Tuyến số | Tên tuyến | Đường đi | Chiều dài (km) | Đặc điểm | Số nhà ga | Ga Depot | |
Sen (Đ) | xoay Phú Lâm |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
- Phương Pháp Phân Tích Mạng Anp (Analytic Network Process)
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đsđt Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nhận Dạng Một Số Rủi Ro Trong Dự Án Đsđt Tuyến Số 1 Bến Thành – Suối Tiên
- Kết Quả Nhận Dạng Các Nhân Tố Rủi Ro Tại Dự Án Tuyến Số 1 Tp.hcm - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- Tóm Tắt Kết Quả Đánh Giá Tầm Quan Trọng Riêng Lẻ Của Các Nhóm Rr
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Bảng 4.2. Quy hoạch mạng lưới đường xe điện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến số | Tên tuyến | Đường đi | Chiều dài (km) | Đặc điểm | Mức đầu tư (ước tính) | Số nhà ga | Ga Depot | |
Nâu đất | Tramway 1 | Ba Son - Miền Tây | Ba Son - Tôn Đức Thắng - Công trường Mê Linh - Võ Văn Kiệt - Lý Chiêu Hoàng - Bến xe Miền Tây | 12,8 | trên cao | 250 triệu USD | 7 | Bến xe Miền Tây |
Hồng | Monorail 2 | Thanh Đa - Bình Hưng | Quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy - Khu đô thị Bình Quới | 27,2 | trên cao | -- | -- | Phong Phú |
Nâu | Monorail 3 | Gò Vấp - Tân Chánh Hiệp | Ngã tư (Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị) - Phan Văn Trị - Quang Trung - Công viên phần mềm Quang Trung - Tô Ký - Ga Tân Chánh Hiệp | 16,5 | trên cao | 400 triệu USD | -- | Tân Chánh Hiệp |
Theo báo cáo của JICA [7], đối với ĐSĐT tuyến số 1 thành phố Hồ Chí Minh có chiều dài đoạn tuyến 19.7 km giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Suối Tiên (2.2 km đi ngầm và 17.5 km trên cao). Có tổng cộng 14 ga, trong đó là 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Tuyến ĐSĐT số 1 thuộc hệ thống tuyến ĐSĐT TP.HCM có Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt đô thị (BQL ĐSĐT) Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ quan được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) là Cơ quan chủ quản. Năm
2006 - 2007, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên được lên kế hoạch với tổng mức đầu tư dự toán khoảng 17.000 tỉ đồng. Đến năm 2009, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỉ đồng. Tuyến số 1 dự kiến khởi công xây dựng giữa tháng 02/2010 và hoàn thành đưa vào vận hành khai thác tháng 02/2014. Thực tế, tuyến số 1 được khởi công cuối tháng 07/2012, sau hơn 02 năm chậm trễ. Theo kế hoạch ban đầu, công tác thi công sẽ hoàn thành vào năm 2017 và đi vào hoạt động vào năm 2018, tuy nhiên đã hoãn tới năm 2019 và 2020 do các thủ tục hành chính và giải tỏa mặt bằng. Ngày hoàn thành vận hành thương mại dự kiến dời đến cuối năm 2020, chậm 06 năm so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên theo báo cáo của Ban quản lý đường sắt đô thị trong tờ trình số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ thì đến cuối 2020, thì dự án mới chỉ đạt 83,6%, dự định hoàn thành đưa vào khai thác trong quý IV năm 2021. Cụ thể tình hình thực hiện dự án của Tuyến metro này sẽ được thảo luận trong phần tiếp.
Đối với ĐSĐT tuyến số 2 thành phố Hồ Chí Minh, chiều dài đoạn tuyến 48 km giữa phía Tây Bắc trung tâm thành phố và Thủ Thiêm. Dù ban đầu thành phố Hồ Chí Minh thiên về vay vốn Nhật Bản để thực hiện dự án, cuối cùng dự án được tiến hành nhờ tài trợ bởi vốn ODA của Đức, ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB). Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) được phê duyệt năm 2010 với tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD - hợp vốn từ ba nhà tài trợ gồm: 540 triệu USD của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); 313 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và 195 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Sau đó tổng vốn được đề xuất điều chỉnh lên hơn 2,1 tỷ USD do ảnh hưởng các yếu tố: trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng (bổ sung khối lượng cho việc kết nối với các tuyến metro số 3b, 5 và 6; tăng chiều dài các nhà ga ngầm) [13] theo quyết định số 4880/QĐ- UBND ngày 14/11/2019 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án gồm 3 phân đoạn:
o Phân đoạn 1: Bến Thành – Tham Lương , chiều dài 11,3 km (9,3 km đi ngầm và 2 km đi trên cao), 11 ga (10 ga ngầm và 01 ga trên cao).
o Phân đoạn 2: Đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Bến xe Tây Ninh, chiều dài 9,1 km (4,2 km đi ngầm và 4,9 km đi trên cao), 9 ga (6 ga ngầm và 3 ga trên cao).
o Phân đoạn 3: Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi, chiều dài 28 km (đi trên cao), 22 ga (trên cao).
Theo kế hoạch phân đoạn 1 dự kiến chạy thử vào năm 2019 và chạy chính thức vào năm 2020. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2018 dự án đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; hoàn thành toà nhà văn phòng, các công trình phụ trợ tại depot Tham Lương. Dự án này đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu xây dựng (gói thầu CP3a và CP3b, đường hầm và các ga ngầm). Tính đến cuối năm 2020 các Quận tại TP.HCM cơ bản đã hoàn tất các thủ tục ban hành quyết định bồi thường cho 99,67% các trường hợp, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 76,62%. Dự kiến đến năm 2026 mới vận hành chính thức.
Tuyến ĐSĐT số 3 bao gồm 2 tuyến, Tuyến 3A dài 19.8km giữa Bến Thành và Tân Kiên, và tuyến 3B dài 12.1km giữa Cộng Hòa và Hiệp Bình Phước. Xem xét khả năng kết nối trực tiếp với tuyến 1, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có ý định thực hiện dự án nhờ vay vốn Nhật Bản. Tuyến 3A, hiện tại dự án đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình UBND TP.HCM xem xét, thẩm định. Tuyến 3B, UBND TP.HCM đã thông qua Thiết kế cơ sở năm 2012. Hồ sơ ranh mốc đã được thông qua và bàn giao cho địa phương quản lý quy hoạch. Tính đến cuối năm 2020, nguồn vốn đầu tư của dự án này đang được xúc tiến kêu gọi đầu tư và tiến độ thực hiện dự án chưa được xác định.
Tuyến ĐSĐT số 4 thành phố Hồ Chí Minh kéo dài 36.2km giữa Thạnh Xuân và Hiệp Phước. Tính tới thời điểm cuối năm 2020, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải (Tư vấn TRICC-JSC) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khả thi và bàn giao hồ sơ cho các Sở ngành và địa phương tham khảo, quản lý quy hoạch.
Tuyến số 4b với điểm đầu nối với tuyến số 4 tại ga Công viên Gia Định và điểm cuối kết nối với tuyến số 5 tại Ga Lăng Cha Cả. Chiều dài 3,2 km đi ngầm, 3 ga ngầm. Tuyến số 4b đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi và đang trong giai đoạn xúc tiến kêu gọi đầu tư cùng tuyến số 4.
Đối với tuyến số 5, tuyến kéo dài 26km giữa bến xe Cần Giuộc và cầu Sài Gòn. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được chính phủ Tây Ban Nha tiến hành. Chính
phủ Việt Nam và chính phủ Tây Ban Nha đã thỏa thuận khoản vay 500 triệu Euro vào năm 2009. Tuy nhiên, do khủng hoảng tài chính, chính phủ Tây Ban Nha đã giảm vốn vay nên để thực hiện dự án thì cần thêm vốn từ ngân hàng Châu Á (ADB) và ngân hàng châu Âu (EIB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Tuyến này gồm 2 phân đoạn:
o Phân đoạn 1: Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn, chiều dài 8,89 km (7,46 km đi ngầm và 1,43 km đi trên cao), 9 ga (8 ga ngầm và 01 ga trên cao).
o Phân đoạn 2: Ngã tư Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc mới và depot Đa Phước, chiều dài 14,5 km (8,9 km đi ngầm và 5,6 km đi trên cao), 13 ga (8 ga ngầm, 5 ga trên cao).
Theo kế hoạch đầu năm 2018 bắt đầu thi công và hoàn thành phân đoạn 1 vào năm 2023. Hiện tại dự án đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đã tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế khung kỹ thuật (thiết kế FEED) và tiến hành cắm mốc giải tỏa.
Tuyến ĐSĐT số 6 kéo dài 5.6km giữa Bà Quẹo và Phú Lâm. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được Tây Ban Nha tiến hành như với tuyến 5. Tính đến cuối năm 2020 dự án chưa có tiến triển gì thêm.
Tính đến tháng 3 năm 2019, tại Tp. HCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương có số vốn đội hơn 51.710 tỷ đồng [5]. Dựa vào tình hình thực tế của các dự án ĐSĐT cho thấy, hầu hết các dự án này đều gặp phải rất nhiều vướng mắc từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thực hiện. Thời gian thực hiện dự án kéo dài nhiều năm so với kế hoạch ban đầu, chi phí dự án tăng cao, chất lượng một số hạng mục công trình chưa đảm bảo. Điều này đã gây ra nhiều lo ngại cho sự thành công của dự án. Chính vì vậy, việc xác định các rủi ro có thể xảy và đánh giá mức ưu tiên động tổng hợp của chúng đến chi phí, thời gian và chất lượng dự án sẽ có đóng góp quan trọng giúp các đơn vị thực hiện dự án có những chính sách phù hợp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực này.
Tuy nhiên, mỗi dự án đều có những đặc điểm khác nhau tương ứng với bối cảnh của từng dự án cụ thể, do vậy bên cạnh các rủi ro chung của dự án ĐSĐT thì mỗi dự án sẽ có những rủi ro và đặc điểm riêng biệt. Hơn thế nữa, dựa vào tình hình thực
hiện các Tuyến ĐSĐT tại TP.HCM đã được đề cập ở trên thì đến cuối năm 2020, hiện chỉ có 2 tuyến ĐSĐT đang trong giai đoạn thực hiện dự án đó là Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và Tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương. Trong đó, Tuyến số 2 đang triển khai những công việc đầu tiên của quá trình này như giải phóng mặt bằng, di dời hạ tậng kỹ thuật và công tác lựa chọn nhà thầu. Với quy mô dự án được dự kiến cũng như khối lượng công việc đã triển khai, cùng với với kinh nghiệm thực hiện của các chuyên gia thì việc nhận dạng và đánh giá Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ có độ tin cậy cao và mang tính đại diện hơn. Do vậy, nhằm nhận dạng và đánh giá các RR một cách tin cậy hơn, luận án sẽ tiến hành nghiên cứu một trường hợp dự án điển hình, đó chính là Tuyến số 1 TP.HCM - Tuyến Bến Thành – Suối.
4.2. Tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
4.2.1. Tên dự án
Theo quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 06/4/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc Phê duyệt Báo cáo dự án đầu tư, tên chính thức của dự án là Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên.
4.2.2. Chủ đầu tư: Ban quản lý đường sắt đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh
4.2.3. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
4.2.4. Cơ quan lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán
Đơn vị thiết kế kỹ thuật (TKKT) và dự toán: Liên danh Tư vấn NJPT (gồm các công ty: Công ty TNHH Nippon Koei, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản – JARTS, Công ty TNHH Parsons Brinckerhoff Japan (PBJ), Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JA – East), Công ty Tư vấn giao thông vận tải (GTVT) Nhật Bản (JTC), Công ty Tư vấn xây dựng Tonochi, Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI – South), Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC).
Đơn vị thẩm tra TKKT, dự toán: Công ty Singapore Mass Rapid Transit. Cơ quan thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh
Cơ quan phê duyệt: Ban quản lý Đường sắt đô thị (các gói thầu 1b, 2 và 3), Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (gói thầu 1a).
4.2.5. Mục đích đầu tư
Bổ sung phương thức vận chuyển khối lượng lớn để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân từ trung tâm Thành phố đến của ngõ Đông – Bắc Thành phố, làm cơ sở phát triển các tuyến ĐSĐT khác sau này. Sự hình thành của tuyến sẽ góp phần quan trọng giảm tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và cải thiện môi trường đô thị dọc tuyến.
4.2.6. Quy mô đầu tư
Theo báo cáo của JICA [7], ĐSĐT tuyến số 1 Tp. HCM có chiều dài đoạn tuyến 19.7 km giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Suối Tiên (2.6 km đi ngầm và 17.1 km trên cao). Có tổng cộng 14 ga, trong đó là 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Tuyến Bến Thành – Suối Tiên đi qua các quận: quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, Thủ Đức, Quận 9 – Tp.HCM và huyện Dĩ An – Bình Dương.
Hình 4.1. Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên JICA [7]
4.2.7. Tổng mức đầu tư
Theo quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 06/4/2007 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011, tổng mức đầu tư phê duyệt và điều chỉnh được tổng hợp thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tổng mức đầu tư phê duyệt và điều chỉnh (ĐVT: Tỷ đồng)
Hạng Mục | Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 | Quyết định số 4480/QĐ- UBND ngày 21/9/2011 | Tăng (+); giảm (-) | |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | Chi phí xây lắp và mua sắm | 10.756,183 | 26.330,4 | 15.574,22 |
2 | Chi phí GPMB | 1.404,059 | 1.404,0 | -0,06 |
3 | Chi phí QLDA và chi phí khác | 1.051,620 | 1.330,4 | 278,78 |
4 | Chi phí tư vấn | 1.173,855 | 1.876,0 | 702,15 |
5 | VAT | 934,670 | 2.757,2 | 1.822,53 |
6 | Chi phí dự phòng | 2.067,265 | 12.305,4 | 10.238,14 |
7 | Lãi vay | 1.321,8 | 1.321,80 | |
Tổng cộng | 17.387,654 | 47.325,2 | 29.937,55 |
4.2.8. Nguồn vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư
Theo quyết định 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND TP.HCM: vốn vay ODA từ JICA: 41.833,6 tỷ đồng; vốn đối ứng từ ngân sách Thành Phố: 5.491,6 tỷ đồng. Thực tế nguồn vốn bố trí cho dự án đến 30/9/2018 theo báo cáo đơn vị là 16.180.657 triệu đồng (vốn đối ứng trong nước (NSTP): 2.360.782 triệu đồng; vốn vay ODA: 11.932.330 triệu đồng; Vốn tạm ứng của Tp.HCM: 1.887.544 triệu đồng).
4.2.9. Tình hình thực hiện
Tuyến ĐSĐT số 1 thuộc hệ thống tuyến ĐSĐT TP.HCM có Chủ đầu tư là Ban
quản lý dự án đường sắt đô thị (BQL ĐSĐT) Thành phố Hồ Chí Minh, là cơ quan được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Úy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) là Cơ quan chủ quản. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản - JICA (Japanese International Cooperation Agency) là Nhà tài trợ nước ngoài cho Tuyến số 1. Dự án này sử dụng vốn vay theo điều kiện đặc biệt (STEP) cụ thể: (i) Tư vấn quản lý dự án của Nhật Bản, có thể liên danh với Tư vấn Việt Nam, (ii) Nhà thầu chính Nhật Bản, có thể có Nhà thầu Việt Nam đứng chung liên danh, (iii) Một số hàng hoá chính phải có xuất xứ từ Nhật Bản. Năm 2006 - 2007, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên được lên kế hoạch với tổng mức đầu tư dự toán khoảng 17.000 tỉ đồng. Đến năm 2011, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên hơn
47.000 tỉ đồng. Tuyến số 1 dự kiến khởi công xây dựng giữa tháng 02/2010 và hoàn thành đưa vào vận hành khai thác tháng 02/2014. Thực tế, tuyến số 1 được khởi công cuối tháng 07/2012, sau hơn 02 năm chậm trễ. Theo kế hoạch ban đầu, công tác thi công sẽ hoành thành vào năm 2017 và đi vào hoạt động vào năm 2018, tuy nhiên đã hoãn tới năm 2019 và 2020 do các thủ tục hành chính và giải tỏa mặt bằng. Ngày hoàn thành vận hành thương mại dự kiến dời đến cuối năm 2020, chậm 06 năm so với dự kiến ban đầu. Tính đến cuối năm 2020, tổng khối lượng của toàn dự án đạt 83,6% khối lượng công việc với mục tiêu năm 2021 dự án cơ bản hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị và chuẩn bị vận hành khai thác.
Dự án đã triển khai thực hiện 3 hợp đồng xây lắp và 1 hợp đồng mua sắm thiết bị theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC; gói thầu hệ thống công nghệ thông tin được triển khai thiết kế kỹ thuật trong năm 2018.
Trong đó, gói thầu số 1a (xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến nhà ga Nhà hát Thành phố) gồm nhà ga trung tâm Bến Thành và đoạn ngầm đến ga Nhà hát thành phố (dài 515m) được khởi công vào 2016. Với giá trúng thầu 4.850 tỷ đồng (tương đương 26,5 tỷ Yên Nhật), gói thầu bao gồm: kết cấu chịu lực chính của nhà ga tuyến metro số 1, phần kiến trúc nội thất và các trang thiết bị cơ - điện phục vụ khai thác; đường hầm chạy tàu từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát bên dưới đường Lê Lợi. Ngoài ra, gói thầu còn có kết cấu chịu lực của nhà ga tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và một phần nhà ga tuyến metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Văn Linh). Nhà thầu (Liên danh Sumitomo Mitsui – Cienco4) đang thi công khu vực nhà ga Bến