gia về tầm quan trọng của quá nhiều cặp đôi sẽ gây ra những khó khăn. Do đó, theo đề xuất của một số nhà nghiên cứu như Chen Z, Li H và cộng sự [42], Cheng E W L và Li H [44], thang đo 9 mức độ tầm quan trọng của các cặp đôi của Saaty sẽ được cụ thể hoá thông qua bảng so sánh cặp (PairWiser Table), thể hiện trong bảng 3.1. Cụ thể, các yếu tố riêng lẻ trong mô hình ANP sẽ được khảo sát các chuyên gia, thông qua ý kiến của các chuyên gia, các chỉ số liên quan đến các yếu tố riêng lẻ sẽ được thu thập. Dựa trên các điểm số thu thập, tác giả sẽ xác định điểm số so sánh theo cặp như được thể hiện bảng so sánh cặp bảng 3.1, từ đây ma trận so sánh cặp sẽ được thiết lập. Ví dụ, theo kết quả khảo sát từ các chuyên gia, tầm quan trọng của nhóm rủi ro kỹ thuật đối với chi phí là rất cao với số điểm được đánh giá là 8, tầm quan trọng của nhóm rủi ro môi trường đối với chi phí là rất thấp với số điểm được đánh giá là 2. Như vậy điểm số so sánh cặp của 2 yếu tố này 8:2, dựa trên Bảng thang đo đánh giá theo cặp cho thấy đối với tiêu chí chi phí thì nhóm rủi ro kỹ thuật rất quan trọng hơn so với nhóm rủi ro môi trường và số điểm được thể hiện trong ma trận so sánh cặp sẽ là 7.
Bảng 3.1. Thang đo đánh giá theo cặp [50]
Điểm số so sánh theo cặp | Giải thích | |
1 = Quan trọng như nhau | 1:1 | Hai yếu tố có đóng góp ngang nhau hay mức độ ưu tiên ngang nhau |
2 = Quan trọng như nhau cho đến vừa phải | 2:1, 3:2, 4:3, 5:4, 6:5, 7:6, 8:7, 9:8 | |
3 = Quan trọng vừa phải | 3:1, 4:2, 5:3, 6:4, 7:5, 8:6, 9:7 | Kinh nghiệm và nhận định có sự ưu tiên vừa phải cho yếu tố này hơn yếu tố kia |
4 = Quan trọng vừa phải đến hơi quan trọng hơn | 4:1, 5:2, 6:3, 7:4, 8:5, 9:6 | |
5 = Hơi quan trọng hơn | 5:1, 6:2, 7:3, 8:4, 9:5 | Kinh nghiệm và nhận định có sự ưu tiên mạnh cho yếu tố này hơn yếu tố kia |
6 = Hơi quan trọng đến rất quan trọng | 6:1, 7:2, 8:3, 9:4 | |
7 = Rất quan trọng | 7:1, 8:2, 9:3 | Một yếu tố được ưu tiên rất nhiều so với yếu tố kia |
8 = Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng | 8:1, 9:2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Rủi Ro Thông Qua Ma Trận Xác Suất – Tác Động (Probability – Impact Matrix)
- Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
- Phương Pháp Phân Tích Mạng Anp (Analytic Network Process)
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Đsđt Tuyến Số 1 Thành Phố Hồ Chí Minh – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- Nhận Dạng Một Số Rủi Ro Trong Dự Án Đsđt Tuyến Số 1 Bến Thành – Suối Tiên
- Kết Quả Nhận Dạng Các Nhân Tố Rủi Ro Tại Dự Án Tuyến Số 1 Tp.hcm - Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Điểm số so sánh theo cặp | Giải thích | |
9 = Vô cùng quan trọng | 9:1 | Một yếu tố được ưu tiên ở mức cao nhất có thể so với yếu tố kia |
Bên cạnh đó, nhóm các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án đến từ các đơn vị liên quan sẽ được thiết lập nhằm tiến hành các điều chỉnh liên quan đến quá trình so sánh cặp trong trường hợp chỉ số nhất quán CR được tính toán trong ma trận so sánh không thoả mãn (CR>0,1). Quá trình này được thể hiện trong hình 3.4.
Kết quả khảo sát (MV); Thang đo đánh giá theo cặp
Xây dựng ma trận so sánh cặp
Thảo luận nhóm chuyên gia
Tính toán chỉ số
đồng nhất CR
CR>0,1
CR0,1
Tính toán các siêu ma trận
Kết quả chính của mô hình
Hình 3.4. Quá trình thiết lập các siêu ma trận
3.3.2.2 Xây dựng mô hình ANP
Mô hình ANP nhằm đánh giá mức độ ưu tiên của các RR được thiết lập, thể hiện như trong hình 3.5.
Hình 3.5. Đề xuất mô hình ANP trong đánh giá rủi ro dự án ĐSĐT
Mục đích (Goal) của mô hình là đánh giá mức độ ưu tiên của các RR từ đó xếp hạng thứ tự ưu tiên của các rủi ro.
Các tiêu chí (criteria) được lựa chọn đánh giá trong mô hình bao gồm có 3 tiêu chí, đó là chi phí, thời gian và chất lượng.
Các “lựa chọn” (alternatives) trong mô hình ANP đó là các nhóm RR cùng với đó là các biến RR thành phần của từng nhóm. Cụ thể, các lựa chọn sẽ gồm 5 nhóm RR là rủi ro xã hội (RRXH) với 7 biến RR, rủi ro kỹ thuật (RRK) với 7 biến, rủi ro kinh tế (RRKT) với 7 biến RR, rủi ro môi trường (RRMT) với 2 biến RR và rủi ro chính trị (RRCT) với 4 biến RR.
Các đường mũi tên thể hiện mối quan hệ tương tác và phản hồi giữa các yếu tố trong mô hình. Đây chính hiện ưu điểm nổi bật trong việc sử dụng phương pháp ANP so với các phương pháp khác trong đánh giá RR. Dựa vào ưu điểm này, tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro của dự án ĐSĐT TP.HCM trong đó xem xét sự tương tác qua lại trong nội bộ các mục tiêu dự án, nội bộ các nhóm rủi ro cũng như sự phản hồi giữa các mục tiêu và các nhóm RR. Cụ thể, mũi tên hướng từ Mục đích đến các Tiêu chí thể hiện mối quan hệ phụ thuộc của Mục đích mô hình vào các tiêu chí. Mũi tên nối từ các tiêu chí Chi phí, Thời gian và Chất lượng đến các RR thể hiện rằng các RR có ảnh hưởng đến Chi phí, thời gian và chất lượng. Mũi tên hướng ngược lại từ các RR đến
Chi phí, thời gian và chất lượng thể hiện sự phụ thuộc của các tiêu chí này vào các RR. Đường mũi tên cong sẽ thể hiện sự mối quan hệ giữa các yếu tố trong bản thân các nhóm yếu tố với nhau. Ví dụ, đối với các tiêu chí thời gian, chi phí, chất lượng, chúng có mối quan hệ tương tác qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Điều này có nghĩa, khi yếu tố về thời gian thay đổi sẽ làm thay đổi mục tiêu chi phí, chất lượng và ngược lại. Hơn thế nữa, trong bản thân các nhóm RR được xem xét trong mô hình này cũng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Sau khi mô hình ANP được thiết lập như Hình 3.5, ma trận so sánh cặp với 9 mức độ đã được đề cập trong Bảng 3.1 sẽ được xây dựng. Ma trận so sánh cặp được thực hiện trong mô hình sẽ bao gồm một số các ma trận so sánh sau:
- Theo chiều mũi tên từ “Mục đích” đến “Tiêu chí”, mục đích của chiều này là so sánh tầm quan trọng của chi phí, thời gian và chất lượng đối với việc đánh giá mức độ ưu tiên cuả các RR. Các câu hỏi so sánh cặp được khảo sát như “giữa 2 tiêu chí chi phí và thời gian, tiêu chí nào quan trọng hơn và quan trọng hơn bao nhiêu?”, “giữa 2 tiêu chí chi phí và chất lượng, tiêu chí nào quan trọng hơn và quan trọng hơn bao nhiêu?”, “giữa 2 tiêu chí chất lượng và thời gian, tiêu chí nào quan trọng hơn và quan trọng hơn bao nhiêu?”.
- Hơn thế nữa, trong nội bộ tiêu chí, chi phí, thời gian và chất lượng có mối liên hệ tương tác lẫn nhau, điều này được thể hiện bằng mũi tên cong. Mục đích của chiều này nhằm so sánh cặp tầm quan trọng giữa các tiêu chí khi tính đến đóng góp của chúng đối với các tiêu chí khác. Các câu hỏi so sánh cặp được khảo sát như “xét giữa hai tiêu chí thời gian và chất lượng, tiêu chí nào có ảnh hưởng lớn hơn đến tiêu chí chi phí và lớn hơn bao nhiêu”, “xét giữa hai tiêu chí thời gian và chi phí, tiêu chí nào có ảnh hưởng lớn hơn đến tiêu chí chất lượng và lớn hơn bao nhiêu”, “xét giữa hai tiêu chí chi phí và chất lượng, tiêu chí nào có ảnh hưởng lớn hơn đến thời gian và lớn hơn bao nhiêu”. Tương tự đối với nội bộ các nhóm rủi ro với các biến rủi ro thành phần.
- Theo chiều mũi tên từ chi phí, thời gian và chất lượng xuống 5 nhóm RR, mục đích của chiều này là so sánh mức độ ảnh hưởng của các rủi ro lên từng tiêu chí, để xác định xem rủi ro nào là quan trọng hơn theo mỗi tiêu chí. Theo chiều này, câu hỏi sẽ là, so sánh mức độ ảnh hưởng của các rủi ro xã hội và rủi ro kỹ
thuật đối với thời gian dự án, rủi ro nào ảnh hưởng nhiều hơn đến thời gian dự án và nhiều hơn bao nhiêu, dùng thang đo từ 1-9 của Saaty đo lường. Các câu hỏi tương tự cho tiêu chí chi phí, chất lượng.
- Theo chiều ngược lại từ các nhóm RR đến các tiêu chí, mục đích của nó là xác định tầm quan trọng của các tiêu chí dưới mỗi rủi ro. Nghĩa là, khi một rủi ro xảy ra, ví dụ, khi rủi ro xã hội xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đồng thời lên cả thời gian, chi phí. Vậy giữa thời gian và chi phí thì tiêu chí nào là bị ảnh hưởng nhiều hơn khi rủi ro xã hội xảy ra, và nhiều hơn bao nhiêu. Bằng cách này có thể xác định trọng số tầm quan trọng của các tiêu chí dưới mỗi rủi ro. Các câu hỏi là tương tự cho rủi ro kỹ thuật, rủi ro kinh tế, rủi ro môi trường và chính trị. Bằng cách kết hợp cả 2 chiều (trên xuống và ngược lại) chúng ta có thể đạt được mức độ ưu tiên cuối cùng cho từng rủi ro. Kết quả thứ tự ưu tiên cuối cùng này là mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro lên các tiêu chí, có tính đến trọng số/tầm quan trọng của các tiêu chí cho mỗi rủi ro được xếp hạng. Về mặt toán học, kết quả cuối cùng là ma trận trọng số mức độ ưu tiên các rủi ro = ma trận so sánh mức độ ảnh hưởng của các rủi ro lên các tiêu chí (theo chiều trên xuống) ma trận so sánh tầm quan trọng các tiêu chuẩn dưới mỗi rủi ro (theo chiều ngược lại).
Kết luận
Nội dung chương này đã thiết lập được khung nghiên cứu với các bước thực hiện và công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của luận án. Cụ thể, luận án sẽ được thực hiện thông qua hai giai đoạn định tính và định lượng. Giai đoạn định tính được thực hiện nhằm xác định được các yếu tố RR trong dự án ĐSĐT tại TP.HCM và cụ thể là Tuyến số 1 TP. HCM Bến Thành – Suối Tiên thông qua các nghiên cứu đi trước, thảo luận nhóm với các chuyên gia. Hơn thế nữa, tầm quan trọng của các rủi ro đối với chi phí, thời gian và chất lượng cũng sẽ được đánh giá thông qua bảng câu hỏi khảo sát các chuyên gia có liên quan trực tiếp đến dự án. Kết quả của giai đoạn này là đầu vào của giai đoạn định lượng tiếp theo. Trong giai đoạn định lượng, luận án sẽ sử dụng mô hình phân tích mạng ANP nhằm đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp của các yếu tố RR khi tính đến tầm quan trọng của chúng đối với cả ba tiêu chí được xác định, bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng. Trong giai đoạn này, các mô hình ANP về sự tương
tác, phản hồi giữa các tiêu chí và các nhóm RR sẽ được thiết lập.
Chương 4 sẽ trình bày cụ thể về kết quả quá trình nhận dạng, đánh giá rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể áp dụng đối với Tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyến Bến Thành – Suối Tiên.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Tình hình thực hiện dự án ĐSĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh
Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 tại các văn bản số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 và 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998; trong đó “Ưu tiên cho việc xây dựng hệ thống ĐSĐT để tạo nên những trục chính của mạng lưới vận hành khách công cộng của Thủ đô, bao gồm cả các tuyến đi trên cao và đi ngầm” tại Hà Nội và “Chuẩn bị đầu tư và xây dựng hệ thống giao thông ĐSĐT theo giải pháp đi ngầm (tàu điện ngầm), trên cao hoặc trên mặt đất” tại TP. Hồ Chí Minh [6].
Tại TP. HCM, theo quyết số 568/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, mạng lưới đường sắt đô thị gồm 08 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô. Thông tin chính của các tuyến này được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến số | Tên tuyến | Đường đi | Chiều dài (km) | Đặc điểm | Số nhà ga | Ga Depot | |
Đỏ | Tuyến 1 | Tuyến Sài Gòn (S) | Bến Thành - Lê Lợi - Nguyễn Siêu - Ngô Văn Năm - Tôn Đức Thắng - Ba Son - Nguyễn Hữu Cảnh - Văn Thánh - Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn- Xa lộ Hà Nội | 19,7 | ngầm và trên cao | 14 | Long Bình |
Vàng | Tuyến 2 | Tuyến Bà Quẹo (B) | Khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi) - Quốc lộ 22 - Bến xe An Sương - Trường Chinh - Tham Lương - Cách Mạng Tháng Tám - Phạm Hồng | 48 | ngầm và trên cao | 42 | Tham Lương |
Tuyến số | Tên tuyến | Đường đi | Chiều dài (km) | Đặc điểm | Số nhà ga | Ga Depot | |
Thái - Lê Lai - Bến Thành - Thủ Thiêm | |||||||
Tím | Tuyến 3A | Tuyến Tân Kiên (K) | Bến Thành - Phạm Ngũ Lão - Ngã 6 Cộng Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - Ga Tân Kiên | 19,8 | ngầm và trên cao | 17 | Tân Kiên |
nước biển | Tuyến 3B | Tuyến Thị Nghè (N) | Ngã 6 Cộng Hòa - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 - Hiệp Bình Phước | 12,2 | ngầm và trên cao | 11 | Hiệp Bình Phước |
Lá cây | Tuyến 4A | Tuyến Gò Vấp (G) | Thạnh Xuân - Hà Huy Giáp - Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Bến Thành - Nguyễn Thái Học - Tôn Đản - Nguyễn Hữu Thọ - Khu đô thị Hiệp Phước | 35,8 | ngầm và trên cao | 32 | Thạnh Xuân, Hiệp Phước |
Lá cây | Tuyến 4B | Tuyến Tân Sơn Nhất (T) | Công viên Gia Định - Nguyễn Thái Sơn - Hồng Hà - Sân bay Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - Công viên Hoàng Văn Thụ - Lăng Cha Cả | 3,2 | ngầm | 3 | Gia Định |
Da trời | Tuyến 4B1 | Tuyến Tân Sơn Nhất (T) | Công viên Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Giót - Sân bay Tân Sơn Nhất | 1,5 | ngầm | 2 | Gia Định |
Da trời | Tuyến 5 | Tuyến Cần Giuộc (C) | Bến xe Cần Giuộc mới - Quốc lộ 50 - Tùng Thiện Vương - Phù Đổng Thiên Vương - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu -Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn | 23,4 | ngầm và trên cao | 22 | Đa Phước |
Da cam | Tuyến 6 | Tuyến Đầm | Bà Quẹo - Âu Cơ - Lũy Bán Bích - Tân Hòa Đồng - Vòng | 6,8 | ngầm | 7 | Tham Lương |