Điều Hành Về Đầu Tư Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Du Lịch


trong đó bố trí trực tiếp cho các dự án du lịch (chủ yếu bố trí cho bồi thường, tái định cư và đầu tư hạ tầng): Khu du lịch hồ Tuyền Lâm 150 tỷ, Khu du lịch Đan Kia

- Suối Vàng 200 tỷ, đường cao tốc đoạn Liên Khương - Prenn 150 tỷ (thực chất từ năm 2006 đến nay chỉ mới vay khoảng 150 tỷ đồng). Năm 2007, tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và được vay từ nguồn vốn nhàn rỗi trong 3 năm 2007-2009 là 370 tỷ đồng, trong đó năm 2007 đã vay 150 tỷ đồng bố trí cho dự án Khu du lịch hồ Tuyền Lâm nhằm phục vụ cho công tác bồi thường, tái định cư và đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, đối với các dự án khu du lịch lớn thuộc diện nhà nước thu hồi đất, tỉnh đã làm việc với các nhà đầu tư ứng trước tiền bồi thường và được trừ dần vào tiền thuê đất, giao đất mà nhà đầu tư phải nộp.

Để gắn trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc tổ chức thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, từ năm 2005 tỉnh Lâm Đồng quy định việc các nhà đầu tư phải nộp tiền bảo lãnh dự án theo tỉ lệ vốn đăng ký đầu tư, cụ thể là: khi có văn bản đồng ý chủ trương cho lập dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải nộp 0,1% trên tổng mức vốn đăng ký và khi có văn bản thỏa thuận dự án đầu tư nhà đầu tư phải nộp tổng cộng 1% trên tổng mức vốn đầu tư theo thỏa thuận (kể cả 0,1% đã nộp); số tiền này nhà đầu tư được nhận lại (kể cả gốc và lãi tiền gởi theo quy định) khi nhà đầu tư đã triển khai thực hiện đầu tư dự án từ 20-50% tổng mức đầu tư; trường hợp nhà đầu tư vi phạm các quy định về đầu tư bị thu hồi dự án thì không được nhận lại số tiền bảo lãnh thực hiện dự án đã nộp. Trong quá trình thực hiện, xét thấy quy định này cũng chưa đủ sức ràng buộc nhà đầu tư, mặt khác chưa phù hợp với các quy định hiện hành, nên ngày 16/11/2006 UBND tỉnh ban hành văn bản số 7286/UBND-TH hủy bỏ quy định nộp tiền bảo lãnh thực hiện dự án và trả lại tiền bảo lãnh dự án cho các nhà đầu tư đã nộp; thay vào đó quy định cụ thể tiến độ triển khai dự án, nếu nhà đầu tư không triển khai thì tỉnh sẽ thu hồi dự án.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư và định kỳ hàng quý báo cáo tình hình và kiến nghị đề xuất cụ thể đối với từng dự án. Do đó từ đầu năm 2005 đến nay, UBND tỉnh đã thu hồi 73


dự án đầu tư trong đó có 42 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, do các nhà đầu tư không triển khai đúng tiến độ.

Để chuẩn bị mặt bằng cho triển khai thực hiện các dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương để ban hành các văn bản về quy định bồi thường, giải phóng mặt bằng, như: Quyết định số 50/2005/UBND ngày 02/3/2005 quy định về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định số 107/2005/QĐ-UBND ngày 18/5/2005, trong đó có quy định về thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ hành chính về công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo cơ chế “một cửa”; Quyết định số 95/2005/QĐ-UBND ngày 05/9/2005 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 08/5/2006 quy định tỷ lệ hỗ trợ thiệt hại về đất nông nghiệp đối với các hộ nhận khoán đất của các nông, lâm trường; các quyết định về đơn giá xây dựng mới, đơn giá cấu kiện tổng hợp và đơn giá cây trồng để bồi thường nhà cửa, công trình kiến trúc, hoa màu... và một số các văn bản khác trong việc giải quyết các vướng mắc, các kiến nghị của nhân dân, của các ngành các cấp để kịp thời thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Những chính sách về giá bồi thường, hỗ trợ, chính sách tạo việc làm, tái định cư, ổn định cuộc sống đối với các đối tượng bị di dời, giải toả luôn được quan tâm, chú trọng, được áp dụng hợp tình, hợp lý trên cơ sở các quy định của trung ương và tình hình thực tế của địa phương, gắn kết giữa lợi ích của người phải di dời, giải toả và lợi ích chung của xã hội. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thời gian qua đã được thực hiện một cách thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về thời gian triển khai thi công các dự án. Những bức xúc, khiếu nại của người dân đã giảm đi đáng kể so với những năm trước đây. Hầu hết các hộ dân đều chấp thuận với mức bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ tính trong 2 năm (2005-2006), trên địa bàn tỉnh có 266 dự án đầu tư phải thu hồi đất với tổng diện tích đất thu hồi 4.155 ha, ảnh hưởng tới 13.565 hộ dân với tổng giá trị bồi thường là 755.214 triệu đồng (chủ


yếu là các dự án thuộc các lĩnh vực do ngân sách nhà nước đầu tư). Trên cơ sở các quy định của tỉnh; các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch (không thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất, mà nhà đầu tư phải tự thỏa thuận bồi thường) đều xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo hướng này và đến nay đã có 62 dự án với diện tích phải thỏa thuận khoảng 600 ha (chủ yếu là đất nông nghiệp xen kẻ trong đất lâm nghiệp thuộc khu, điểm du lịch), số tiền thỏa thuận bồi thường khoảng 280 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, hạn chế cơ bản trong điều hành về đầu tư là không kiểm soát được các dự án đầu tư mà nhà đầu tư sang nhượng dự án. Nhiều dự án đầu tư trong thực tế đã chuyển đổi chủ đầu tư, nhưng nhà đầu tư tìm mọi cách để lách luật bằng giải pháp hợp tác liên doanh, thành lập công ty cổ phần (pháp nhân mới) với danh nghĩa là huy động vốn để thực hiện dự án. Về công tác bồi thường giải tỏa diện tích đất không thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất, thì chính quyền cấp huyện chưa tích cực vào cuộc để hỗ trợ giúp đỡ các nhà đầu tư mà để các nhà đầu tư tự lo, nên thường gặp khó khăn về giá bồi thường, tiến độ triển khai thực hiện dự án, thậm chí có dự án phải bỏ cuộc.

2.2.3.2. Điều hành về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 13

Từ năm 2001, thực hiện chủ trương tập trung cho phát triển du lịch theo công văn số 1095/CP-KHTH ngày 28/11/2000 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng hạ tầng các khu du lịch, hàng năm ngân sách nhà nước đã dành một khoản để hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch của các địa phương. Trên cở sở đó, hàng năm Nhà nước đã hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, tổng cộng trong 7 năm (2001-2007) tỉnh Lâm Đồng được trung ương hỗ trợ 122,871 tỷ đồng. Vận dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, tỉnh Lâm Đồng bố trí nguồn vốn đối ứng của địa phương để lập quy hoạch chuẩn bị đầu tư, dự án chi tiết, bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các công trình hạ tầng du lịch. Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) và từ ngân sách địa phương, một số công trình giao thông vào các khu, điểm du lịch đã được quan tâm đầu tư phát triển, nguồn vốn này đóng vai trò là nguồn vốn “mồi” góp phần quan trọng vào việc thu hút sự quan tâm của các nhà


đầu tư trong nước và nước ngoài đến với Lâm Đồng. Để phục vụ phát triển du lịch Đà Lạt cả trung ương và địa phương đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch; tuy nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào chương trình phát triển du lịch của tỉnh. Việc thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch bằng ngân sách trong thời gian qua đã làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch. Nguồn vốn trên đã có tác động tích cực tới việc đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng của các khu, điểm du lịch và dân sinh, góp phần tăng cường thu hút đầu tư và khả năng đón khách du lịch.

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng du lịch của trung ương và địa phương nêu trên, tỉnh Lâm Đồng còn được Nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho nhiều dự án công trình kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn mang tầm cỡ quốc gia có tác động mạnh mẽ đến phát triển du lịch của tỉnh, như: cải tạo nâng cấp sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế, đường tỉnh lộ 723 Đà Lạt - Khánh Hòa, quốc lộ 28 nối Lâm Đồng với tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, đường Trường Sơn Đông nối Đà Lạt với tỉnh Quảng Nam dài 671 km, đường cao tốc đoạn Liên Khương - Prenn...; các thủy điện lớn quốc gia như thủy điện Hàm Thuận - Đạ Mi, thủy điện Đại Ninh và thủy điện Đồng Nai 3&4, các công trình thủy lợi, dự án Bauxite-Nhôm.

Việc đầu tư hạ tầng du lịch và các dự án công trình kinh tế - kỹ thuật của những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Lâm Đồng phát triển trong hiện tại và tương lai sẽ phát triển một cách bền vững. Cụ thể các dự án về giao thông, như: sân bay Liên Khương đã mở được tuyến bay Đà Lạt - Hà Nội, tuyến này mở ra đã thu hút được nguồn khách của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là sau khi trở thành sân bay quốc tế sẽ đón được khá lớn lượng khách trực tiếp từ các nước có đường bay trực tiếp; đường 723 Đà Lạt - Khánh Hòa tuyến đường này đã rút ngắn cự ly từ Đà Lạt đến Nha Trang so với tuyến đường cũ gần 90 km đã trở thành tam giác du lịch Đà Lạt - Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh, tuyến quốc lộ 28 hoặc tuyến thủy điện Đại Ninh đã rút ngắn cự ly từ Đà Lạt đi Phan Thiết (Bình Thuận) so với tuyến đường cũ khoảng 120 km tạo thành tam giác du lịch Đà Lạt - Phan Thiết - thành phố Hồ Chí Minh... Lòng hồ của các công trình thủy điện, thủy lợi đã trở thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn tỉnh.


Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch còn có những hạn chế sau:

- Nhiều công trình đầu tư còn kéo dài, không hoàn thành đúng tiến độ đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do: nguồn vốn trung ương hỗ trợ được cân đối hàng năm ít nhưng địa phương bố trí nhiều công trình, năng lực của đơn vị thi công có những hạn chế nhất định, công tác giải tỏa mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

- Đầu tư còn dàn trải, nhiều dự án triển khai cùng lúc nhưng không cân đối đủ vốn; còn cơ chế xin cho, chưa tập trung vào những dự án trọng điểm có tác động tích cực đến phát triển du lịch của các khu, điểm du lịch quan trọng.

2.2.3.3. Điều hành phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có

Sản phẩm du lịch của tỉnh đã từng bước được đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch trong đó nổi trội là tài nguyên tự nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái bên cạnh việc bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hoá với nhiều chủ đề độc đáo, hấp dẫn. Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc ít người với chủ đề khảo cứu đồng quê, du lịch trang trại, nhà vườn. Một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo với vai trò liên vùng, liên khu vực như tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”, tuyến du lịch “Theo dấu chân bác sĩ Yersin”được nghiên cứu phát triển để tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Lâm Đồng trong khu vực và trên cả nước. Một số chương trình du lịch đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch như tour trăng mật, tour du lịch văn hoá, tour du lịch lễ hộiĐầu năm 2003, Công ty Du lịch Lâm Đồng đầu tư và đưa hệ thống cáp treo có chiều dài 2.300 m (từ đồi Rôbin đến Thiền viện Trúc Lâm) vào hoạt động; đến đầu năm 2006 đưa hệ thống máng trượt (xe trượt ống) tại thác Đatanla vào hoạt động đã trở thành một trong những hoạt động thu hút khách du lịch tại Đà Lạt.


Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch mới, một số khu, điểm du lịch như thác Prenn, khu du lịch Langbiang, Thung lũng Tình Yêu, thác Đạmb’ri, khu du lịch rừng Mađaguôi, khu du lịch Đồi Mộng Mơ ... thường xuyên được đầu tư nâng cấp tạo thêm nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa truyền thống và văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Chất lượng môi trường tại các khu điểm du lịch ngày nay đã được cải thiện hơn, điều kiện trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chất lượng các dịch vụ phục vụ khách ngày được nâng cao, trong đó các yếu tố văn hoá đã được chú trọng hơn trong cơ cấu các sản phẩm du lịch.

Có thể nhận thấy, việc phát triển các loại hình du lịch là phù hợp với định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, chính vì vậy du lịch Lâm Đồng chưa thật sự thu hút khách du lịch quốc tế cũng như khách trong nước và thời gian lưu lại của khách chưa đạt mức như một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

2.2.3.4. Điều hành xúc tiến, mở rộng thị trường, liên kết phát triển du lịch

Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành, doanh nghiệp tăng cường công tác quảng bá, nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng thương hiệu hình ảnh sản phẩm về du lịch. Bên cạnh việc phê duyệt chương trình, lộ trình họat động xúc tiến du lịch từng năm và từng giai đoạn thì tỉnh cũng ban hành các quy định, chính sách về thu hút du khách, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh con người, địa danh Lâm Đồng bằng nhiều hình thức.

Trong suốt thời gian từ năm 2003 đến nay, năm nào tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt cũng tổ chức lễ hội, như: Kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (tháng 11/2003), Lễ hội Hoa Đà Lạt (12/2004), Festival Hoa 2005 (12/2005), Festival Hoa 2007 (12/2007) và sau đó cứ 2 năm tổ chức một lần, Lễ hội văn hóa Trà (12/2006). Thông qua các lễ hội, Đà Lạt - Lâm Đồng đã thực hiện được bước tiến dài trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư kể cả trong nước và thế giới; các chương trình này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch.


Cho đến nay, ngoài việc thu thập thông tin, tài liệu về du lịch, thương mại và đầu tư của tỉnh để cung cấp cho các cá nhân, đơn vị và các cơ quan thông tấn báo chí. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tiếp đón các đoàn khách đến khảo sát chương trình tour du lịch nối Đà Lạt - Lâm Đồng với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, nối tour du lịch với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên

- Đã thành lập Trung tâm xúc tiến Du lịch Thương mại và Đầu tư trực thuộc Sở Du lịch và Thương mại, mở Chi nhánh xúc tiến tại thành phố Hồ Chí Minh (2005) và tại Hà Nội (tháng 6/2007). Hiện nay tỉnh đang tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore và Nhật Bản.

- Đã thường xuyên cung cấp thông tin, hình ảnh về du lịch Lâm Đồng cho các bộ, ngành trong nước để tiến hành quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin tổng quan của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung đến các nước trên thế giới thông qua chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến nước ngoài của Cục xúc tiến Du lịch. Phối hợp với các tờ báo lớn của trung ương để đăng tải thông tin về du lịch và sự kiện của địa phương, xây dựng các chuyên trang về du lịch; duy trì việc cung cấp, giới thiệu thông tin đến các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và du khách, nhà đầu tư... thông qua các ấn phẩm: Đà Lạt Traveler, bản tin phục vụ lãnh đạo và doanh nghiệp, cẩm nang xúc tiến du lịch, bản đồ du lịch, sách hướng dẫn du lịch, truyền thuyết danh lam thắng cảnh...

- Đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo: Mô hình tổ chức du lịch sự kiện (MICE), đặc biệt là hội nghị - hội thảo tại địa phương bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ cho loại hình du lịch này còn thiếu; nhưng từ năm 2005 đến nay, các cơ quan trung ương, các tổng công ty đã tổ chức tại Đà Lạt được nhiều tour du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội nghị khách hàng mang tính quốc gia, quốc tế. Trong năm 2005, tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức thành công 2 hội thảo lớn, đó là: Hội nghị phiên họp lần thứ nhất Uỷ ban hợp tác du lịch Việt Nam - Nhật Bản và Hội thảo cấp cao ASEAN về du lịch Hoa. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu” nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh từng bước tạo


dựng được hình ảnh và thương hiệu riêng, quảng bá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường du lịch. Lâm Đồng đã cùng với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên tổ chức hội nghị hợp tác du lịch các tỉnh Tây Nguyên và thành lập câu lạc bộ du lịch Tây Nguyên; năm 2005 được sự hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận đã tham gia thực hiện chương trình liên kết kinh tế vùng về phát triển du lịch, thu hút đầu tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đã tổ chức hội chợ, sự kiện: Trong khuôn khổ các lễ hội, hàng năm đều bố trí chương trình Hội chợ triển lãm Du lịch - Thương mại thu hút nhiều doanh nghiệp trong cả nước tham gia các gian hàng nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Đã tổ chức hợp tác, liên kết phát triển du lịch: Lâm Đồng đã tiến hành các chương trình liên kết du lịch với các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Khánh Hoà, tỉnh Đồng Nai; liên kết tam giác phát triển du lịch Lâm Đồng - Bình Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình liên kết phát triển du lịch được tập trung vào 4 nội dung chính: Liên kết trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền; Hợp tác, liên kết phát triển các sản phẩm du lịch; Liên kết hợp tác trong kêu gọi đầu tư; Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

- Xúc tiến, giới thiệu tiềm năng du lịch và cơ hội đầu tư của tỉnh tại các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản thông qua các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh, các đoàn doanh nghiệp địa phương theo các phương thức trao đổi trực tiếp, giới thiệu hình ảnh Lâm Đồng.

- Đã tổ chức 2 cuộc thi báo chí viết về du lịch Lâm Đồng, thông qua các cuộc thi đã chọn ra được nhiều bài viết có chất lượng, có nhiều ý tưởng sáng tạo, đóng góp cho tỉnh nhiều chính sách và giải pháp để phát triển du lịch.

Về kinh phí cho hoạt động xúc tiến, trong 4 năm (2004-2007) kể từ khi Trung tâm xúc tiến Du lịch Thương mại và Đầu tư đi vào hoạt động, ngân sách tỉnh đã cấp kinh phí cho công tác xúc tiến 5,897 tỷ động (không kể các nguồn khác ngoài ngân sách và kinh phí các dự án). Phần kinh phí này được chia cho đồng thời 4 hoạt động xúc tiến gồm: xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động thông tin tuyên truyền.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 26/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí