốc (TCVH, 12-06, tr. 33) đã bình luận xác đáng như sau: “Cảnh giới tinh thần này (tức cảnh giới siêu thoát

– LT chú) trong thơ chữ Hán Việt Nam thường thông qua thưởng lãm cái đẹp của điền viên sơn thủy tự nhiên để đạt tới sự an nhiên trong nội tâm tác giả, hoặc từ trong sự phản tỉnh khi quan sát hiện tượng nhân sinh haytự nhiên để tỏ bày cảm xúc coi muôn pháp đều là không, đời người như giấc mộng, cho đến thái độ sống kiểu tùy duyên nhậm viễn, siêu thoát tự nhiên”.

Đây là một số trích đoạn trong bài Tự thuật của Trần Thánh Tông:

(…) Chung nhật nhàn đàm bất điệu cầm Nhàn môn vô sự khả quan tâm

Cá trung khúc phá vô nhân hội Duy hữu tùng phong họa thử âm (…) Cá trung vô khiếm diệc vô dư Phật dã vô hề nhân dã vô

Thu cảnh viễn lai thiên ngoại viễn Thanh sơn vân tỏa chủy đô-lô

Dịch thơ:

(…) Gảy đàn không điệu trọn ngày nhàn Cửa lặng không còn việc phải toan Khúc nhạc trong lòng không kẻ hiểu Hòa âm họa có gió thông ngàn

(…) không thiếu không dư ở còi lòng Phật không, người cũng vẫn là không Cảnh thu xa lắc, trời xa lắc

Mây khóa non xanh, mặc ruổi rong.

[241; 407]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022