Đo lường rủi ro
Truyền thông và tư vấn Quá trình quản lý rủi ro
Theo dõi và giám sát quá trình thực hiện
Thiết lập bối cảnh
Nhận diện rủi ro
Phân tích rủi ro
Đánh giá rủi ro
Xử lý rủi ro
Hình 2.1. Quy trình quản lý rủi ro ISO 31000: 2009 [121]
Trong phạm vi của luận án, tác giả sẽ tìm hiểu chi tiết, cụ thể cơ sở lý luận của quá trình nhận dạng, đánh giá RR trong quy trình này.
2.3. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro (NDRR) là quá trình tìm kiếm, nhận dạng, phân loại, miêu tả các RR một cách hệ thống và liên tục các RR liên quan đến dự án.
Việc NDRR nên được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án nhằm có thể xác định những RR đến mức thực tế tối đa. Trong suốt vòng đời dự án, các RR mới liên tục xuất hiện, do vậy các bên liên quan cần chú ý đặc điểm này nhằm duy trì sự hợp lý, tính trách nhiệm liên quan đến hoạt động ứng phó RR. Theo hướng dẫn của World Bank [31], danh sách các RR của các dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT nên được thiết lập thông qua các cuộc họp giữa các thành viên trong tổ chức dự án trong suốt quá trình chuẩn bị thực hiện dự án. Danh sách các này cũng cần được xem xét lại một cách thường xuyên và liên tục trong suốt vòng đời của dự án nhằm đưa ra giải pháp phù hợp với từng RR tại từng thời điểm khác nhau.
Đầu vào của quá trình NDRR đó là quá trình phân tích bối cảnh dự án, bao gồm
một số nội dung quan trọng bao gồm mục tiêu dự án, phạm vi dự án, kết quả phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của dự án, kế hoạch QLRR cũng như các dữ liệu quá khứ liên quan đến dự án.
Mặc dù có rất nhiều kỹ thuật, tiêu chuẩn và hướng dẫn NDRR nhưng trong quá trình thực hiện điểm yếu và điểm mạnh của các công cụ này cần được xem xét khi sử dụng trong từng trường hợp thực tế bởi vì mỗi dự án đều có những đặc điểm riêng biệt so với các dự án khác. Theo Chapman C [39] cho rằng, các kỹ thuật NDRR có thể được chia làm 3 loại khác nhau, bao gồm (i) nhận dạng chỉ được thực hiện dựa trên kiến thức của các nhà nghiên cứu, (ii) nhận dạng bởi các nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các thành viên trong đội ngũ dự án và (iii) các nhà nghiên cứu chủ trì một nhóm nghiên cứu.
Một số công cụ, kỹ thuật được sử dụng trong quá trình xác định rủi ro được trình bày cụ thể trong bảng 2.3. Rõ ràng mỗi phương pháp chứa đựng những điểm mạnh và điểm yếu, vì thế cần kết hợp nhiều phương pháp để xác định rủi ro một cách chính xác nhất.
Bảng 2.3. Một số công cụ nhận dạng rủi ro
Công cụ | Điểm mạnh | Điểm yếu | Một số yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng | |
1 | Động não (brain storming) | Cho phép người tham gia dự án góp phần thảo luận Có liên quan đến tất cả các thành phần tham gia dự án Có ý tưởng sáng tạo | Đòi hỏi sự tham gia các thành phần liên quan chủ chốt tại các cuộc họp, vì vậy sẽ khó khăn để sắp xếp lịch và có thể sẽ rất tốn kém Có thể đưa ra kết quả không chính xác nếu nó được đề xuất ra bởi các cá nhân có quyền lực trong dự án Có thể có nhiều | Phải có sự tham gia từ đại diện các nhóm liên quan Đòi hỏi phải có sự cam kết, trung thực và có kiến thức liên quan Sử dụng các cấu trúc |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Rủi Ro Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Đsđt Tại Việt Nam
- Các Rủi Ro Liên Quan Đến Yếu Tố Xã Hội
- Khái Niệm Quản Lý Rủi Ro Và Một Số Hướng Dẫn Về Quản Lý Rủi Ro
- Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - 9
- Phương Pháp Phân Tích Mạng Anp (Analytic Network Process)
- Tình Hình Thực Hiện Dự Án Đsđt Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Công cụ | Điểm mạnh | Điểm yếu | Một số yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng | |
ý kiến trùng lắp nhau nên đòi hỏi có thời gian để sắp xếp, lọc thông tin | ||||
2 | Biểu đồ nguyên nhân hệ quả | Thể hiện một cách trực quan bằng hình ảnh nên thúc đẩy khả năng suy nghĩ của các bên liên quan | Các biểu đồ có thể trở nên quá phức tạp | Lựa chọn một cách chính xác các tác động quan trọng |
3 | Check lists (Lập danh sách) | Có thể sử dụng các kinh nghiệm quá khứ Thể hiện danh sách các rủi ro một cách chi tiết | Nội dung danh sách có thể trở nên quá rộng Các rủi ro không có trong danh sách này có thể bị bỏ qua Thông thường chỉ đề cập các mối đe dọa và bỏ qua các cơ hội | Cần sử dụng các cấu trúc có thể hỗ trợ Thường xuyên cập nhật và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp |
4 | Kỹ thuật Delphi | Yếu tố đầu vào từ các chuyên gia kỹ thuật Có thể loại bỏ các yếu tố mang tính thiên vị | Giới hạn trong các rủi ro kỹ thuật Phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của các chuyên gia Mất nhiều thời gian do sự lặp lại các yếu tố đầu vào của các chuyên gia | Xác định rõ phạm vi Lựa chọn cẩn thận các chuyên gia trong lĩnh vực |
Công cụ | Điểm mạnh | Điểm yếu | Một số yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng | |
5 | Phỏng vấn, thảo luận nhóm | Giải quyết các rủi ro một cách chi tiết Tạo sự kết nối giữa các bên liên quan | Phát sinh các vấn đề mới nên cần phải lọc và xử lý thông tin Phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của các chuyên gia | Đòi hỏi kỹ năng phỏng vấn tốt Cần môi trường mang tính cởi mở, tin tưởng và bảo mật thông tin Cần có mối quan hệ cởi mở giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn |
6 | Bảng câu hỏi | Khuyến khích suy nghĩ rộng khi xác định rủi ro | Phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi Giới hạn các chủ đề trong bảng câu hỏi Giống như là một kiểu khác của check list | Câu hỏi cần rõ ràng Có thông tin chi tiết và người trả lời |
7 | Cấu trúc phân chia rủi ro (Risk breakdown Structure) | Cung cấp bảng mẫu cho các công cụ xác định rủi ro khác như động não Đảm bảo bao trùm tất cả các loại rủi ro Kiểm tra | Không thể hiện rõ mối liên hệ các rủi ro | Yêu cầu cấu trúc phân chia rủi ro một cách toàn diện và phù hợp với từng dự án |
Công cụ | Điểm mạnh | Điểm yếu | Một số yếu tố cần thiết cho việc ứng dụng | |
được các điểm mù, thiếu sót | ||||
8 | Phân tích SWOT | Đảm bảo sự tập trung lên cả yếu tố cơ hội và đe dọa Cung cấp cách tiếp cận để xác định cơ hội và đe dọa Tập trung vào cả yếu tố bên trong và bên ngoài dự án | Tập trung vào rủi ro nội bộ phát sinh Từ những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, không tính đến rủi ro bên ngoài Có khuynh hướng nhận diện các rủi ro một cách chung chung chứ không phải cho một dự án cụ thể | Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật, để tránh gây nhầm lẫn cho bốn yếu tố (giữa Điểm mạnh và Cơ hội, hoặc giữa Điểm yếu và các mối đe dọa) |
2.4. Đánh giá rủi ro
Theo tiêu chuẩn AS/NZS ISO 3100:2009 [121], đánh giá rủi ro chính là việc xác định mức độ rủi ro (risk level) hay còn gọi mức độ ưu tiên (risk prioritisation) hoặc tầm quan trọng (important level) của các biến rủi ro và xếp hạng thứ tự ưu tiên xử lý của các rủi ro đã được đưa trong bước nhận diện rủi ro. Cụ thể, mức độ ưu tiên hoặc tầm quan trọng là kết quả của sự kết hợp cả hai yếu tố xác suất xảy ra của RR và mức độ ảnh tác động của các RR được thể hiện bằng công thức sau.
Mức độ rủi ro/ Mức độ ưu tiên rủi ro/ tầm quan trọng của rủi ro = Xác suất xảy ra của rủi ro x mức độ tác động của rủi ro
Theo Hopkinson M, Close P và cộng sự [70], việc đánh giá rủi ro thông qua xác định mức độ ưu tiên của rủi ro là một trong những bước quan trọng của quá trình quản lý rủi ro bởi vì bước này sẽ cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo tổ chức và các bên liên quan rằng những loại rủi ro nào cần được xem xét ưu tiên xử lý. Quá trình đánh giá rủi ro được làm rõ thông qua một số câu hỏi như (1) nhóm thực hiện dự án cần tập trung chú ý tìm hiểu chi tiết các rủi ro nào? (2) những rủi ro nào được xem là quan trọng nhất đối với các bên liên quan?.
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành đánh giá rủi ro thông qua việc xác định chỉ số mức độ ưu tiên của rủi ro dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tuyến số 1 TP.HCM và tiến hành xếp hạng thứ tự ưu tiên xử lý của các rủi ro đã được nhận dạng.
Một số công cụ được một số nhà nghiên cứu sử dụng trong đánh giá rủi ro được trình bày trong phần dưới đây.
2.4.1 Đánh giá rủi ro thông qua ma trận xác suất – tác động (Probability – Impact Matrix)
Ma trận xác suất – tác động được sử dụng nhằm mục đích đánh giá mức độ ưu tiên rủi ro và xếp hạng thứ tự ưu tiên xử lý các biến rủi ro bằng sự kết hợp giữa xác suất xảy ra của rủi ro và mức độ tác động của chúng đến dự án khi rủi ro xảy ra. Phương pháp này dựa trên thang đo mô tả hoặc thang đo danh nghĩa để mô tả các sự kiện RR và hậu quả của chúng. Việc sử dụng thang đo tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu cụ thể ứng với các dự án cụ thể. Với phương pháp này có thể được thực hiện theo trình tự sau [20] .
Bước 1: áp dụng thang đo khả năng xảy ra dựa vào bảng phân loại tình huống, bao gồm 5 khả năng sau: hiếm khi xảy ra (Rare), khó xảy ra (Unlikely), có thể xảy ra (Moderate), hầu như chắc chắn (Likely) và chắc chắn (Almost certain).
Bảng 2.4. Thang đo khả năng xảy ra [134]
Miêu tả chi tiết | Khoảng % | |
Chắc chắn | Tình huống này dự kiến chắc chắn xảy ra trong hầu hết các trường hợp | >90% |
Hầu như chắc chắn | Tình huống này dự kiến chắc chắn xảy ra trong một số các trường hợp | 60%-90% |
Có thể | Tình huống này dự kiến có thể xảy ra | 40%-60% |
Khó xảy ra | Tình huống này dự kiến khó có thể xảy ra | 20%-40% |
Hiếm khi xảy ra | Tình huống này rất hiếm khi xảy ra | < 20% |
Bước 2: Xác định mức độ tác động của những rủi ro tới dự án thông qua 5 mức: rất thấp (Insignificant), thấp (Minor), trung bình (Moderate), cao (High) và rất cao
(Extreme). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, các thang đo này có thể sẽ khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thang đo 3 mức độ, 5 mức độ, 7 mức độ hoặc 9 mức độ.
Bảng 2.5. Mức độ tác động [134]
Miêu tả tác động tới dự án | Khoảng % | |
Rất thấp | Tác động của rủi ro là rất nhỏ, có thể dễ dàng hóa giải, không cần tới sự nỗ lực quản lý | 1% |
Thấp | Tác động của rủi ro là nhỏ, có thể dễ dàng hóa giải nhưng một số nỗ lực quản lý là cần thiết. | 2% - 4% |
Trung bình | Tác động không thể được quản lý trong điều kiện hoạt động bình thường; đòi hỏi phải có công tác quản lý, sử dụng tài nguyên thích hợp để hóa giải rủi ro | 4% - 8% |
Cao | Tác động của rủi ro là lớn, đòi hỏi quản lý trình độ quản lý cao và cần sự nỗ lực của ban quản lý và nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện để giảm thiểu rủi ro. | 8% - 10% |
Rất cao | Tác động của rủi ro là rất lớn; rủi ro có khả năng dẫn đến sự sụp đổ trong quá trình quản lý dự án và yêu cầu huy động gần như toàn bộ các nguồn lực để khắc phục hậu quả của rủi ro. | ≥ 10% |
Bước 3: Sau khi phân tích rủi ro thì mức độ RR hay mức độ ưu tiên hay tầm quan trọng của RR sẽ được tính toán dựa trên ma trận tích hợp giữa khả năng xảy ra với mức độ tác động của mỗi sự kiện và nhận ra đường giới hạn.
Bảng 2.6. Ma trận đánh giá tầm quan trọng của RR [134]
Mức độ tác động | |||||
Rất nhỏ | Nhỏ | Trung bình | Lớn | Rất lớn | |
Hiếm khi xảy ra | I | I | I | L | L |
Khó xảy ra | I | I | I | M | M |
Mức độ tác động | |||||
Rất nhỏ | Nhỏ | Trung bình | Lớn | Rất lớn | |
Có thể xảy ra | I | E | M | H | H |
Hầu như chắc chắn | L | M | H | H | E |
Chắc chắn | L | M | H | E | E |
Chú thích: I: Rất thấp; L: Thấp; M: Trung bình; H: Cao; E: Rất cao;
Để xác định xác suất xảy ra cũng như mức độ tác động của các RR, nhóm QLRR có thể dựa vào kinh nghiệm, ý kiến của các chuyên gia trong ngành, phân tích cơ sở dữ liệu của các dự án, hoạt động tương tự, các dữ liệu thống kê được công bố. Phân tích xác suất, phân tích kịch bản, sơ đồ ảnh hường, cây quyết định là một số kỹ thuật dùng để ĐGRR định tính [134]. Trong đó, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, các thang đo xác suất, mức độ tác động và mức độ rủi ro/ mức độ ưu tiên rủi ro có thể sẽ khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ như được trình bày phần trên. Bên cạnh đó có rất nhiều nghiên cứu dùng thang đo 7 mức độ hoặc 9 mức độ nhằm tăng mức độ chi tiết của việc đánh giá và phù hợp hơn với các mục tiêu nghiên cứu, cụ thể có thể kể đến các nghiên cứu của Chen Z, Li H và cộng sự [42], Cheng E W L và Li H [44].
Tuy nhiên, kỹ thuật ĐGRR này được sử dụng chủ yếu trong ĐGRR ban đầu hoặc đánh giá nhanh. Nó cũng có thể được sử dụng khi không có nhiều thông tin về khả năng xảy ra và/ hoặc mức độ tác động của RR. Phương pháp này phù hợp với việc đánh giá các rủi ro riêng lẻ, độc lập và không tính đến sự tương tác qua lại giữa các rủi ro.
2.4.2 Đánh giá rủi ro thông qua ma trận xác suất – tác động mở rộng (Probability – Impact Matrix Extention)
Với kỹ thuật này, thông thường có 4 bước cần được thực hiện để đánh giá mức độ ưu tiên và xếp hạng thứ tự ưu tiên những rủi ro [120].
Bước 1: Xác định những mục tiêu trong QLRR bao gồm việc sử dụng chỉ số phản ánh hiệu quả dự án, các giá trị mục tiêu. Các giá trị này được dùng để làm căn cứ