Đánh Giá Về Công Tác Thẩm Định Dự Án “Đầu Tư Xây Dựng Trạm Nạp


Bảng 7: Bảng tính lợi nhuận ròng hàng năm

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Doanh thu

1098.5

3958.5

6266

8534.5

11173.5

13890.5

Chi phí sxkd

1791.18

2642.766

2563.451

2483.586

2415.3

2354.375

Thuế VAT phải nộp

99.86364

359.8636

569.6364

775.8636

1015.773

1262.773

Lợi nhuận trước thuế

-792.544

955.8704

3132.913

5275.051

7742.427

10273.35

Thuế thu nhập doanh nghiệp


305.8785

1002.532

1688.016

2477.577

3287.473

Lợi nhuận sau thuế

-792.544

649.9918

2130.381

3587.035

5264.85

6985.879

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Doanh thu

14898

15931.5

18798

19994

21216

22464

Chi phí sxkd

1823.28

1852.64

1902.09

1657.99

1726.59

1786.36

Thuế VAT phải nộp

1354.364

1448.318

1708.909

1817.636

1928.727

2042.182

Lợi nhuận trước thuế

11720.36

12630.54

15187

16518.37

17560.68

18635.46

Thuế thu nhập doanh nghiệp

3750.514

4041.773

4859.84

5285.88

5619.418

5963.347

Lợi nhuận sau thuế

7969.842

8588.768

10327.16

11232.49

11941.26

12672.11

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015


Doanh thu

23744.5

25051

26390

27761.5

Chi phí sxkd

1853.96

1919.64

1993.73

2072.04

Thuế VAT phải nộp

2158.591

2277.364

2399.091

2523.773

Lợi nhuận trước thuế

19731.95

20854

21997.18

23165.69

Thuế thu nhập doanh nghiệp

6314.224

6673.279

7039.097

7413.02

Lợi nhuận sau thuế

13417.73

14180.72

14958.08

15752.67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 6


Ghi chú:VAT phải nộp= 0.1 *doanh thu/1.1

Thuế thu nhập doanh nghiệp :32% lợi nhuận trước thuế


Bảng 8: Bảng dòng tiền để tính NPV

Đơn vị: triệu đồng


Phần chi

STT

Khoản mục

2000

2001

2002

2003

2004

2005


1

VĐT ban đầu








2

Dòng tiền ra

7873






Phần thu

1

Lợi nhuận sau thuế

-792.54

864.94

2360.2

3826.9

5520.61

7252.3


2

Khấu hao

402

805

805

805

805

805


3

Lãi vay NH

985

844.33

675.46

506.6

337.73

168.87


4

Dòng tiền vào

594.456

2514.3

3840.7

5138.5

6663.34

8226.1

Dòng tiền thuần

-7278.5

2514.3

3840.7

5138.5

6663.34

8226.1


Dòng tiền quy đổi


-7278.5


2232.9


3029.2


3599.3


4145.13


4544.7

Cộng dồn dòng tiền vào

-7278.5

-5045.6

-2016.4

3599.3

7744.48

12289



Phần chi

STT

Khoản mục

2006

2007

2008

2009

2010


1

VĐT ban đầu







2

Dòng tiền ra






Phần thu

1

Lợi nhuận sau thuế

8253.38

8884.1

10640

11559

12286.6


2

Khấu hao

393

367

306




3

Lãi vay NH







4

Dòng tiền vào

8646.38

9251.1

10946

11559

12286.6

Dòng tiền thuần

8646.38

9251.1

10946

11559

12286.6

Dòng tiền quy đổi

4242.32

4031.1

4236.1

3972.5

3750.14

Cộng dồn dòng tiền vào

4242.32

8273.5

12510

3972.5

7722.64


Phần chi

STT

Khoản mục

2011

2012

2013

2014

2015



1


VĐT ban đầu








2


Dòng tiền ra







Phần thu


1


Lợi nhuận sau thuế


13031.1


13797


14573


15375


16185.7



2


Khấu hao








3


Lãi vay NH








4


Dòng tiền vào


13031.1


13797


14573


15375


16185.7

Dòng tiền thuần


13031.1


13797


14573


15375


16185.7

Dòng tiền quy đổi


3532.3


3321.5


3115.7


2919.2


2729.32

Cộng dồn dòng tiền vào


11254.9


3321.5


6437.3


9356.5


12085.21


Qua bảng phân tích trên cán bộ thẩm định của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ta tính được giá trị NPV của dự án là 12085.21 triệu đồng , với kết quả ngân hàng đưa ra kết luận là dự án có tính khả thi nhưng kết quả này khác với giá trị mà chủ đầu tư trình bày trong báo cáo khả thi là NPV=6671 triệu đồng.; IRR =23.3%; Thời hạn thu hồi vốn 4 năm

Tuy nhiên chúng ta còn phân tích độ nhạy của DA trong các trường hợp :

TH1: Khi doanh thu giảm 10%, VĐT không đổi

Tổng vốn đầu tư :7873 tr đồng

IRR :15.4%

NPV :3574 triệu đồng

Thời gian hoàn vốn:9 năm

TH2: Khi vốn đầu tư tăng 10%,doanh thu không đổi

Tổng vốn đầu tư :8661 tr đồng

IRR :20.3%

NPV :7568 triệu đồng

Thời gian hoàn vốn:7 năm


TH3: Vốn đầu tư tăng 10%, doanh thu giảm 10%

Tổng vốn đầu tư :8661 tr đồng

IRR :14.3%

NPV :2958 triệu đồng

Thời gian hoàn vốn: 10 năm


Kết luận: Kết quả thẩm định trên đây cho thấy dự án đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội là cần thiết, hợp lý và khả thi. Dự án mang lại lợi ích kinh tế cao, tạo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nguồn vay NHCT chiếm 60 % vốn đầu tư của dự án. Nguồn thu nhập và khấu hao cơ bản của dự án cũng như lợi nhuận của công ty có thể đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy phòng kinh doanh trình bày với ban giám đốc Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm duyệt cho vay đối với dự án:

Số tiền cho vay :7873 triệu đồng

Thời gian cho vay:5 năm trong đó thời gian ân hạn 2 năm

Lãi suất cho vay :12.6%/năm


4.3. Đánh giá về công tác thẩm định dự án “đầu tư xây dựng trạm nạp

bình LPG Hà Nội”

Thông qua việc nghiên cứu cụ thể dự án " Dự án đầu tư xây dựng trạm nạp bình LPG Hà Nội ", tôi nhận thấy một số điểm nổi bật sau về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm như sau:

- Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư: các bước tiến hành thẩm định dự án trên đã được thực hiện một cách đầy đủ chính xác theo quy trình thẩm định do ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định

- Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: dự án được tiến hành thẩm định theo phương pháp thẩm định theo trình tự kết hợp với phương pháp thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy của dự án.

- Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư: dự án được thẩm định dựa

trên hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính khá đầy đủ. Đồng thời việc thẩm định


tài chính dự án đầu tư cũng được dựa trên những số liệu khá chính xác do các do

cac số liệu này đã được xác minh lại.

- Vê thông tin phục vụ cho cán bộ thẩm định trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư chủ yếu là thông tin từ khách hàng vay vốn.

- Về cán bộ thẩm định: dự án này được cán bộ am hiểu lĩnh vực mà dự án dự

kiến đầu tư, nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định.


5. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công

thương Hoàn Kiếm

5.1. Những thành tựu đạt được

Hoạt động tín dụng là nguồn thu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ngày càng trở lên bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta biết rằng, trên nguyên tắc, tất cả các dự án xin vay đều phải qua bước thẩm định kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên, đối với các món vay ngắn hạn thì việc thẩm định sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các dự án cho vay trung và dài hạn. Sở dĩ như vậy là vì các dự án đầu tư trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, do vậy khó xác định các yếu tố liên quan quyết định đến hiệu quả của vốn vay trong tương lai. Trong những năm gần đây, công tác thẩm định dự án đầu tư được các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng đặc biệt được coi trọng. Sự coi trọng ấy đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nỗ lực của cán bộ tín dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng một cách đáng kể, nhằm loại bỏ những dự án không hiệu quả và ra quyết định đầu tư đối với những dự án được đánh giá là khả thi.

Chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn về nguồn vốn của ngân hàng. Điều này có nghĩa là, khi chất lượng của công tác thẩm định dự án tăng lên thì việc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng có cơ sở vững chắc và có hiệu quả cao hơn.


Từ đầu năm đến 15/12/2006, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã tiếp nhận và thẩm định 150 dự án .

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã hoàn thành báo cáo thẩm định 8dự án được phê duyệt cho vay, tăng 15% sơ với tổng số dự án NHCTHK đã tiếp nhận và thẩm định. Các dự án chưa được thẩm định và duyệt cho vay do nguyên nhân: Một số dự án khách hàng chưa hoàn thiện hồ sơ hay chưa giải trình được những yêu cầu; một số dự án khách hàng đưa hồ sơ dự án nhưng sau đó không đề cập đến, không đề nghị vay vốn, nhiều dự án NHCTHK mới tiếp nhận trong tháng 12/2006 (5dự án).

Thẩm định tài sản đảm bảo đến ngày 15/12/2006:115 tài sản đảm bảo (tính

từ đầu năm 2006 đến 20/6/2006 15 tài sản đảm bảo).

Thẩm định dự án đầu tư đến ngày 15/12/2006: hoàn thành báo cáo thẩm định

6dự án:

Phòng thẩm định và khách hàng doanh nghiệp lớn tính đến ngày 30/3/2007 tiếp cận các dự án của Tổng công ty than, Tập đoàn điện lực Việt Nam, EVN Telecom, Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội…

Trong quá trình thẩm định dự án cho vay vốn, cán bộ thẩm định đã luôn tuân thủ đầy đủ quy trình và nội dung thẩm định đã được Ngân hàng công thương Việt Nam soạn thảo. Thẩm định dự án được diễn ra theo một quy trình thống nhất, bảng biểu thể hiện các chỉ tiêu tính toán của dự án có mẫu thống nhất chung, mang đặc trưng riêng của phòng Thẩm định. Trong đó, tùy theo đặc điểm cụ thể của từng dự án mà cán bộ thẩm định có sự linh hoạt trong quy trình và nội dung thẩm định cho thích ứng và phù hợp với hoàn cảnh. Trong mỗi dự án, mức độ thẩm định từng nội dung có thể khác nhau. Ví dụ như đối với dự án mua máy móc thiết bị, việc xem xét địa điểm thực hiện có thể được bỏ qua.

Việc phân công bổ nhiệm cán bộ thẩm định đối với từng dự án được tiến hành một cách chặt chẽ. Từ đó gắn kết được trách nhiệm của cán bộ thẩm định đối với dự án, tạo cho họ có ý thức hơn đối với các dự án mà họ được phân công quản


lý. Bên cạnh đó việc phân công còn phù hợp với năng lực của từng cán bộ, từ đó tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được tinh thần sáng tạo, say mê công việc.

Trình độ phân tích tín dụng và công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được chú trọng. Quy trình và chất lượng thẩm định dự án có sự chuyển biến tích cực. Các cán bộ thẩm định được tổ chức thảo luận nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên trao đổi và cập nhập thông tin về các ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn.

Trong quá trình hội nhập, việc nghiên cứu vận dụng phương pháp thẩm định và một số chỉ tiêu thẩm định theo thông lệ quốc tế (theo cơ chế thị trường) được áp dụng phù hợp với từng dự án cụ thể tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm . Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã bước đầu áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu lao động trong tính toán thẩm định và thu thập thông tin.

5.2. Hạn chế và nguyên nhân

5.2.1 Hạn chế

Mặc dù Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã có nhiều kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư nhưng không thể tránh khỏi những khó khăn và tồn tại như:

Về đội ngũ cán bộ, với số lượng cán bộ hiện có mới chỉ đáp ứng được công tác đánh giá tài sản bảo đảm và công tác thẩm định, đối với công tác quản lý tín dụng còn chưa thực hiện đầy đủ theo đúng chức năng và nhiệm vụ được giao.

Một hạn chế nhưng không phải hoàn toàn do thiếu sót về mặt chủ quan đó là: Cán bộ thẩm định được phân công thẩm định một hoặc một vài dự án mà không có sự chuyên sâu vào một lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cán bộ trong quá trình thẩm định dự án vay vốn. Nếu dự án đó thuộc lĩnh vực mà Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã từng tiếp nhận và thẩm định nhiều thì các cán bộ thẩm định sẽ có nhiều dữ liệu và kinh nghiệm khi thẩm định. Nhưng nếu dự án đó thuộc một lĩnh vực hoàn toàn mới thì rất khó khăn cho cán bộ thẩm định khi đi thu thập tài liệu. Thực tế, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thì số lượng các dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh đầu tư


thường chiếm tỷ trọng lớn, cho nên khi thẩm định những dự án thuộc lĩnh vực này thì việc thu thập dữ liệu là khá thuận lợi. Ngược lại, số lượng các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là rất ít, cho nên khi thẩm định những dự án thuộc lĩnh vực này thì cán bộ thẩm định sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập tài liệu.

Trong quá trình thẩm định, có trường hợp thông tin bị thiếu hoặc phản ánh thiếu khách quan. Nguồn thông tin chủ yếu vẫn là do chủ dự án cung cấp. Khi một dự án được giao cho một hay một số cán bộ thẩm định phụ trách, ngoài nguồn thông tin nội bộ và thông tin thu thập được từ các bộ, ban ngành khác thì chủ yếu việc thu thập thông tin vẫn dựa trên mối quan hệ của bản thân các cán bộ đó với các tổ chức hoặc doanh nghiệp trong ngành.

Các trang thiết bị, các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định và quản lý tín dụng vẫn chưa được đầu tư thích đáng.

Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định chưa quan tâm nhiều đến độ nhạy của dự án – chính là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay nhiều nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Ngoài ra, việc phân tích rủi ro vẫn chưa được làm một cách chi tiết và đầy đủ.

5.2.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư trong đó có nguyên nhân từ phía Ngân hàng, từ khách hàng và do yếu tố khách quan tác động.

5.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Nhìn chung khi tiến hành thẩm định một dự án thì hầu hết các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng quan tâm hàng đầu là khả năng thu hồi vốn và có lãi nên họ chú trọng vào việc phân tích các chỉ tiêu tài chính.


Ngân hàng còn thu thập chưa đầy đủ các thông tin đánh giá, nhiều thông tin còn chủ quan tin tưởng vào thông tin khách hàng nên phân tích và xử lý thông tin không được tốt, không phân tích và đánh giá kế hoạch kinh doanh một các xác đáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022