Đại Việt sử kí toàn thư cũng ghi lại việc tuyển chọn cung nữ đời Lê như sau: Vào năm 1411 đời Lê Thái Tông, vua ra lệnh tuyển chọn con gái đẹp ở các phủ huyện, mùa hạ tháng tám. Lịch sơ tuyển vòng một ở địa phương sau đó mới đến vòng trong tại triều đình. Sử sách Việt không ghi cụ thể chính xác số cung nữ phục vụ trong cấm cung nhưng chúng ta có thể đoán con số đó lên tới hàng trăm. Và gần chừng ấy người phụ nữ phải sống cảnh chăn đơn gối lẻ. Bất kỳ cô gái nào cũng mong muốn mình có một mái ấm gia đình, được làm vợ, làm mẹ. Những thân bạc mệnh này biết kêu oan ai đây. Bởi lệnh vua chính là ý trời. Vua cứ hồn nhiên cho tuyển chọn ồ ạt mĩ nữ để phục vụ cho mình mà đâu hiểu thấu nỗi lòng họ khi bị “nhốt” ở lầu son gác tía. Sự bất hạnh của người cung nữ được Nguyễn Gia Thiều phản ánh trong Cung oán ngâm khúc. Tiếng oán hờn chỉ thực sự mất đi khi xã hội nam quyền hết vai trò lịch sử của mình, khi nam nữ bình đẳng với nhau.
Sự kiện, “thả vài trăm cung nữ” sau khi Lê Thánh Tông mất năm 1497 và nguyên nhân cái chết của Lê Hiến Tông vào năm 1504 “vua vì ham nữ sắc, bị bệnh nặng” cũng hé mở thông tin về đời sống bản năng buông thả của vua chúa.Vua quan đáng lẽ phải là đại diện chân chính nhất, tấm gương sáng cho muôn dân noi theo về đạo luật chống bản năng nhưng họ lại là những người giả dối nhất, buông thả bản năng nhất. Thực tế đó cho thấy đạo đức nho giáo vẫn được rao giảng nhưng bản năng vẫn tồn tại ở tất cả mọi người. Thông tin sau lại tố cáo sự buông thả bản năng trong tầng lớp thống trị về hướng chơi bời đĩ điếm: “Mùng một tháng giêng (năm 1501), vua về Tây kinh, cấm các quan không được sai quân cờ chở vợ con, đĩ đi theo, bừa bãi tình dục…” (Toàn thư XIV, 23b). Trị bình bảo phạm (Nguyên tắc báu cho việc trị bình) năm 1511 cũng hé lộ sự tồn tại của gái điếm thỏa mãn đời sống bản năng của quan lại nha môn:“Quan các nha môn trong ngoài… không được sai khiến người dưới quyền dắt mối gái điếm…”. Hiện thực chứng minh quan lại đĩ điếm, bừa bãi tình dục diễn ra thường xuyên, liên miên nên mới có lệnh cấm. Tạ Chí Đại Trường viết: “Lê Tương Dực tuy để các quan ra văn thư làm phép khuôn mẫu cho việc trị bình
muôn đời, cấm các quan không được sai người dắt mối đĩ để vui chơi, nhưng có sẵn người thì cũng không nề hà gì không hưởng thụ. Vua “sai bọn nữ sử (đàn bà con gái trong cung) trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ Tây… vua cùng đi chơi thích lắm!” [130, 101]. Câu chuyện dưới đây sẽ cho chúng ta thấy sức hấp dẫn của sắc dục có ma lực như thế nào và “bản chất đích thực” của những môn đồ Nho giáo được thể hiện sắc nét: “Nhà văn Chu Tử còn thấy ở gần quê ông (Tây Sơn), phụ nữ vẫn tắm truồng và có lần cậu bé Chu Văn Bình (lén đi coi) đã bắt quả tang ông thầy khả kính của mình cũng lảng vảng gần đó!” [130, 129].
Hoàng Lê nhất thống chí chép chuyện vua Lê Cảnh Hưng đã huy động hàng trăm cung nữ bày thế đánh trận Nguỵ - Thục - Ngô để mua vui. Cách giải trí ngược đời như vậy đủ suy ra thực tế cuộc sống bản năng tràn lan của đấng quân vương “khả kính”.
Mục ghi chép Chuyện cũ trong phủ chúa của Nguyễn Án kể về việc chúa Trịnh Sâm (ở ngôi chúa từ năm 1767 - 1786) huy động một số lượng lớn cung nữ và nội thị để tổ chức Đêm hội Long Trì. Trong cung điện của chúa đầy ắp mĩ nữ, để Trịnh Sâm vui chơi thoả thích, ăn chơi trác táng, sa đoạ đến mức mắc bệnh nặng không chữa được, và chết vì kiệt sức ở cái tuổi còn trẻ.
Lịch sử “chơi bời” của vua chúa phong kiến Việt Nam gần giống với vua chúa phong kiến Trung Quốc. Thời Hán Vũ Đế con số cung nữ lên tới 18.000 người và vị vua này từng nói một câu nổi tiếng: “Năng tam nhật bất thực, bất năng nhất nhật vô phụ nhân!” (có thể ba ngày không ăn, nhưng không thể một ngày thiếu đàn bà).
Người có chức quyền, vua chúa, quan lại quí tộc tự do thỏa mãn đời sống bản năng còn người dân chịu những giáo điều cấm đoán khắt khe. Trong sự bất công về đạo đức thể hiện rõ trong những sự kiện được dẫn trên, ta lại có thể thấy khía cạnh không tưởng của những chủ trương cấm đoán đời sống bản năng tính dục. Từ góc độ đạo đức, hoàn toàn có thể hiểu sự cần thiết của việc hạn chế bản năng dục tính, đưa đời sống bản năng vào quĩ đạo kiểm soát. Nhưng thực tế đời
sống nhân loại lại cho thấy, không thể kiểm soát, cấm đoán bản năng tính dục một cách tuyệt đối. Các hình thức cấm đoán có thể đẻ ra các đối phó đa dạng.
2. SỰ BẤT CÔNG VỀ GIỚI TÍNH ĐỐI VỚI DỤC TÍNH
Bất bình đẳng giới thể hiện ngay cả trong sự bất bình đẳng giữa nam và nữ đối với quyền sống với bản năng tính dục. Người đàn ông thường có nhiều tự do hơn người phụ nữ; nhiều cấm đoán nhằm vào người phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm!
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 4
- Cơ Sở Văn Hoá Của Cấm Kỵ Đối Với Đời Sống Bản Năng
- Cấm Đoán Bản Năng Tính Dục Trong Văn Hoá Truyền Thống
- Hình Thức Đối Phó Để Bảo Lưu Tín Ngưỡng Phồn Thực Qua Việc Thờ Các Vị Thần Chính Thống
- Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương - 9
- Hồ Xuân Hương Đối Phó Với Cấm Kỵ Bản Năng Qua Đề Vịnh. Trong Thơ Nôm Truyền Tụng Hồ Xuân Hương Có Hai Mảng Lớn Đáng Chú
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Tập tục sùng bái trinh tiết phụ nữ là biểu hiện dễ thấy của sự bất công này. Sùng bái trinh tiết (ở phụ nữ) là một trong những hiện tượng mang tính toàn nhân loại. Hiện tượng này phát triển cực thịnh một thời và đã sản sinh vô số phong tục ở nhiều khu vực. Đứng về mặt lịch sử, kiểm nghiệm trinh tiết hoàn toàn là sự kì thị và lăng nhục phụ nữ. Theo tài liệu của Trần Phò trong cuốn Người xưa với văn hoá tính dục thì: người Idela trên đảo Negros ở Philippines, người Ibo ở Niger (châu Phi) có tập tục khám trinh trước khi kết hôn. Saudi Arabia trước đây, phụ nữ mất trinh trước khi kết hôn và ngoại tình sau hôn nhân đều bị tử hình.
Xã hội cổ Ai Cập còn cho thấy sự bất công hơn nữa, người chồng phạm tội nhưng không bị xử lý thay vào đó người vợ bị chịu phạt thay, hình thức thông thường nhất là biến họ thành nô lệ. Khoảng 3000 năm trước công nguyên, xinh đẹp và hấp dẫn không phải là điều kiện của người bạn đời lý tưởng ở khu vực cận đông. Vì người phụ nữ hấp dẫn bị coi là ma quỷ, còn sắc đẹp chính là tai hoạ, tai ương (điều này rất giống quan niệm về sắc đẹp trong xã hội Trung Quốc, Việt Nam thời trung đại). Theo phong tục Do Thái, vợ phải yên lặng cho chồng lấy thê thiếp. Nếu vợ phản đối, đó là điều kiện để người chồng ly hôn. Trái lại, nếu người vợ thiếu chung thuỷ, sẽ bị xử tử bằng hình thức ném đá. La Mã cổ đại, tuyệt đối hoá quyền của người chồng, họ bỏ vợ bất kỳ lúc nào, nhưng đòi hỏi vợ phải chung thuỷ. Nếu bắt quả tang vợ ngoại tình, chồng có thể giết vợ tại chỗ.
Số phận người đàn bà goá ở vùng đất Ấn Độ rất bất hạnh. Nếu chồng chết trước thì người vợ trở thành quả phụ. Thậm chí người ta còn gán cho đó là tội
của vợ nên chồng mới chết sớm. Trong gia đình và ngoài xã hội họ bị tước đoạt mọi quyền lợi cá nhân. Ấn Độ giáo còn có tập tục, quả phụ phải hiến thân cho những sinh hoạt tiết dục, khổ hạnh. Ở Bangalore họ bị cấm sử dụng thịt, cá; ở Andla, quả phụ phải ăn chay suốt đời. Phải kể đến tập tục tảo hôn ở Ấn Độ. Bố mẹ gả con gái khi chúng còn trong nôi hoặc mới lên 5 tuổi. Vì thế, khi người chồng (dù chưa cưới) chết đi, các cô gái này nhất thiết trở thành “xử nữ quả phụ”. Đây quả là một bi kịch hãi hùng trong lịch sử hôn nhân loài người. Thường khi mất chồng, người phụ nữ không còn con đường sống, họ chọn cái chết tuẫn táng.
Sự phân biệt quyền và cấm kỵ đối với đời sống bản năng giữa nam và nữ là một trong những hiện tượng bất công của xã hội xưa. Người phụ nữ đẹp không được xã hội trân trọng, bảo vệ, ngược lại còn bị lên án, rẻ khinh, bị gán cho những tội trạng tày trời mà thực ra không thuộc về họ. Lý do của hiện tượng này là: người phụ nữ đẹp bị coi là hiện thân của những cám dỗ mạnh nhất về thân xác đối với người đàn ông.
Lật lại các trang sử thời trước, những hồng nhan thương mang số phận bạc mệnh. Chính vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành gây cho họ sự bất hạnh. Những má đào là đối tượng cho bọn vua chúa quan lại quyền quý tìm kiếm, săn đuổi. Họ là nạn nhân, công cụ chính trị của quan quyền thực hiện mưu đồ cơ nghiệp. Họ là món mồi tranh đoạt của bọn đàn ông quyền lực ham mê sắc đẹp. Họ là những mỹ nữ bị cướp trong chiến tranh… Số phận người đẹp đều chung một kết cục thảm thương bi đát... Đáng lẽ ra họ nhận được sự chia sẻ, đồng cảm của người đời lại bị sử gia quy kết tội là nguyên nhân chính gây nên sự sụp đổ của bao triều đại: “Hạ dĩ Muội Hỉ, Thương dĩ Đát Kỷ, Chu dĩ Bao Tử”. Từ đó, nhà nho khuyến cáo: “Ham sắc đẹp của người con gái là chuốc lấy cái ác nghiệt vậy” (Tuân Tử), “Xa lánh nhan sắc gái đẹp” (Đặng Đình Tướng). Ngay như Nguyễn Trãi cũng tuyên truyền “viễn nữ sắc”: Sắc là giặc, đam làm chi!
“Số phận thực tế của những phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến phương Đông đã là nền tảng cho sự hình thành triết lý về thân phận bất hạnh của người
hồng nhan. Người xưa không thể hiểu rằng, chính xã hội nam quyền với sự lạm dụng vô hạn quyền lực của nam giới đối với phụ nữ, chính xã hội không có các thiết chế hữu hiệu bảo vệ cho những người phụ nữ tài sắc vốn dễ bị xâm hại đã gây ra nỗi bất hạnh của người hồng nhan. Nhà nho xa lánh, hắt hủi những người đẹp, xem người đẹp như là nguyên nhân gây nên suy vong, sụp đổ của nhiều triều đại, bất hạnh và tai hoạ cho gia đình, đau khổ cho cá nhân. Trọng đức hơn trọng sắc là một thực tế đã từng kéo dài ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Người ta đã nhìn hiện thực dưới dạng lộn ngược: lẽ ra phải lên án xã hội nam quyền, phụ quyền mà nho giáo bảo vệ, lẽ ra phải bênh vực những người phụ nữ đẹp thì lại xa lánh, hắt hủi hồng nhan” [106, 291].
Chuẩn mực đạo đức vốn chỉ có giá trị tương đối, mỗi thời đại dựa trên tiêu chí khác nhau để đánh giá. Tuy nhiên, dù thời đại nào, với quan điểm nào thì cũng đều phải nhằm mục đích tất cả vì lợi ích, quyền sống, công bằng, dân chủ, văn minh của con người mới được xem là đạo đức đúng đắn. Nhà triết học chính thống người Nga N.Berdiaeff đưa ra luận điểm: “Thật là lạ khi thấy giáo hội thi hành một chủ trương nghiêm ngặt gần như đàn áp, khủng bố đối với đời sống dục tình và trái lại, rất rộng rãi, khoan dung đối với những tội liên quan đến tư hữu tham lam của cải, ước muốn làm giàu và sự bóc lột kinh tế người khác”. Quả vậy, Nho giáo, Phật giáo hội đủ hình phạt nặng nề để trừng trị những người phạm vào các điều cấm trong đời sống tình dục nhưng hình như rất lơ là, không có biện pháp mạnh đối với những tội lỗi vi phạm phép công bằng, nhất là lỗi với người nghèo. Hơn nữa, Berdiaeff tự hỏi: “Tội tổ tông phải chăng là tội dâm dục hay là tội lỗi phép công bằng, tội làm thiệt hại quyền sống của người khác, chà đạp nhân phẩm và thúc đẩy con người vào lầm than đói khát?”. Câu hỏi mà ông đặt ra làm chúng ta suy nghĩ. Tội nặng nhất phải là tội vi phạm công bằng xã hội và bất công trong sự áp đặt tội dâm dục cho phụ nữ, cho người dân thấp cổ bé họng là một bất công lớn.
IV. DỤC TÍNH LÀ MỘT ĐIỀU HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN
Tính dục thuộc về bản năng, trong cuộc sống con người, sự tồn tại của nó là hiện thực: “Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên” (Việc ăn uống và quan hệ nam nữ là dục vọng lớn của con người ta, vốn vẫn tồn tại). Mạnh Tử minh xác tính dục là bản năng sinh lý tự nhiên của loài người trong mệnh đề: “Thực sắc, tính dã” (Ham ăn uống và sắc đẹp là bản tính của con người). Đời sống vật chất, sinh hoạt tinh thần, quan hệ ân ái… là cơ sở để con người sinh tồn phát triển. Hành vi giao hoan của con người có nhiều ý nghĩa: con người được hưởng những giây phút thăng hoa, cực lạc giúp cho hài hoà đời sống gia đình; duy trì nòi giống; giảm thiểu bệnh tật; khả năng kéo dài tuổi thọ; tăng cường sức mạnh xã hội.
Cuốn Kinh Dịch (Trung Quốc) đề cao sự hài hoà âm dương, sinh thực khí nam nữ. Chu Dịch viết: “Thiên địa bất giao nhi vạn vật bất hưng” (Trời đất không giao hoà, vạn vật không hưng thịnh). Chu Dịch còn cho rằng: “Nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh”, tức nam nữ kết hợp là sự sinh sôi, phát triển của loài người. Câu này khẳng định sự kết hợp hai nhân tố đối lập nhau trời - đất, âm - dương, nam - nữ sẽ mang lại hoạt động sáng tạo, hình thành cái mới. Trong một thời kỳ kịch sử lâu dài con người sùng bái hai biểu tượng nữ âm - nam căn và chúng thường tồn tại bên nhau. Điều này minh chứng ở các văn vật khai quật của ngành khảo cổ học. Người Trung Quốc tìm thấy nhiều hình vẽ “điểu hàm ngư” (chim ngậm cá - nhà nghiên cứu giải thích “chim” mô phỏng cơ quan sinh dục nam, “cá” chỉ cơ quan sinh dục nữ) trên vô số văn vật khai quật từ đời Thương và các thời kỳ sau. Trần Phò đưa ra vài dẫn chứng: “Trên chiếc bình khai quật ở Bắc Thủ Lĩnh, văn hoa chim mổ cá rất rõ nét. Hoa văn điểu ngư trên vật dụng bằng đồng thời Tây Chu, “điểu hàm ngư” trên đồ gốm thời Tây Hán, hoa văn chim ngậm cá trên đồ trang sức bằng vàng đời Tấn, trên gấm lụa đời Minh…đều xuất phát từ ý nghĩa sùng bái sự giao hoà tính giao” [78, 150]. Mông Cổ, ngành khảo cổ học cũng khai quật được “thanh kiếm đồng có cán gồm hai mặt, một mặt có hình đàn ông, hai tay để ngang bụng, một mặt là phụ
nữ hai tay ôm ngực. Cả hai đều khoả thân với cơ quan sinh dục nổi bật” [78, 151].
Freud từng nói bản năng con người không thể mất, không thể bị tiêu diệt dù bị áp lực của môi trường văn hoá, lễ giáo đạo đức… Chúng chỉ bị dồn nén vào tiềm thức, đến khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát. Nghĩa là chúng không thể bị triệt tiêu, chỉ ẩn náu dưới một hình thức khác. Chính ông kết luận: Trẻ em đã có đời sống tình dục. Điều này không phải là xúc phạm đến một cái gì thiêng liêng nhất, trong trắng nhất. Vì: “Em nhỏ cũng chỉ là người hưởng cái trời cho, cái tự nhiên tặng, cái mà người ta gọi là bẩm sinh di truyền từ đời nọ sang đời kia mà không một ai có thể loại trừ nó ra khỏi đời sống con người. Cái mà nhờ nó loài người tồn tại từ đời này sang đời khác. Nhờ nó mà mỗi chúng ta đang tồn tại như một con người mà chúng ta đang rất tự hào về con người của chính mình với sự hiện diện của đời sống tình dục người” [24, 137-138]. Ông cho biết thêm, tình dục nơi trẻ em vào thời kỳ đầu còn nặng về mặt bẩm sinh nhưng cũng không phải chỉ có thế mà còn tạo ra một hoạt động tinh thần dù còn ở trình độ thấp và có thể nói chưa phải là đời sống tình dục hoàn chỉnh nhưng trong nó đã hội đủ yếu tố cơ bản để trở thành tình dục thực sự khi có đủ điều kiện cần thiết. Một số ý kiến cho rằng, trẻ em dưới 13 - 14 tuổi không có đời sống tính giao. Đây là quan điểm sai lầm. Freud lí giải dưới hai góc độ. Về mặt sinh lý, cái mới xuất hiện vào tuổi dậy thì là sự ra đời của cơ năng sinh sản sử dụng bộ máy đã có sẵn cả về thân thể và tinh thần trong trẻ em để đạt mục đích sinh sản. Về mặt xã hội, nếu trẻ em dưới tuổi dậy thì không có đời sống dục tính thì tại sao xã hội lại áp dụng nghiêm ngặt một nền giáo dục trong đó việc ngăn cấm trẻ em tiếp cận với mọi hình thức của đời sống tính giao như thường diễn ra trong mọi dân tộc, trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại trước đây cũng như hiện nay. Tại sao xã hội lại quyết liệt thực hiện việc ngăn chặn đời sống tính dục của trẻ em với những biện pháp nhiều khi vô cùng nghiêm khắc nếu họ nghĩ rằng ở các em không có đời sống tính dục. Tại sao xã hội tìm mọi cách làm cho đời sống tình dục của trẻ em trở thành vô dục nhưng vẫn không chịu thừa nhận
sự hiện diện của nó. Tóm lại, tất cả những việc làm của xã hội để ngăn chặn đời sống tình dục của trẻ em đã bác bỏ chính ngay những lời khẳng định trên của xã hội và chứng tỏ là đời sống tính dục nơi trẻ em là có thực và không dễ gì ngăn chặn được. Chúng ta hãy quan sát các em nhỏ sẽ biết được một sự thật rằng trẻ em rất thích sờ mó hay nghịch vào các cơ quan bài tiết, cơ quan sinh dục. Và cha mẹ chúng bao giờ cũng đưa ra cấm đoán, doạ nạt hành vi đó. Sự ngăn cấm có vẻ rất hiệu lực làm cho các em từ chỗ e dè, sợ sệt đến “hình như” thôi hẳn. Vì thế làm cho người đời tin là với trẻ em “chưa biết gì” cứ răn đe thực mạnh, kể cả trừng phạt nghiêm khắc là có thể làm cho các em không dám nghĩ tới và thực hiện hành vi tục tĩu đó. Và người ta yên tâm với một nền giáo dục có hiệu lực của xã hội. Những hành vi tục tĩu nói trên của các em không thấy xuất hiện trước mặt người lớn mà nó sẽ xuất hiện một cách lén lút hoặc nó “lặn” vào trong ký ức, đẩy nó xuống vô thức. Hoặc nó sẽ biến thiên sang một hình thức mới của dục vọng. Thực tế là, ở đâu có cấm đoán là sau lưng xuất hiện một thèm khát và nó sẽ tái hiện với một nhận định mới. Đến đây người đọc có thể tin tưởng đời sống tình dục của trẻ em là có thực và không dễ gì ngăn chặn được. Từ đó chúng ta suy luận ra, người trưởng thành, cơ quan sinh dục đã hoàn thiện, thì hoạt động giao hoan càng không thể cấm đoán, ngăn chặn.
Đứng trên quan điểm hiện đại Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Dục tính mà quá cấm kỵ, quá chế độ hoá sẽ bị đe doạ tiêu diệt trong đạo lý. Tuy nhiên, dục tính cũng không thể vượt qua mặt đạo lý. Quá nhấn mạnh vào khía cạnh tự nhiên, cởi mở là sai. Quá nhấn mạnh vào khía cạnh bó buộc, ẩn dấu cũng sai” [128, 79]. Theo Nguyễn Văn Trung, nhìn nhận về tính dục cần có mức độ, trung dung, không cực đoan sa vào một thái cực nào, một mặt đạo đức đòi hỏi tránh bản năng trần tục, mặt khác, lại phải thừa nhận sự tồn tại của bản năng.
Freud dựa trên cơ sở khoa học, tâm lý, sinh lý… để chứng minh con người còn có cả yếu tố bản năng. Theo Lý Trạch Hậu thì cả Marx và Freud đều có tư tưởng riêng rất quan trọng về con người. Marx thì đề cập đến điều kiện vật chất, còn Freud lại đề cập đến cái bản năng. Marx phát hiện ra khía cạnh vật chất