quan trọng hơn. Ví dụ, Hồng Kông đã tăng trưởng và phát triển hết sức nhanh chóng mặc dù dân quá đông đúc và đất đai khan hiếm.
Có hai loại tài nguyên thiên nhiên: loại tái tạo được và loại không tái tạo được. Rừng cây là ví dụ về tài nguyên tái tạo được. Khi một cây gỗ bị đốn, người ta có thể trồng cây mới để thu hoạch trong tương lai. Dầu mỏ là ví dụ về tài nguyên không tái tạo được. Vì dầu mỏ là sản phẩm của thiên nhiên sau hàng ngàn năm biến đổi, nên nguồn cung chỉ có hạn. Khi nguồn cung dầu mỏ cạn kiệt, chúng ta không thể tạo thêm.
Sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra một số khác biệt về mức sống trên thế giới. Sự thành công có ý nghĩa lịch sử của Mỹ một phần bắt nguồn từ cung đất đai mênh mông, thích hợp cho ngành nông nghiệp. Ngày nay, một số nước ở vùng Trung Đông như Cô - oét và Ả rập Xê út rất giàu chỉ vì họ vô tình sống trên những giếng dầu lớn nhất thế giới.
Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng, nhưng đó không nhất thiết phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ: Nhật là nước thuộc loại giàu nhất thế giới mặc dù không có mấy tài nguyên thiên nhiên. Thương mại quốc tế là nguyên nhân thành công của nước Nhật. Nhật nhập khẩu rất nhiều tài nguyên thiên nhiên cần thiết, chẳng hạn dầu mỏ, rồi xuất khẩu hàng công nghiệp sang nước có nhiều tài nguyên.
d. Công nghệ
Tri thức công nghệ là những hiểu biết về cách thức tốt nhất để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Cách đây một thế kỷ, đa sô người Mỹ là nông dân, bởi vì kỹ thuật trồng trọt hồi ấy đòi hỏi nhiều đầu vào lao động để làm ra lượng lương thực cần thiết cho mọi người. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật trồng trọt, chỉ một phần nhỏ dân số làm việc trong nông nghiệp cũng đủ nuôi sống toàn xã hội. Sự thay đổi về công nghệ như thế cho phép chuyển lao động sang các ngành sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
Tri thức công nghệ có nhiều dạng. Một số công nghệ là tri thức chung - nghĩa là khi một người sử dụng nó, những người khác cũng nhận thức được nó. Ví dụ, khi Henry Ford áp dụng thành công cách sản xuất bằng dây chuyển lắp ráp, các nhà sản xuất xe hơi khác cũng nhanh chóng áp dụng công nghệ này. Các công nghệ khác là công nghệ độc quyền - chỉ có công ty phát minh ra nó biết. Ví dụ, chỉ duy nhất Coca Cola biết công thức bí mật để pha chế loại nước giải khát nổi tiếng của nó. Một số công nghệ khác mang tính độc quyền chỉ trong thời gian ngắn. Khi công ty bào chế dược phẩm phát minh ra một loại thuốc mới, hệ thống bản quyền cho phép nó có quyền tạm thời là nhà sản xuất duy nhất loại thuốc đặc biệt đó. Song khi bản quyền hết hạn, các công ty khác cũng được phép sản xuất loại thuốc đó. Tất cả các dạng tri thức
công nghệ như trên đều có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế.
Cần phân biệt giữa trị thức công nghệ và vốn nhân lực. Mặc dù hai khái niệm này khá gần nhau, nhưng chúng có một khác biệt quan trọng. Tri thức công nghệ phản ánh kiến thức xã hội trong việc nhận thức thế giới vận hành ra sao. Vốn nhân lực phản ánh mức độ lực lượng lao động hấp thụ và tiếp nhận nguồn tri thức trên như thế nào. Sử dụng lối nói ẩn dụ, chúng ta có thể coi tri thức là cuốn sách giáo khoa của xã hội, trong khi vốn của nhân lực là lượng thời gian mà các thành viên xã hội bỏ ra để đọc cuốn sách đó. Năng suất của công nhân phụ thuộc vào cả chất lượng cuốn sách lẫn thời gian anh ta bỏ ra để đọc nó.
Yếu tố này bao gồm những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như về quản lý. Mấy thập niên qua, loài người đã chứng kiến những tiến bộ to lớn và nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật như tin học, sinh học, vật liệu mới,… Công nghệ mới đã giúp nhiều quốc gia nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, giúp con người khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn là khan hiếm. Trong thế kỷ XXI, đối với các nước phát triển, yếu tố có ý nghĩa quyết định sự thành công về phát triển kinh tế là công nghệ mới, còn đối với các nước đang phát triển lại đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới côngnghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề học hỏi, nghiên cứu và lựa chọn công nghệ thích hợp có ý nghĩa quyết định tốc độ tăng trưởng.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Để Đo Lường Sản Lượng Quốc Gia
- Mô Hình Sản Xuất Được Sử Dụng Để Xây Dựng Sna
- Những Vấn Đề Phát Sinh Khi Đo Lường Chi Phí Sinh Hoạt
- Sự Dịch Chuyển Của Đường Tổng Cầu Khi Nền Kinh Tế Còn Nhiều Nguồn Lực Chưa Được Sử Dụng
- Các Nhân Tố Quyết Định Sự Thay Đổi Của Sản Lượng Cân Bằng
- Tác Động Của Sự Thay Đổi Đầu Tư Đến Sản Lượng Cân Bằng
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Bao trùm lên toàn bộ các yếu tố tăng trưởng là chiến lược khôn ngoan, đúng đắn, nắm bắt cơ hội trong và ngoài nước, tận dụng mọi lợi thế so sánh sẽ làm cho đất nước có đà tăng trưởng nhanh. Lịch sử tăng trưởng của các nước cũng cho thấy vai trò của sự lãnh đạo của Chính phủ trong điều hành kinh tế là đặc biệt quan trọng.
Ngoài những yếu tố trên đây, vấn đề tăng trưởng đối với các nước đang phát triển có được thuận lợi và nhan chóng hay không lại còn đòi hỏi có những điều kiện vĩ mô khác như:
- Sự ổn định về chính trị, xã hội
- Xây dựng được hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tốt (giao thông, thông tin, giáo dục, ytế,..)
- Có hệ thống ngân hàng tài chính hoạt động có hiệu quả
Ngoài ra, mức tăng trưởng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào đặc tính của dân tộc (truyền thống văn hoá, xã hội, tính cách, năng lực con người…) cũng như vị trí địa lý của quốc gia.
Những yếu tố trên đây là những nguồn lực chủ yếu quyết định mức độ tăng trưởng, nó được coi là những yếu tố sản xuất - những đầu vào của quá trình sản xuất. Khi gia tăng các đầu vào thì sản lượng đầu ra chủ yếu sẽ tăng lên. Mức tăng trưởng
nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức tăng các đầu vào. Vì vậy việc đo lường mức tăng trưởng các đầu vào (lao động, vốn,…) để tính toán khả năng tăng trưởng đầu ra (sản lượng…) thể hiện bằng việc xây dựng các mô hình tăng trưởng (như các hàm sản xuất…) là hướng cố gắng của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, trong thực tiễn đã có những khó khăn nảy sinh:
- Có những đầu vào khó đo lường và khó tính được ảnh hưởng của nó (như chất lượng giáo dục, quản lý sản xuất, kỹ thuật mới,..)
- Vai trò mỗi yếu tố đối với tăng trưởng cũng khác nhau đối với các quốc gia. Có những nước rất cần vốn. Nếu được đầu tư sẽ đem lại sự tăng trưởng rò rệt. Trái lại có những nước việc gia tăng tiết kiệm mở rộng tích luỹ vốn lại không hiệu quả. Đối với các nước đang phát triển việc sử dụng hiệu quả lao động lại có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng.
3.3. TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ
Mô hình tổng cầu và tổng cung là cách tiếp cận được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi để giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn. Hiểu và biết cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc và chính sách của chính phủ là mục tiêu chính của phần này.
3.3.1. Tổng cung và tổng cầu
Tổng cầu và tổng cung là hai thuật ngữ được nhà kinh tế vĩ mô sử dụng thường xuyên nhất. Chúng là những lực lượng làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động. Chúng quyết định sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và mức giá chung của nền kinh tế. Nếu muốn biết một biến cố hoặc chính sách ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào, thì trước hết bạn phải nghĩ xem nó ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung như thế nào.
Mô hình tổng cầu và tổng cung chỉ ra cách thức tổng cầu và tổng cung quyết định mức giá cả và sản lượng trong một nền kinh tế. Hai biến số được mô hình tập trung giải thích là tổng sản lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được đo bằng GDP thực tế và mức giá chung được đo bằng chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Các nhà kinh tế thường sử dụng đồ thị để biểu diễn mô hình tổng cầu và tổng cung trong đó mức giá được biểu diễn trên trục tung và GDP thực tế được biểu diễn trên trục hoành. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu hai bộ phận cấu thành của mô hình, đó là đường tổng cầu và đường tổng cung.
3.3.1.1. Tổng cầu của nền kinh tế (AD)
a. Khái niệm
Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn thành tố: (i) tiêu dùng (C), như chi tiêu mua lương thực, thực phẩm, tivi, hay quần áo, tất cả những thứ này do các hộ gia đình mua; (ii) đầu tư vào hàng tư bàn (I), như các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng mới và mua sắm các thiết bị mới để tăng năng lực sản xuất trong tương lai;(iii) chi tiêu chính phủ (G), bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ do chính phủ mua cho tiêu dùng hiện tại (tiêu dùng công) và hàng hóa và dịch vụ cho các lợi ích tương lai như đường xá, cầu cống, bến cảng,…(đầu tư công); và (iv) xuất khẩu ròng (NX), chênh lệch giữa giá trị hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước được bán ở nước ngoài, tức là xuất khẩu (X), và giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được các hộ gia đình doanh nghiệp và chính phủ trong nước mua, tức là nhập khẩu (IM).
Sử dụng AD để biểu thị tổng cầu, chúng ta có thể tổng hợp các thành tố của tổng cầu trong phương trình sau ;
AD = C + I + G + NX
Đây chẳng qua là phương trình định nghĩa tổng cầu. Nó chỉ ra rằng tổng cầu bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.
b. Đường tổng cầu
Có rất nhiều biến số quyết định mức sản lượng mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua mà chúng ta sẽ giới thiệu chi tiết ở các phần sau. Bây giờ bạn hãy tưởng tượng ra một tình huống là chúng ta sẽ giữ cho tất cả các biến số này không đổi trừ một biến số là mức giá. Chúng ta hãy xem xét sự thay đổi trong mức giá sẽ tác động tới lượng tổng cầu về GDP như thế nào.
A
B
P
P0 P1
Y0 Y1 Y
Hình 3.2: Đường tổng cầu
Đường tổng cầu trong hình 3.2 cho thấy điều gì xảy ra đối với lượng GDP mà các tác nhân kinh tế muốn mua khi chỉ có mức giá thay đổi. Đường tổng cầu được vẽ với giả định rằng tất cả các biến số khác có ảnh hưởng tới lượng tổng cầu ngoài mức giá như thu nhập, kì vọng và chính sách của chính phủ không thay đổi. Đường tổng cầu dốc xuống chỉ ra rằng nếu những cái khác không thay đổi, thì giảm mức giá chung, chẳng hạn từ P0 xuống P1, sẽ có xu hướng làm cho lượng tổng cầu về GDP của quốc gia đó tăng lên, từ Y0 đến Y1.
c. Nguyên nhân đường tổng cầu dốc xuống
Đường tổng cầu dốc xuống phản ánh thực tế là mức giá có ảnh hưởng ngược chiều đến lượng tổng cầu. Trong bốn thành tố của tổng cầu, chi tiêu chính phủ được giả định là biến ngoại sinh do các chính sách của chính phủ quyết định tùy thuộc vào mục tiêu của điều tiết vĩ mô mà không phụ thuộc vào mức giá. Do đó, để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống chúng ta cần làm rò sự thay đổi trong mức giá có ảnh hưởng như thế nào đến ba thành tố còn lại của tổng cầu bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng ảnh hưởng đó.
- Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải
Khi mức giá giảm thì lượng tiền trong ví hay trong tài khoản ngân hàng của bạn trở nên có giá trị hơn vì chúng có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Như vậy, một sự cắt giảm trong mức giá chung làm cho các hộ gia đình nhận thấy mình trở nên giàu có hơn và họ sẽ sẵn sàng mua nhiều hàng hóa dịch vụ hơn. Sự tăng lên trong mức tiêu dùng có nghĩa là lượng tổng cầu về GDP tăng lên.
- Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất
Tại mức giá thấp hơn, công chúng sẽ cần giữ ít tiền hơn để mua lượng hàng hóa và dịch vụ theo kế hoạch. Điều này hàm ý một phần trong số tiền họ đang nắm giữ để phục vụ cho động cơ giao dịch trở nên dư thừa. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tìm cách cắt giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách chuyển một số tiền mặt hoặc tài sản có thể viết séc thành các tài sản sinh lãi như trái phiếu hay tiền gửi ngân hàng có kì hạn, và kết quả là lãi suất sẽ giảm. Giảm lãi suất, đến lượt nó có quyết định đến các hãng đầu tư nhiều hơn vào nhà xưởng và thiết bị mới, và các hộ gia đình mua nhiều nhà ở mới hơn. Như vậy một mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu vào các hàng hóa đầu tư và do đó làm tăng lượng tổng cầu.
- Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài tại một mức tỷ giá hối đoái cho trước. Khi đó, một số người tiêu dùng trong nước và ở nước ngoài có xu hướng chuyển từ mua hàng của nước khác sang hàng hóa và dịch vụ sản xuất tại Việt Nam. Kết quả là
xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu bị hạn chế, làm tăng xuất khẩu ròng và làm tăng lượng tổng cầu.
Như vậy cả ba hiệu ứng trên đều cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được mua: Giảm mức giá chung làm tăng lượng tổng cầu về GDP, ngược lai, tăng mức giá chung làm giảm lượng tổng cầu về GDP.
d. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu
Di chuyển là một thuật ngữ đề cập đến hiện tượng trượt dọc trên một đường nhất định. Trên hệ trục toạ độ Y-P, sự di chuyển dọc một đường tổng cầu phản ánh sự thay đổi của lượng tổng cầu do sự thay đổi của mức giá trong khi các biến số khác ảnh hưởng đến tổng cầu được giữ nguyên như ban đầu. Ví dụ, trong hình 3.2 sự di chuyển từ điểm A đến điểm B phản ánh lượng tổng cầu tăng từ Y0 đến Y1 do mức giá giảm từ P0 xuống P1.
Dịch chuyển đề cập đến hiện tượng thay đổi vị trí của một đường. Như chúng ta
đã biết đường tổng cầu dốc xuống cho biết một sự cắt giảm mức giá sẽ làm cho lượng tổng cầu về GDP tăng lên. Tuy nhiên, còn có nhiều biến cố khác ảnh hưởng đến lượng tổng cầu tại một mức giá nhất định. Khi một sự kiện hoặc chính sách nào đó làm thay đổi lượng cầu về GDP tại mỗi mức giá cho trước, thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển. Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải khi lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá cho trước. Ngược lại, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái khi lượng cầu giảm xuống tại mỗi mức giá cho trước. Hình 3.3 minh họa sự dịch chuyển sang bên phải hay ra phía ngoài của đường tổng cầu từ AD0 đến AD1.
AD1
AD0
P
P0 P1
Y0 Y1 Y
Hình 3.3: Sự dịch chuyển của đường tổng cầu
Do tổng cầu về GDP của một nền kinh tế mở bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hóa: tiêu dùng của các hộ gia đình, đầu tư của các hãng và các hộ gia đình, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng, nên chúng ta có thể phân loại nguyên ngân gây dịch chuyển đường tổng cầu theo các thành tố này của tổng cầu như sau.
- Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong tiêu dùng
Nếu người Việt Nam trở nên an tâm hơn về tình hình việc làm và thu nhập trong tương lai, hoặc nếu giá cổ phiếu tăng làm cho các hộ gia đình trở nên giàu có hơn, hay chính phủ giảm thuế thu nhập, thì các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng tại mỗi mức giá cho trước và kết quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải từ AD0 đến AD1 như được biểu diễn trong hình 3.3.
- Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong đầu tư
Nếu các doanh nghiệp trở nên lạc quan vào triển vọng mở rộng thị trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quyết định xây thêm nhà máy mới và mua thêm máy móc, thiết bị mới, hoặc nếu chính phủ giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, hay ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ làm giảm lãi suất, thì đầu tư sẽ tăng và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải.
- Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong chi tiêu chính phủ
Nếu chính phủ chủ động tăng chi tiêu nhằm đối phó với đà tăng trưởng kinh tế chậm lại, thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải.
- Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong xuất khẩu ròng
Nếu thế giới bên ngoài lâm vào suy thoái và nhập khẩu ít hàng của Việt Nam hơn, hoặc đồng Việt Nam tăng giá so với tiền của các đối tác thương mại, thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ giảm và kết quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái.
3.3.1.2. Tổng cung của nền kinh tế
a. Khái niệm
Tổng cung của một nền kinh tế là mức sản lượng mà các nhà doanh nghiệp trong nước sẵn sang và có khả năng sản xuất và cung ứng tại mỗi mức giá. Lượng tổng cung phụ thuộc vào quyết định của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động và các đầu vào khác để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán cho các hộ gia đình, chính phủ, và các doanh nghiệp khác cũng như để xuất khẩu ra thế giới bên ngoài.
b. Đường tổng cung
Đường tổng cung liên kết lượng tổng cung với mức giá chung. Chúng ta cần phân biệt hai loại đường tổng cung. Đường tổng cung dài hạn (ASLR) liên kết mức giá và sản lượng mà các doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng trong khoảng thời gian đủ dài để mọi giá cả hoàn toàn linh hoạt. Đường tổng cung ngắn hạn (ASSR hay có thể viết gọn là AS) liên kết mức giá với mức sản xuất với giả thiết giá của các nhân tố sản
xuất không thay đổi. Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng, trong khi đường tổng cung ngắn hạn là đường dốc lên như được vẽ trong hình 3.4.
ASLR
ASSR
P
Y* Y
Hình 3.4: Đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn
c. Nguyên nhân đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và đường tổng cung ngắn hạn dốc lên
- Tại sao đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng?
Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng vì trong dài hạn khi giá cả đủ mạnh để mọi thị trường, không chỉ thị trường tài chính và thị trường hàng hóa mà cả thị trường các nhân tố sản xuất, đều ở trạng thái cân bằng. Cân bằng thị trường các nhân tố sản xuất có nghĩa là mọi nguồn lực đều được sử dụng đầy đủ. Khi đó, cung về hàng hóa và dịch vụ chỉ phụ thuộc vào cung về các nhân tố sản xuất như tư bản, lao động, tài nguyên thiên nhiên và trình độ công nghệ của nền kinh tê. Nói cách khác, trong dài hạn, tổng cung về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế không phụ thuộc vào mức giá chung.
Đường tổng cung dài hạn biểu thị mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ, được gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng tự nhiên (Y*). Do đó, bất kì nhân tố nào làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Do sản lượng tự nhiên phụ thuộc vào cung về lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ ta có thể phân loại nguyên nhân làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn theo các yếu tố đầu vào này.
Sự dịch chuyển xuất phát từ lao động: Nếu một nền kinh tế có nhiều công nhân ra nước ngoài làm việc, cung về lao động trong nền kinh tế giảm. Do số lao động làm việc ít hơn, lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế có thể sản xuất ra sẽ nhỏ hơn.