án/lựa chọn nào là tốt nhất. Điều này cũng phù hợp với mục đích và ý nghĩa của đề tài, sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro cần tập trung quản lý dựa vào các tiêu chí của dự án như chi phí, thời gian và chất lượng. Xếp thứ hạng ưu tiên các rủi ro trong dự án là một bước quan trọng trong đánh giá rủi ro như được đề cập trong quy trình quản lý rủi ro trong chương cơ sở lý thuyết. Hiện nay phương pháp ANP đã được sử dụng rộng rãi trong đánh giá sắp xếp mức độ ưu tiên của rủi ro dự án. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể tham khảo là như Chen Z, Li H và cộng sự [42], Cheng E W L và Li H [44].
Từ những nghiên cứu này cho thấy, ANP là công cụ được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực quản lý dự án nói chung và quản lý RR nói riêng, đặc biệt trong việc xác định mức độ ưu tiên của các yếu tố trong mô hình. Do vậy, công cụ này hoàn toàn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.
Tuy nhiên, phương pháp ANP tồn tại một số nhược điểm sau. Thứ nhất, nhược điểm lớn nhất đó là không cho phép thể hiện sự tương tác, ảnh hưởng qua lại của các yếu tố trong mô hình xuyên suốt tiến trình dự án như các phương pháp mô phỏng. Tiếp theo, các ma trận so sánh cặp trong ANP thường được thiết lập từ kết quả phỏng vấn các chuyên gia liên quan đến so sánh tầm quan trọng từng cặp đôi các yếu tố trong mô hình. Việc thảo luận nhiều câu hỏi so sánh cặp có thể làm cho các chuyên gia lúng túng và ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu thu thập. Tuy nhiên, nhược điểm này đã được khắc phục thông qua việc đề xuất sử dụng bảng câu hỏi khảo sát kết hợp với bảng thang đo so sánh từ nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Kết luận
Chương này đã giới thiệu một số vấn đề quan trọng liên quan đến cơ sở lý luận về RR, nhận dạng RR, ĐGRR trong dự án đầu tư xây dựng nói chung và dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT nói riêng. Các khái niệm liên quan đến luận án đã được làm rõ thông qua các nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước. Dựa trên đặc điểm của các phương pháp nhận dạng và ĐGRR cũng như các công cụ trình bày ở trên, trong luận án này tác giả sẽ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp bao gồm cả định tính và định lượng nhằm tối đa hoá các ưu điểm của các phương pháp này cũng như góp phần nghiên cứu ứng dụng mô hình hiện đại trong ĐGRR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại
TP.HCM, đặc biệt đó là việc sử dụng mô hình ANP trong đánh giá mức độ ưu tiên của các rủi ro cũng như xếp hạng thứ tự ưu tiên của chúng.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quản Lý Rủi Ro Và Một Số Hướng Dẫn Về Quản Lý Rủi Ro
- Đánh Giá Rủi Ro Thông Qua Ma Trận Xác Suất – Tác Động (Probability – Impact Matrix)
- Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đsđt Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Đsđt Tuyến Số 1 Thành Phố Hồ Chí Minh – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- Nhận Dạng Một Số Rủi Ro Trong Dự Án Đsđt Tuyến Số 1 Bến Thành – Suối Tiên
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Để giải quyết được các mục tiêu đã trình bày, luận án sẽ trải qua 2 giai đoạn bao gồm: (i) Nhận dạng các RR của dự án, (ii) đánh giá mức độ ưu tiên của các RR đối với đa mục tiêu của dự án bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng, như được trình bày trong hình 3.1.
Nghiên cứu tài liệu về dự án và
các nghiên cứu liên quan
Brain storming
Phân tích định tính
Nhận dạng các RR
Phác thảo sơ bộ các rủi ro
Thảo luận nhóm chuyên gia
Thiết kế bảng hỏi
Phân tích dữ liệu thống kê
Mô tả dữ liệu thu thập
Sử dụng phương pháp ANP
Phân tích định
lượng
Đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp của RR
Kết hợp các phương pháp, đánh
giá mô hình
Kết luận
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp được sử dụng đầu tiên trong quá trình nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu định tính xác định các RR liên quan đến dự án, và thu thập dữ liệu đầu vào cho các bước phân tích định lượng tiếp theo.
Như chỉ ra trong chương trước, có rất nhiều công cụ và phương pháp nhằm xác định RR. Mỗi phương pháp chứa đựng những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì thế, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và công cụ được trình bày trong hình 3.1.
3.2.1. Nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp đầu tiên được sử dụng nhằm xác định các RR trong dự án ĐSĐT. Cụ thể, luận án sẽ khảo sát đa dạng các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các yếu tố RR dự án ĐSĐT cũng như các tài liệu liên quan đến dự án. Thêm vào đó, phương pháp động não tích cực (Brainstorming) cũng được sử dụng để hỗ trợ quá trình xác định các RR. Cuối cùng một danh sách sơ bộ các RR của dự án sẽ được thiết lập.
3.2.2. Thảo luận nhóm chuyên gia
Sau quá trình hình thành danh sách sơ bộ các RR của dự án, phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia sẽ được tiến hành.
Cuộc thảo luận nhóm chuyên gia đầu tiên được thực hiện nhằm thảo luận và nhận dạng các RR tồn tại và tiềm ẩn trong các dự án ĐSĐT tại TP.HCM. Nhóm các chuyên gia được lựa chọn tham gia thảo luận nhóm là những chuyên gia đảm bảo các điều kiện sau: (1) các chuyên gia làm việc liên quan trực tiếp đến các dự án ĐSĐT tại TP.HCM với nhiều vai trò và vị trí; (2) các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng ít nhất 10 năm và trình độ từ đại học trở lên nhằm đảm bảo độ tin cậy trong việc nhận dạng RR.
Sau khi danh sách các rủi ro của dự án ĐSĐT tại TP.HCM nói chung được thiết lập, cuộc thảo luận nhóm các chuyên gia thứ 2 được tiến hành với sự tham gia các chuyên gia trực tiếp liên quan đến dự án ĐSĐT số 1 TP.HCM, Tuyến Bến Thành – Suối Tiên nhằm nhận dạng các RR đối với trường hợp cụ thể Tuyến số 1 TP.HCM. Đối với bước này, các chuyên gia được lựa chọn là những chuyên gia thực hiện những công việc liên quan trực tiếp đến Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
3.2.3. Thiết lập bảng câu hỏi khảo sát
Sau khi các RR đã được xác định, bảng câu hỏi (BCH) là bước nghiên cứu tiếp theo. BCH là công cụ thu thập dữ liệu hữu ích đối với các nghiên cứu cần có sự đánh
giá, xem xét từ nhiều chuyên gia trong cùng lĩnh vực với kinh nghiệm và kiến thức khác nhau [86]. Việc áp dụng phương pháp này có nhiều ưu điểm, bao gồm (i) thu thập được nhiều thông tin theo chủ ý của người thiết lập câu hỏi, (ii) thông tin tập trung, có tính định lượng, (iii) dễ nhập, dễ xử lý, ít tốn kém. Tuy nhiên việc thu thập thông tin theo phương pháp này cũng có một số nhược điểm như thông tin cứng nhắc do được thiết kế trước, kém linh hoạt, kết quả khảo sát phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia. BCH là công cụ được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định các RR hay xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các quá trình thực hiện của dụng án xây dựng [72]. Việc thiết lập BCH và thường trải qua hai giai đoạn đó là giai đoạn xây dựng BCH thử nghiệm và BCH chính thức. Quy trình thu thập dữ liệu bằng BCH được thể hiện trong hình 3.2
Thang đo được sử dụng trong BCH với 9 cấp độ được dựa trên nền tảng so sánh cặp từ mô hình ANP khi đánh giá mức độ ưu tiên của các yếu tố trong mô hình như đã được đề cập trong Chương 2.
BCH khảo sát gồm 3 phần: (1) thông tin về đối tượng được phỏng vấn; (2) Đánh giá tầm quan trọng của các mục tiêu dự án; (3) Đánh giá tầm quan trọng của RR đối với dự án ĐSĐT tại tp. Hồ Chí Minh, cụ thể đó là tuyến số 1 Bến Thành – Suối tiên. Nội dung cụ thể của BCH khảo sát thể hiện trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2.
Nhằm tăng độ tin cậy của dữ liệu thu thập, các chuyên gia được khảo sát được lựa chọn là các chuyên gia (1) thực hiện những phần việc liên quan trực tiếp đến Tuyến số 1 Tp.HCM từ nhiều vai trò, vị trí; (2) có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng ít nhất 10 năm; (3) các chuyên gia được khảo sát sẽ bao gồm các chuyên gia trong nước và chuyên gia là người nước ngoài có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự tại các nước trên thế giới.
Để đảm bảo tính đúng chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và dễ dàng nhận thông tin phản hồi, trước khi khảo sát chính thức, BCH sẽ được khảo sát thử nghiệm trực tiếp đối với một nhóm các các chuyên gia. BCH thử nghiệm sẽ được gửi trực tiếp đến các chuyên gia và các chuyên gia được giải thích cụ thể về mục đích nghiên cứu và cách thức thực hiện đánh giá BCH. Các chuyên gia sẽ làm nhiệm vụ (1) trả lời đầy đủ BCH,
(2) đưa ra các nhận xét, đánh giá liên quan đến cấu trúc, ngôn ngữ, cách thức trình bày
của BCH nhằm kiểm tra xem BCH có rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời hay không.
Sau khi nhận được các thông tin phản hồi, BCH thử nghiệm sẽ được chỉnh sửa, hoàn thiện và thực hiện khảo sát trên diện rộng. Quy trình thiết kế BCH chính thức được thực hiện, thể hiện trong hình 3.2. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp nhằm có thể giải thích rõ ràng về thang điểm, cách thức đánh giá và mục đích của từng câu hỏi nhằm đạt được câu trả lời có độ tin cậy cao từ các chuyên gia đã được lựa chọn. Các thang đo sử dụng trong BCH cũng sẽ được giải thích trong phần đầu của BCH cùng với các câu ví dụ cụ thể giúp làm rõ các nội dung trong quá trình khảo sát.
Xây dựng BCH thử nghiệm
Khảo sát thử nghiệm
Không đạt
Đánh giá BCH
Đạt
BCH chính thức
Hình 3.2. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
3.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là bước tiếp theo nhằm đánh giá mức độ ưu tiên của các RR dựa trên đánh giá tầm quan trọng của chúng đối với ba mục tiêu dự án, bao gồm: tiến độ, chất lượng và chi phí. Để đạt được kết quả đáng tin cậy về mức độ ưu tiên của các RR và xếp hạng thứ tự ưu tiên của chúng, luận án sẽ sử dụng đa dạng các công cụ và mô hình định lượng được trình bày trong phần tiếp theo.
3.3.1. Thống kê mô tả
Dữ liệu thu thập được thông qua BCH sẽ được thống kê mô tả nhằm xác định giá trị tầm quan trọng của các RR đến từng mục tiêu chính riêng lẻ của dự án, như tiến độ, chi phí và chất lượng. Điểm số đánh giá tầm quan trọng của các RR đến các mục
tiêu dự án được tính toán theo công thức 3.1.
𝑀𝑉 = ∑𝑛
𝑋𝑖
(3.1)
𝑖=1 𝑛
Trong đó:
MV (mean value): Giá trị trung bình Xi: Giá trị thang đo trong phiếu trả lời i n: Tổng số phiếu trả lời được sử dụng
Như chỉ ra trong công thức (3.1), các biến RR nào có giá trị trung bình (MV) cao có nghĩa tầm quan trọng của các RR này đối với các mục tiên dự án (chi phí, thời gian và chất lượng) lớn. Biến RR nào có giá trị trung bình MV tổng thể cao nhất sẽ được xếp thứ hạng mức độ ưu tiên là 1 và lần lượt cho đến các biến RR có trị trung bình thấp hơn.
3.3.2. Phương pháp phân tích mạng ANP (Analytic network process)
Trong phần trước, luận án đã xem xét tầm quan trọng của các RR đối với từng mục tiêu dự án theo phương pháp thống kê mô tả. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu đo lường mức độ tác động của RR trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp thống kê mô tả chỉ đánh giá tầm quan trọng của các RR đối với một mục tiêu riêng lẻ của dự án. Ví dụ, thông qua phương pháp thống kê mô tả, các nghiên cứu chỉ có thể đánh giá tầm quan trọng của biến rủi ro A đối với chi phí hoặc tầm quan trọng của biến rủi ro B đối với tiến độ hoặc chất lượng. Nhằm xem xét một cách toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của RR lên đồng thời nhiều mục tiêu của dự án, trong đó cho phép xem xét sự tương tác qua lại giữa các mục tiêu cũng như sự tương tác ngược lại từ việc không đạt được các mục tiêu đến các RR, phương pháp phân tích mạng ANP sẽ được tiến hành.
3.3.2.1. Quy trình thực hiện mô hình ANP
Dựa vào cơ sở lý luận về ĐGRR được trình bày trong Chương 2 và cơ sở lý thuyết của mô hình ANP được trình bày trong phần 2.5, quy trình xây dựng và thực hiện mô hình ANP nhằm đánh giá mức độ ưu tiên tổng hợp của các rủi ro được thực hiện theo các bước như trong hình 3.3 với hai giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất đó là
Mô hình hóa vấn đề thành mạng lưới
mô hình hoá vấn đề thành mạng lưới, cụ thể đó là xác định các yếu tố trong mô hình, phân chia nhóm các yếu tố cũng như xác định các mối quan hệ, tương tác giữa các yếu tố, nhóm yếu tố trong mạng lưới. Giai đoạn thứ hai đó là giai đoạn tính toán trọng số các yếu tố thông qua các bước như xác định tầm quan trọng giữa các nhóm, các yếu tố; thiết lập ma trận so sánh, tính toán ma trận không trọng số; tính toán ma trận trọng số và tính toán ma trận giới hạn nhằm xác định trọng số của các yếu tố.
Xác định các yếu tố của mạng lưới
Phân nhóm các yếu tố
Phân tích các mối quan hệ trong mạng lưới
Tính toán tầm quan trọng giữa các yếu tố
Thiết lập ma trận so sánh
Xây dựng siêu ma trận không trọng số
Tính toán siêu ma trận trọng số
Tính toán siêu ma trận giới hạn
Trọng số của các yếu tố
Tính trọng số các yếu tố bằng ANP
Hình 3.3. Quy trình thực hiện ANP
Việc tính toán các loại ma trận này đã được trình bày cụ thể trong Chương 2 – Cơ sở lý luận. Trong đó, các ma trận so sánh theo của Saaty [105] sẽ dựa vào kết quả so sánh cặp về tầm quan trọng của các yếu tố trong mô hình khi xem xét chúng dưới một yếu tố khác trong mô hình dựa trên thang đo 9 mức độ. Tuy nhiên việc khảo sát ý chuyên