Thành và hầm đào hở trên đường Lê Lợi. Gói thầu đã hoàn thành phần tường dẫn và tường vây cho cả hai khu vực thi công. Đến tháng 10/2018 tiến độ gói thầu 1a đạt 50,6% trong đó hạng mục thi công tường vây hoàn thành 100%, hạng mục đào đất tại nhà ga Bến Thành chậm 2 tháng, hầm đào hở đang chậm 3 tháng so với kế hoạch thi công được duyệt. Theo công văn số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ của Ban quản lý ĐSĐT tính đến đầu 2021, gói thầu 1a đã đạt 75,6% khối lượng.
Gói thầu 1b xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son. Nhà thầu (Liên danh Shimizu – Meada) đang triển khai thi công tại ga Nhà hát Thành phố, ga Ba Son, hầm đào bằng khoan TBM và hầm đào hở sau ga. Gói thầu đã hoàn thành thi công kết cấu chính của ga Nhà hát Thành phố. Hầm khoan đào TBM đã hoàn thành khoan và lắp vòng hầm cho ống hầm phía Đông (khoảng 781m). Gói thầu này được khởi công từ năm 2014 và dự định hoàn thành vào tháng 2 năm 2019 tuy nhiên tính đến cuối 9/2018 khối lượng luỹ kế thực hiện là 67% và nhà thầu đã không đạt được tiến độ thi công đề ra trước đó. Theo báo cáo hiện tại của Ban quản lý dự án, gói thầu này đã đạt 87,3% vào đầu 2021.
Gói thầu số 2 xây dựng đoạn trên cao và depot chiều dài 17,1 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương. Nhà thầu Liên danh Sumitomo – Cienco6 (Nhà thầu SCC) thi công xong cầu cạn phần dầm U lắp ghép (còn lại dầm nhịp dẫn và dầm 3 nhịp liên tục); đã hợp long 3/5 cầu đặc biệt và xong kết cấu bê tông cốt thép 11/11 nhà ga, đang sản xuất kết cấu mái thép và đang lắp đặt hoàn thành kết cấu mái thép 2 nhà ga (Bình Thái và Khu Công nghệ cao). Thực tế công trình được khởi công năm 2012, theo hợp đồng gốc thời gian thực hiện gói thầu là 47 tháng. Tính đến tháng 9/2018 tổng thời gian thực hiện đã là 79 tháng, tuy nhiên khối lượng thực hiện luỹ kế đạt 78,03% như vậy nhà thầu đã chậm 32 tháng. Dự kiến gói thầu hoàn thành vào năm 2020, chậm 53 tháng so với hợp đồng gốc. Tuy nhiên, theo báo cáo đầu năm 2021 của Ban quản lý dự án theo công văn số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ thì hiện tại gói thầu này đạt 86,4%.
Gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng) quy định thời gian thực hiện dự án là 244 tuần kể từ ngày khởi công 05/8/2013 và dự kiến hoàn thành vào năm 2018, tuy nhiên theo báo cáo của Ban quan quản lý dự án ĐSĐT đến 30/9/2018 gói thầu mới thực hiện được khoảng 35% khối lượng công
việc. Đã phê duyệt 11/11 hồ sơ thiết kế kỹ thuật hệ thống phụ. Nhà thầu đang sản xuất chế tạo một số hạng mục (cột/dầm OCS, bộ phận của đầu máy toa xe, tà vẹt…). Dự kiến tháng 12/2018 vận chuyển đoàn tàu đầu tiên về Việt Nam. Sản xuất tà vẹt (đoạn trên cao) đạt 41.200/45.000 (92%); lắp đặt ray (đoạn trên cao) đạt 2.000/34.200m (6%), đổ bê tông nền ray (đoạn trên cao) đạt 1.600/34.200m. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào thử nghiệm năm 2019, vận hành chính thức vào năm 2020. Tuy nhiên, theo báo cáo đầu năm 2021 của Ban quản lý dự án theo công văn số 913/BQLĐSĐT-KHHĐ thì hiện tại gói thầu này mới đạt 60,4%.
Gói thầu số 4: Cung cấp, lắp đặt hệ thống thông tin cho việc vận hành và quản lý tại văn phòng điều hành. Gói thầu này dự kiến triển khai công tác lựa chọn nhà thầu trong năm 2020.
Gói thầu tư vấn chung, theo hợp đồng gốc tổng thời gian thực hiện của gói thầu là 132 tháng (trong đó 9 tháng thực hiện thiết kế sơ bộ, làm rõ; 13 tháng thực hiện giai đoạn đấu thầu; 50 tháng thực hiện giai đoạn sau hợp đồng và 60 tháng thực hiện giai đoạn đào tạo, vận hành, bảo dưỡng), tính đến tháng 9/2018 là 127 tháng (chưa thực hiện giai đoạn vận hành, bảo dưỡng) như vậy gói thầu đang chậm 55 tháng so với hợp đồng gốc.
Đối với công tác khảo sát, lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư, nhìn chung dự án đã tuân thủ các quy định của pháp luật tại thời điểm dự án lập. Dự án này đã được lập và phê duyệt phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công tác khảo sát, thiết kế cơ sở của dự án cơ bản được lập phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn dự án đã được duyệt. Tuy nhiên, có một số hạn chế trong quá trình thực hiện các công tác này. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) phê duyệt điều chỉnh dự án theo Quyết định số 4480/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 là chưa đúng giá trị, chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền, cụ thể như việc điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) hơn 47.000 tỷ đồng (lớn hơn 35.000 tỷ) phải trình Quốc hội xem xét, quyết định; quyết định phê duyệt TMĐT không đúng giá trị lập; UBND TP.HCM phê duyệt dự án hoàn thành năm 2017 sang hoàn thành năm 2019 theo quyết định số 299/QĐ-
UBND ngày 27/1/2015 là không tuân thủ trình tự thẩm định bởi vì đối với dự án quan trọng quốc gia khi kéo dài thời gian thực hiện 1 năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Về thiết kế cơ sở (TKCS), hồ sơ TKCS không thể hiện đầy đủ nội dung, nhiều hạng mục công trình còn thiêú, không đủ cơ sở cho việc lập TMĐT, chưa thể hiện kết nối với các tuyến ĐSĐT khác; sự dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa phù hợp.
Đối với công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng cơ bản được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thực hiện theo các quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, đối với gói thầu số 1a đã không sơ tuyển nhà thầu theo quy định, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu quá thời gian quy định, phải thay đổi tăng khối lượng công việc trong quá trình thương thảo hợp đồng…Đối với gói thầu số 3, thời gian sơ tuyển các nhà thầu kéo dài hơn nhiều so với quy định, cụ thể thay vì 45 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật đấu thầu số 61 thì đã kéo dài đến 115 ngày. Quá trình đấu thầu kéo dài 03 năm từ khi bán hồ sơ mới thầu vào tháng 01/2010 đến khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu tháng 01/2013 đã ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Về mặt quản lý chi phí đầu tư, việc áp dụng các định mức, đơn giá và các chế độ chính sách liên quan cơ bản phù hợp với quy định nhà nước tại từng thời điêm thực hiện; các giá trị thanh quyết toán A-B giữa Ban quản lý dự án và các nhà thầu về cơ bản phù hợp với các quy định về đơn giá đã kỹ giữa các bên. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hạn chế, quá trình nghiệm thu thanh toán còn nhiều sai sót như tính toán sai khối lượng, áp dụng sai đơn giá hoặc áp dụng sai chế độ chính sách tại thời điểm thực hiện dẫn tới phải điều chỉnh chi phí đầu tư, xác định sai tỷ trọng, chỉ số giá, hồ sơ thanh toán các khoản chi phí chưa phù hợp, những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định chi phí của dự án.
Riêng đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhìn chung chủ đầu tư và các bên liên quan đã chấp hành các quy định của Nhà nước trong công tác kiểm kê diện tích và tài sản, trình tự lập thẩm định, phê duyệt dự án…Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như tính sai khối lượng, áp sai đơn giá đất, hỗ trợ sai đối tượng.
Đối với nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn dự án xảy ra nhiều vấn đề cần được
xem xét. Cụ thể, giải ngân vốn thuộc kế hoạch vốn được giao năm 2018 đến nay đạt tỷ lệ thấp. Việc bố trí vốn đối ứng NSNN cho dự án hết năm 2018 đạt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn trong TMĐT dự án quy định nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn còn nợ thuế GTGT đối với các nhà thầu khoảng 127,42 tỷ đồng.
Nhìn chung, tại thời điểm lập dự án năm 2006, ĐSĐT là loại hình công trình giao thông mới, lần đầu tiên triển khai xây dựng tại Việt Nam. Do vậy, chủ đầu tư và các bên liên quan đã gặp không ít khó khăn và RR trong quá trình thực hiện dự án, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian và chất lượng của dự án.
4.3. Nhận dạng một số rủi ro trong dự án ĐSĐT Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên
4.3.1. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT
Dựa trên các nghiên cứu về RR đã được tiến hành trước đó từ các chuyên gia trong nước và nước ngoài đã được tìm hiểu trong Chương 1 cũng như tình hình thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể trình bày phần trên. Nhóm RR và các biến RR được thể hiện rõ trong Bảng 4.4 với 35 biến RR được chia thành 5 nhóm RRXH, RRK, RRKT, RRMT và RRCT.
Bảng 4.4. Bảng tóm tắt các RR của dự án ĐSĐT
Mã hóa | Biến RR | |
RR xã hội (RRXH) | XH1 | Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, không đồng bộ |
XH2 | Rào cản pháp lý | |
XH3 | Đe dọa đến sự an toàn con người và tài sản | |
XH4 | Các bên tham gia dự án bất đồng quan điểm, thiếu sự hợp tác | |
XH5 | Các tác động xã hội tiêu cực (giao thông, tái định cư, lối sống…) | |
XH6 | Áp lực điều chỉnh phạm vi dự án từ các bên liên quan | |
XH7 | Xảy ra khiếu kiện, tranh chấp trong quá trình thực |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phân Tích Mạng Anp (Analytic Network Process)
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đsđt Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Đsđt Tuyến Số 1 Thành Phố Hồ Chí Minh – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- Kết Quả Nhận Dạng Các Nhân Tố Rủi Ro Tại Dự Án Tuyến Số 1 Tp.hcm - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- Tóm Tắt Kết Quả Đánh Giá Tầm Quan Trọng Riêng Lẻ Của Các Nhóm Rr
- Ma Trận Không Trọng Số Cho Các Mục Tiêu Của Dự Án
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Mã hóa | Biến RR | ||
hiện dự án giữa các bên liên quan | |||
XH8 | Sự mâu thuẫn, xung đột do sự phối hợp giữa các bên tại nơi làm việc gây ra | ||
XH9 | Sự phản đối của dư luận xã hội, cộng đồng | ||
RR kỹ thuật (RRK) | K1 | Các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp, không lường trước được | |
K2 | Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót, không thực hiện đầy đủ | ||
K3 | Hồ sơ thiết kế có nhiều thiếu sót | ||
K4 | Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án thay đổi | ||
K5 | Sai sót trong công tác giám sát chất lượng | ||
K6 | Dự báo chi phí dự án không chính xác | ||
K7 | Dự báo thời gian thực hiện dự án không chính xác | ||
K8 | Áp dụng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công không phù hợp | ||
K9 | Sai sót trong quá trình thi công (khó khăn trong quá trình thi công) (công nghệ thi công đặc biệt…) | ||
K10 | Thay đổi thiết kế, thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công từ chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước | ||
K11 | Quá trình cung ứng bị gián đoạn | ||
RR kinh tế (RRKT) | KT1 | Sự thay đổi trong chính sách tài trợ của chính phủ, nhà tài trợ | |
KT2 | Sự thay đổi trong chính sách thuế | ||
KT3 | Tiền lương thay đổi | ||
KT4 | Thay đổi điều kiện tính toán tổng mức đầu tư |
Mã hóa | Biến RR | |
KT5 | Chi phí nhiên liệu, nguyên liệu thay đổi | |
KT6 | Suy thoái kinh tế | |
KT7 | Sai sót trong xác định giá dự toán gói thầu | |
KT8 | Kế hoạch vốn, giải ngân, quyết toán vốn hàng năm chưa phù hợp | |
RR môi trường(RRMT) | MT1 | Điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, mưa) |
MT2 | Ô nhiễm môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, rác thải…) | |
RR chính trị (RRCT) | CT1 | Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ |
CT2 | Sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan | |
CT3 | Sự thay đổi trong các chính sách và các quy định pháp luật | |
CT4 | Dự án bị trì hoãn | |
CT5 | Sự chậm trễ trong công tác thẩm định, phê duyệt (các thủ tục pháp lý) |
4.3.2. Kết quả nhận dạng các nhân tố rủi ro trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM
Mặc dù các biến RR được thu thập từ những nghiên cứu trước đều có ý nghĩa về mặc khoa học, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trong các dự án dự án ĐSĐT nói chung, cùng với mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Do vậy, nhằm xem xét cụ thể hơn về các yếu tố RR chính ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM thì cần phải trải qua giai đoạn sàng lọc, đánh giá từ các chuyên gia. Để thực hiện điều này, nhóm các chuyên gia trực tiếp liên quan đến công việc của các dự án ĐSĐT tại TP.HCM. Tính tới thời điểm thực hiện thảo luận nhóm chuyên gia lần 1, tại TP.HCM hiện có 2 tuyến đang trong giai đoạn thực hiện dự án đó là Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và Tuyến số 2 Bến Thành Tham – Lương, do vậy các
chuyên gia liên quan đến các dự án này được lựa chọn tham gia thảo luận nhóm. Thông tin chi tiết của nhóm chuyên gia này được thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Thông tin nhóm chuyên gia
Học vấn | Dự án liên quan | Đơn vị | |
1 | Sau đại học | Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên | Ban quản lý dự án |
2 | Đại học | Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên | Ban quản lý dự án |
3 | Đại học | Tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương | Tư vấn thiết kế |
4 | Đại học | Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên | Tư vấn thiết kế |
5 | Sau đại học | Tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương | Ban quản lý dự án |
6 | Đại học | Tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương liên quan | Nhà thầu thi công |
7 | Đại học | Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên | Nhà thầu thi công |
8 | Sau đại học | Tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương liên quan | Ban quản lý dự án |
Cuộc thảo luận nhóm với các chuyên gia được tiến hành. Nhóm chuyên gia được giải thích rõ về mục đích, mục tiêu nghiên cứu cũng như danh sách các yếu tố RR đã được tác giả luận án liệt kê trong Bảng 4.5. Kết quả thảo luận thống nhất như sau.
Đối với nhóm RRXH, biến XH9 – sự mâu thuẫn, xung đột do sự phối hợp làm việc giữa các bên tại nơi làm việc và biến XH5 – các biến tham gia bất đồng quan điểm thiếu sự hợp tác, hai biến này sẽ được nhóm gộp thành một biến đó là sự bất đồng quan điểm, thiếu sự hợp tác, mâu thuẫn giữa các biên liên quan. Biến XH2 – các rào cản quy định pháp luật sẽ được chuyển sang nhóm RRCT. Như vậy nhóm RRXH còn lại 7 biến.
Đối với nhóm rủi ro kỹ thuật (RRK), biến K1 và K2 sẽ được nhóm gộp thành Hồ sơ khảo sát địa hình địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót. Biến K5 và biến K8 sẽ được nhóm gộp thành Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót. Như vậy nhóm RRK còn lại 9 biến RR.
Đối với nhóm kinh tế (RRKT), các chuyên gia thống nhất ý kiến giữ nguyên 8
biến rủi ro của nhóm này.
Đối với nhóm rủi ro môi trường (RRMT) thì sẽ được giữ nguyên 2 biến.
Đối với nhóm rủi ro chính trị (RRCT), biến CT5 sẽ kết hợp với biến XH2 được chuyển từ nhóm RRXH sang thành biến Các rào cản quy định pháp luật. Như vậy, nhóm RRCT sẽ còn lại 5 biến thành phần.
Như vậy, sau khi xem xét các ý kiến chuyên gia, một số RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM sẽ được thiết lập với 31 biến thành phần, thể hiện trong Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Các biến rủi ro trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM
Biến rủi ro | Mã hóa | |
(1) | (2) | (3) |
Rủi ro xã hội | Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm, không đồng bộ | XH1 |
Đe dọa đến sự an toàn con người và tài sản | XH2 | |
Các bên tham gia dự án bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, thiếu sự hợp tác | XH3 | |
Các tác động xã hội tiêu cực (giao thông, tái định cư, lối sống, ô nhiễm...) | XH4 | |
Áp lực điều chỉnh phạm vi dự án từ các bên liên quan | XH5 | |
Xảy ra khiếu kiện, tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án giữa chủ đầu tư và nhà thầu | XH6 | |
Sự phản đối của dư luận xã hội, cộng đồng | XH7 | |
Rủi ro kỹ | Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều thiếu sót, không thực hiện đầy đủ, điều kiện địa chất phức tạp | K1 |