Kết Quả Nhận Dạng Các Nhân Tố Rủi Ro Tại Dự Án Tuyến Số 1 Tp.hcm - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên


Nhóm rủi ro


Biến rủi ro

Mã hóa

thuật

Hồ sơ thiết kế có nhiều thiếu sót

K2

Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án thay đổi


K3

Sai sót trong công tác giám sát chất lượng

K4

Sai sót trong quá trình thi công (khó khăn trong quá trình thi công do công nghệ thi công đặc biệt…)


K5

Thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công từ chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước


K6

Dự báo chi phí dự án không chính xác

K7

Dự báo thời gian thực hiện dự án không chính xác

K8

Quá trình cung ứng bị gián đoạn

K9


Rủi ro kinh tế

Sự thay đổi trong chính sách tài trợ của chính phủ, nhà tài trợ

KT1

Sự thay đổi trong chính sách thuế

KT2

Tiền lương thay đổi

KT3

Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư

KT4

Chi phí nhiên liệu, nguyên liệu thay đổi

KT5

Suy thoái kinh tế

KT6

Sai sót trong xác định giá dự toán gói thầu

KT7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - 14


Nhóm rủi ro


Biến rủi ro

Mã hóa


Kế hoạch vốn, giải ngân, quyết toán vốn hàng năm chưa phù hợp

KT8

Rủi ro môi trường

Điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, mưa)

MT1

Ô nhiễm môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, rác thải…)

MT2


Rủi ro chính trị

Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ

CT1

Sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan

CT2

Sự thay đổi trong các chính sách và các quy định pháp luật

CT3

Dự án bị trì hoãn

CT4

Sự chậm trễ trong công tác thẩm định, phê duyệt (các thủ tục pháp lý)


CT5

4.3.2. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro tại dự án Tuyến số 1 TP.HCM - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên‌

Nhằm xem xét cụ thể hơn về các yếu tố RR chính ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tuyến số 1 TP.HCM – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên, nhóm các chuyên gia liên quan đến dự án này được mời tham gia thảo luận. Nhóm các chuyên gia trực tiếp liên quan đến công việc của Tuyến số 1 được thiết lập bao gồm gồm các thành viên thuộc Ban quản lý dự án, các nhà thầu tham gia thiết kế, thi công, giám sát, tư vấn Quản lý dự án. Thông tin chi tiết của nhóm chuyên gia này được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thông tin nhóm chuyên gia



STT


Học vấn

Thời gian làm việc tại dự án


Đơn vị công tác

1

Sau đại học

6 năm

Ban quản lý dự án



STT


Học vấn

Thời gian làm việc tại dự án


Đơn vị công tác

2

Sau đại học

7 năm

Ban quản lý dự án

3

Đại học

4 năm

Tư vấn quản lý dự án

4

Đại học

4 năm

Nhà thầu thi công

5

Sau đại học

5 năm

Nhà thầu thi công

6

Đại học

8 năm

Tư vấn thiết kế

7

Đại học

5 năm

Tư vấn quản lý dự án

Cuộc thảo luận nhóm với các chuyên gia được tiến hành. Nhóm chuyên gia được giải thích rõ về mục đích, mục tiêu nghiên cứu cũng như danh sách các yếu tố RR đã được xác định trong các dự án ĐSĐT tại TP.HCM.

Kết quả thảo luận thống nhất có 27 biến RR thành phần liên quan đến Tuyến số 1 TP. HCM được xác định. Phần lớn các biến RR đã xác định nhận được sự đồng tình và thống nhất từ các chuyên gia, tuy nhiên các chuyên gia đóng góp thêm một số ý kiến như sau.

Đối với nhóm rủi ro kỹ thuật (RRK), biến K7 và K8 tương ứng với dự báo chi phí không chính xác và dự báo thời gian không chính xác được khuyến nghị loại bỏ vì theo các chuyên gia thì các biến này được xem là kết quả của hàng loạt các RR chứ không phải là RR cụ thể.

Đối với nhóm rủi ro kinh tế (RRKT), biến KT2 - Sự thay đổi trong chính sách thuế và biến KT4 - Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư nên được nhóm gộp lại thành biến Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư.

Đối với nhóm RRCT, biến CT1 – thiếu sự hỗ trợ của chính phủ sẽ được bỏ vì theo các chuyên gia biến này sẽ tác động đến quá trình vận hành, khai thác dự án nhiều hơn so với trong giai đoạn nghiên cứu trong Luận án là giai đoạn thực hiện. Hiện tại, dự án vẫn đang nhận sự hỗ trợ tốt của chính phủ.

Như vậy, sau khi xem xét các ý kiến chuyên gia, một số RR dự án đầu tư xây


dựng ĐSĐT tại TP.HCM sẽ được thiết lập với 27 biến thành phần, thể hiện trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Các biến rủi ro trong dự án ĐSĐT, tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên


Nhóm rủi ro


Biến rủi ro

Mã hóa

(1)

(2)

(3)


Rủi ro xã hội

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, không đồng bộ

XH1

Đe dọa đến sự an toàn con người và tài sản

XH2

Các bên tham gia dự án bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, thiếu sự hợp tác


XH3

Các tác động xã hội tiêu cực (giao thông, tái định cư, lối sống, ô nhiễm...)


XH4

Áp lực điều chỉnh phạm vi dự án từ các bên liên quan

XH5

Xảy ra khiếu kiện, tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án giữa chủ đầu tư và nhà thầu


XH6

Sự phản đối của dư luận xã hội, cộng đồng

XH7


Rủi ro kỹ thuật

Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót, không thực hiện đầy đủ, điều kiện địa chất phức tạp


K1

Hồ sơ thiết kế có nhiều thiếu sót

K2

Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án thay đổi


K3

Sai sót trong công tác giám sát chất lượng

K4


Nhóm rủi ro


Biến rủi ro

Mã hóa


Sai sót trong quá trình thi công (khó khăn trong quá trình thi công do công nghệ thi công đặc biệt…)


K5

Thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công từ chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước


K6

Quá trình cung ứng bị gián đoạn

K7


Rủi ro kinh tế

Sự thay đổi trong chính sách tài trợ của chính phủ, nhà tài trợ

KT1

Tiền lương thay đổi

KT2

Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư (thay đổi thuế VAT, chi phí dự phòng, tỷ giá, chi phí gián tiếp)


KT3

Chi phí nhiên liệu, nguyên liệu thay đổi

KT4

Suy thoái kinh tế

KT5

Sai sót trong xác định chi phí

KT6

Chậm giải ngân vốn

KT7

Rủi ro môi trường

Điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, mưa)

MT1

Ô nhiễm môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, rác thải…)

MT2


Rủi ro chính trị

Rào cản quy định pháp luật (chậm phê duyệt, thủ tục, quy định …)

CT1

Sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan

CT2

Sự thay đổi trong các chính sách và các quy định pháp luật

CT3

Dự án bị trì hoãn

CT4


4.4. Kết quả quá trình khảo sát‌


4.4.1. Kết qủa quá trình khảo sát thử nghiệm‌


Dựa trên các các yếu tố RR đã được nhận dạng thông qua thảo luận nhóm chuyên gia, đã được trình bày trong Bảng 4.8, Bảng câu hỏi (BCH) thử nghiệm đã được thiết lập. BCH thử nghiệm được khảo sát trực tiếp các chuyên gia liên quan trực tiếp liên quan đến dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Quá trình khảo sát trực tiếp ý kiến chuyên gia đã được diễn ra. Kết quả thu được 33 phiếu. Trong đó, 14 phiếu khảo sát đến từ các chuyên gia thuộc nhà thầu thi công, chiếm 42%, các chuyên gia thuộc ban quản lý dự án chiếm 15% với 5 phiếu hoàn chỉnh, các đơn vị tư vấn với 8 phiếu chiếm 24%. Các chuyên gia thuộc các đơn vị quản lý nhà nước khác chiếm 18% với 6 phiếu hoàn chỉnh.

Sau khi BCH thử nghiệm được gửi đến các chuyên gia thì thu được một số ý kiến phản hồi tích cực và một số ý kiến đóng góp.

Về phần hình thức BCH, có một số ý kiến phản hồi thu được. Một số chuyên gia phản hồi rằng BCH hơi dài vì khảo sát ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các RR đến cả ba khía cạnh chi phí, thời gian và chất lượng. Điều này có thể dẫn đến việc các câu hỏi sẽ không được trả lời đầy đủ hoặc câu trả lời sẽ không đảm bảo độ tin cậy nếu thực hiện khảo sát đại trà với số lượng lớn.

Về phần nội dung BCH, tác giả thu được một số ý kiến đóng góp. Thứ nhất, các chuyên gia có nhận xét tích cực, đồng tình với các biến RR liên đến dự án ĐSĐT tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Thứ hai, một số chuyên gia cho rằng việc giải thích rõ các thang đo, cách thức đánh giá và mục tiêu của câu hỏi một cách trực tiếp đã giúp cho các chuyên gia dễ hiểu và dễ trả lời hơn so với việc thực hiện khảo sát online mà các chuyên gia đã thực hiện trong các nghiên cứu do các cá nhân, tổ chức thực hiện trước đó.

Từ những nhận xét, phản hồi về BCH thử nghiệm, tác giả đã xem xét hoàn thiện BCH chính thức để tiến hành khảo sát chính thức. Nội dung BCH chính thức bao gồm 3 phần: (1) Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn; (2) Đánh giá tầm quan trọng các mục tiêu dự án; (3) Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro đối với dự án ĐSĐT tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến số 1 Bến Thành – Suối tiên. BCH chính thức được thể hiện trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2. Bên cạnh đó, với ý kiến đóng góp của các chuyên


gia đã nhận được về cách thức tiến hành khảo sát, tác giả sẽ sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp nhằm đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.

4.4.2. Kết qủa quá trình khảo sát chính thức‌


4.4.2.1. Thông tin chung của đối tượng được khảo sát


Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp, tuy nhiên một số ít chuyên gia được lựa chọn trước đó không thể thực hiện khảo sát trực tiếp vì một số lý do nên cuộc khảo sát được tiến hành thông qua ứng dụng Zoom. Vì yêu cầu đảm bảo tính bí mật nên tên của các chuyên gia cũng như vị trí làm việc của các chuyên gia này sẽ không được tiết lộ. Với 71 phiếu khảo sát hoàn thành đầy đủ thu được, có 60 phiếu thu được từ khảo sát trực tiếp và 11 phiếu thu được từ khảo sát online. Do vậy 71 phiếu sẽ được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này.

Các chuyên gia được lựa chọn khảo sát là các chuyên gia trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến Tuyến số 1 TP.HCM, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng với trình độ học vấn từ đại học và sau đại học. Trong đó, một số chuyên gia là người nước ngoài có kinh nghiệm thực hiện các dự án ĐSĐT tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Các đối tượng được chọn khảo sát có đầy đủ nền tảng về kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá các RR trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT. Các thông tin liên quan đến đối tượng được khảo sát thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Đặc điểm đối tượng khảo sát


Đặc điểm

Phân loại

Số lượng phiếu

Tỷ lệ (%)



Từ 10 – 15



10

14

Kinh nghiệm làm việc

năm

Từ 15 – 20

năm


36


51


Trên 20 năm

25

35


Trình độ học vấn


Đại học


50


70


Sau đại học

21

30


Kết quả cho thấy, phần lớn đối tượng được phỏng vấn trong nhóm này (chiếm 86%) có kinh nghiệm làm việc trên 15 năm, trong đó số chuyên gia có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên 20 năm chiếm 35%. Trình độ học vấn của các chuyên gia được khảo sát thì 70% là trình độ đại học và 30% đạt trình độ sau đại học. Trong đó, phần lớn các chuyên gia được khảo sát thuộc các đơn vị nhà thầu thi công với 23 phiếu, chiếm 32%, các đơn vị tư vấn chiếm 32% với 23 phiếu khảo sát, ban quan lý dự án chiếm 21% với 15 phiếu khảo sát. Các chuyên gia còn lại thuộc các đơn vị quản lý nhà nước khác.

Bảng 4.10 cung cấp thêm các thông tin về các chuyên gia được phỏng vấn cũng như vai trò, nhiệm vụ của họ trong quá trình thực hiện dự án ĐSĐT số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Phần lớn các chuyên gia (46,5%) làm việc trong dự án ĐSĐT Số 1 Bến Thành – Suối Tiên trên 6 năm, 50,7% các chuyên gia làm việc từ 2 đến 6 năm và 2 chuyên gia (2,8%) làm việc tại dự án ít hơn 2 năm.

Trong 71 phiếu thì có 19 chuyên gia là người nước ngoài đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự tại Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm khoảng 26,8 %) và 52 chuyên gia trong nước (chiếm 73,2%).

Bảng 4.10. Đặc điểm chuyên gia liên quan trực tiếp đến dự án


Đặc điểm

Phân loại

Số lượng phiếu

Tỷ lệ (%)


Nguồn gốc chuyên gia

Chuyên gia nước ngoài


Chuyên gia trong nước

19


52

26,8


73,2


Dưới 2 năm

2

2,8

Thời gian làm việc tại

Từ 2 – 4 năm

15

21,1

Dự án

Từ 4 – 6 năm

21

29,6


Trên 6 năm

33

46,5

4.4.2.2. Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên của RR bằng phương pháp thống kê mô tả thông qua chỉ số trung bình MV (Mean value)

Năm nhóm RR (xã hội, kỹ thuật, kinh tế, môi trường, chính trị) cùng với 27 biến RR sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia thông qua BCH khảo sát. Các chuyên gia tham gia khảo sát sẽ được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng các mục tiêu trong dự án, tầm quan trọng của các nhóm RR và các biến RR tương ứng đối với 3 mục tiêu chính của dự án đó là chi phí, thời gian và chất lượng bằng cách sử dụng thang đo từ 1 đến 9.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí