- Tiếp tục tăng cường, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động, ấn phẩm quản bá xúc tiến du lịch của Thành phố như : phát hành tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn, bản đồ, đĩa phim, trang web... về du lịch.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương, Thành phố và các tỉnh khác để tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội.
- Tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng tới và tại các điểm du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch: bãi đỗ xe, bến tàu, tuyến đường bộ và đường thủy tới các điểm du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư vào cơ sở lưu trú, khu tuyến điểm du lịch, các làng nghề, các cơ sở lưu trú chất lượng cao, các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm triển lãm quốc tế, điểm thanh toán tự động… tại các điểm du lịch.
- Đối với các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng như Khu du lịch hồ Suối Hai; khu du lịch vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây, dự án khu du lịch sân golf hồ Văn Sơn, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sóc Sơn; dự án tu bổ tôn tạo Thành cổ Sơn Tây...
- Xây dựng nâng cấp sản phẩm du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội tại tất cả 29 quận, huyện, thị xã. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội tiêu biểu nhằm thu hút khách đến tham quan du lịch.
- Tiếp tục đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng du lịch từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo tập trung vào 4 khu du lịch chuyên đề quốc gia là: Hương Sơn, Cổ Loa, hồ Suối Hai - núi Ba Vì và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sóc Sơn.
- Khôi phục và tổ chức tốt các Lễ hội truyền thống hiện có gắn với văn hóa tâm linh.
3.2.3. Tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường hợp tác quốc tế mở rộng liên kết thị trường du lịch nội địa và thị trường du lịch quốc tế
Tập trung đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp nước sạch và tiêu thoát nước chống ngập úng, hệ thống trạm và đường điện, chiếu sáng, hệ
Có thể bạn quan tâm!
- Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thị Trường Du Lịch Ở Hà Nội.
- Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Hà Nội.
- Định Hướng Phát Triển Không Gian Du Lịch Hà Nội
- Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 14
- Phát triển thị trường du lịch Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
thống thông tin liên lạc) tới và tại các điểm du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch: bãi đỗ xe, bến tàu, tuyến đường bộ và đường thủy tới các điểm du lịch. Khai thác nguồn vốn lồng ghép chương trình phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, vốn liên doanh liên kết của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng các thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư vào cơ sở lưu trú, khu tuyến điểm du lịch, các làng nghề, các cơ sở vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm triển lãm quốc tế, điểm thanh toán tự động, chợ nông thôn và các khu trung tâm, khu công nghiệp, khu du lịch; xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chọn nhà đầu tư có chuyên môn về khai thác du lịch và có năng lực thực sự để triển khai thực hiện các dự án. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn vốn, mở rộng thị trường.
3.2.4. Phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quận huyện phường xã trong công tác quản lý du lịch, đào tạo nghiệp vụ và quản lý cho lực lượng phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch. Phối hợp các nguồn kinh phí ngân sách cấp, tài trợ nước ngoài và xã hội hóa.
- Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và củng cố đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và những người quản lý du lịch, và phục vụ khách du lịch (hướng dẫn viên, nhân viên các bộ phận trong cơ sở lý trú), chú trọng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, xây dựng phong cách giao tiếp, ứng xử văn hóa.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ việc giải quyết việc giải quyết các vấn đề bức xúc của ngành; thực hiện và nâng mức đầu tư kinh phí cho các đề tài khoa học, đồng thời tăng cường nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài đã thực hiện.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quản lý nhà nước. Giới thiệu và phổ biến công nghệ mới phục vụ cho lĩnh vực du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch nhằm mở rộng hợp tác, đầu tư, cải thiện năng lực hệ thống phân phối sản phẩm, tuyên truyền quảng bá.
- Tập trung nghiên cứu các giải pháp về bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế chủ động đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở rộng liên doanh liên kết… chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.5. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch Hà Nội
3.2.5.1. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành phố
- Tăng cường công tác chỉ đạo của Đảng về du lịch: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ đạo các ngành, các địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện các Chương trình, Nghị quyết về phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, phổ biến các Chương trình, Nghị quyết đến toàn thể nhân dân thủ đô.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch:
+ Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch. Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn, củng cố nâng cao năng lực hoạt động bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ phụ trách du lịch ở các quận huyện, thị xã trọng điểm du lịch.
+ Cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch của Thành phố tương ứng với chức năng nhiệm vụ của một ngành kinh tế quan trọng. Thành lập các ban, các trung tâm quản lý các khu du lịch trọng điểm để triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách hiệu quả.
+ Xây dựng quy chế và Phân cấp việc quản lý nhà nước về du lịch tới các quận huyện phường xã.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp từ quận đến phường trong việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống. Giúp đỡ các địa phương có nghề thành lập các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên cho những hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống được vay vốn với lãi suất ưu đãi thuộc các chương trình phát triển kinh tế để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất.
- Xây dựng đề án bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, đảm bảo phát triển bền vững.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật những thay đổi, phát sinh của cơ sở kinh doanh du lịch, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.
3.2.5.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch, xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực sườn đông và từ núi Ba Vì trở lên để khai thác tiềm năng du lịch to lớn ở đây. Nghiên cứu quy hoạch vùng cây ăn quả cam Canh, bưởi Diễn nhằm bảo tồn và phát triển giống cây ăn quả địa phương. Các quận huyện rà soát các điểm du lịch dịch vụ trên địa bàn, phân loại các khu vực đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cho phù hợp và xây dựng quy hoạch phát triển du lịch quận, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch các khu di tích lịch sử văn hóa, hệ thống giao thông nội bộ, các khu đô thị, bến xe, bến cảng, các khu du lịch, hệ thống xử lý nước thải rác thải.
- Cần quan tâm tới các cơ chế chính sách ưu đãi cho phát triển du lịch sau:
+ Cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, về giá: ưu tiên, miễn giảm thuế, cho vay với lãi xuất ưu đãi đối với các dự án đầu tư đang xây dựng, các dự án đầu tư vào vùng đất còn hoang sơ. Xây dựng mức giá ưu đãi về các dịch vụ như điện, nước, bưu chính viễn thông…
+ Chính sách thuận tiện đối với khách du lịch quốc tế: xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, Vi sa, phí và lệ phí...
3.2.6. Một số giải pháp khác
- Tăng cường công tác tuyên truyền - quảng bá, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường
+ Xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch một cách dài hạn, trước mắt cần tập trung tuyên truyền quảng bá vào các thị trường trọng điểm như Bắc Á, Bắc Mỹ và Tây Âu, Úc.
Tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế, các thành phố, cơ quan du lịch khách trên thế giới để mở rộng thị trường ; tăng cường tham gia vào các chương trình, hoạt động, sự kiện xúc tiến du lịch trên thế giới.
Thường xuyên tổ chức các đoàn FAM Trip, PRESS Trip, các phóng viên, báo chí quốc tế đến viết bài, tuyên truyền quảng bá về du lịch Thủ đô.
+ Tiếp tục tăng cường, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động, ấn phẩm quản bá xúc tiến du lịch của Thàn phố như : phát hành tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn, bản đồ, đĩa phim, trang web... về du lịch.
+ Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương, Thành phố và các tỉnh khác để tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội.
- Khai thác bền vững nguồn tài nguyên du lịch, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường thiên nhiên và nhân văn.
+ Nghiên cứu, xác định những thế mạnh về tài nguyên, về phân bổ tài nguyên, từ đó phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ một cách đồng đều. Các khu vực không gian phát triển du lịch trọng điểm cần có sự tương xứng với nhau về lượng khách, cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch bổ sung nhằm tạo ra thế cân bằng ngay trong phạm vi Thành phố và đối trọng với các tỉnh, thành phố giầu tiềm năng khác. Phát triển du lịch dựa trên cơ sở khai thác đồng đều nguồn tài nguyên du lịch khác nhau là tạo ra sức đề kháng tốt đối với tính mùa vụ và giảm sức ép về vấn đề môi trường cũng như sự bão hoà và thay đổi văn hoá theo chiều hướng tiêu cực.
+ Ngành Văn hóa - Du lịch phối kết hợp với các ban ngành chức năng để đưa ra phương án khai thác, phát triển có sự đóng góp tối ưu cho nền kinh tế đồng thời vẫn đảm bảo được tính bảo tồn, phát triển bền vững về nguồn tài nguyên du lịch, môi trường và văn hoá. Để làm được điều này cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nhằm xã hội hoá hoạt động du lịch; đồng thời cần hoạch định nguồn tài nguyên như di tích lịch sử, văn hoá, hệ sịnh thái nhạy cảm theo mức độ quan trọng từ đó đưa ra hướng khai thác, bảo tồn, tôn tạo các nguồn lực đó. Toàn xã hội cần có ý thức phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc ngăn chặn những yếu tố xấu của các nền văn hoá khác.
KẾT LUẬN
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động và mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu du lịch tăng cao. Những quốc gia coi trọng phát triển du lịch và có biện pháp thúc đẩy thị trường du lịch thì nền kinh tế có cơ hội tăng trưởng cao và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Sự mở rộng của thị trường du lịch đã kéo theo sự sôi động của các thị trường khác và kích thích các thị trường khác phát triển mạnh mẽ, đồng thời nó cũng tạo đời sống tinh thần phong phú, tạo nếp sống văn minh, lịch sự của cộng đồng dân cư.
Đề tài “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Khái quát cơ sở lý luận về du lịch và sản phẩm du lịch, đưa ra khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch trên góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị.
- Phân tích và làm rõ các loại thị trường du lịch và các đặc trưng của nó. Phân tích cung, cầu du lịch, các nhân tố ảnh hưởng và cơ chế tác động giữa cung và cầu du lịch, vấn đề giá cả, cạnh tranh trên thị trường này, những nhân tố thúc đẩy và cản trở sự phát triển của thị trường du lịch.
- Phân tích kinh nghiệm của một số tỉnh trong phát triển thị trường du lịch và những bài học kinh nghiệm đối với thị trường du lịch Hà Nội, qua đó cho thấy muốn phát triển thị trường du lịch Hà Nội cần phát huy vai trò quản lý nhà nước trên thị trường du lịch, đảm bảo phát triển thị trường du lịch theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
- Nêu rõ những tiềm năng du lịch của thủ đô Hà Nội, có nhiều lợi thế để phát triển thị trường du lịch.
- Phân tích thực trạng phát triển thị trường du lịch Hà Nội trong giai đoạn 2008-2010. Qua đó thấy được bức tranh về sự phát triển của thị trường du lịch Hà Nội trong những năm qua.
- Luận văn cũng cho thấy các yếu tố của thị trường phát triển ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, vấn đề cơ bản hiện nay là cần phải nâng cao nhận thức, đánh giá đúng vai trò của thị trường du lịch; xây dựng chiến lược cho phát triển thị trường và sản phẩm mang những nét đặc trưng riêng có của Hà Nội, đồng thời phải có chiến lược về con người trong quá trình phát triển.
- Trên cơ sở đường lối cách mạng của Đảng, chiến lược phát triển du lịch và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, luận văn đã đề xuất những quan điểm, phương hướng phát triển thị trường du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới.
- Các giải pháp đã được tác giả đưa ra nhằm phát huy vai trò của thị trường du lịch, giảm bớt những mặt hạn chế và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo cho thị trường du lịch Hà Nội phát triển thuận lợi. Quá trình thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ khai thác được mọi tiềm năng nguồn lực, thúc đẩy thị trường du lịch phát triển đúng định hướng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng./.